KHO TÀNG CÁC GIÁO HUẤN SIÊU VIỆT
Tác giả: Đại sư Orgyen Kusum Lingpa, Liên Hoa dịch -
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Giáo huấn đặc biệt của Khepa Shri Gyalpo
Các giáo huấn này là những giáo lý tối hậu về việc tọa thiền như thế nào và làm sao duy trì an định suốt trong ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai – tức là vào ban ngày, ban đêm, trong khi thiền định và trong các kinh nghiệm sau khi thiền định. Trong mọi lúc và trong mọi tình huống, ta không ngừng an nghỉ trong rigpa. Đây là sự thực hành thiền định, là điểm trọng yếu thứ hai về sự xác quyết trên một điều. Chính điều đó là cái mà các bạn duy trì không ngừng nghỉ. Tâm không ngừng nghỉ, và nếu sự tỉnh giác được duy trì thì ta không bao giờ xa lìa với chân tánh của ta. Rigpa có nghĩa là sự nhận ra bản tánh của tâm.
Hôm qua tôi đã nói qua về sự thiền định shamatha (chỉ) và vipashyana (quán), sự an trú yên bình và sự quán chiếu thấu suốt. Các tiếp cận Dzogchen với các giáo lý này có khác biệt các trường phái Phật giáo. Sự an trú yên bình giống như một đại dương không có sóng, hoàn toàn yên tĩnh. Thông thường, bản tánh của đại dương là sự chuyển động và sự phô diễn của mọi sự chuyển động đó là những con sóng. Khi nước lắng dịu và yên tĩnh, nó trở nên trong trẻo và các bạn có thể thấy rõ. Nó trở nên hoàn toàn trong vắt và được so sánh với sự quán chiếu thấu suốt. Cũng thế, sự trong sáng xuất phát từ một tâm thức an tĩnh. Bởi bản tánh của giác tánh nội tại thì không bị ngăn che bởi bất cứ điều gì, không có những phân biệt hay các giới hạn được áp đặt lên tâm thức. Không có các biên giới. Những trạng thái xuất hiện trong bầu trời như những đám mây và bóng tối, ngăn che sự tinh khôi của không gian, và điều đó tương tự như các ý niệm phát sinh trong tâm chúng ta. Khi chúng ta nghỉ ngơi trong giác tánh rigpa, các che chướng đó không hiện hữu, và khi chúng không hiện hữu, chúng ta an trụ một cách yên bình.
Khi chúng ta đang an trụ yên bình trong rigpa, sự trong sáng của rigpa hiện hữu như vốn có và sự trong sáng đó là sự quán chiếu thấu suốt. Các con sóng của sự mê lầm bị tiệt trừ và giác tánh nội tại tự sinh tự biểu lộ như sự quán chiếu thấu suốt. Sự quán chiếu thấu suốt này cũng có thể được gọi là svabhavikakaya (Thân Tự tánh) – hiện thân bản tánh của thực tại đúng như đang hiện hữu – sự trong sáng trống không, nó cũng là Pháp thân. Nó không tách lìa Pháp thân. Trong khi duy trì cái thấy rigpa, là sự thiền định, bất cứ điều gì xuất hiện trong tâm, dù là các cảm xúc về nỗi vui hay nỗi buồn, đều không được đeo đuổi theo. Nếu các bạn đeo đuổi các tư tưởng và cảm xúc xuất hiện, đeo bám vào tri giác chủ thể và khách thể, thì các bạn đang sử dụng tâm thức ý niệm bình thường và đang tích tập các tập khí. Không có gì để làm với rigpa. Không có sự thiền định được áp đặt lên cái thấy Dzogchen. Cái thấy chính là sự thiền định. Nếu có điều gì được áp đặt, một vài loại kỹ thuật, thì nó trở thành tri giác mê lầm, các hiện tượng mê lầm.
Ta phải quen thuộc với sự duy trì cái thấy trong trạng thái tự nhiên của nó. Nếu ta không quen thuộc với điều đó thì sự thiền định là một dòng vọng tưởng ngăn che rigpa. Làm thế nào có thể củng cố việc nhận ra rigpa của các bạn nếu như các con sóng vọng tưởng đang liên tục đổ tràn lên nó? Đây là một giáo huấn trực chỉ cốt tủy về cách thiền định không thiền định. Không có gì để nắm giữ như một sự thiền định. Các bạn phải hợp nhất cái thấy và sự thiền định giống như nước và sữa. Nếu các bạn không biết cách để làm điều này, các bạn là một người bình thường đang thực hành một vài hình thức thiền định thấp hơn. Nói thế không có nghĩa rằng các loại thiền định khác là các cấp bậc không có giá trị trên con đường, nhưng chúng không phải là thiền định Dzogchen.
Dzogchen không có thiền định. Bản tánh thì trống không và bản tánh trống không đó là sự bao la vô hạn của Pháp tánh. Nó là một cái gì không bao giờ xa lìa nhưng các bạn hoàn toàn chưa từng thấy nó trước đây. Vì thế, giờ đây các bạn phải làm sáng tỏ nó. Các bạn phải hiểu rõ sự quân bình của tâm thức của riêng các bạn. Nó là giác tánh nội tại, sự trong sáng trống không thoát khỏi bất kỳ loại tạo tác nào. Dù điều gì xuất hiện, niềm hạnh phúc hay nỗi buồn phiền, hoặc bất cứ điều gì, chỉ cho phép nó biểu lộ như sự xuất hiện tự nhiên từ tánh Không và sau đó tan hòa trở lại vào tánh Không. Để tiến trình đó có thể xảy ra một cách tự nhiên, và sẽ phải như thế, các bạn phải thành tựu sự xác quyết trong cái thấy và duy trì nó trong sự thiền định. Nếu các bạn không có sự xác quyết mạnh mẽ, các bạn sẽ không có năng lực cần thiết để duy trì cái thấy khi đứng trước một cuộc tấn công của các vọng tưởng.
Các bạn đừng tự cho mình là một đại thiền giả, có những tư tưởng như: “Không ai thiền định tốt hơn tôi.” Đó là một thái độ không thích đáng, không nên có sau khi thọ nhận và thực hành các giáo lý này. Một người thấu hiểu Dzogchen biết rằng “cái tôi” không hiện hữu. “Tôi” không hiện hữu, vì thế hãy quên “cái tôi” không hiện hữu đó đi và để cho bản tánh của các bạn an trú trong trạng thái tự nhiên của nó. Rồi thì các khuynh hướng nhị nguyên sẽ xuất hiện, nhưng giống như các đám mây thình lình hình thành trong bầu trời, chúng sẽ tan biến ngay sau đó. Chúng đến và đi một cách tự nhiên nếu không được đeo đuổi. Dù tốt hay xấu, chúng đều sẽ xuất hiện và tan hòa trong không gian trống không của giác tánh nội tại. Điều hết sức quan trọng là hiểu rõ sự không thiền định của đại định tự sinh và duy trì trạng thái này trong mọi lúc và trong mọi tình huống.
