BhikkhuThích Thái Hòa
Lịch Sử PhátTriển Kinh Pháp Hoa
ẤnĐộ:
Hầuhết các kinh điển từ Nguyên thủy đến Đại thừa đềucó điểm thống nhất rằng: Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo,Ngài không vội chuyển vận pháp luân, vì nghĩ rằng: “Giáopháp do Ngài vừa chứng ngộ quá thâm diệu, cao quý, siêu lýluận, chỉ có kẻ trí mới thấu hiểu, còn đa số quần chúngthì đam mê ái dục, chạy theo ái dục, khó mà thấy đượcnguyên lý duyên khởi, nguyên lý tịch tịnh của các hành”.1
Phạmthiên Sahampati đọc được luồng sinh khí ấy, nên đã xuấthiện trước Đức Thế Tôn, thỉnh cầu Ngài chuyển vận phápluân.
Bấygiờ, Đức Phật nhìn hồ sen, thấy sen trong hồ có thứ đãlên khỏi bùn, nhưng chưa lên khỏi mặt nước, có thứ đãlên khỏi mặt nước, nhưng chưa nở hoa, có thứ chỉ hé nụsắp sửa nở,… Đức Phật liền nghĩ: “Hết thảy chúngsanh ở nơi thế giới này cũng đều như thế. Có người trìnhđộ thấp, có người trình độ vừa, có người trình độcao, nhưng tất cả trình độ ấy nếu gặp được giáo lýdo Ngài giảng dạy, họ cũng sẽ tu tập và được giải thoát,giác ngộ”.
Chínhsuy nghĩ về điểm này, mà Đức Như Lai thiết lập phươngtiện để giáo hóa, như Ngài đã nói ở phẩm Phương Tiệnkinh Pháp Hoa:
“Tưduy như vậy rồi,
liềnđến Ba La Nại
cácpháp tướng vắng lặng
khôngthể diễn bằng lời.
Nhưngdùng sức phương tiện
nóicho năm Tỷ khưu
gọilà chuyển Pháp luân
códanh từ Niết Bàn
cùngdanh A La Hán
vớidanh xưng Pháp, Tăng.
Từđó đến ngày nay
chỉkhen pháp Niết Bàn
diệttận khổ sinh tử
Tôithường nói như vậy”.2
Và,khi đến vườn Nai, trước hết Đức Phật khuyên năm anh emKiều Trần Như, nên từ bỏ hai cực đoan là ép xác khổ hạnhvà buông lung trong các dục mà thực hành Trung đạo.
Trungđạo ở đây là Bát Chánh Đạo. Sau đó, Đức Thế Tôn chuyểnvận pháp luân ba lần với mười hai hành tướng Tứ ThánhĐế cho năm anh em Kiều Trần Như, từ đó Phật – Pháp -Tăng có mặt một cách đầy đủ cả sự và lý.3
Nhưvậy, theo tinh thần diễn tả trong phẩm Phương Tiện kinh PhápHoa, thì phương tiện và cứu cánh của kinh Pháp Hoa đã cómặt ngay ở buổi chuyển Pháp luân đầu tiên cho năm anh emKiều Trần Như qua pháp thoại Tứ Thánh Đế.
Ởvườn Nai, Đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như vớipháp Tứ Thánh Đế bằng chính cái thấy, cái biết của Ngàimà ta có thể thấy rõ như sau:
ĐứcPhật nói:
Đâylà Khổ. Đó là “khai Phật tri kiến”.
Đâylà Tập. Đó là “thị Phật tri kiến”.
Đâylà Diệt. Đó là “ngộ Phật tri kiến”.
Đâylà Đạo. Đó là “nhập Phật tri kiến”.
Vàta có thể hiểu thêm khi Đức Phật chuyển vận mỗi ThánhĐế, thì trong mỗi Thánh Đế đều có đủ cả “khai- thị-ngộ- nhập Phật tri kiến”.
Nhưvậy, mục đích của Đức Phật ra đời là “khai thị ngộnhập Phật tri kiến cho chúng sanh”, như Ngài đã nói ở phẩmPhương Tiện của kinh Pháp Hoa.
Tuy,Đức Phật khai thị ngộ nhập Phật tri kiến một cách bìnhđẳng như vậy, nhưng tùy theo căn cơ, nhân duyên của ngườilãnh hội mà có sự sai thù, dị biệt. Và cũng chính từ đó,mà có Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa. PhẩmDược Thảo Dụ của kinh Pháp Hoa đã minh họa cho điều nàyhết sức rõ ràng.
PhápĐức Phật dạy mang tính xuyên suốt từ khi Ngài chuyển Phápluân tại vườn Nai cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn tại Salasong thọ.
Nhưở phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, Ngài nói:
“Từđó đến ngày nay
Chỉkhen pháp Niết Bàn
Diệttận khổ sinh tử
Tôithường nói như vậy”.
Chúngta biết rằng, ở vườn Nai, Đức Phật đã chuyển vận đầyđủ Tứ Thánh Đế với mười hai hành tướng, nhưng ba hànhtướng của Diệt Thánh Đế mới là chủ chốt trong sự chuyểnvận pháp luân, vì đó là Thánh Đế siêu lý luận, thâm diệu,đến để mà thấy và tự mình chứng nghiệm.
Vàtrong Tứ Đế, Diệt Đế là cứu cánh. Ba Đế kia là phươngtiện để đạt tới cứu cánh. Nên, phương tiện ấy cũnglà phương tiện của cứu cánh.
