Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Thánh Hà Tây
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Viên Đạt cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
Phần 6
Mời xem kinh văn: “Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhấtthiết khổ, chân thực bất hư”. Đoạn kinh văn này là tổng kết tán thán. Bản kinh trong phương thức dịch kinh đã tỉnh lược bớt phần lời nóiđầu và phần lưu thông rồi, nhưng cũng có một số bản dịch còn đầy đủ ba phần. Và cách dịch này của đại sư Huyền Trang thì sao? Là chỉ dịch phần chánh văn này thôi. Đoạn kinh văn này từ chỗ “cố tri Bát nhã ba la mật đa” đến “thị vô đẳng đẳng chú”, đây là tán thán pháp bát nhã là tối thượng. Hai câu sau cùng là tán thán lợi ích công đức mà người tu học đạt được. Phật Bồ Tát đều nương theo pháp môn này mà chứng được bồ đề, niết bàn. Cho nên công dụng của bát nhã, quả thật đúng là không thể nghĩbàn, không gì sánh bằng, nên đến cuối cùng dùng chú nghĩa để tán thán. Vậy thì trước tiên chúng ta phải biết chú này.
Chú cũng có nghĩa là nguyện, một trong bốn loại Đà La Ni. Trong cách dịch thông thường thì chú có ba loại, có loại Đà La Ni nhiều chữ (như phần sau của bản kinh, phần chú ngữ này là thuộc về nhiều chữ), có loại Đà La Ni một chữ, có loại Đà La Ni không chữ. Đà La Ni là tiếng Phạn, phiên dịch ra tiếng Trung Quốc có nghĩa là tổng trì, gọi là “tổng tất cảnghĩa, cho đến thiện pháp không mất, ác pháp không sanh”, cái này gọi là Đà La Ni.
Đà La Ni cũng có nghĩa là minh, như ở đây nói đại minh chú. Minh là trong sáng, là trí tuệ, có thể trừ sạch hết tất cả chướng ngại, có thể diệt trừ mọi sự che đậy. Minh cũng có nghĩa là ô nhiễm, nó cũng có nghĩalà mật ngữ. Từ đó cho thấy, ở trong kinh Phật nói ra rất nhiều mật chú,những chú ngữ này kỳ thực ngay cả người Ấn Độ nghe cũng không hiểu, nêngọi nó là mật ngữ. Mật không phải là bí mật, Phật pháp không có bí mật,mà là thần bí, là thâm mật. Cổ đức nói cho chúng ta biết, khi Phật Bồ Tát giảng kinh thuyết pháp, có rất nhiều chúng sanh mà mắt thường của phàm phu chúng ta không nhìn thấy cũng đang ở đó nghe pháp rất cung kính. Đây chính là chúng ta thường gọi là thiên nhân, là thiên long bát bộ, quỷ thần đẳng chúng, mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy. Trong chú ngữ hơn một nửa là ngôn ngữ của họ. Sau khi Phật nói kinh xong, thông thường sẽ đem đề cương của toàn kinh, dùng ngôn ngữ của họ nói sơ lược qua một lần. Điều này đối với thiên long quỷ thần mà nói là có tình cảm vô cùng thân thiết. Cho nên tuy chú ngữ là tiếng Phạn, nhưngngười Ấn Độ nghe cũng không hiểu, chúng ta gọi nó là mật ngữ hay mật thuyết.
Nghĩa thứ ba của Đà La Ni là chân ngôn, vì nó có thể hiển thị ra thựctướng của các pháp, chân thật không dối. Vì sao dùng hiển thuyết mà không gọi là chân ngôn vậy? Vì hiển thuyết người bình thường sau khi nghe xong thì họ khó tránh khỏi phải dùng ý thức để phân biệt nó, để chấp trước nó, như vậy thì chắc chắn sẽ chướng ngại nghĩa thú chân thật mà Phật đã nói. Mật thuyết thì sao? Thì sẽ không có những tác dụng phụ này. Chú ngữ chúng ta không hiểu, không hiểu thì sao? Thì không có cách gì phân biệt, cũng sẽ không khởi chấp trước. Cho nên mật chú chỉ cho phép thọ trì, đọc tụng một cách chăm chỉ, dứt khoát không được phân biệt, không được tư duy tưởng tượng, trái lại dễ dàng được tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh hiện tiền, thì sẽ nhìn thấy chân tướng của các pháp. Cho nên chú ngữ này là vượt qua tất cả hý luận, vì thế gọi nó là chân ngôn.
