- Chương I: Nghiệp dưới cái nhìn của người Phật tử
- Chương II: Chánh kiến tường giải
- Chương III: Quy luật vận hành của nghiệp
- Chương IV: Nghiệp phân tích theo Vi Diệu Pháp
- Chương V: Nghiệp và quả
- Chương VI: Mười phước nghiệp sự (Puññkiriyā - Vattthus)
- Chương VII: Các tiến trình tâm cận tử
- Chương VIII: Tái sinh
- Hỏi & đáp về nghiệp và quả của nghiệp
Tác giả: Ledi Sayadaw vànhiều Tác giả khác
Dịch giả: Pháp Thông
CHƯƠNG VI:
MƯỜI PHƯỚC NGHIỆP SỰ (Puññakiriyā - Vatthus)
4. CUNG KÍNH (Apacāyana)
Apacāyana có nghĩa là tỏ lòng tôn trọng hay cung kính đối với những người hơn bạn về tuổi tác, giới đức, tính thanh liêm, trí tuệ, công hạnh, v.v… Cung kính các bậc trưởng lão như cha, mẹ, cô, chú của bạn; nhường chỗ ngồi và nhường đường cho các bậc đáng kính; cúi đầu và tỏ lòng khiêm cung, chắp tay xá các vị Sư; bỏ nón, chào họ theo phong tục, v.v… đều là những dấu hiệu tỏ lòng tôn trọng. Tuy nhiên, nếu bạn tỏ lòng tôn kính có tính cách miễn cưỡng trước một người quyền thế do sợ hãi hoặc với một mục đích cá nhân nào đó, hành động này không thể gọi là apacāyana hay cung kính được, vì bản chất của nó là tự thị, khoa trương và chỉ có nghĩa là lừa đảo (māyā) mà thôi.
* Vấn đề cần suy gẫm
Cúi đầu hoặc khom mình thường được mọi người chấp nhận như những cử chỉ tỏ lòng cung kính. Ở Miến (Myanmar) người ta còn đặt những vật đang mang trên đầu xuống và nằm phủ phục trên đường khi gặp các vị Sư. Có số thì quỳ trên đường đất bụi bặm mặc cho quần áo mới của họ bị lấm lem. Trong khi số khác quỳ trên lề đường hoặc trên sân ga để đảnh lễ các vị sư hoặc tỏ lòng cung kính các bậc Trưởng lão. Tất nhiên, những hành động ấy nếu được làm với sự chân thành thì không có gì đáng trách. Song vào thời buổi này khi con người phải vội vã trong những nơi tất bật, chỉ cần một cái cúi đầu hoặc một vài lời khiêm tốn là đủ để tỏ lòng cung kính rồi. Quỳ và phủ phục để tỏ sự sùng kính khi gặp một vị sư trên đường hay ở những nơi đông đúc bận rộn trước mặt những người ngoại quốc thực sự không cần thiết lắm.