Khổ-Tập-Đạođược vận dụng và thiết lập từ Diệt Đế. Và Diệt Đếchính là Niết Bàn của Phật, là chân lý tối hậu mà Phậtmuốn chỉ bày cho hết thảy chúng sanh ngộ nhập.
DiệtĐế là bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh, bởi hếtthảy chúng sanh ai cũng có tự tính Niết Bàn. Và Diệt Đếcũng là Phật tính, nên dù cho Đức Phật trải qua hơn bốnmươi năm thuyết pháp, bằng cách này hoặc bằng cách kháccũng để chỉ bày Phật tính, hay tự tính Niết Bàn, hoặcDiệt Đế chân thật cho chúng sanh mà thôi.
Nhưvậy, chủ điểm của kinh Pháp Hoa đã có mặt ngay ở buổipháp thoại đầu tiên của Đức Phật tại vườn Nai và xuyênsuốt cả cuộc đời hoằng pháp của Đức Thế Tôn, khi thìNgài nói bằng cách này, khi thì Ngài nói bằng cách khác, hoặcxa, hoặc gần, hoặc sâu, hoặc cạn, hoặc trực tiếp, hoặcẩn dụ, hoặc nhân duyên, hoặc kể chuyện…, khiến cho thínhchúng tùy theo căn tính mà thâm nhập.
NgàiTrí Khải (537-596) - Tổ sư Thiên Thai Tông của Trung Hoa, trongbài kệ phán giáo, Ngài cho rằng, Đức Thế Tôn thuyết kinhPháp Hoa từ năm thứ 42 kể từ khi Ngài thành đạo.
Cóthể theo Ngài Trí Khải, từ năm thứ 42 sau ngày Thế Tôn thànhđạo, Ngài chỉ dạy cho đại chúng thuần giáo lý Pháp Hoa.
Nhưng,đây chỉ là sự phán giáo có tính cách tương đối.
Sựsắp xếp tuyển chọn và hệ thống hóa các kinh điển thànhAgāma, Nikāya, cho đến các kinh điển Đại thừa đều làcủa chư Tổ mà hoàn toàn không phải là Phật.
ĐứcPhật thuyết pháp là đối cơ, nhưng mà đối cơ có chủ đích.Những pháp thoại Ngài nói ra cho các đệ tử, được cácđệ tử ghi nhớ, thuộc lòng và truyền tụng bằng nhiềuloại thổ ngữ.
SauĐức Phật nhập Niết Bàn khoảng bốn tháng, Tôn giả Mahākassapa(Đại Ca Diếp) đã triệu tập một hội nghị tại núi Saptaparnaguha(Thất Diệp) ở Rajgrha (Vương Xá) để kết tập kinh luận.
Hộinghị kéo dài đến bảy tháng, Tôn giả A Nan gom tụng nhữnggì thuộc về Kinh tạng. Tôn giả Ưu Ba Ly gom tụng những gìthuộc về Luật tạng. Sau đó được hội nghị giám định,gạn lọc và thông qua.4
Mộttrăm bốn mươi năm, sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, mộthội nghị khác được triệu tập tại thành phố Vesāli đểkết tập kinh điển.
Hộinghị này có bảy trăm Tỷ khưu được mời tham dự và kéodài đến tám tháng mới hoàn thành.
Mụcđích hội nghị này là hợp tụng lại kinh điển và giámđịnh mười điều luật mới của nhóm Tỳ khưu Bạt Kỳđưa ra.
Hộinghị một và hai chỉ là khẩu dịch và ngôn ngữ chính đượcsử dụng trong hai hội nghị này là Ardha-magadhi. Các ngôn ngữkhác đều có thể được sử dụng, nhưng đều chuyển thànhngôn ngữ Ardha-magadhi.
Hộinghị thứ ba được tổ chức tại Pataliputra (Hoa Thị Thành)vào khoảng năm 244 trước Kỷ nguyên, dưới sự bảo trợcủa vua A’soka (A Dục). Ngài Moggallanaputra-tissa (Mục KiềnLiên Đế Tu), đã đứng ra triệu tập gồm 1000 vị Tỷ khưuvề hội nghị để kết tập lại kinh điển, thời gian kéodài đến chín tháng mới hoàn thành.5
Hộinghị kết tập kinh điển lần thứ tư của Hữu bộ tạiKashmir dưới triều đại Kaniska (Ka Nị Sắc Ca).
Nguyêndo có hội nghị này là vua Kaniska cứ mỗi ngày thỉnh mộtvị Tăng vào cung thuyết pháp, nhưng vua nghe giáo nghĩa củacác vị giảng không giống nhau, vua ngờ vực, liền đem hỏiNgài Pàrsva (Hiếp Tôn giả).
NgàiPārsva trình bày cho vua biết lý do Phật giáo có nhiều bộphái khác nhau. Nghe vậy, vua muốn thống nhất ý nghĩa củacác bộ phái Phật giáo lại, nên đã phát nguyện mở đạihội kết tập.
Hộinghị này, tổ chức tại Tinh xá Hoàn Lâm (Kundalavana-samghārāma),với 500 vị Tỷ khưu tham dự.
NgàiVasumitra (Thế Hữu) làm Thượng thủ, các Ngài Dharmatrātā(Pháp Cứu), Goṣa (Diệu Âm), Buddhadeva (Giác Thiên), và Pārsva(Hiếp Tôn Giả), là những vị chú thích tam tạng.
Kinhtạng gồm mười vạn bài tụng, Luật tạng gồm mười vạnbài tụng và Luận tạng gồm mười vạn bài tụng. Cả batạng gồm có 30 vạn bài tụng hàm chứa 600 vạn lời.