Đà La Ni có bốn loại: có pháp, có nghĩa, có chú, có nhẫn.
- Pháp là trì pháp đã nghe. Trì là giữ gìn lâu dài không để cho mất, cũng chính là nói trải qua thời gian rất dài, vĩnhviễn không bị quên mất, pháp này gọi là Đà La Ni.
- Thứ hai là nghĩa, đây là nói ở trong tất cả giáo nghĩa của đại tiểu thừa, có thể phân biệt tà chánh, đúng sai, thiệnác, biết mỗi một pháp đều có đầy đủ vô lượng nghĩa thú. Cho nên Phật pháp khác với thế gian pháp, pháp vị của Phật pháp đậm đà không gì sánh bằng. Bất kỳ một pháp môn nào, từ khi sơ phát tâm cho đến thành Phật, pháp vị trước sau không hề suy giảm, đây là ý nghĩa của Đà La Ni. Không giống như thế gian này, thế gian pháp bất kể là thiện pháp hay là ác pháp, đều không thể gìn giữ lâu dài, vì lâu dài sẽ sinh ra chán nản. Chonên thế gian pháp không có tính Đà La Ni.
- Loại thứ ba là chú. Chú chính là tổng trì, chú nguyện. Thần chú này quả thực linh nghiệm vô cùng. Trong mật chú, chúng ta thấy thời xưa truyền lại, có thể dùng mật chú này hô phong hoán vũ, sai khiến quỷ thần, đây chính là kêu gọi quỷ thần lại làm việc cho chúngta, phục vụ cho chúng ta, quả thực rất linh nghiệm. Hiện nay có một số chú ngữ đã thất truyền, còn một số vẫn rất linh nghiệm. Phạm vi của chú ngữ vô cùng rộng, vô cùng phức tạp. Giao tiếp với quỷ thần, mấu chốt là có hai việc cần chú ý. (i) Thứ nhất là dùng tâm chân thành, cái này gọi là “thành tất linh”. Thành thì có thể giao tiếp với Phật Bồ Tát, với thiên địa quỷ thần. (ii) Thứ hai là âm của chú phải chích xác. Ở trong chú phần lớn là ngôn ngữ của quỷ thần, phát âm chính xác thì cảm ứng sẽ vô cùng nhanh chóng, lời bạn nói họ có thể nghe hiểu, nếu phát âm không chính xác thì họ nghe sẽ bị khó khăn. Cho nên dùng chân thành, phát âm chính xác thì sẽ có linh nghiệm không thể nghĩ bàn. Chú ngữ tổng trì vô lượng nghĩa, cái này bình thường trong nhà Phật gọi nó là tâm chú.
- Nghĩa thứ tư của Đà La Ni là nhẫn. Chữ nhẫn ở đây là nhẫn nại, cũng có nghĩa là an nhẫn. Thành tựu vững chắc việc tu hành và pháp đã nghe, được kiên định, tinh tấn trong tất cả cảnh giới, không bị cảnh duyên làm lay động, cái này gọi là Đà La Ni.
