Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Phụ Lục C: Những Điều Cần Làm Khi Có Người Qua Đời

07/04/201720:50(Xem: 4127)
18. Phụ Lục C: Những Điều Cần Làm Khi Có Người Qua Đời
THIỀN QUÁN
VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
The Zen of 
Living and Dying
A Practical and Spiritual Guide

Nguyên tác Anh ngữ:
Đại Sư Philip Kapleau

Việt dịch: 
HT.Thích Như Điển
TT. Thích Nguyên Tạng

Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu
Ấn Hành 2017


PHỤ LỤC C
(Căn cứ theo bản dịch tiếng Đức và tiếng Anh)
Những Điều Cần Phải Làm Khi Có Người Qua Đời: BẢNG LIỆT KÊ
Việt dịch: 
HT.Thích Như Điển




Sau đây là danh sách những điều cần thiết phải làm tiếp cận với cái chết. Một phần của danh sách nầy được kết tạo theo cuốn sách của Ernest Morgan "Cẩm nang sự giáo dục về cái chết và chôn cất đơn giản" (32) và sách của Deborah Whiting Little "Chăm sóc ở nhà cho người ra đi" (33) nếu nội tạng được hiến tặng và những cơ phận ấy chỉ có thể được chấp nhận bởi những trường hợp của việc chết cũng như điều kiện của thân thể - gia đình nên cho bệnh viện biết trước khi chết. Bệnh viện sẽ liên hệ với những phương tiện chuyên chở thích nghi để tiếp xúc với gia đình. Những nội tạng của một người mất tại nhà thì không thể thích nghi cho việc hiến tặng.

