Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Thánh Hà Tây
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Viên Đạt cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
Phần 3
Mời xem kinh văn: “Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố, không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới”.
Đoạn kinh văn này là hiển thị chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Trong kinh, Phật đem tất cả pháp quy nạp thành năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới. Câu đầu tiên trong đoạn này là “chư pháp không tướng”. Chư pháp ở đây là bao gồm bốn loại lớn này. Tại sao phải có sự phân biệt của bốn loại lớn này? Đến phần sau sẽ nói rõ lại với quí vị. Trước tiên chúng tagiải thích, tất cả pháp này cùng có chung một ý nghĩa, đó chính là bất sanh bất diệt. Sinh diệt là một hiện tượng, nó không phải sự thật. Sinh nghĩa xưa nay không có, bây giờ bỗng nhiên có, chúng ta gọi hiện tượng này là sinh. Diệt là hiện tượng này biến mất. Từ đó cho thấy, sự xuất hiện của cái tướng này, cho đến sự mất đi của nó, trong quan niệm của chúng ta cho rằng đây là sinh diệt. Kỳ thực nếu như đi sâu quan sát một cách chi ly, thì mới có thể hiểu rõ được chân tướng sự thật. Chân tướng là khi duyên tụ thì cái tướng này liền xuất hiện, duyên tan rã thì cái tướng này không tồn tại nữa. Sinh diệt chẳng qua là giả tướng của duyên tụ, duyên tan mà thôi. Nhưng duyên thì không có sinh diệt. Đây là chỉ tất cả pháp được bản kinh quy nạp thành năm uẩn, 12 xứ, 18 giới. Chúng ta mê mất đi chân tướng của nó. Chân tướng ở đây chính là duyên tụ duyêntan như vừa rồi đã nói. Cách nói này vẫn rất khó thể hội. Chúng ta cần quan sát nó qua ví dụ sau.
Thí dụ trò chơi xếp gỗ của trẻ em, đây là điều mà chúng ta thường thấy, các mảnh gỗ hình khối vuông nhỏ này chính là duyên, dùng các mảnh gỗ này xếp thành một căn nhà, thế là cái tướng của căn nhà liền xuất hiện, duyên tụ thì nó xuất hiện. Nếu như đem căn nhà này tháo ra từng mảnh trở lại, thì cái tướng của căn nhà không còn nữa. Người thông minh,người lanh lợi, vừa quan sát thấy hiện tượng này liền giác ngộ ngay. Hóa ra phàm cái gì có tướng đều là hư vọng, đây là điều mà trong Kinh Kim Cang đã nói. Cho nên tướng ấy có, nhưng không phải thật có. Tướng ấydiệt, nhưng không phải thật diệt. Tại sao có mà không phải thật có vậy?Vì nó vốn dĩ không có, bây giờ duyên tụ thì nó vẫn không có. Hay nói cách khác, nó vốn dĩ là không sanh mà, cho nên sau khi duyên tan rồi thìđương nhiên nó cũng không diệt. Thật đúng là tất cả vạn pháp không có tướng sanh diệt.
Hiện nay khoa học phát triển, cái nhìn của nhà khoa học quả thật là tinh tế hơn so với người bình thường. Nhà khoa học quan sát tất cả vạn vật, họ nói với chúng ta vật chất không diệt, năng lượng không diệt. Cách nhìn như vậy là rất gần với tất cả pháp là không sanh không diệt màPhật đã nói. Từ đó cho thấy, phàm phu chúng ta nhìn thấy tất cả pháp cósanh có diệt là hoàn toàn chấp trước trên tướng huyễn, chấp trước trên tướng giả. Còn đối với những đạo lý hay quá trình hình thành nên cái tướng này như thế nào thì hoàn toàn lơ là, thế là đành chịu đọa lạc vào sanh tử luân hồi. Phật vì chúng ta mà nói ra chân tướng này, bảo với chúng ta tất cả pháp là không sanh không diệt. Đây là để đối trị lại cănbệnh chấp có của chúng ta. Phàm phu chấp có, tiểu thừa chấp không, người bên nhị thừa chấp không. Nếu như chúng ta thật sự hiễu rõ chân tướng sự thật này, đây đúng là sự thật. Nhưng phàm phu mới học thì quả thật là rất khó thể hội, cũng rất khó tiếp nhận, vì chúng ta từ vô lượngkiếp đến nay đã hình thành một cái giác sai lầm, và cái giác sai lầm này đến nay không có gì phá vỡ nổi. Cho rằng mọi sinh vật có sinh diệt, động vật có sinh già bệnh chết, thực vật có sinh trụ dị diệt, khoáng vậtcó thành trụ hoại không. Ở trong kinh Phật tùy thuận theo tri kiến của chúng sanh nên cũng nói như vậy.