Trong Phật giáo, có những cách tiếp cận khác chẳng hạn như phái Tiểu thừa. Nếu người theo Tiểu thừa bị hấp dẫn bởi một người khác phái thì người ấy phải lập tức nghĩ tưởng: “Ồ, người đó không đáng ham muốn bởi thân thể anh (cô) ấy được tạo nên bởi thịt, xương và máu.” và tu tập tâm thức để suy tưởng về đối tượng như một cái gì đáng nhàm chán. Hoặc nếu người nào đó có ác cảm đối với những kẻ thù và ái luyến với những người thân thì lập tức họ tu tập tâm thức bằng cách nghĩ: “Ồ, thôi nào, điều này không đúng mặc dù bây giờ tôi cảm nhận nó, nhưng vì trong quá khứ những thân quyến này đã từng là các kẻ thù của tôi và những kẻ thù này đã từng là quyến thuộc của tôi.” Và họ phải nỗ lực thay đổi sự mê lầm của mình bằng cách hiểu biết trên bình diện tri thức sự tiếp cận đúng đắn là gì. Đây là cách tiếp cận của các truyền thống khác, và khi tôi nói “các truyền thống khác”, tôi muốn nói rằng nó vẫn là một tiếp cận của Phật giáo, nhưng không phải là cách tiếp cận của Dzogchen.
Xin hiểu rõ rằng cách đối trị sự xuất hiện của các vọng tưởng chỉ đơn giản là duy trì cái thấy. Với cách đối trị độc nhất này, mọi ý niệm được giải thoát, cho dù chúng vui thích hay không đáng ưa thích. Có thể các mê lầm của các bạn đang sôi sục như một nồi súp, nhưng điều đó không thành vấn đề, bởi nếu các bạn duy trì cái thấy thì bất luận các mê lầm đó có thể mạnh mẽ đến đâu, chúng sẽ tan biến khi đứng trước giác tánh nội tại là bản tánh của các bạn. Với bí quyết này, tất cả các vấn đề được đồng thời giải quyết.
Cái thấy giải trừ sự phóng tâm, thiền định cho phép ta chịu đựng mọi tình trạng nghịch cảnh, hành động là an trụ vượt trên sự lấy và bỏ, và kết quả là đạt đến nơi chốn an nghỉ bất động. Một khi đã thực sự thành tựu Dzogchen theo cách này thì cho dù có ai hăm doạ sẽ giết các bạn, các bạn cũng sẽ không sợ hãi, vì thiền giả Dzogchen biết rõ rằng không có gì là chân thật hay thực có, mà đúng hơn chỉ là ảo tưởng. Sự sợ hãi tuyệt đối không được kinh nghiệm vào lúc thành tựu.
Theo các hệ thống triết học khác, có vô số cách đối trị được sử dụng để đối phó với các niệm tưởng sinh khởi ngăn cản chúng ta an trụ trong giác tánh rigpa. Nhưng khi tới Dzogchen thì chỉ có một cách đối trị độc nhất là duy trì việc nhận ra giác tánh nội tại.
Bằng cách biết rõ một điều, mọi sự được giải thoát, mọi sự được tự do. Có ba cách để giải thoát các vọng tưởng: (1) nhận biết các vọng tưởng là gì, theo cách các bạn nhận ra một người quen cũ; (2) hiểu rõ rằng chúng không ích lợi và cũng chẳng có hại; và (3) để chúng tự giải thoát giống như một con rắn đang khoanh tròn duỗi mình ra một cách tự nhiên.
Bản chất của tâm là sự chói sáng trống không, giống như những tia sáng chói lọi của mặt trời. Có những tình thế ngăn cản năng lực và sự chói sáng của mặt trời, chẳng hạn như bóng tối, những đám mây và mưa dông. Những tình thế này cũng tương tự như các ý niệm ngăn che nhận ra rigpa của chúng ta, và vì thế mặt trời tạm thời bị ngăn che đối với cái thấy của ta. Những đám mây trên bầu trời là những tình thế nhất thời, nhưng rồi một cơn gió mạnh xuất hiện và xua tan mây mù. Tám mươi bốn ngàn loại mê lầm là cực kỳ mãnh liệt nếu như các bạn không thể phân biệt giữa một vọng tưởng thô và tế. Nó rất nguy hiểm và các bạn có thể rơi vào quan điểm hư vô theo đánh giá của thiền định Dzogchen. Ta có thể để cho mình hoàn toàn mờ đục, ngơ ngẩn và bị sốc, ở trong một tình trạng tăm tối nhưng không nhận biết tình trạng là như thế và cho rằng đó là thiền định. Nếu các bạn bị cảnh sát bắt giữ vì liên quan đến hoạt động phi pháp nào đó, thình lình bị bắt và lôi đi, các bạn sẽ xúc động mạnh mẽ. Khi ấy, dù có ai đang nói chuyện với bạn, bạn sẽ không nhận ra anh ta. Điều này cũng giống như trạng thái tăm tối nặng nề mà một thiền giả có thể mắc phải. Đó không phải giác tánh nội tại mà là một sự trệch hướng trầm trọng. Cũng giống như một trạng thái ngủ sâu, trong đó không có các giấc mơ hay sự tỉnh giác nào mà chỉ là một trạng thái mờ đục, nặng nề, tăm tối. Gốc rễ của những gì gây nên trạng thái này phải bị cắt đứt, loại bỏ.
Ở Tây Tạng, chúng tôi tin là có loài rồng. Thật vậy, chúng tôi biết chúng hiện hữu, nhưng có lẽ do sự giáo dục ở Tây phương nên các bạn không tin là chúng có thật. Các bạn có thể cho rằng chúng chỉ là sự kết hợp của các dòng điện dương và âm tạo nên hình dạng của những con rồng trên bầu trời, nhưng các bạn hoàn toàn không biết điều gì khác. Các bạn không biết về điều mà các bạn đang bàn. Những con rồng luôn luôn hiện hữu nhưng các bạn không tin tôi. Những con rồng này, một loại thuộc loài rắn, thực sự sống ở đáy các đại dương, những con sông và các vùng nước khác. Chúng sống trong nước, nước là không gian của chúng và thực sự không có sự phân biệt nào. Khi chúng nổi lên từ dưới nước, chúng tạo nên một loại hiện tượng bão táp do bởi năng lực chúng dùng để nổi lên. Ở Golok có một con sông được gọi là Machu, rất rộng, giống như sông Hằng ở Ấn Độ. Tôi nhớ điều gì đó đã xảy ra ở đấy khi tôi còn là một đứa bé. Một con rồng nổi lên từ sông Machu như một cơn bão táp khổng lồ. Có vẻ như toàn thể thị trấn sắp bị tiêu hủy, nhưng con rồng đã nhấc bổng thị trấn lên và đặt xuống ở vị trí khác, hoàn toàn nguyên vẹn, không có chút thiệt hại nào. Những con rồng này có rất nhiều năng lực kỳ diệu. Tôi biết các bạn không tin tôi.