Từ đó cho thấy, bốn ý nghĩa này của Đà La Ni ở trong các pháp đại tiểu thừa luôn có đủ, không chỉ là kinh Bát nhã. Phật ở chỗ này dùng bốncâu chú tán thán đại Bát nhã: “Đại thần chú, đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú”. Minh có nghĩa là trong sáng, thanh tịnh. Mật có nghĩa là tất cả phàm phu không thể lý giải được. Chân là chân thật không dối. “Đại thần” chính là đầy đủ thần lực cực lớn không thể nghĩ bàn. Tác dụng của loại Đà La Ni này có thể trừ tất cả chướng ngại. Trong kinh điển đem chướng ngại quy nạp thành ba loại lớn là kiến tư, trần sa và vô minh. Thần chú cũng có sức mạnh phá hết ba loại chướngngại này, cho nên gọi nó là đại thần chú. “Đại minh”, minh như vừa mới nói, chính là biệt danh của chú, biệt nghĩa của Đà la ni, Phật nói Đà lani ở trong ánh sáng. Như trong hội Lăng Nghiêm, Phật phóng ánh sáng từ đỉnh đầu, bím tóc phóng hào quang, trong hào quang hóa thành Phật, vị hóa Phật cho ra năm hội thần chú Lăng Nghiêm. Đây là dùng đại quang minhphá đi sự si ám từ vô thỉ kiếp của chúng sanh, cũng chính là căn bản vôminh. Thần chú giống như ánh sáng vậy, có thể chiếu phá vô minh, có thểphá trừ đen tối, nên gọi nó là đại minh chú. “Vô thượng”, cái ý này dễ hiểu, là thù thắng nhất, cùng lý, tận tánh, không có gì cao hơn điều này, không có gì ở trên nó nữa. “Vô đẳng đẳng”, đẳng đẳng là nói tất cả các pháp, đều không thể ngang bằng với nó. Phật dùng bốn câu này để tán thán Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh, có thể nói là đã tán thán bộ kinh này hết lời. Chư Bồ Tát nương theo nó đã thành tựu cứu cánh Niết bàn, chư Phật ba đời nương theo nó chứng được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Từ đó cho thấy, lời tán thán về bốn câu chú này quả thực là vô cùng xác đáng.
Thế thì bốn câu chú này rốt cuộc là có ý gì vậy? Có một số người nói,bốn câu chú này chính là chỉ phần chú ngữ sau cùng của tâm kinh. Cái ý này cũng có thể nói là tương đối, nhưng nếu như theo tu học Tịnh Tông mànói, thì bốn câu chú này quả đúng là như trong kinh Vô lượng thọ đã nói: “Phát bồ đề tâm, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật”. Chúng ta hãy bình tĩnh mà quan sát thật tỉ mỉ, một câu Phật hiệu này thật đúng là chúngữ: “Nam Mô A Di Đà Phật” hoàn toàn dịch âm từ tiếng Phạn, đây đúng làchú ngữ, đúng là đại thần chú, nó có thần lực không gì sánh bằng, khôngthể nghĩ bàn. Trước đây đại sư Quán Đỉnh nói với chúng ta, phàm phu thường hay nghĩ đến tiêu trừ nghiệp chướng. Người xưa, người nay đều không ngoại lệ. Đại sư Quán Đỉnh nói với chúng ta rằng, người nghiệp chướng sâu nặng thì tất cả mọi cách tụng kinh, sám hối đều tiêu trừ không nổi, cuối cùng còn có một câu Nam mô A Di Đà Phật chắn chắn có thểtiêu hết. Từ đó cho thấy, câu Nam mô A Di Đà Phật này quả đúng là đại thần chú, chân thật không dối. Trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ Tát Đại Thế Chí bảo với chúng ta, Bồ Tát và 52 đồng luận (52 đồng luận này là chỉ cấp bậc của Bồ Tát, thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa đây là 50 cấp bậc, cộng thêm đẳng giác và diệu giác, đây tổng cộng có 52 cấp bậc), hay nói cách khác, đây chính là bảo với chúng ta rằng, Bồ Tát Đại Thế Chí từ lúc sơ phát tâm mãi đến viên thành Phật đạo là dùng phương pháp này, đó chính là “Phát bồ đề tâm, một lòng chuyên niệm ADi Đà Phật”. Phương pháp này đơn giản, dễ dàng, thẳng tắt, chắc chắn. Chính một câu Phật hiệu này có thể đoạn kiến tư phiền não, chính một câu Phật hiệu này có thể phá trừ trần sa, vô minh.Đây không phải đại minh chú là gì? Đại minh chú tức là có năng lực phá trừ vô minh phiền não. Đại Thế Chí Bồ Tát, một nhân vật như vậy mà chỉ dùng một câu Phật hiệu liền dứt sạch 41 phẩm vô minh để viên thành Phật đạo. Cho nên một câu A Di Đà Phật này, đích thực là đại minh chú chính hiệu, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, chúng ta không hề có mảy may nghi ngờ.