Phật nói với chúng ta vạn pháp vô thường, đây là tùy thuận theo tục đế mà nói. Còn mấy câu này của bản kinh là tùy theo chân đế mà nói. Hay nói cách khác, không phải tùy thuận theo tình kiến của phàm phu chúng tamà nói. Là Như Lai dùng ngũ nhãn viên minh quan sát chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Trong kinh đại thừa có những bộ kinh rất dài, rất đầy đủ,nói rõ cặn kẽ cho chúng ta, như Kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm,Bát Nhã, Pháp Tướng. Phần trước có nói qua với quí vị, Tâm Kinh là cương yếu của toàn bộ Kinh Bát Nhã, cũng là tinh hoa của toàn bộ Phật pháp, lời gọn ý đủ. Văn tự trong kinh tuy rất ít, nhưng nghĩa lý bao hàmtrong đó cũng viên mãn như Đại Kinh vậy. Nếu như chúng ta hiểu rõ sự thật này, thấy được chân tướng sự thật này, thì đó chính là chứng được vô sanh pháp nhẫn mà trong kinh đại thừa nói. Pháp tức là các pháp. Nhẫntức là thấy được tất cả các pháp quả đúng là không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Những lời Phật đã nói này họhoàn toàn thừa nhận, hoàn toàn đồng ý, người này chính là Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn, thật sự thấy được chân tướng của vũ trụ nhân sinh.
Câu thứ hai nói là không dơ không sạch. Dơ và sạch là so sánh. Trong Phật pháp gọi chướng ngại là nghiệp chướng, dính mắc gọi là dơ. Đoạn trừchướng ngại, xa lìa tất cả nhiễm ô khôi phục lại thanh tịnh đây gọi là sạch. Dơ và sạch là một cặp. Ý của câu này là chỉ nhân duyên của tứ đế. Tứ đế phần sau cũng sẽ nói đến, chính là khổ, tập, diệt, đạo. Khổ tập lànhân quả của thế gian. Diệt đạo là nhân quả của xuất thế gian. Phàm phutrôi lăn trong tam giới lục đạo luân hồi, đây gọi là dơ. Thánh nhân dứtsạch kiến tư thoát khỏi tam giới luân hồi, chúng ta gọi họ là sạch. Từ đó có thể biết, câu này là Phật nói đối với người chấp trước vào tánh không, chán lìa tướng huyễn. Vì chấp trước không, chán lìa có, thế là ngay đó sinh ra một loại gọi là biến dịch sanh tử. Cho nên câu này là nói đối với người có bệnh chấp không. Không tăng không giảm (tăng là tăng trưởng, giảm là giảm bớt), đây là lời khuyên bảo đối với Bồ Tát đạithừa.
