- Chương I: Nghiệp dưới cái nhìn của người Phật tử
- Chương II: Chánh kiến tường giải
- Chương III: Quy luật vận hành của nghiệp
- Chương IV: Nghiệp phân tích theo Vi Diệu Pháp
- Chương V: Nghiệp và quả
- Chương VI: Mười phước nghiệp sự (Puññkiriyā - Vattthus)
- Chương VII: Các tiến trình tâm cận tử
- Chương VIII: Tái sinh
- Hỏi & đáp về nghiệp và quả của nghiệp
Tác giả: Ledi Sayadaw vànhiều Tác giả khác
Dịch giả: Pháp Thông
CHƯƠNG VI:
MƯỜI PHƯỚC NGHIỆP SỰ (Puññakiriyā - Vatthus)
5. PHỤC VỤ (Veyyāvacca)
Phụ giúp hoặc phục vụ trong những thiện sự của người khác được gọi là Veyyāvacca- phục vụ. Chúng ta nên sẵn lòng tự nguyện phục vụ để cho những thí chủ có thể cảm thấy được thư thả, bớt lo lắng và công việc bố thí được hoàn thành viên mãn. Chúng ta cũng nên sẵn lòng giúp đỡ người đau ốm, người tàn tật và già yếu, phụ giúp cho những người đang mang vác những vật nặng, hoặc giúp cho cha mẹ và các bậc lớn tuổi bớt đi những gánh nặng. Như vậy, mọi hình thức tự nguyện phục vụ cho người khác (với điều kiện những việc làm ấy không phải là việc làm xấu, ác) đều được kể là veyyāvacca-kusala- phục vụ thiện.
Nếu bạn có thiện chí và chủ ý (cetanā) muốn tự nguyện phục vụ đích thực, những lợi ích (quả báo) bạn nhận được có thể sẽ lớn hơn quả báo của thí chủ. Chẳng hạn, vào thời Đức Phật có một vị lãnh Chúa tên Pāyāsi, vốn là người ngoại đạo song nhờ lời dạy của tôn giả Kumāra Kassapađã trở thành một người có lòng tin với Tam Bảo. Pāyāsi sau đó thường xuyên làm các việc bố thí và để bát cho chư tăng. Nhưng ông không tự mình làm những thiện sự ấy. Thay vào đó ông uỷ thác cho thanh niên Uttara làm công việc cúng dường vật thực đến các vị tỳ khưu. Mặc dù Uttara làm việc nhân danh vị lãnh chúa, song anh đặt hết tấm lòng mình vào việc để bát. Khi cả hai chết, Pāyāsitái sinh vào cõi Tứ đại Thiên vương (Catumahārājika), cõi trời thấp nhất trong sáu cõi trời dục giới, trong khi Uttara được sanh về cung trời Đạo lợi (Tāvatiṁsa), cõi trời cao hơn Tứ đại thiên vương.