Chúng ta lại quan sát tỉ mỉ, các đại đức thời Tùy Đường, các ngài đemtất cả pháp môn mà Thế Tôn đã nói suốt 49 năm, tất cả kinh pháp này làmmột cuộc so sánh chuẩn xác và đã công nhận Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh là kinh đứng đầu trong tất cả các kinh mà Thế Tôn đã nói suốt 49 năm. Những vị đại đức này lại đem kinh Vô Lượng Thọ và kinh Hoa Nghiêm làm một cuộc so sánh. Cho rằng kinh Vô Lượng Thọ mới thực sự là kinh đứng đầu. Tại sao vậy? Vì kinh Hoa Nghiêm đến cuối cùng, thập đại nguyện vương của Bồ Tát Phổ Hiền khuyên bảo về Cực Lạc thì kinh Hoa Nghiêm mới đạt đến cứu cánh viên mãn. Hay nói cách khác, các pháp thân đại sĩ ở trên hội Hoa nghiêm, nếu như không đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thì chỗ tu chứng của họ sẽ không được cứu cánh, không được viên mãn.Kinh Vô Lượng Thọ từ trước đến sau, đều là tuyên dương thế giới Tây Phương y chánh trang nghiêm. Cho nên Kinh Vô Lượng Thọ là chỗ quay về của Hoa Nghiêm, là nơi quy tụ của tất cả pháp thân đại sĩ. Kinh Vô LượngThọ so sánh với kinh Hoa Nghiêm thì đương nhiên kinh Hoa Nghiêm phải thấp hơn rồi. Kinh Vô Lượng Thọ này là kinh đứng đầu vậy.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ, bản kinh mà chúng ta hôm nay nhìn thấy đây, thì bản tập hợp của cư sĩ Hạ Liên Cư là bản tốt nhất ở trong chín loại kinh bản. Bản kinh này quả đúng là tập đại thành của năm loại bản nguyêndịch. Bản kinh chia thành 48 chương. Trong 48 chương này thì chương nàolà đứng đầu vậy? Tôi nghĩ thông thường các đồng tu cũng đều hiểu rõ, đều biết rõ, đương nhiên là chương thứ sáu là chương đứng đầu của toàn kinh. Chương thứ sáu là 48 nguyện của Phật A Di Đà. Thế Tôn vì chúng ta giảng giải kinh Vô Lượng Thọ, giới thiệu Tây Phương y chánh trang nghiêmđều không ra khỏi phạm vi của 48 nguyện. Hay nói cách khác, Thế Tôn đem48 nguyện của Phật A Di Đà giải thích cặn kẽ cho chúng ta mà thôi. Giảithích cặn kẽ ở đây chính là kinh Vô lượng thọ. Cho nên ở trong bộ kinh này thì chương thứ sáu là đứng đầu. Chương thứ sáu nói ra 48 nguyện, trong 48 nguyện thì nguyện nào là quan trọng nhất vậy? Điều này không cần chúng ta nói, đại đức xưa hầu như công nhận nguyện thứ 18 là hạt nhân của 48 nguyện. Nguyện thứ 18 nói đến là gì vậy? Nói là mười niệm ắtsanh. Hay nói cách khác, như vậy khiến chúng ta phải tính toán từng tí một, so sánh nhiều lớp để chúng ta nhận rõ ràng rằng, sáu chữ hồng danh này là pháp môn vô thượng, là không có pháp môn nào sánh bằng.Vì từ một câu Phật hiệu này mà triển khai ra chính là nguyện thứ 18, nguyện thứ 18 triển khai ra nữa chính là 48 nguyện, 48 nguyện