Kỳkết tập này, tam tạng được khắc vào bản đồng và mấthết 12 năm mới hoàn thành.
Hộinghị kết tập kinh điển lần thứ tư này xảy ra vào khoảngthế kỷ thứ hai Tây lịch.
Tronglần kết tập thứ hai, giáo đoàn đã có dấu hiệu phân hóado quan điểm hiểu Phật và tiếp cận giáo lý.
Vàsau lần kết tập này, các vị Đại đệ tử tùy theo cáchnhớ, cách hiểu giáo lý của Đức Phật và đã truyền tụnggiáo lý ấy cho các hàng đệ tử tại các trung tâm tu học.
Cáctrung tâm tu học được thiết lập tại Bắc Ấn, thầy truyềntụng kinh điển cho trò, cứ như vậy từ thế hệ này quathế hệ khác, suốt hai trăm năm đến thời đại vua A’sokathì khẩu truyền kinh điển Nguyên thủy mới hoàn chỉnh.
Bấygiờ các đệ tử của Phật có nhiều sắc dân khác nhau, nênlúc còn tại thế, Đức Thế Tôn thuyết pháp bằng nhiềuloại thổ ngữ. Và ngôn ngữ được Ngài sử dụng nhiềunhất là Magādhi, vì đây là sắc dân chính và đa số là đệtử của Ngài.
Dođó, trong các hội nghị kết tập kinh điển một, hai và ba,phần nhiều đều sử dụng ngôn ngữ Magādhi để kết tập.
Nên,bước đầu truyền bá và khẩu dịch kinh điển, Tăng đoànphần nhiều sử dụng ngôn ngữ Magādhi này.
Nhưvậy, kinh điển Nguyên thủy khởi đầu bằng tiếng Magadhivào thời đại vua A Dục và hoàn chỉnh bằng truyền tụngmà không phải bằng văn bản.
Kinhtạng này truyền đến xứ Avanti (A Bàn Đề), trên bờ phíabắc sông Narmada, thì tại đây hai loại ngôn ngữ Magādhi vàAvanti đã phối hợp với nhau tạo thành ngôn ngữ Pāli phôithai. Và kinh điển Nguyên thủy bằng Magādhi đã được dịchra bằng tiếng Pāli phôi thai này tại xứ Ujjayini (Ô Xa DiễnNi), thủ phủ của Avanti (A Bàn Đề).
TừAvanti, Ngài Mahinda - hoàng tử của vua A Dục là học trò củaNgài Ca Chiên Diên mang tạng kinh khẩu dịch bằng Pāli phôithai này đi thuyền dọc theo vịnh Oman đến truyền bá tạiTích Lan.
Vàcũng từ thủ phủ Ujjayini của xứ Avanti, kinh tạng khẩu truyềnbằng tiếng Magādhi lại được truyền lên phương Bắc, tiếpgiáp với Ngũ Hà nơi thổ ngữ Prakrit, đây là loại thổ ngữcổ của Sanskrit.
Tạivùng Ngũ Hà này, một số kinh điển được dịch ra bằngtiếng Prakrit. Ngày nay, các nhà khảo cổ học, sử học đãphát hiện ra nhiều bản kinh nguyên thủy được ghi lại bằngngôn ngữ này trên lá bối.
Lạinữa, kinh tạng Nguyên thủy bằng ngôn ngữ Magādhi lại truyềntụng đến vùng Kashmir, là nơi quê hương của cổ ngữ Veda(Vệ Đà). Phái Hữu bộ đã lập căn cứ hoằng pháp tạiđây vào thời vua A Dục, khoảng thế kỷ thứ III trước Tâylịch.
TạiKashmir, tiếng Sanskrit cổ đã được gạn lọc và chuyển hóathành loại Sanskrit thuần. Các Tăng sĩ đã sử dụng loạiSanskrit thuần này để phiên dịch và san định lại kinh điển,gọi là Agāma (kinh Tạng A Hàm).
Tuynhiên, hiện nay các nhà sử học và khảo cổ học cũng đãphát hiện ra nhiều bản kinh tạng nguyên thủy bằng tiếngSanskrit tạp chủng.
Còntạng kinh nguyên thủy Pāli, tuy đã được truyền thừa từxứ Avanti đến Tích Lan bởi Ngài Mahinda thời vua A Dục, nhưngphải đến thời Ngài Buddhaghoṣa (Phật Âm) ra đời vào khoảngthế kỷ thứ 5, Tây lịch mới san định bằng văn bản Pālihoàn chỉnh và mệnh danh là Nikāya.
Kểtừ cuộc kết tập kinh điển lần thứ hai, sau Phật diệtđộ khoảng 140 năm, giáo đoàn bắt đầu phân phái thành hai.
Mộtlà, Thượng tọa bộ (Sthavira), có khuynh hướng duy trì truyềnthống.
Hailà, Đại chúng bộ (Mahāsamghika) có khuynh hướng canh tân.
Từkhi bị phân hóa kể từ lần kết tập thứ hai đến 300 nămsau, trong khoảng thời gian này, từ hai bộ phái đã phát triểnlên đến 18 bộ phái, hoặc 20 bộ phái hay 24 bộ phái.
Theotác phẩm Samayabhedopura-caracakra (Dị Bộ Tôn Luân Luận) củaNgài Vasumitra (Thế Hữu) là vị làm Thượng thủ trong lầnkết tập kinh điển thứ tư của triều đại vua Kaniska, thìPhật giáo phân chia có 18 bộ phái.