Thông thường trong pháp đại thừa rất dễ sinh ra một quan niệm sai lầm, và quan niệm sai lầm này quả thật tồn tại, đó chính là khi chúng tatu hành đạo lực tăng trưởng, phiền não của chúng ta giảm nhẹ, là giảm bớt. Như trong kinh đại thừa đã nói, kiến tư phiền não đoạn rồi, chúng ta liền chứng được tứ quả La Hán, hoặc giả là quả vị thất tín của viên giáo, phá được trần sa phiền não, tức là giảm bớt phiền não, công phu định tuệ tăng trưởng, liền chứng đến quả vị sơ trụ. Biệt giáo là quả vị của sơ địa. Đây chính là nói rõ đạo lực tu hành tăng trưởng, phiền não, vọng tưởng, chấp trước giảm bớt, đây là ý của tăng giảm. Bồ Tát quyền giáo họ rất lưu tâm, rất chăm chú, rất chấp trước đối với hiện tượng này. Phật ở ngay đây dạy chúng ta, hiện tượng này cũng không phải thật, cũng là hư vọng không thật.
Phần cuối bản kinh Phật dạy chúng ta “vô trí diệc vô đắc”. Trí chính là nói công phu tu hành. Trong kinh đại thừa bảo với chúng ta: “Viên mãnbồ đề quy vô sở đắc”. Đây là nói rõ đầy đủ về không tăng không giảm, câu nói này quả thật rất khó thể hội. Chúng ta thường nói: “Bồ đề tăng trưởng thì phiền não giảm bớt, phiền não tăng trưởng thì bồ đề giảm bớt”. Nói vậy thì dễ hiểu, sao lại nói là không tăng không giảm chứ? Vì chúng ta thường nói tăng giảm là dựa vào tướng mà nói. Phật bảo với chúng ta không tăng không giảm là dựa vào tánh mà nói. Tánh là gì vậy? Tánh là không tướng. Tánh của phiền não là không tướng. Tánh của Bồ Đề cũng là không tướng. Cho nên dựa vào tánh mà nói thì không có tăng giảm,không có dơ sạch, không có sinh diệt. Dựa vào tướng mà nói, thì tất cả các pháp có sinh có diệt, có dơ có sạch, có tăng có giảm, vậy thì tương đối dễ thể hội.
Phật dạy chúng ta: “Tùy lưu nhậm đắc tánh”. Câu nói này vô cùng quan trọng. Tánh là gì vậy? Tánh là không sinh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Đây là nói rõ thực tướng của nó ở trong chân tánh, cũng chính là chân tướng của nó quả đúng như Phật đã nói. Haynói cách khác, ở trong chân tánh vốn không có phàm thánh, tu chứng, nhân quả, những sự tướng này. Đây mới thật sự hiển thị ra chân không củaBát Nhã, bản thể của Bát Nhã. Nhà Thiền có một câu nói rất hay là “chư Kiến thoát lạc, độc lộ chân thường”, đây cũng chính là cảnh giới này. Ngoài ra chúng ta có thể thể hội nó từ trên ví dụ sau. Thực tướng chân không cũng giống như viên bảo châu Ma Ni vậy. Chúng ta tỉ dụ viên bảo châu Ma Ni này là chân tánh, là bản thể; ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới chính là các pháp. Các pháp này giống như ánh sáng màu sắc mà viên bảo châu hiện ra. Chúng ta chưa từng thấy viên bảo châu Ma Ni, nhưng những viên bảo châu của thế gian thì mọi người đều nhìn thấy rồi, như kim cương, đá quý. Tại sao nó quý như vậy? Là do nó có thể chiếu hiện rađủ loại màu sắc khác nhau. Thể của bảo châu là không đổi, cũng không phải do sắc hiện mà sinh, cũng không phải vì sắc không hiện mà diệt, nhưvậy thì liền hiển thị ra ý nghĩa của bất sanh bất diệt ngay. Tuy cảnh giới bên ngoài nhiều, nhưng thể thì quả thật là như như bất động, đây làtừ trên thể của viên bảo châu mà nói. Quan sát từ hai phương diện thể và sắc tướng, thì sắc tướng có sinh có diệt, còn thể thì bất sanh bất diệt. Sắc tướng có dơ sạch, tăng giảm, nhưng trên thể thì quả thật khôngcó. Kinh Hoa Nghiêm cũng nói: “Tất cả pháp không sanh, tất cả pháp không diệt, nếu thấy được như thế, chư Phật thường hiện tiền”. Cái ý nàyhoàn toàn tương đồng.