  1. Hãy gọi cho Bác Sĩ của người mất sau một tiếng đồng hồ. Nếu cần thiết phải thông báo cho Bác Sĩ khám tử thi thì nên yêu cầu Bác Sĩ nhà làm những việc nầy.
    Nếu sự chết xảy ra tại bệnh viện thì hãy báo cho y tá tin rằng người ấy đã chết. Y tá sẽ gọi Bác Sĩ để chứng nhận cho việc người ấy đã qua đời. Thông thường nếu không có việc hiến tặng nội tạng của thân thể thì gia đình có thể dùng thời gian nầy để vĩnh biệt lần cuối, trước khi tử thi đưa ra khỏi phòng (giữ lạnh). Cho nên cũng phải báo tin cho cơ quan lo an táng liền sau đó.
  2. Nếu thể xác được hiến tặng cho trường y khoa thì nên gọi trường để thông báo cho họ biết việc người hiến tặng đã chết và dàn xếp lo việc chuyên chở.
  3. Nếu việc mai táng đã chuẩn bị đầy đủ thì nên báo cho cơ quan an táng, khi mà bạn muốn cho họ chở xác ấy đi.
  4. Nếu đã chọn được cơ quan an táng rồi thì hãy cho cơ quan nầy biết thời điểm nào có thể mang xác đi.
  5. Nếu muốn cả người khiêng quan tài đi theo cùng thì bạn (gia đình) phải chọn lựa và bạn hãy nói thời điểm chôn cất với cơ quan an táng nầy.
  6. Hãy thông báo với những người quen trong gia đình và người quen bằng điện thoại và hãy báo cho những người chung quanh biết về vai trò quan trọng của tang lễ.
  7. Hãy liệt kê những người trong gia đình, bạn bè gần gũi và những chủ nhân hay những hiệp hội thương mại của người quá vãng và thông báo cho họ biết bằng điện thoại qua sự ra đi kia.
  8. Hãy chuẩn bị đầy đủ thức ăn nước uống cho những ngày tới và hãy chăm sóc một số việc cần làm như dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa. Khi việc chuẩn bị thực phẩm đầy đủ rồi thì hãy tâm niệm rằng cũng còn có thể có thêm nhiều người thân quen và bạn bè từ xa đến nữa.
  9. Nếu trẻ con cần được chăm sóc thì phải chuẩn bị cho những điều cần thiết nên làm.
  10. Hãy tổ chức chu đáo nơi ăn chốn ở cho người thân và bạn bè đến viếng.
  11. Hãy quyết định rằng ai sẽ nhận được tiền phúng điếu ấy cho người chết. Nếu bạn không muốn họ đi vòng hoa và những hoa trang trí khác. Nếu ông bà muốn nhận hoa, thì hãy suy nghĩ sau khi chôn cất sẽ làm gì với hoa ấy.
  12. Hãy đăng cáo phó trên tờ báo hằng ngày và trong nầy thường bao gồm tuổi tác, nơi sinh ra, nguyên nhân của việc qua đời, nghề nghiệp, bằng cấp, thành viên của hiệp hội hay những thành tích đặc biệt của người mất, tên tuổi của những thành viên trong gia đình, cũng như thông báo việc phúng điếu thay thế cho hoa. Một điều ngớ ngẩn là nếu cho biết ngày giờ làm lễ tiễn đưa lần cuối. (bởi vì những tên trộm cũng nắm bắt được thông tin nầy, khi nào thì nhà của người chết bỏ trống).
    Hãy thông báo về việc ra đi nầy trên báo chí và việc đăng tải nầy không phải là không tốn tiền.
  13. Nếu người chết, sống một mình thì bạn cũng phải cho biết là thư từ phải gởi đến địa chỉ nào.
  14. Hãy cho luật sư và người bảo quản tài sản của bạn biết về những tài sản liên hệ và hãy khai báo nơi cơ quan hành chánh về người chết và nhận trực tiếp giấy khai tử (từ 10 - 15 tờ). Vì những giấy tờ nầy có nhiều cơ quan cần đến.
  15. Hãy viết thư thông báo cho những bạn bè gần xa và những người quen, biết về cái chết ấy.
  16. Hãy tìm ra những cơ quan bảo hiểm hay bảo hiểm nhân thọ cũng như những tài sản được thừa hưởng đang có từ các ngân hàng.
  17. Hãy liệt kê tất cả những khoản nợ và phải trả cho việc vay mượn từng đợt, việc chuyển tên tài sản qua người thừa kế thường kéo dài một khoảng thời gian. Cũng như vậy những sự thanh toán tài chánh khác cũng bị trễ nải, hãy thương lượng với những cơ quan tài chánh về sự chậm trễ trong việc trả tiền. Với trường hợp không được vi phạm những quy định của hợp đồng bảo hiểm.
  18. Hãy gởi lời cảm tạ đến những người chia buồn qua điện thoại cũng như đi hoa phúng điếu hay những đồ kỷ niệm khác; ngoài ra cũng cảm ơn những ai đã giúp cho thực phẩm, chăm sóc trẻ con hay những vấn đề khác, hãy gởi đến họ            những lời cảm ơn chân thành, bao gồm cả những y tá hay những cơ quan y tế chuyên nghiệp, những ai mà đã giúp đỡ cho người qua đời trước đó.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2024(Xem: 889)