Tương tự như vậy, các bạn cho rằng các niệm tưởng bất thiện thì vô hại. Từ quan điểm Dzogchen, khi các bạn đang ở trong thiền định, chúng không làm hại giác tánh nội tại. Bản tánh của tâm là không mê lầm, nhưng khi các niệm tưởng mê lầm phát sinh, hình thành và được vận dụng, chúng tích tập các khuynh hướng gây tổn hại cho bản tánh thiện do sự phóng tâm xuất hiện. Bản tánh của chân lý, Pháp tánh, không bao giờ bị tổn hại bởi bất kỳ điều gì xấu ác. Điều đó không thể. Nhưng một cách tạm thời, vòng sinh tử bắt đầu hoạt động. Mỗi một chúng sinh hữu tình có các tập quán và khuynh hướng khiến họ đi vào vòng sinh tử. Họ có các tập quán của sự tái sinh đặc thù đó. Chúng sinh trải nghiệm đau khổ và hỉ lạc từng lúc gián đoạn. Chúng sinh vẫn ở trong sinh tử là do ác hạnh. Một sự tái sinh cao hơn hay trạng thái tâm thức cao hơn nữa là nhờ sự tích tập đức hạnh. Đây là một dấu hiệu cho thấy rằng khi vòng sinh tử còn tồn tại thì đức hạnh và ác hạnh vẫn lợi lạc và có hại một cách tương ứng. Cho tới khi nào tất cả các pháp phức hợp bị cạn kiệt vào bản tánh nền tảng của thực tại thì tiến trình hại và lợi này mới ngưng hiện hữu. Đó là trạng thái Phật quả, và ta sẽ không thoát khỏi vòng tròn của sinh tử – lợi và hại và v.v... – cho tới khi quả Phật được thành tựu.
Các bạn phải duy trì khía cạnh tỉnh thức của nền tảng giác tánh nội tại và hiểu rõ sự phô diễn vô thường của các hiện tượng. Nền tảng không phải tạm thời. Nền tảng, tánh Không, là thường hằng, nhưng sự hoạt động của nền tảng khi nó tự phô diễn là tạm thời, đôi khi tích cực và đôi khi tiêu cực. Các bạn phải duy trì sự tỉnh giác về nền tảng trong suốt thời gian của sự phô diễn, và trong sự phô diễn đó các kinh nghiệm khác như sự hỉ lạc, trong sáng và vô niệm sẽ xuất hiện. Những kinh nghiệm này sẽ xuất hiện nhưng chúng cần được nhìn như các khía cạnh của sự phô diễn.
Ba kinh nghiệm về sự hỉ lạc, trong sáng và vô niệm không bao giờ được lầm lẫn như các khía cạnh của thiền định Dzogchen. Trong mọi lúc và trong mọi tình huống, ta phải duy trì sự nhận biết về giác tánh nội tại tươi mới, trần trụi như bản tánh trí tuệ nguyên thủy của tâm. Việc lạc hướng do bám víu vào các ý niệm thông thường là hiểu sai con đường Dzogchen và ta sẽ tiếp tục tích tập các nguyên nhân cho sự tái sinh trong sinh tử. Do trở nên tham luyến sự hỉ lạc, ta đi vào Dục giới; do trở nên tham luyến sự trong sáng, ta đi vào Sắc giới; và do tham luyến sự vô niệm, ta đi vào Vô sắc giới. Các vọng tưởng ngăn che giác tánh trống không, nhưng bản tánh của chúng là Pháp thân. Vì thế, khi các vọng tưởng xuất hiện, chúng không gây nên sự đe dọa mà chỉ là sự phô diễn của Pháp thân, và ta không cần có bất kỳ phản ứng đối kháng nào với chúng. Dù đó là sự hỉ lạc, trong sáng hay một vài kinh nghiệm về hạnh phúc xuất hiện trong tâm thức, hãy để tâm các bạn ở trong bản tánh trinh nguyên của giác tánh nội tại.
Trong văn bản gốc nói: “Sau đó, dù tâm các bạn sôi nổi hay yên tĩnh, dù các bạn sân hận hay tham luyến, dù vui hay buồn, trong mọi lúc và mọi cơ hội hãy chấp nhận Pháp thân đã được nhận ra và để cho ánh sáng con hợp nhất với ánh sáng mẹ đã được nhận biết. Hãy nghỉ ngơi trong trạng thái giác tánh không thể diễn bày. Hãy tiêu diệt nhiều lần sự vô niệm, hỉ lạc, trong sáng, và vọng tưởng. Để cho âm tiết của trí tuệ và phương tiện tức khắc đánh gục chúng.”
Âm tiết đó là PHAT. PHAT được cấu tạo bởi hai chữ, PHA và T. Chữ PHA là chữ tương ứng với nguyên lý nam, phương tiện thiện xảo, và chữ T là nguyên lý nữ, trí tuệ. Khi phương tiện thiện xảo và trí tuệ được hợp nhất, chúng cắt đứt một cuộc tấn công của các vọng tưởng lẫy lừng. Các bạn không cần kêu la hay thét lên âm PHAT. Tất cả những gì các bạn cần làm là an trụ trong tỉnh thức về giác tánh nội tại. Vào lúc la lên tiếng PHAT, các thực hành mật chú nên được giữ bí mật và vì thế cho dù là một gia chủ, các bạn hãy cố gắng đi tới một căn phòng trong nhà và đóng cửa lại khi đang thực hành. Các bạn thực hành ở một nơi mọi người không nhìn thấy, không cần giữ những tư thế và hạ đôi mắt xuống, nghĩa là các dáng vẻ để cho người ta biết rằng các bạn đang làm một cuộc thiền định, bởi điều đó đem lại sự kiêu ngạo và chỉ đưa tám pháp thế tục vào sự thực hành của các bạn. Loại thực hành Dzogchen này cần được thực hiện một cách kín đáo. Các bạn nên thiền định bí mật trên đỉnh núi hay ở nơi nào đó mà người ta không thể tìm thấy các bạn. Hãy kín đáo trong sự thực hành của bạn.