Vàtheo tác phẩm Dipavamsa của Nam truyền thì Phật giáo có đến24 bộ phái.
Đươngnhiên, trong quá trình phát triển các bộ phái, thì mỗi bộphái đều tìm đủ mọi cách để san định, phiên dịch, chúgiải kinh, luật, luận, nhằm phát triển quan điểm của bộphái mình.
Nhưvậy, xã hội Ấn Độ vào thời kỳ các bộ phái Phật giáođua nhau phát triển, cũng là thời kỳ đạo Phật bị phânhóa nghiêm trọng, tạo ra cho xã hội nhiều sắc thái Phậtgiáo khác nhau, nó gây ảnh hưởng đến xã hội, khiến chotiềm năng của xã hội bị phân lực.
ThờiPhật còn tại thế, xã hội Ấn Độ có đến 62 luận thuyết,và hơn 90 tín ngưỡng tôn giáo sinh hoạt, chúng đã tạo ranhững phân lực về đời sống tâm linh, dẫn đến sự phânhóa giai cấp trong xã hội, khiến cho những sinh hoạt xã hộiẤn Độ bấy giờ trở thành co cụm lại, mất đoàn kếtgiữa các đẳng cấp xã hội.
Vàngay ở trong Tăng đoàn thời Phật, cũng đã có lần bị phânhóa bởi chủ trương của Đề Bà Đạt Đa.
ĐềBà Đạt Đa đã liên kết với vua A Xà Thế với ý đồ lãnhđạo Tăng đoàn, nhằm muốn thay thế vai trò của Phật, ôngđã đưa ra năm luận điểm tương tợ với lời Đức Phậtdạy, nhưng cực đoan, khiến chệch hướng Thánh đạo.
Nămluận điểm ấy là:
1.Tỷ khưu phải suốt đời mang y phấn tảo, tức là lượmgiẻ rách người ta vứt bỏ mà làm y, tuyệt đối không nhậnvải hay y của tín đồ cúng dường.
2.Tỷ khưu suốt đời khất thực, chứ không được thọ thỉnhcúng dường của tín đồ.
3.Tỷ khưu suốt đời phải sống trong rừng, tuyệt đối khôngđược đến các tụ lạc.
4.Tỷ khưu suốt đời phải ngủ dưới gốc cây, tuyệt đốikhông được ngủ trong nhà.
5.Tỷ khưu suốt đời không được ăn thịt, dù là ăn ba thứtịnh nhục.
Vớinhững luận điểm cực đoan này của Đề Bà Đạt Đa đãbị Đức Phật bác bỏ, vì nó không thích ứng với đờisống Trung đạo.
Dođó, Đề Bà Đạt Đa đã liên kết với vua A Xà Thế đểchống báng Phật, gây phân hóa và chia rẽ Tăng đoàn.
Vàmỗi khi Tăng đoàn đã bị phân hóa thì quần chúng trong xãhội cũng bị mất niềm tin và chia rẽ trầm trọng.
Đâycũng là một trong những lý do khiến Đức Phật phải giảngdạy giáo lý Pháp Hoa để thống nhất mọi khuynh hướng tutập của các hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia thờiPhật, làm tiền đề để dẫn đến thống nhất mọi khuynhhướng xã hội.
Đốivới Phật giáo, chỉ có Pháp Vương là Phật. Phật là điểmđồng quy từ mọi khuynh hướng tu học của các hàng đệtử.
Nên,ở các kinh điển, Đức Phật thường dạy: Biển có mộtmùi vị duy nhất là mặn, cũng vậy Pháp của Như Lai chỉcó một mùi vị duy nhất là giải thoát.
Ởmặt xã hội, các kinh điển A Hàm và Nikāya có đưa ra hìnhảnh của vị Chuyển Luân Thánh Vương, vị vua này có khảnăng thống nhất bốn châu thiên hạ, đặt sự an bình củathiên hạ trên nền tảng của chánh pháp và đạo đức cănbản của xã hội là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Nên, ThậpThiện Nghiệp Đạo là điểm đồng quy đạo đức của tấtcả những vị Chuyển Luân Thánh Vương bình trị tứ châuthiên hạ dưới bất cứ thời đại nào.
Cũngvậy, kinh Pháp Hoa đóng vai trò thống nhất chánh pháp thờiPhật, không những làm điểm đồng quy cho hàng Thanh Văn, DuyênGiác, Bồ Tát mà còn làm chỗ đồng quy cho cả Nhân thừavà Thiên thừa nữa.
Nghĩalà Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừavà Bồ Tát thừa đều có mặt ở nơi Nhất thừa để chuyểntải đến Phật địa.
Nên,kinh Pháp Hoa đóng vai trò then chốt trong việc thống nhấtchánh pháp thời Phật và sau khi Phật nhập diệt. Phẩm PhươngTiện và phẩm Như Lai Thọ Lượng của kinh Pháp Hoa cho ta thấyrõ điểm này.