Khi thấy Đức A Di Đà Phật xuất hiện, Cụ Ông 80 tuổi, vào hai đêm trước ngày ra đi, mặc dù bị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối, vẫn mỉm cười niệm Nam Mô A Di Đà Phật; ngay trước giờ xả bỏ báo thân, Cụ Ông, lại một lần nữa, thấy Đức A Di Đà Phật hiện ra; và sau đó tỉnh táo, sáng suốt ra đi an lành. Tâm Tịnh và Hoa Chí cùng con cháu của Cụ có duyên lành hỗ trợ Cụ Niệm Phật suốt tám ngày và tám đêm, khai thị, khuyến khích, làm cho Cụ phấn chấn, đặc biệt, Tâm Tịnh đã tận mắt chứng kiến sự ra đi nhẹ nhàng của Cụ vào lúc 9.40 sáng ngày 11 tháng 07 Quý Mão (2023). Để kỷ niệm một năm giỗ đầu của Cụ, và như một lời hứa khả với quý đạo hữu Tịnh Độ, Tâm Tịnh xin hân hoan tường thuật lại những gì mắt thấy, tai nghe trong suốt thời gian trợ duyên Niệm Phật cùng với Cụ cho đến thời khắc ra đi, kể cả thời gian ban đầu khi nhập viện và thời gian hộ niệm sau khi tắt thở. Từ những gì diễn ra trong những ngày cùng Cụ Niệm Phật, có thể đúc kết thành 14 chỉ dấu sau đây, làm cơ sở cho niềm tin rằng Th
21/01/2024(Xem: 1629)
Tỉnh Thức Đối Diện với Bệnh tật và Cái Chết_Tỳ Kheo Analayo_Bình Anson dịch
06/06/2023(Xem: 6896)
Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Chúng ta theo một tôn giáo mà không biết quan niệm nhân sinh trong tôn giáo ấy như thế nào, thực là một khuyết điểm lớn lao. Ở đây, chúng ta chỉ riêng bàn về phần nhân sinh quan Phật giáo để tìm hiểu Phật giáo quan niệm về đời sống con người như thế nào ?
21/05/2023(Xem: 1830)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất. Việc giữ gìn, duy trì sự sống là một điều cơ bản mà bất cứ ai sống trên đời này cũng phải làm để mong mình sống lâu, sống thọ chứ không ai mong mình chết sớm, hay nói đúng hơn là ai cũng sợ cái chết bởi không có một loài động vật có máu huyết nào lại không sợ chết, nhưng sợ chết, không muốn chết thì con người vẫn không thể thoát được cái chết, cho nên thay vì sợ hãi thì chúng ta hãy tập đối diện với quy luật sinh tử như thế nào để vừa giữ được tinh thần lạc quan, vừa duy trì được sự sống của mình một cách trọn vẹn nhất.
22/03/2022(Xem: 3532)
Tôi không ngạc nhiên lắm khi biết dù tác phẩm Chết và Tái sinh ( Death & Rebirth ) đó TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch ấn bản lần đầu tiên vào năm 2001 và được tái bản đến 9 lần rồi mà vẫn không đủ cung cấp, cho nên sắp tới Tu Viện Quảng Đức cho tái bản lần thứ 10 để cống hiến bạn đọc gần xa. May mắn thay trong thư viện tí hon của tôi có tác phẩm này được tái bản lần thứ bảy vào mùa Vu Lan báo Hiếu 2007 mà lời ngỏ của tác giả đã đánh động đến con tim của người đọc …qua câu chuyện Luật Sư Brendan Keilar sinh sống tại Melbourne / Australia đã bị bắn chết thật kinh hoàng khi tuổi mới 43 để trả giá cho hành động rất ngưỡng phục ( vì đã can thiệp cứu người).
02/12/2021(Xem: 19109)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
01/08/2021(Xem: 11947)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
26/06/2021(Xem: 14621)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
01/11/2020(Xem: 18850)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
09/09/2020(Xem: 7526)
Hỏi: Thưa Thầy, luân hồi thật sự được hiểu thế nào trong Phật Giáo, hay vấn đề này bị nhầm lẫn với thuyết tái sinh trong Bà La Môn Giáo và một số tín ngưỡng Tây Phương, vì từ Hán Việt “tái sinh” tiếng Pháp viết là "réincarnation” là sự lặp lại về đơn vị gốc, ví dụ: Người giàu nghèo sang hèn v.v… cứ thế trở lại nguyên gốc. Còn tiếng Phạn saṃsāra là luân hồi là lang thang, trôi nổi. Nếu dùng bật lửa đốt cháy cây nến, điều kiện tạo lửa từ bật lửa sẽ gồm đá đánh lửa, hộp nhựa đựng khí gas, ống thông nhau, ống dẫn ga, bánh xe tạo lực ma sát vào đá lửa, vô số phân tử hóa học trong khí gas, môi trường xung quanh v.v… Trong khi các duyên bắt lửa của ngọn nến chỉ có 2 yếu tố cơ bản gồm thân đèn làm bằng sáp và tim làm bằng vải… Vậy ngọn lửa từ bật lửa có quan hệ gì với ngọn lửa của cây nến? Như thế luân hồi không phải là sự tái sinh nguyên bản mà là tâm lang thang trôi lăn chìm nổi vì tham sân si, không biết tàm quý để rồi chúng sanh cứ mãi bị cái vòng xoay đó làm cho đau khổ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com