Trong bản văn gốc nói: “Không có khác biệt giữa thiền định và hậu thiền định. Không có sự phân chia giữa các thời khóa và sự gián đoạn. Hãy ngơi nghỉ liên tục trong trạng thái không bị phân chia.”
Trong khi các bạn ở trong sự thiền định hay an định, các bạn cần an trụ trong giác tánh nội tại trống không và rồi khi các bạn ngưng thời khóa đó, đứng dậy và bắt đầu các hoạt động bình thường của các bạn như uống trà và v.v..., thì đó là sự phân chia. Điều đó được gọi là hậu thiền định. Trong một ý nghĩa bên trong, sự phân chia là như sau: Khi các bạn ở trong giác tánh nội tại, đó là định, và khi các vọng tưởng phát khởi, đó là hậu định. Nhưng thực sự không có sự phân biệt. Đó là vấn đề được tạo ra khi bản văn nói: “Không có sự phân chia giữa các thời khóa và sự gián đoạn.” Gián đoạn là sự phát khởi của các vọng tưởng, nhưng nếu ta đang thực sự hộ trì các giáo lý đã được trình bày thì không có sự gián đoạn – đó là một dòng chảy, một sự tương tục.
Bản văn gốc nói tiếp: “Tuy nhiên, chừng nào mà các bạn không đạt được sự kiên cố, thì cần thiết phải thực hành việc từ bỏ các phóng tâm.” Vì thế, trong mọi lúc và mọi tình huống, hãy duy trì sự liên tục duy nhất của Pháp thân. Hãy xác định rằng không có gì hơn được việc này. Xác quyết trên một điều là điểm trọng yếu thứ hai.
Trong thiền định không có chỗ cho sự phóng tâm, dù chỉ bằng một sợi tóc. Ta không bao giờ được tách lìa khỏi giác tánh nội tại. Đây là bản tánh của việc duy trì cái thấy và thiền định Dzogchen. Đây là con đường của sự thấu biết Phật quả là nền tảng, và đây là bản tánh căn bản của tất cả chúng sinh. Một cách tạm thời, chúng sinh bị ngăn che bởi sự mê lầm, nhưng bản tánh căn bản của họ là bản tánh của một vị Phật. Đây là con đường của không thiền định, kết quả bất khả đắc. Kết quả “bất khả đắc” có nghĩa là không có đích đến. Không có đích đến bởi vì tất cả những gì ta cần làm chỉ là loại trừ sự ô nhiễm của hai che chướng và sự giải thoát xảy ra. Nó tự phát sinh. Không có gì để tìm kiếm. Làm sao có thể có điều gì để tìm kiếm khi các bạn đã sở hữu hai trạng thái của sự thấu suốt trí tuệ siêu việt – sự thấu suốt bản tánh tuyệt đối hoàn toàn đúng thật như đang hiện hữu và sự thấu suốt các sự vật hiện hữu không bị ngăn che một cách tự nhiên như thế nào?
Đây là hai loại prajna (trí tuệ). Prajna thứ nhất nói tới việc không có sự hiện hữu nội tại của một bản ngã. Các bạn đã có tâm Phật này. Đây là bản tánh của các bạn. Thấu biết nó là thành tựu mục đích của riêng bạn là Pháp thân và đồng thời thành tựu mục đích của những người khác bằng các biểu lộ khác nhau của sắc thân. Đây là cái mà các bạn phải biểu lộ – Phật tánh thường trụ bên trong của chính bạn trong phạm vi nền tảng, con đường, và kết quả. Đây là sự phô diễn huyền diệu vĩ đại bản tánh của tâm.
Xin hiểu rõ rằng các vọng tưởng sẽ không bao giờ làm hại các bạn. Hãy duy trì sự thiền định về cái thấy và đạt được nơi ngơi nghỉ vững chắc, bất biến. Ta phải đạt được sự hoàn toàn kiên cố trong thực hành cho tới khi nơi chốn bất biến này được chứng ngộ, bởi vì “nơi ngơi nghỉ bất biến” có nghĩa là ta không bao giờ rơi trở lại sự bất lực trong việc duy trì giác tánh nội tại. Nếu các bạn trải qua thời gian khó khăn như một người sơ học thì như có nói trong bản văn, cần thiết phải thực hành từ bỏ các phóng tâm. Sẽ không dễ dàng thực hiện loại thực hành này giữa sự rối loạn và những phóng tâm mạnh mẽ, vì thế các bạn cần thiền định trong sự cô tịch.
Nếu các bạn không thể đạt được một chỗ an lập vững chắc trong việc thành tựu sự kiên cố bằng thực hành an định, các bạn sẽ không bao giờ có được năng lực trong kinh nghiệm sau thiền định. Không có một định lực mạnh mẽ – có nghĩa là giác tánh nội tại – các bạn sẽ không có năng lực để đưa kinh nghiệm đó ra đối mặt với các nghịch cảnh của đời sống thường ngày. Điều đó sẽ không xảy ra một cách dễ dàng. Các bạn phải có các thời khóa thiền định chính thức để thâu đạt được sức mạnh và sự kiên cố trong thiền định hay hậu thiền định. Nếu không, sẽ có nhiều cạm bẫy. Có nhiều cạm bẫy để nói đến, nhưng cạm bẫy to lớn và thô lậu nhất là tình trạng chung mà tất cả chúng sinh hữu tình kinh nghiệm. Đây là trạng thái mê lầm của sự không nhận ra giác tánh nội tại đã ở với chúng ta từ vô thủy. Trong tất cả các che chướng thì đây là sự ngăn che thâm căn cố đế nhất. Vì thế, chúng ta phải có khả năng vượt khỏi nó bằng cách duy trì sự liên tục thường hằng và duy nhất của giác tánh Pháp thân. Như bản văn gốc nói: “Hãy xác định rằng không có gì hơn được việc này.” Vì thế, đây là điểm trọng yếu thứ hai: xác quyết trên một điều.