Cácnhà nghiên cứu Phật học Pháp Hoa như Winternitz hoặc Vaidyacăn cứ vào một số dịch bản Pháp Hoa của Hán tạng, vànhững trích dẫn Pháp Hoa ở trong Đại Trí Độ Luận củaNgài Long Thọ để đưa ra sự đoán chừng niên đại hìnhthành văn bản kinh Pháp Hoa khoảng thế kỷ đầu Tây lịchhoặc muộn lắm là khoảng năm 150 sau Tây lịch.6
BurtonWatson ở trong lời giới thiệu của The Lotus Sutra, dịch phẩmcủa ông bằng Anh ngữ từ bản Hán của Ngài La Thập, cũngnói rằng, không thể biết kinh Pháp Hoa được hình thành bằngvăn bản ở đâu và lúc nào, nhưng chắc chắn phải trướcnăm 255 sau Tây lịch.7
Tuynhiên, ta nên biết rằng, từ sự hình thành Pháp Hoa khẩutruyền cho đến hình thành Pháp Hoa văn bản hoàn chỉnh cũngphải mất hết vài ba thế kỷ.
Nên,nếu văn bản Pháp Hoa hình thành từ thế kỷ đầu Tây lịch,thì Pháp Hoa khẩu truyền hoàn chỉnh phải xuất hiện muộnlắm phải vào thời kỳ A’soka, nghĩa là khoảng thế kỷthứ ba trước Tây lịch.
Nhưvậy, ở Ấn Độ kinh Pháp Hoa đã đóng vai trò thống hợpgiáo lý của Phật về một điểm cho tất cả các bộ phái.Điểm ấy chính là Phật Thừa. Và vì vậy, kinh Pháp Hoa làmchủ đạo cho việc thống nhất Phật giáo.
PhápHoa khẩu truyền và Pháp Hoa văn bản hình thành để đáp ứngnhu cầu ấy, nhằm đưa Phật giáo bộ phái trở về lại vớinguồn gốc chính thống của chính nó.
Sựcó mặt của Phật và tuệ giác vô thượng của Ngài, khôngcó một trường phái nào có thể phủ nhận, nên phải lấyPhật làm gốc. Bỏ Phật là bỏ gốc. Bỏ Phật là bỏ đạinguyện độ sinh, để thỏa mãn những nhu cầu giải thoátriêng tư thì phải nghèo nàn; do nghèo nàn hiểu biết và nghèonàn vật chất mà sinh ra tranh chấp; do tranh chấp mà bị phânhóa, dẫn đến chia rẽ tôn giáo và xã hội.
Bởivậy, kinh Pháp Hoa không những đóng vai trò hết sức quan trọngtrong nền Phật giáo thống nhất và không những trong thờiđại của Phật mà ngay cả những thời kỳ sau khi Phật NiếtBàn.
KinhPháp Hoa với vai trò quan trọng như vậy, nên nhất định phảiảnh hưởng đến những vị Luận sư vĩ đại của Ấn Độnhư Ngài Mã Minh, Long Thọ vào những thế kỷ đầu, sau Tâylịch; Vô Trước và Thế Thân, khoảng thế kỷ thứ tư, sauTây lịch.
NgàiLong Thọ đã trích dẫn kinh Pháp Hoa để làm luận chứng chotác phẩm Đại Trí Độ Luận của mình và Ngài Thế Thânđã giảng luận Pháp Hoa qua tác phẩm Diệu Pháp Liên Hoa KinhƯu Ba Đề Xá, tác phẩm này đã được Lặc Na Ma Đề vàTăng Lãng dịch sang Hán văn đời Nguyên Ngụy và Bồ ĐềLưu Chi, Đàm Lâm dịch sang Hán văn vào thời đại Hậu Ngụy.8
Ngàynay, các nhà nghiên cứu Phật học Ấn Độ phần nhiều dựavào các kinh bản đã được tuyển dịch bằng Pāli của Phậtgiáo Tích Lan, Hán bản của Phật giáo Trung Hoa, Tạng bảncủa Phật giáo Tây Tạng và một ít văn bản Sanskrit, hoặcPrakrit phát hiện được ở vùng Karmir hoặc Népal, trên cáctrụ đá hoặc lá bối, nên khó định vị được nguyên trạngvà chính xác những gì của Phật giáo Ấn Độ thời Phậttại thế và suốt cả chiều dài lịch sử mười mấy thếkỷ của Phật giáo Ấn Độ tiếp diễn sau đó.
Bởilẽ, thế kỷ XIII, Ấn Độ đã bị xâm lăng từ Ba Tư khiếntôn giáo bản địa bị quét sạch bởi thế lực sắc máucủa tôn giáo thực dân.
Phậtgiáo gần như bị tuyệt chủng tại Ấn Độ, chùa chiền,tu viện, kinh sách bị đập phá, thiêu hủy toàn bộ, vắngbóng trên đất Ấn đến bảy trăm năm.
Vàlại nữa, Phật giáo Ấn Độ cũng bị kỳ thị bởi Bà lamôn giáo. Chính những bi kịch lịch sử chính trị và tôngiáo này, khiến cho chúng ta ngày nay khó mà nhận ra nguyêntrạng kinh điển Phật giáo của Ấn Độ thời Phật.
Vàcũng vì vậy, khi các nhà Phật học nghiên cứu kinh Pháp Hoađưa ra những câu hỏi rằng: Hội đồng phiên dịch kinh PhápHoa ở Ấn Độ bằng khẩu truyền và văn bản gồm nhữngai và sự kiện ấy xảy ra lúc nào, do ai chủ xướng? Đấylà những câu hỏi mà không bao giờ có câu trả lời chínhxác.
Nhưng,căn cứ vào kinh bản Pháp Hoa, ta đã biết một cách chắcchắn rằng, tạo thành văn bản Pháp Hoa không ai khác hơn,chính là những vị phân thân của Phật Thích Ca dưới hìnhthức chư Tổ.