triển khaira nữa chính là kinh Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ triển khai ra là kinh Hoa Nghiêm, kinh Hoa Nghiêm triển khai ra chính là tất cả kinh. Nhưvậy thì chúng ta hiểu rõ, chúng ta biết rõ rồi, một câu Phật hiệu này là tinh hoa của toàn bộ Phật pháp, không chỉ là vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú của tất cả kinh mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói 49 năm, thật sự mà nói, Câu Phật hiệu này là vô thượng thần chú, vô đẳng đẳng thần chú mà tất cả chư Phật Như Lai mười phương ba đời đã nói. Nếu như không có cổ đức so sánh nhiều tầng nhiều lớp như vậy, thì chúng ta làm sao có thểnhận biết công đức của danh hiệu là không thể nghĩ bàn được. Cho nên bốn câu thần chú ở chỗ này là để tán thán, nếu như dùng danh hiệu A Di Đà Phật thì có lẽ là thiết thực không gì sánh bằng, công hiệu của nó có thể trừ tất cả khổ, chân thật không dối.
Tất cả khổ, nói một cách thiển cận là đủ thứ khổ báo trước mắt chúng ta. Trong Phật pháp nói với chúng ta là tam khổ, bát khổ. Tam khổ là khổkhổ, hoại khổ, hành khổ. Bát khổ là nói tỉ mỉ về khổ khổ. Đây là điều mà chúng sanh trong tam giới lục đạo làm thế nào cũng không thể tránh khỏi. Trong bát khổ thì trước tiên là sinh, già, bệnh, chết, bốn loại khổ này bất kỳ một người nào, bất kỳ một chúng sanh nào cũng không thể tránh khỏi.
Ngoài thân thì thứ nhất là cầu bất đắc khổ. Chúng sanh có vô số dục vọng, có vô lượng nhu cầu, cầu không được liền khổ ngay. Thứ hai là ái biệt ly khổ. Ái là điều mà chính mình vừa lòng, phấn khởi, người cũng tốt, việc cũng tốt, vật cũng tốt, thường thường những việc vừa lòng, nhưý này cứ phải chia tay, cứ phải biệt ly hoài. Thứ ba là oán tắng hội khổ. Ở trong lòng, người mà mình không ưa thích, việc mình không ưa thích, vật mình không ưa thích, muốn lìa xa nó nhưng nó cứ ở đó hoài. Phật đem cái khổ ở ngoài thân chúng ta quy nạp thành ba loại lớn này.
Ngoài những thứ ấy ra, còn có một loại nữa gọi là ngũ ấm xí thạnh khổ. Sao gọi là ngũ ấm xí thạnh vậy? Nói một cách đơn giản, chính là chúng ta từ sáng đến tối, thường hay suy nghĩ lung tung, tức là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước giống như là lửa dữ vậy, cháy vô cùng mạnh mẽ, nó không chịu tắt. Đây gọi là phiền não, ngũ ấm xí thạnh khổ là phiền não, là tạo nghiệp, cho nên phải chịu bảy loại quả khổ ở phía trước.
Ngoài ra, còn có hoại khổ. Hoại khổ là nói tất cả sắc pháp, cũng chính là vật chất mà ngày nay chúng ta thường gọi, nó bị thay đổi, nó bịhư hoại, nó vô thường, chúng ta không có cách gì gìn giữ vĩnh viễn được, không có cách gì nắm giữ.