Tác giả: Đại sư Orgyen Kusum Lingpa, Liên Hoa dịch -
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN II: BA LỜI ĐÁNH VÀO ĐIỂM TRỌNG YẾU
Giáo huấn đặc biệt của Khepa Shri Gyalpo
CHƯƠNG 4: ĐIỂM TRỌNG YẾU THỨ HAI: XÁC QUYẾT TRÊN MỘT ĐIỀU
Điểm trọng yếu đầu tiên là sự nhận ra chân tánh của các bạn. Điều này đã được thảo luận. Điểm trọng yếu thứ hai là sự xác quyết trên một điều trong thiền định. Việc nhận ra bản tánh là sự thành tựu cái thấy. Một khi bản tánh được nhận ra, sự thiền định cần được hiểu rõ. Thiền định được sử dụng để xác quyết trên một điều. Có sự xác quyết trên một điều, đó là sự nhận ra bản tánh của riêng ta. Như Ngài Jigme Lingpa đã nói: “Trong khi ngơi nghỉ trong sự nhận ra rigpa, sẽ không có thậm chí một mảy may xao lãng lang thang và một vi trần (nguyên tử) thiền định nào.”Các giáo huấn này là những giáo lý tối hậu về việc tọa thiền như thế nào và làm sao duy trì an định suốt trong ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai – tức là vào ban ngày, ban đêm, trong khi thiền định và trong các kinh nghiệm sau khi thiền định. Trong mọi lúc và trong mọi tình huống, ta không ngừng an nghỉ trong rigpa. Đây là sự thực hành thiền định, là điểm trọng yếu thứ hai về sự xác quyết trên một điều. Chính điều đó là cái mà các bạn duy trì không ngừng nghỉ. Tâm không ngừng nghỉ, và nếu sự tỉnh giác được duy trì thì ta không bao giờ xa lìa với chân tánh của ta. Rigpa có nghĩa là sự nhận ra bản tánh của tâm.
Hôm qua tôi đã nói qua về sự thiền định shamatha (chỉ) và vipashyana (quán), sự an trú yên bình và sự quán chiếu thấu suốt. Các tiếp cận Dzogchen với các giáo lý này có khác biệt các trường phái Phật giáo. Sự an trú yên bình giống như một đại dương không có sóng, hoàn toàn yên tĩnh. Thông thường, bản tánh của đại dương là sự chuyển động và sự phô diễn của mọi sự chuyển động đó là những con sóng. Khi nước lắng dịu và yên tĩnh, nó trở nên trong trẻo và các bạn có thể thấy rõ. Nó trở nên hoàn toàn trong vắt và được so sánh với sự quán chiếu thấu suốt. Cũng thế, sự trong sáng xuất phát từ một tâm thức an tĩnh. Bởi bản tánh của giác tánh nội tại thì không bị ngăn che bởi bất cứ điều gì, không có những phân biệt hay các giới hạn được áp đặt lên tâm thức. Không có các biên giới. Những trạng thái xuất hiện trong bầu trời như những đám mây và bóng tối, ngăn che sự tinh khôi của không gian, và điều đó tương tự như các ý niệm phát sinh trong tâm chúng ta. Khi chúng ta nghỉ ngơi trong giác tánh rigpa, các che chướng đó không hiện hữu, và khi chúng không hiện hữu, chúng ta an trụ một cách yên bình.
Khi chúng ta đang an trụ yên bình trong rigpa, sự trong sáng của rigpa hiện hữu như vốn có và sự trong sáng đó là sự quán chiếu thấu suốt. Các con sóng của sự mê lầm bị tiệt trừ và giác tánh nội tại tự sinh tự biểu lộ như sự quán chiếu thấu suốt. Sự quán chiếu thấu suốt này cũng có thể được gọi là svabhavikakaya (Thân Tự tánh) – hiện thân bản tánh của thực tại đúng như đang hiện hữu – sự trong sáng trống không, nó cũng là Pháp thân. Nó không tách lìa Pháp thân. Trong khi duy trì cái thấy rigpa, là sự thiền định, bất cứ điều gì xuất hiện trong tâm, dù là các cảm xúc về nỗi vui hay nỗi buồn, đều không được đeo đuổi theo. Nếu các bạn đeo đuổi các tư tưởng và cảm xúc xuất hiện, đeo bám vào tri giác chủ thể và khách thể, thì các bạn đang sử dụng tâm thức ý niệm bình thường và đang tích tập các tập khí. Không có gì để làm với rigpa. Không có sự thiền định được áp đặt lên cái thấy Dzogchen. Cái thấy chính là sự thiền định. Nếu có điều gì được áp đặt, một vài loại kỹ thuật, thì nó trở thành tri giác mê lầm, các hiện tượng mê lầm.
Ta phải quen thuộc với sự duy trì cái thấy trong trạng thái tự nhiên của nó. Nếu ta không quen thuộc với điều đó thì sự thiền định là một dòng vọng tưởng ngăn che rigpa. Làm thế nào có thể củng cố việc nhận ra rigpa của các bạn nếu như các con sóng vọng tưởng đang liên tục đổ tràn lên nó? Đây là một giáo huấn trực chỉ cốt tủy về cách thiền định không thiền định. Không có gì để nắm giữ như một sự thiền định. Các bạn phải hợp nhất cái thấy và sự thiền định giống như nước và sữa. Nếu các bạn không biết cách để làm điều này, các bạn là một người bình thường đang thực hành một vài hình thức thiền định thấp hơn. Nói thế không có nghĩa rằng các loại thiền định khác là các cấp bậc không có giá trị trên con đường, nhưng chúng không phải là thiền định Dzogchen.
Dzogchen không có thiền định. Bản tánh thì trống không và bản tánh trống không đó là sự bao la vô hạn của Pháp tánh. Nó là một cái gì không bao giờ xa lìa nhưng các bạn hoàn toàn chưa từng thấy nó trước đây. Vì thế, giờ đây các bạn phải làm sáng tỏ nó. Các bạn phải hiểu rõ sự quân bình của tâm thức của riêng các bạn. Nó là giác tánh nội tại, sự trong sáng trống không thoát khỏi bất kỳ loại tạo tác nào. Dù điều gì xuất hiện, niềm hạnh phúc hay nỗi buồn phiền, hoặc bất cứ điều gì, chỉ cho phép nó biểu lộ như sự xuất hiện tự nhiên từ tánh Không và sau đó tan hòa trở lại vào tánh Không. Để tiến trình đó có thể xảy ra một cách tự nhiên, và sẽ phải như thế, các bạn phải thành tựu sự xác quyết trong cái thấy và duy trì nó trong sự thiền định. Nếu các bạn không có sự xác quyết mạnh mẽ, các bạn sẽ không có năng lực cần thiết để duy trì cái thấy khi đứng trước một cuộc tấn công của các vọng tưởng.