TrungQuốc:
Phậtgiáo truyền đến Trung Quốc có bảy thuyết, trong đó thuyếtkhẩu truyền Phật giáo của Y Tồn cho rằng, niên hiệu NguyênThọ năm thứ nhất của thế kỷ thứ II trước Tây lịch,đời vua Ai Đế nhà Tiền Hán, có Y Tồn sứ giả nước ĐạiNhục Chi, đem đạo Phật truyền miệng cho Trần Cảnh Hiên.9
Vàthuyết, niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (67 T.L), đời vua MinhĐế nhà Hậu Hán, cho rằng:
VuaHán Minh Đế nằm mộng thấy người vàng có hào quang rựcrỡ, tới từ phương Tây (Ấn Độ) làm sáng rõ cả cung đình.Vì vậy, vua đoán biết có Phật giáo ở Ấn Độ, liền saicác tướng Thái Hâm, Vương Tuân, Tần Cảnh, phái đoàn gồmcó 18 người sang Tây Vức (Ấn Độ) để thỉnh tượng Phật.
Pháiđoàn trên đường đi Ấn Độ, nửa đường gặp Ngài Ca DiếpMa Đằng và Trúc Pháp Lan đang chở kinh tượng đi về phíaĐông, phái đoàn liền cung thỉnh hai Ngài đến Trung Quốc.
Bấygiờ vua Minh Đế rất mừng, liền chiếu sắc dựng chùa BạchMã để thờ Phật và làm nơi phiên dịch kinh điển cho haiNgài.10
Haithuyết này được nhiều nhà Phật học công nhận tính tươngđối chính xác so với năm thuyết kia.
KinhTứ Thập Nhị Chương11 được hai Ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kāsyapamātangā)và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) phiên dịch và lưu truyền sớmnhất tại Trung Quốc.
Cáctừ ngữ A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật đã đượccác Ngài chuyển tải ở trong kinh này.
Lạinữa, kinh này đã sử dụng các từ ngữ như Vô niệm, vôtrụ, vô tu, vô chứng, để diễn tả Pháp thân Phật, Phậtthể hay Phật tính.
Nhưvậy, ta thấy giáo lý Đại thừa đã đến với Phật giáoTrung Hoa rất sớm. Nhất là giáo lý Phật tính hay Phật phápthân.
Lạinữa, bản kinh Tứ Tập Nhị Chương là bản kinh có gạn lọcđể tuyển dịch, nên nó bao quát hết thảy các giáo lý từNguyên thủy đến Đại thừa, và từ Nhân thừa đến Phậtthừa, do đó nếu ta nghiên cứu và phân tích kỹ càng hơnthì giáo nghĩa kinh Pháp Hoa cũng đã hàm chứa ở trong bảnkinh này.
Vàtheo thuyết khẩu truyền của Y Tồn, ta cũng có thể suy đoánrằng, các câu chuyện như: “ba cõi là nhà lửa, hóa thànhdụ, hạt minh châu trong chéo áo,…” của kinh Pháp Hoa cóthể đã được khẩu truyền đến Trung Hoa trước bản dịchkinh Tứ Thập Nhị Chương một vài thế kỷ, nghĩa là trướckỷ nguyên Tây lịch.
Bởilẽ, cách đây hơn hai ngàn năm, việc hình thành một văn bảnvà văn bản ấy phổ cập đến mọi thành phần xã hội khôngđơn giản chút nào, nên việc khẩu truyền là phương tiệnchuyển đạt đến mọi người rất nhanh chóng.
Dođó, tôi nghĩ rằng, khẩu truyền về kinh điển Đại thừa,trong đó có kinh Pháp Hoa truyền đến Trung Hoa trước cả kinhTứ Thập Nhị Chương là điều mà chúng ta có thể tin được.
KinhPháp Hoa dịch từ Phạn sang Hán có năm bản:
1.Pháp Hoa Tam muội: Sáu cuốn, do Chi Cương Lương Tiếp dịchnăm 258, tại Giao châu. Bản dịch nầy hiện nay không còn.
2.Tát-đàm-phân-đà-lỵkinh: Phiên âm từ chữ Saddharmapuṇḍarikasūtra. Bản nầy khôngghi tên người dịch, hiện có trong Đại chính 9, tr 197, sốký hiệu 265.
3.ChánhPháp Hoa kinh: Mười cuốn, Trúc Pháp Hộ dịch vào thời TâyTấn, năm 286. Bản dịch nầy hiện có ở trong Đại chính9, tr 63, số ký hiệu 263.
4.DiệuPháp Liên Hoa kinh: Bảy cuốn, do Cưu Ma la Thập dịch, vào thờiDiêu Tần, năm 404, hiện có ở trong Đại chính 9, tr 1, sốký hiệu 262.
5.PhậtThuyết Pháp Hoa Tam Muội Kinh: Một cuốn, do Trí Nghiêm dịch,vào thời Lưu Tống (420-479), hiện có ở Đại Chính 9, tr 285,số ký hiệu 269.
6.ThiêmPhẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh: Bảy cuốn, do Xà Na Quật Đavà Cấp Đa dịch, vào đời Tùy, năm 601, hiện có ở trongĐại chính 9, tr 134, số ký hiệu 264.
Trongcác dịch bản ấy, bản dịch của Ngài La Thập, đuợc lưutruyền rộng rãi và thường được các Nhà Phật học PhápHoa dựa vào để chú giải.
