“Bạch đại đức, những ai chưa chứng đắc Niết-bàn có thể biết Niết-bàn là cảnh vui chăng?” “Có thể biết.” “Làm sao có thể biết?” “Đại vương, có những người chưa từng bị chặt tay, chặt chân, họ có thể biết bị chặt tay chân là đau đớn, khổ não hay không?” “Thưa, có thể biết.” “Làm sao có thể biết?” “Vì tuy họ không bị chặt tay chân, nhưng họ đã được nghe những kẻ bị chặt tay chân kêu la, than khóc, nên họ biết đó là đau đớn khổ não vậy.”
“Cũng như thế, đại vương. Người chưa chứng đắc Niết-bàn cũng có thể biết Niết-bàn là cảnh vui sướng, vì được nghe những vị đã đắc đạo thuật lại những sự an ổn, thanh thản ở cảnh Niết bàn.” (Kinh Na Tiên Tỳ Kheo)
__(())__
QUÁN TRỌ
Một vị thầy tâm linh nổi tiếng đến trước cửa lâu đài của vị vua nọ. Vì thầy nổi tiếng rồi, nên các người lính canh không ai chặn ông lại khi ông đi vào và tiến thẳng đến trước mặt nhà vua đang ngồi trên ngai vàng.
- Ông muốn gì? Nhà vua hỏi. - Tôi muốn có một chỗ để ngủ trong cái quán trọ này. Ông ta đáp. - Nhưng đây không phải là quán trọ, đây là tòa lâu đài của ta. Vua trả lời. - Xin hỏi bệ hạ rằng ai là sở hữu tòa lâu đài này trước bệ hạ? - Vua cha ta, Ngài đã chết rồi. - Và ai là sở hữu trước cha của bệ hạ? - Ông nội của ta, Ngài cũng đã chết.
- Và cái chỗ này, nơi mà Ngài sống một thời gian ngắn rồi dọn đi, như vậy thì nó không phải là quán trọ như tôi đã nói hay sao?
*** '' Tôi nay ở trọ trần gian Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời..'' TCS
Cho Bỏ Lúc Trăm Năm
Đời ngắn lắm cầm tay nhau chưa đủ Nói làm chi lời chia cách vực sâu, Hắt hơi thở là tạ từ cuộc lữ Dẫu muốn tìm, chẳng dễ gặp nhau đâu!
Ngày ngắn lắm chưa cười đêm đã xuống Sao ta hoài ước muốn chuyện.. sương tan, Sao chỉ thấy ngày mai là hạnh phúc Còn Bây Giờ, để phai úa thời gian?
Em dẫu biết đời chẳng chi thường tại Sao vẫn buồn ngây dại giữa hư hao ? Khi sân khấu tấm màn nhung khép lại Kiếp huy hoàng, lộng lẫy.. hóa chiêm bao.
Đời ngắn ngủi sao lời thương chưa nói ? Ngại ngần chi, người đang rủ nhau đi. Ai khóc ngất tiễn ai vào mộ địa Bởi niềm thương dấu nhẹm lúc đương thì...
Đời quá ngắn thương nhau còn chưa đủ Bận lòng chi bao oán hận bâng quơ.. - Ta cười bóng trong gương cười trở lại Lòng yêu thương thành biển rộng vô bờ...
“Trang hỡi Trang, em là vì sao sáng
Giữa khung trời mây trắng với trăng thanh”
Một công trường lưu dấu tích tên em
Nay bị di dời, Trang ơi em có biết
Năm mươi năm giữa Sài Gòn náo nhiệt
Chợ Bến Thành nhộn nhịp khách lại qua
Mỗi một khi nhìn bức tượng kiêu sa
Hãy là “ong”(1) chiêu cảm nhiều nét đẹp
Góp nhụy hoa tạo mật ngọt cho đời
An nhiên bay thong thả khắp muôn nơi
Đem ích lợi ít khi nào tác hại
Đừng là “ruồi” thấy phân là bu lại
Mang hôi dơ truyền nhiễm đến cho người
Chỉ thấy xấu việc dơ bẩn thì bươi
Gây thiệt hại hơn là điều lợi ích
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm.
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.
Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu ĐàHoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)
Một là tội tạo từ xưa
Nặng thì thành nhẹ, nhẹ trừ tiêu luôn
Hai là được các thiện thần
Dẹp tan hoạn nạn tai ương ngục tù
Ba là tránh mọi hận thù
Giải oan đời trước cũng như đời này
Bốn là hùm rắn có vây
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.