Các bạn đừng tự cho mình là một đại thiền giả, có những tư tưởng như: “Không ai thiền định tốt hơn tôi.” Đó là một thái độ không thích đáng, không nên có sau khi thọ nhận và thực hành các giáo lý này. Một người thấu hiểu Dzogchen biết rằng “cái tôi” không hiện hữu. “Tôi” không hiện hữu, vì thế hãy quên “cái tôi” không hiện hữu đó đi và để cho bản tánh của các bạn an trú trong trạng thái tự nhiên của nó. Rồi thì các khuynh hướng nhị nguyên sẽ xuất hiện, nhưng giống như các đám mây thình lình hình thành trong bầu trời, chúng sẽ tan biến ngay sau đó. Chúng đến và đi một cách tự nhiên nếu không được đeo đuổi. Dù tốt hay xấu, chúng đều sẽ xuất hiện và tan hòa trong không gian trống không của giác tánh nội tại. Điều hết sức quan trọng là hiểu rõ sự không thiền định của đại định tự sinh và duy trì trạng thái này trong mọi lúc và trong mọi tình huống.
Trong Phật giáo, có những cách tiếp cận khác chẳng hạn như phái Tiểu thừa. Nếu người theo Tiểu thừa bị hấp dẫn bởi một người khác phái thì người ấy phải lập tức nghĩ tưởng: “Ồ, người đó không đáng ham muốn bởi thân thể anh (cô) ấy được tạo nên bởi thịt, xương và máu.” và tu tập tâm thức để suy tưởng về đối tượng như một cái gì đáng nhàm chán. Hoặc nếu người nào đó có ác cảm đối với những kẻ thù và ái luyến với những người thân thì lập tức họ tu tập tâm thức bằng cách nghĩ: “Ồ, thôi nào, điều này không đúng mặc dù bây giờ tôi cảm nhận nó, nhưng vì trong quá khứ những thân quyến này đã từng là các kẻ thù của tôi và những kẻ thù này đã từng là quyến thuộc của tôi.” Và họ phải nỗ lực thay đổi sự mê lầm của mình bằng cách hiểu biết trên bình diện tri thức sự tiếp cận đúng đắn là gì. Đây là cách tiếp cận của các truyền thống khác, và khi tôi nói “các truyền thống khác”, tôi muốn nói rằng nó vẫn là một tiếp cận của Phật giáo, nhưng không phải là cách tiếp cận của Dzogchen.
Xin hiểu rõ rằng cách đối trị sự xuất hiện của các vọng tưởng chỉ đơn giản là duy trì cái thấy. Với cách đối trị độc nhất này, mọi ý niệm được giải thoát, cho dù chúng vui thích hay không đáng ưa thích. Có thể các mê lầm của các bạn đang sôi sục như một nồi súp, nhưng điều đó không thành vấn đề, bởi nếu các bạn duy trì cái thấy thì bất luận các mê lầm đó có thể mạnh mẽ đến đâu, chúng sẽ tan biến khi đứng trước giác tánh nội tại là bản tánh của các bạn. Với bí quyết này, tất cả các vấn đề được đồng thời giải quyết.
Cái thấy giải trừ sự phóng tâm, thiền định cho phép ta chịu đựng mọi tình trạng nghịch cảnh, hành động là an trụ vượt trên sự lấy và bỏ, và kết quả là đạt đến nơi chốn an nghỉ bất động. Một khi đã thực sự thành tựu Dzogchen theo cách này thì cho dù có ai hăm doạ sẽ giết các bạn, các bạn cũng sẽ không sợ hãi, vì thiền giả Dzogchen biết rõ rằng không có gì là chân thật hay thực có, mà đúng hơn chỉ là ảo tưởng. Sự sợ hãi tuyệt đối không được kinh nghiệm vào lúc thành tựu.
Theo các hệ thống triết học khác, có vô số cách đối trị được sử dụng để đối phó với các niệm tưởng sinh khởi ngăn cản chúng ta an trụ trong giác tánh rigpa. Nhưng khi tới Dzogchen thì chỉ có một cách đối trị độc nhất là duy trì việc nhận ra giác tánh nội tại.
Bằng cách biết rõ một điều, mọi sự được giải thoát, mọi sự được tự do. Có ba cách để giải thoát các vọng tưởng: (1) nhận biết các vọng tưởng là gì, theo cách các bạn nhận ra một người quen cũ; (2) hiểu rõ rằng chúng không ích lợi và cũng chẳng có hại; và (3) để chúng tự giải thoát giống như một con rắn đang khoanh tròn duỗi mình ra một cách tự nhiên.
Bản chất của tâm là sự chói sáng trống không, giống như những tia sáng chói lọi của mặt trời. Có những tình thế ngăn cản năng lực và sự chói sáng của mặt trời, chẳng hạn như bóng tối, những đám mây và mưa dông. Những tình thế này cũng tương tự như các ý niệm ngăn che nhận ra rigpa của chúng ta, và vì thế mặt trời tạm thời bị ngăn che đối với cái thấy của ta. Những đám mây trên bầu trời là những tình thế nhất thời, nhưng rồi một cơn gió mạnh xuất hiện và xua tan mây mù. Tám mươi bốn ngàn loại mê lầm là cực kỳ mãnh liệt nếu như các bạn không thể phân biệt giữa một vọng tưởng thô và tế. Nó rất nguy hiểm và các bạn có thể rơi vào quan điểm hư vô theo đánh giá của thiền định Dzogchen. Ta có thể để cho mình hoàn toàn mờ đục, ngơ ngẩn và bị sốc, ở trong một tình trạng tăm tối nhưng không nhận biết tình trạng là như thế và cho rằng đó là thiền định. Nếu các bạn bị cảnh sát bắt giữ vì liên quan đến hoạt động phi pháp nào đó, thình lình bị bắt và lôi đi, các bạn sẽ xúc động mạnh mẽ. Khi ấy, dù có ai đang nói chuyện với bạn, bạn sẽ không nhận ra anh ta. Điều này cũng giống như trạng thái tăm tối nặng nề mà một thiền giả có thể mắc phải. Đó không phải giác tánh nội tại mà là một sự trệch hướng trầm trọng. Cũng giống như một trạng thái ngủ sâu, trong đó không có các giấc mơ hay sự tỉnh giác nào mà chỉ là một trạng thái mờ đục, nặng nề, tăm tối. Gốc rễ của những gì gây nên trạng thái này phải bị cắt đứt, loại bỏ.