Tronglịch sử phát triển kinh Pháp Hoa tại Trung Hoa, vào đời Tùy,năm 538 Tây lịch có Trí Khải đại sư, đã làm ba bộ luậnđể chú giải kinh Pháp Hoa gồm:
1.DiệuPháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa: Nói về nghĩa lý mầu nhiệmcủa kinh Pháp Hoa. Hai mươi cuốn, hiện có ở trong Đại chính33, tr 681, số ký hiệu 1716.
2.DiệuPháp Liên Hoa Kinh Văn Cú: Giải thích từng câu từng chữ củakinh Pháp Hoa. Hai mươi cuốn, hiện có ở trong Đại chính 34,tr 1, số ký hiệu 1718.
3.MaHa Chỉ Quán: Nói về pháp Chỉ và Quán theo kinh Pháp Hoa, haimươi cuốn, hiện có ở Đại Chính 46, tr 301, số ký hiệu1911.
NgàiTrí Khải đã thành lập Pháp Hoa Tông, lấy kinh Pháp Hoa làmtông chỉ cho sự tu tập và hành đạo. Bấy giờ Tông pháinầy có ảnh hưởng rất lớn tại Trung Hoa.
NgoàiTrí Khải ra, ở Trung Hoa cũng đã có rất nhiều Nhà Phậthọc chú giải kinh Pháp Hoa như:
1.PhápVân, đời Lương, soạn Pháp Hoa Kinh Nghĩa Ký, tám cuốn, hiệncó ở Đại Chính 33, tr 572, số ký hiệu 1715.
2.TrạmNhiên, đời Đường, thuật Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Thiêm,hai mươi cuốn, hiện có ở Đại Chính 33, tr 815, số ký hiệu1717.
3.TrạmNhiên, đời Đường, thuật Pháp Hoa Văn Cú Ký, ba mươi cuốn,hiện có Đại Chính 34, tr 157, số ký hiệu 1719.
4.CátTạng, đời Tùy, soạn Pháp Hoa Huyền Luận, mười cuốn, hiệncó ở trong Đại Chính 34, tr 361, số ký hiệu 1720; soạn PhápHoa Nghĩa Sớ, mười hai cuốn, hiện có ở Đại Chính 34, tr451, số ký hiệu 1721; và tạo Pháp Hoa Du Ý, một cuốn, hiệncó ở Đại Chính 34, tr 633, số ký hiệu 1722.
5.KhuyCơ, đời Đường, soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Tán,hai mươi cuốn, hiện có ở Đại Chính 34, tr 651, số ký hiệu1723.
6.TuệChiếu, đời Đường, soạn Pháp Hoa Huyền Tán Nghĩa Quyết,một cuốn, hiện có ở Đại Chính 34, tr 854, số ký hiệu1724.
7.NguyênHiểu, Tân La, soạn Pháp Hoa Tông Yếu, một cuốn, hiện cóở Đại Chính 34, tr 870, số ký hiệu 1725.
KinhPháp Hoa đã ảnh hưởng rất nhiều trong đời sống tâm linh,đạo đức, tín ngưỡng và văn hóa Trung Hoa, và còn rất nhiềubản chú, giải và sớ kinh Pháp Hoa của những Pháp sư vàhọc giả Trung Hoa ở trong các thời kỳ Minh, Thanh và cậnđại nữa.
Vàothời cận đại, Ngài Thái Hư Đại Sư đã viết Kinh PhápHoa giảng lục, và hiện nay tại Pháp Cổ Sơn, trung tâm tuhọc của Tăng Ni phật tử Trung Hoa Đài Bắc, do Ngài ThánhNghiêm xây dựng năm 1992, trên ngọn núi Kim Sơn, có một đạihồng chung bằng đồng 25 tấn, cao 4,5m đường kính rộng 2,6mđã khắc đầy đủ 28 phẩm kinh Pháp Hoa bằng chữ Hán.
Điềunầy chứng tỏ rằng, kinh Pháp Hoa đã ảnh hưởng đến đờisống của người dân Trung Hoa suốt cả chiều dài lịch sửtruyền bá của nó cho đến ngày nay.
NhậtBản:
NhậtBản kể từ thế kỷ thứ ba đến thế kỷ thứ bảy sau Tâylịch là thời kỳ phát triển thành một quốc gia thống nhất,phát triển về văn hóa và có một nhà nước tương đốihoàn chỉnh ra đời. Phật giáo chính thức truyền vào NhậtBản từ thế kỷ thứ sáu Tây lịch.
ThánhĐức Thái Tử (Shòtoku Taishi 574- 622) nhiếp chính Nhật Bảnlà vị hộ pháp đắc lực đối với chánh pháp. Năm 577, KinhPháp Hoa bản dịch của Ngài La Thập, truyền đến Naniwa, naylà Osaka ở Nhật bản.
Năm614, Thánh Đức Thái Tử giảng kinh Pháp Hoa cho Vương triềuvà biên soạn Pháp Hoa Nghĩa Sớ (Hokke-gisho), đây là bản kinhPháp Hoa Nghĩa Sớ xưa nhất của Nhật Bản, hiện có bốncuốn, ở trong Đại Chính 56, tr 64, số ký hiệu 2187.
ThánhĐức Thái Tử đã ban hành Hiến Pháp Thất Thập điều, dựavào giáo nghĩa của kinh Pháp hoa. Kinh Pháp Hoa làm tư tưởngchủ yếu cho Hiến Pháp Thập Thất Điều của Nhật Bản vàtừ Hiến Pháp nầy, Thánh Đức Thái Tử đã soạn bộ luậtđầu tiên cho Nhật bản. Kinh Pháp hoa và tinh thần luật doThánh Đức Thái tử soạn hiện nay vẫn còn ảnh hưởng trongcách sinh hoạt của nhân dân Nhật.