Còn có một loại nữa là hành khổ. Hành là nói đến tâm, cũng là vô thường. Hoại khổ là nói đối với sắc, hành khổ là nói đối với tâm. Ở trong tâm kinh đem tất cả pháp quy nạp thành hai loại lớn này, sắc tâm đều là vô thường. Cho nên trong kinh nói cho chúng ta biết chân tướng sựthật là các pháp không tướng, đây là nói đến mọi thứ khổ trước mắt. Nhân khổ, quả khổ. Phật nói với chúng ta tam học giới định tuệ. Giới họclà dạy chúng ta biết khắc phục, dạy chúng ta biết nhẫn nại, nhẫn vẫn còn khổ. Chúng ta thường hay nghe người ta nói, nhẫn nại có giới hạn, cóthể thấy được cái nhẫn này vẫn còn rất khổ. Công phu sâu hơn một bậc nữa, tức là được định rồi. Định có thể điều phục phiền não, điều phục được những đau khổ này, tuyệt vời hơn nhiều so với nhẫn chịu. Nhẫn chịu tâm không bình, giống như đá đè cỏ vậy. Định thì tốt hơn, tâm thanh tịnhrồi, tâm bình đẳng rồi, nhưng vẫn chưa cứu cánh. Cho nên định có thể diệt khổ, giới có thể điều phục khổ, điều phục nó xuống được. Định có thể diệt khổ, nhưng vẫn không bằng trí tuệ Bát Nhã. Tuệ nếu mở rồi thì khổ sẽ không còn, tại sao vậy? Ở trong kinh Phật thường nói: “Chuyển phiền não thành Bồ đề, chuyển sanh tử thành Niết bàn”. Định không thể chuyển, tuệ có thể chuyển. Cho nên trí tuệ Bát Nhã hiện tiền, thì những phiền não tập khí tích lũy từ vô thỉ kiếp đến nay thảy đều chuyển hóa thành đại Bồ Đề cả. Phật Bồ Tát lấy đó để độ hóa chúng sanh, đủ thứ phương tiện thiện xảo. Vô tận trí tuệ đức năng vốn dĩ là từ phiền não vôminh biến hóa mà thành. Cho nên nói phiền não và Bồ đề là một chứ khôngphải hai, sanh tử và Niết bàn cũng là một chứ không phải hai. Vậy mới biểu hiện được nó thực sự có thể trừ tất cả khổ, trừ được rốt ráo như vậy, trừ được triệt để như vậy, trừ được viên mãn như vậy.
Còn một câu sau cùng, nói rất khẳng định với chúng ta rằng, đây là chân thật không dối, kinh đại tiểu thừa đều chứng thực, vô lượng pháp môn cũng chứng thực, pháp môn kinh luận đã làm một cuộc tổng so sánh, Bát Nhã càng chân thực hơn. Pháp môn Bát Nhã quy kết trong một câu vạn đức hồng danh, đặc biệt chứng tỏ cho thấy công đức của danh hiệu thực sựkhông thể nghĩ bàn. Cho nên người nào có thể trì được câu danh hiệu này, không chỉ là tu niệm Phật tam muội. Niệm Phật tam muội, các kinh đều tán thán là vua của tam muội. Quả thực một câu danh hiệu này mới là đại Bát Nhã cứu cánh viên mãn. Chúng ta có thể tìm thấy chứng cứ trong kinh Vô Lượng Thọ, đó chính là lời khen ngợi của Thế Tôn đối với Phật A Di Đà, tôn xưng Ngài là vua của ánh sáng, vua của chư Phật. Thế Tôn tán thán như vậy, quả thật mà nói, đó chính là lời tán thán của tất cả chư Phật Như Lai mười phương ba đời. Điều này khiến chúng ta càng thêm rõ ràng, càng thêm sáng tỏ để khẳng định danh hiệu A Di Đà Phật quả thựcđúng là vô thượng chú, quả thật đúng là vô đẳng đẳng chú, quả thật là có thể trừ tất cả khổ, chân thật không dối.
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Viên Đạt cư sĩBiên tập: Phật tử Diệu Hiền