Ở Tây Tạng, chúng tôi tin là có loài rồng. Thật vậy, chúng tôi biết chúng hiện hữu, nhưng có lẽ do sự giáo dục ở Tây phương nên các bạn không tin là chúng có thật. Các bạn có thể cho rằng chúng chỉ là sự kết hợp của các dòng điện dương và âm tạo nên hình dạng của những con rồng trên bầu trời, nhưng các bạn hoàn toàn không biết điều gì khác. Các bạn không biết về điều mà các bạn đang bàn. Những con rồng luôn luôn hiện hữu nhưng các bạn không tin tôi. Những con rồng này, một loại thuộc loài rắn, thực sự sống ở đáy các đại dương, những con sông và các vùng nước khác. Chúng sống trong nước, nước là không gian của chúng và thực sự không có sự phân biệt nào. Khi chúng nổi lên từ dưới nước, chúng tạo nên một loại hiện tượng bão táp do bởi năng lực chúng dùng để nổi lên. Ở Golok có một con sông được gọi là Machu, rất rộng, giống như sông Hằng ở Ấn Độ. Tôi nhớ điều gì đó đã xảy ra ở đấy khi tôi còn là một đứa bé. Một con rồng nổi lên từ sông Machu như một cơn bão táp khổng lồ. Có vẻ như toàn thể thị trấn sắp bị tiêu hủy, nhưng con rồng đã nhấc bổng thị trấn lên và đặt xuống ở vị trí khác, hoàn toàn nguyên vẹn, không có chút thiệt hại nào. Những con rồng này có rất nhiều năng lực kỳ diệu. Tôi biết các bạn không tin tôi.
Tương tự như vậy, các bạn cho rằng các niệm tưởng bất thiện thì vô hại. Từ quan điểm Dzogchen, khi các bạn đang ở trong thiền định, chúng không làm hại giác tánh nội tại. Bản tánh của tâm là không mê lầm, nhưng khi các niệm tưởng mê lầm phát sinh, hình thành và được vận dụng, chúng tích tập các khuynh hướng gây tổn hại cho bản tánh thiện do sự phóng tâm xuất hiện. Bản tánh của chân lý, Pháp tánh, không bao giờ bị tổn hại bởi bất kỳ điều gì xấu ác. Điều đó không thể. Nhưng một cách tạm thời, vòng sinh tử bắt đầu hoạt động. Mỗi một chúng sinh hữu tình có các tập quán và khuynh hướng khiến họ đi vào vòng sinh tử. Họ có các tập quán của sự tái sinh đặc thù đó. Chúng sinh trải nghiệm đau khổ và hỉ lạc từng lúc gián đoạn. Chúng sinh vẫn ở trong sinh tử là do ác hạnh. Một sự tái sinh cao hơn hay trạng thái tâm thức cao hơn nữa là nhờ sự tích tập đức hạnh. Đây là một dấu hiệu cho thấy rằng khi vòng sinh tử còn tồn tại thì đức hạnh và ác hạnh vẫn lợi lạc và có hại một cách tương ứng. Cho tới khi nào tất cả các pháp phức hợp bị cạn kiệt vào bản tánh nền tảng của thực tại thì tiến trình hại và lợi này mới ngưng hiện hữu. Đó là trạng thái Phật quả, và ta sẽ không thoát khỏi vòng tròn của sinh tử – lợi và hại và v.v... – cho tới khi quả Phật được thành tựu.
Các bạn phải duy trì khía cạnh tỉnh thức của nền tảng giác tánh nội tại và hiểu rõ sự phô diễn vô thường của các hiện tượng. Nền tảng không phải tạm thời. Nền tảng, tánh Không, là thường hằng, nhưng sự hoạt động của nền tảng khi nó tự phô diễn là tạm thời, đôi khi tích cực và đôi khi tiêu cực. Các bạn phải duy trì sự tỉnh giác về nền tảng trong suốt thời gian của sự phô diễn, và trong sự phô diễn đó các kinh nghiệm khác như sự hỉ lạc, trong sáng và vô niệm sẽ xuất hiện. Những kinh nghiệm này sẽ xuất hiện nhưng chúng cần được nhìn như các khía cạnh của sự phô diễn.
Ba kinh nghiệm về sự hỉ lạc, trong sáng và vô niệm không bao giờ được lầm lẫn như các khía cạnh của thiền định Dzogchen. Trong mọi lúc và trong mọi tình huống, ta phải duy trì sự nhận biết về giác tánh nội tại tươi mới, trần trụi như bản tánh trí tuệ nguyên thủy của tâm. Việc lạc hướng do bám víu vào các ý niệm thông thường là hiểu sai con đường Dzogchen và ta sẽ tiếp tục tích tập các nguyên nhân cho sự tái sinh trong sinh tử. Do trở nên tham luyến sự hỉ lạc, ta đi vào Dục giới; do trở nên tham luyến sự trong sáng, ta đi vào Sắc giới; và do tham luyến sự vô niệm, ta đi vào Vô sắc giới. Các vọng tưởng ngăn che giác tánh trống không, nhưng bản tánh của chúng là Pháp thân. Vì thế, khi các vọng tưởng xuất hiện, chúng không gây nên sự đe dọa mà chỉ là sự phô diễn của Pháp thân, và ta không cần có bất kỳ phản ứng đối kháng nào với chúng. Dù đó là sự hỉ lạc, trong sáng hay một vài kinh nghiệm về hạnh phúc xuất hiện trong tâm thức, hãy để tâm các bạn ở trong bản tánh trinh nguyên của giác tánh nội tại.
Trong văn bản gốc nói: “Sau đó, dù tâm các bạn sôi nổi hay yên tĩnh, dù các bạn sân hận hay tham luyến, dù vui hay buồn, trong mọi lúc và mọi cơ hội hãy chấp nhận Pháp thân đã được nhận ra và để cho ánh sáng con hợp nhất với ánh sáng mẹ đã được nhận biết. Hãy nghỉ ngơi trong trạng thái giác tánh không thể diễn bày. Hãy tiêu diệt nhiều lần sự vô niệm, hỉ lạc, trong sáng, và vọng tưởng. Để cho âm tiết của trí tuệ và phương tiện tức khắc đánh gục chúng.”
Âm tiết đó là PHAT. PHAT được cấu tạo bởi hai chữ, PHA và T. Chữ PHA là chữ tương ứng với nguyên lý nam, phương tiện thiện xảo, và chữ T là nguyên lý nữ, trí tuệ. Khi phương tiện thiện xảo và trí tuệ được hợp nhất, chúng cắt đứt một cuộc tấn công của các vọng tưởng lẫy lừng. Các bạn không cần kêu la hay thét lên âm PHAT. Tất cả những gì các bạn cần làm là an trụ trong tỉnh thức về giác tánh nội tại. Vào lúc la lên tiếng PHAT, các thực hành mật chú nên được giữ bí mật và vì thế cho dù là một gia chủ, các bạn hãy cố gắng đi tới một căn phòng trong nhà và đóng cửa lại khi đang thực hành. Các bạn thực hành ở một nơi mọi người không nhìn thấy, không cần giữ những tư thế và hạ đôi mắt xuống, nghĩa là các dáng vẻ để cho người ta biết rằng các bạn đang làm một cuộc thiền định, bởi điều đó đem lại sự kiêu ngạo và chỉ đưa tám pháp thế tục vào sự thực hành của các bạn. Loại thực hành Dzogchen này cần được thực hiện một cách kín đáo. Các bạn nên thiền định bí mật trên đỉnh núi hay ở nơi nào đó mà người ta không thể tìm thấy các bạn. Hãy kín đáo trong sự thực hành của bạn.