Xin xem kinh văn. “Thị cố, không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới”. Phía trước đã nêu ra một ví dụ là sắc pháp. “Không trung”, không là chỉ bản tánh. Trong bản tánh không có sắc, không những không có sắc, mà thọ tưởng hành thức cũng không có. Đây chính là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” mà vừa mở đầu bản kinh đã nói. Trong tự tánh không có những thứ này. Không những không có năm uẩn,mà mười hai xứ cũng không có. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là sáu căn. Sắc thanh hương vị xúc pháp là lục trần. Thập nhị xứ này cũng không có. Không những không có mười hai xứ, mà mười tám giới cũng không có. Mười tám giới là từ nhãn cho đến vô ý thức giới, những thứ này đều thuộc về pháp tướng. Không là nói pháp tánh, ở trong pháp tánh không có những tướng hư vọng này. Đại sư Lục Tổ lúc khai ngộ đã nói một câu rất hay. Ngài nói: “nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Câu nói này đã nói lên bản thể của tự tánh. Ngài lại nói: “xưa nay không một vật”. Không một vật ở đây chính là không năm uẩn, không 12 xứ, không 18 giới, cho đến không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc, vốn dĩ không một vật mà. Ý của câu nói này là nói rõ bản thể của tự tánh hằng thanh tịnh, hằng vô vi. Chư Phật và chư đại Bồ Tát, chỗ chứng đắc của các ngài chính là chỗ này. Chỗ mê của tất cả phàm phu cũng là chỗ này. Đây chính là cái gọi làmê ngộ không hai vậy. Xa lìa tự tánh tất cả pháp đều không thể được. Những hiện tượng như: uẩn, xứ, giới từ đâu mà có vậy? Là khi mê mới hiệnra. Và chúng ta muốn hỏi, tại sao lại có mê? Sau khi mê tại sao lại hiện ra những hiện tượng này vậy? Vấn đề này là vấn đề lớn vô cùng nghiêm túc, đồng tu học Phật thường hay có thắc mắc như vậy. Không chỉ hiện nay, mà trước đây cũng vậy, lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, trong hội Lăng Nghiêm, tôn giả Phú Lâu Na cũng có mối nghi giống chúng ta. Ngài đưa ra nghi vấn của mình lên Thế Tôn. Trong hội Lăng nghiêm, Thế Tôn có câu trả lời rất khéo léo, nếu như quí vị muốn tìm đáp án này,xin quý vị đọc thật kỹ Kinh Lăng Nghiêm, đáp án này nằm trong quyển thứtư của Kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng Nghiêm tổng cộng có 10 quyển. Biết rõ tức là khai ngộ, không biết rõ tức là vô minh. Ngộ nhất định phải tự ngộ, nếu như bị người ta nói rõ ra, thì cửa ngộ của chúng ta liền bị bítngay. Nói cách khác, là rất khó khai ngộ. Cho nên thiện tri thức chân chánh thì họ sẽ không nói rõ vấn đề ra cho bạn. Nhưng họ sẽ gợi ý cho bạn, họ sẽ dẫn dắt bạn thoát nhiên đại ngộ. Cái này là sự thiện xảo trong phương pháp dạy học. Trong nhà Phật thường nói phương tiện thiện xảo, để chúng ta hiểu được tất cả mọi hiện tượng đều là hư vọng chứ không phải chân thật.
Trong Kinh Kim Cang đã tổng kết, đó chính là “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Tại sao trong Kinh Kim Cang nói một cách khẳng định như vậy? Tức là ở đây nói “thị cố, không trung vô sắc, vô ngũ uẩn, vô thập nhị xứ, vô thập bát giới”. Cái tướng này là có,nhưng tánh thì không có. Trong tánh đã không có thì tướng có ấy cũng không phải thật. Một điểm này là mấu chốt của vấn đề. Chúng ta đem câu thứ nhất ra chứng minh: “không trung vô sắc”. Sắc chính là vật chất mà ngày nay chúng ta nói. Vật chất có hay không vậy? Trong cảm quan của chúng ta thấy nó tồn tại, nó có. Phật bảo với chúng ta, cái có này là giả có, là huyễn có. Cho nên trong kinh điển cũng thường nói là diệu hữu. “Diệu hữu phi hữu, chân không bất không”. Nếu như thật có, thì tất nhiên nó bị ngăn ngại, sắc và không nó sẽ bị ngăn ngại. Thí dụ trong Kinh Lăng Nghiêm nói rất chí lý. Chúng ta quan sát thật tỉ mỉ, tư duy, thể hội thật kỹ càng sẽ không khó nhận ra chân tướng của nó. Nếu như nó thật có thì lý và sự sẽ có ngăn ngại, sự và sự sẽ càng có ngăn ngại. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Vì sao không bị chướng ngại vậy? Chính là trong không không có sắc, sắc tướng là huyễn chứ không phải thật có. Như chúng ta xem truyền hình, xemđiện ảnh, cái tướng hiện trong màn hình này đều là huyễn tướng, trong Kinh Kim Cang ví nó như mộng huyễn bào ảnh.
Ngày nay chúng ta dùng hình ảnh trong truyền hình, hình ảnh trong điện ảnh để làm tỉ dụ khiến chúng ta càng dễ dàng nhận ra được tướng là hư vọng. Tánh thì sao? Tánh thì giống như màn ảnh, màn ảnh của điện ảnh,màn ảnh của truyền hình, màn ảnh là không, không có gì cả. Tuy hiện sắc, hiện đủ thứ sắc, nhưng nó hoàn toàn không nhiễm trước. Cho nên khi hiện sắc, nó không có sinh diệt, trên màn ảnh này không có sinh diệt, không có nhiễm tịnh, không có tăng giảm. Từ chỗ này mà nhận ra được thì tương đối dễ lý giải, vì tất cả mọi hiện tượng đều là huyễn hóa chứ không thật có. Nếu như chúng ta hiểu rõ, nhìn thấu, biết rõ được chân tướng sự thật này, trong Phật pháp liền gọi đó là khai ngộ, hiểu rõ ràngchân tướng sự thật. Sau khi hiểu rõ, khi đó là cảnh giới gì vậy? Tâm thanh tịnh, không còn vọng tưởng nữa, không còn chấp trước nữa, không còn lấy bỏ nữa, không còn được mất nữa, tâm xa lìa tất cả vọng tưởng chấp trước hư vọng, khôi phục lại bản thể của tự tánh. Tự tánh là vốn có, lúc này chỉ khôi phục lại, cho nên gọi là “viên mãn Bồ Đề quy vô sở đắc”, vì tự tánh là cái vốn có chứ hoàn toàn không phải là cái mới có. Phật nói ba câu này ở phần trước, bây giờ đã hoàn toàn chứng minh, chứngminh những đều Phật nói là hoàn toàn chính xác, hoàn toàn là chân tướngsự thật. Cái quan niệm này, người hiện đại chúng ta gọi đó là vũ trụ quan, nhân sinh quan. Có thể nói đây mới là cái thấy đích thực chính xác, đây chính là Phật tri Phật kiến mà trong đại kinh đã nói. Trong Kinh Pháp Hoa nói: “nhập Phật tri kiến”. Phật tri kiến chính là cái thấybiết hoàn toàn giác ngộ, đối với tất cả các pháp không hề có mảy may mêhoặc. Người niệm Phật hiểu rõ được đạo lý này, có thể vào được cái thấybiết này, thì đây chính là lý nhất tâm bất loạn mà trong kinh đã nói. Được lý nhất tâm bất loạn, sẽ vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc vào hàng thượng thượng phẩm của cõi Thực Báo Trang Nghiêm. Từ đó cho thấy, chân tướng sự thật này đối với người niệm Phật mà nói là vô cùng quan trọng. Sự hiểu biết này chính là minh tâm kiến tánh, họ đã minh tâmkiến tánh.