Trong bản văn gốc nói: “Không có khác biệt giữa thiền định và hậu thiền định. Không có sự phân chia giữa các thời khóa và sự gián đoạn. Hãy ngơi nghỉ liên tục trong trạng thái không bị phân chia.”
Trong khi các bạn ở trong sự thiền định hay an định, các bạn cần an trụ trong giác tánh nội tại trống không và rồi khi các bạn ngưng thời khóa đó, đứng dậy và bắt đầu các hoạt động bình thường của các bạn như uống trà và v.v..., thì đó là sự phân chia. Điều đó được gọi là hậu thiền định. Trong một ý nghĩa bên trong, sự phân chia là như sau: Khi các bạn ở trong giác tánh nội tại, đó là định, và khi các vọng tưởng phát khởi, đó là hậu định. Nhưng thực sự không có sự phân biệt. Đó là vấn đề được tạo ra khi bản văn nói: “Không có sự phân chia giữa các thời khóa và sự gián đoạn.” Gián đoạn là sự phát khởi của các vọng tưởng, nhưng nếu ta đang thực sự hộ trì các giáo lý đã được trình bày thì không có sự gián đoạn – đó là một dòng chảy, một sự tương tục.
Bản văn gốc nói tiếp: “Tuy nhiên, chừng nào mà các bạn không đạt được sự kiên cố, thì cần thiết phải thực hành việc từ bỏ các phóng tâm.” Vì thế, trong mọi lúc và mọi tình huống, hãy duy trì sự liên tục duy nhất của Pháp thân. Hãy xác định rằng không có gì hơn được việc này. Xác quyết trên một điều là điểm trọng yếu thứ hai.
Trong thiền định không có chỗ cho sự phóng tâm, dù chỉ bằng một sợi tóc. Ta không bao giờ được tách lìa khỏi giác tánh nội tại. Đây là bản tánh của việc duy trì cái thấy và thiền định Dzogchen. Đây là con đường của sự thấu biết Phật quả là nền tảng, và đây là bản tánh căn bản của tất cả chúng sinh. Một cách tạm thời, chúng sinh bị ngăn che bởi sự mê lầm, nhưng bản tánh căn bản của họ là bản tánh của một vị Phật. Đây là con đường của không thiền định, kết quả bất khả đắc. Kết quả “bất khả đắc” có nghĩa là không có đích đến. Không có đích đến bởi vì tất cả những gì ta cần làm chỉ là loại trừ sự ô nhiễm của hai che chướng và sự giải thoát xảy ra. Nó tự phát sinh. Không có gì để tìm kiếm. Làm sao có thể có điều gì để tìm kiếm khi các bạn đã sở hữu hai trạng thái của sự thấu suốt trí tuệ siêu việt – sự thấu suốt bản tánh tuyệt đối hoàn toàn đúng thật như đang hiện hữu và sự thấu suốt các sự vật hiện hữu không bị ngăn che một cách tự nhiên như thế nào?
Đây là hai loại prajna (trí tuệ). Prajna thứ nhất nói tới việc không có sự hiện hữu nội tại của một bản ngã. Các bạn đã có tâm Phật này. Đây là bản tánh của các bạn. Thấu biết nó là thành tựu mục đích của riêng bạn là Pháp thân và đồng thời thành tựu mục đích của những người khác bằng các biểu lộ khác nhau của sắc thân. Đây là cái mà các bạn phải biểu lộ – Phật tánh thường trụ bên trong của chính bạn trong phạm vi nền tảng, con đường, và kết quả. Đây là sự phô diễn huyền diệu vĩ đại bản tánh của tâm.
Xin hiểu rõ rằng các vọng tưởng sẽ không bao giờ làm hại các bạn. Hãy duy trì sự thiền định về cái thấy và đạt được nơi ngơi nghỉ vững chắc, bất biến. Ta phải đạt được sự hoàn toàn kiên cố trong thực hành cho tới khi nơi chốn bất biến này được chứng ngộ, bởi vì “nơi ngơi nghỉ bất biến” có nghĩa là ta không bao giờ rơi trở lại sự bất lực trong việc duy trì giác tánh nội tại. Nếu các bạn trải qua thời gian khó khăn như một người sơ học thì như có nói trong bản văn, cần thiết phải thực hành từ bỏ các phóng tâm. Sẽ không dễ dàng thực hiện loại thực hành này giữa sự rối loạn và những phóng tâm mạnh mẽ, vì thế các bạn cần thiền định trong sự cô tịch.
Nếu các bạn không thể đạt được một chỗ an lập vững chắc trong việc thành tựu sự kiên cố bằng thực hành an định, các bạn sẽ không bao giờ có được năng lực trong kinh nghiệm sau thiền định. Không có một định lực mạnh mẽ – có nghĩa là giác tánh nội tại – các bạn sẽ không có năng lực để đưa kinh nghiệm đó ra đối mặt với các nghịch cảnh của đời sống thường ngày. Điều đó sẽ không xảy ra một cách dễ dàng. Các bạn phải có các thời khóa thiền định chính thức để thâu đạt được sức mạnh và sự kiên cố trong thiền định hay hậu thiền định. Nếu không, sẽ có nhiều cạm bẫy. Có nhiều cạm bẫy để nói đến, nhưng cạm bẫy to lớn và thô lậu nhất là tình trạng chung mà tất cả chúng sinh hữu tình kinh nghiệm. Đây là trạng thái mê lầm của sự không nhận ra giác tánh nội tại đã ở với chúng ta từ vô thủy. Trong tất cả các che chướng thì đây là sự ngăn che thâm căn cố đế nhất. Vì thế, chúng ta phải có khả năng vượt khỏi nó bằng cách duy trì sự liên tục thường hằng và duy nhất của giác tánh Pháp thân. Như bản văn gốc nói: “Hãy xác định rằng không có gì hơn được việc này.” Vì thế, đây là điểm trọng yếu thứ hai: xác quyết trên một điều.
Gửi ý kiến của bạn