Tâm là gì vậy? Tâm là tướng, chính là chư pháp mà trong đây nói. Chư pháp là do tâm biến hiện, do A Lại Da thức biến ra. Bạn đã hiểu rõ về chân tướng của tất cả các pháp, đây gọi là minh tâm. Tánh là gì vậy? Tánh chính là không mà trong đây nói, chính là bản thể của tự tánh. Cho nên, minh tâm liền kiến tánh, kiến tánh liền minh tâm. Tánh là bản thể, tâm là tác dụng. Đối với thể và dụng thảy đều hiểu rõ, vĩnh viễn dứt trừvọng tình, không còn vọng tưởng nữa, không còn chấp trước nữa, những kiến giải về phàm thánh cũng không còn nữa. Không chỉ có vậy, mà nói tánh nói tướng cũng đều không thể được, huống hồ là chư pháp. Đây chính là điều mà Lục Tổ đã nói: “xưa nay không một vật”. Không một vật cũng không luôn. Nếu như nói xưa nay không một vật, thế ở đây có một cái không một vật, trên tự tánh kia vẫn có một vật. Một vật cũng không có, lúc này chính là cái gọi là: “dứt đường ngôn ngữ, diệt nơi tâm hành”. Mởmiệng liền sai, động niệm tức trái rồi. Cho nên không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, thể tướng dụng tất cả cảnhgiới hiện ra thật rõ ràng, thật minh bạch. Con người này được gọi là Phật, được gọi là Bồ Tát. Nếu như khởi một niệm, một niệm này vừa khởi lên liền đó gọi là phàm phu. Một niệm này như phía trước chúng ta cũng đã nói rồi, một niệm này chính là bất giác, một niệm đó chính là vô minh. Nói đến chỗ này chúng ta phải nói đến trọng điểm của bài giảng củachúng ta.
Tại sao vẫn phải cầu sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc? Quí vị nhấtđịnh phải biết, cảnh giới quả vị của chư Phật Như Lai đã chứng được, người căn tánh lanh lợi có thể lý giải, có thể thể hội, nhưng không dễ gì chứng được. Nếu như không khế nhập được cảnh giới này, tuy bạn thể hội, tuy bạn hiểu đó, nhưng tập khí phiền não của bạn vẫn chưa hoàn toànđoạn trừ. Hay nói cách khác, bạn ở trong tất cả cảnh duyên (cảnh ở đây là chỉ môi trường vật chất, duyên là môi trường nhân sự, cũng chính là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới mà trong bản kinh nói), trong những huyễn tướng này, bạn vẫn khởi tâm động niệm, bạn vẫn khởi phân biệt chấptrước. Hay nói cách khác, bạn chắc chắn phải đọa lạc vào sanh tử luân hồi như cũ, bạn trong một đời, một kiếp này sẽ không thể thành tựu. Không những phàm phu chúng ta như vậy, mà ngay pháp thân đại sĩ, các Bồ Tát lớn cũng sợ đọa lạc, thế là trong hội Hoa Nghiêm Văn Thù, Phổ Hiền cùng 41 vị pháp thân đại sĩ đều muốn phát nguyện cầu sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đây chính là sự lựa chọn của người chân thật có đại trí cứu cánh viên mãn. Chúng ta sao có thể xem nhẹ Tịnh Độ, sao có thể nói không cầu sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc? Sự thể nghiệm tu học mấy mươi năm của chúng ta trong Phật pháp đã nhận rõ một sự thật, đó là trừ những người đã thật sự thành Phật ra, người thành Phật họ không cầu sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Phàm là người chưa thành Phật, dù là Bồ Tát đẳng giác của Viên giáo vẫn không bỏ Tây Phương. Điều đó cho thấy Tây Phương quả thật là thù thắng không gì sánh bằng.
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Viên Đạt cư sĩBiên tập: Phật tử Diệu Hiền