Nhữngcao tăng Nhật Bản như Minh Nhất, đã biên soạn Pháp Hoa LượcSao, một cuốn, hiện có ở trong Đại Chính 56, tr 129, sốký hiệu 2188. Trung Toán?, đã biên soạn Diệu Pháp Liên HoaKinh Thích Văn, ba cuốn, hiện có ở trong Đại Chính 56, tr144, số ký hiệu 2189. Không Hải, biên soạn Pháp Hoa Kinh KhaiĐề, một cuốn, hiện có ở trong Đại Chính 56, tr 172, sốký hiệu 2190. Giác Khâm? biên soạn Pháp Hoa Kinh Bí Thích, mộtcuốn, hiện có ở Đại Chính 56, tr 184, số ký hiệu 2191.Viên Trân, biên soạn Nhập Chân Ngôn Môn Trú Như Lai ThậtKiến Giảng Diễn Pháp Hoa Lược Nghi, hai cuốn, hiện có ởĐại Chính 56, tr 189, số ký hiệu 2192.
KinhPháp Hoa không những chỉ được các bậc cao tăng Nhật Bảnbiên chép dịch thuật, trước tác mà còn diễn giảng và tạothành những tông chỉ cho những tông phái Phật giáo tại NhậtBản nữa.
ĐạiSư Tối Trừng (Saichò 767-822), là vị lập Thiên Thai Tông đầutiên ở Nhật Bản. Năm hai mươi tuổi, Tối Trừng đến Narahọc giáo lý Thiên Thai mà nhất là ba tác phẩm của Trí Khảitổ thứ ba của Thiên Thai Tông Trung Hoa (Tổ thứ nhất củaThiên Thai Tông Trung Hoa là Huệ Văn (505-577); Tổ thứ hai làHuệ Tư “514-577”), với những Phật học Nhật Bản bấygiờ. Sau đó Tối Trừng sang Trung Hoa theo học Thiên Thai Tôngvới Đạo Toại, Chân Ngôn tông với Thuận Giáo và ThiềnTông với Tu Nhiên.
Saumột năm Tối Trừng về lại Nhật Bản, lập Thiên Thai TôngNhật Bản và giảng kinh Pháp Hoa. Không những vậy, Tối Trừngcòn lập Chân Ngôn Mật Giáo, Thiền Tông và Luật Tông. Trungtâm giảng dạy của Tối Trừng là ở núi Hiei (Tỉ Duệ) làTrung Tâm giáo dục lớn nhất của Phật giáo Nhật bản bấygiờ.
ĐạiSư Nhật Liên ( Nichiren 1222- 1282), sinh năm 1222, xuất thân trongmột gia đình ngư phủ ở Kaminato, awa (An phòng Tiểu ấu),ở miền nam duyên hải nước Nhật. Lớn lên 15 tuổi đượcgởi đến Thanh Từng (Kiyozumi), một Tu viện gần nhà đểhành điệu.
Trongthời gian hành điệu, sự thắc mắc lớn nhất của Nichirenlà “Thế nào là sự thật mà đức Phật đã giảng dạy?”.Sự thắc mắc ấy của Ngài không được giải quyết thỏađáng ở Thanh Từng. Nichiren tìm đến Kiếm Thương và họcđạo ở núi Tỷ Duệ, Nichiren liễu ngộ được kinh PhápHoa, theo cách nhìn của Thiên Thai Tông và Nichiren tuyên bố:“Pháp Hoa là pháp duy nhất cứu độ chúng sanh ra khỏi thờiđại suy đồi”. Sự hành trì theo Pháp Hoa là luôn luôn trìtụng đề kinh Pháp Hoa đừng đề gián đoạn. Theo Nichiren,đề kinh Pháp Hoa bao gồm đầy đủ cả lý nghĩa và hành sựcủa Pháp Hoa, nên chỉ cần niệm “Nam Mô Diệu Pháp LiênHoa Kinh”, bất cứ lúc nào và ở đâu là toàn thể kinh PhápHoa đều có mặt. Theo Nichiren, kinh Pháp Hoa là thông điệpchân thật sau cùng của đức Phật. Nichiren đã diễn giảngPháp Hoa với tinh thần mới và thành lập Pháp Hoa Tông mới,để truyền bá tinh thần Pháp Hoa theo cách nhìn của ông, ngườita gọi Tông phái Pháp Hoa mới của ông là Nhật Liên Tôngđể gắn liền với tên ông. Ông cũng đã bị chống đốirất nhiều và cũng đã gặp nhiều khó trên con đường hoằngpháp và mất tại Ikegami, gần Tokyo, năm 1282.
Tinhthần truyền bá Pháp Hoa ở Nhật Bản theo Nhật Liên Tôngđược tiếp tục một thời gian bởi các đệ tử của ông,nhưng sau đó lại bị phân hóa và lu mờ trên đất Nhật.Tuy vậy, Nhật Liên Tông vẫn còn duy trì trên đất Nhật chođến ngày nay.
Vàothời cận đại và hiện đại, các Nhà học giả Nhật Bảnnhư: Susuki, cũng đã nghiên cứu kinh Pháp Hoa và đã trình bàykinh nầy ở trong tác phẩm Thiền luận của ông; Junjiro Takakusucũng đã nghiên cứu kinh Pháp Hoa và đã trình bày kinh PhápHoa trong tác phẩm The Essentials of Buddhism Philosophy nghiên cứucủa ông và đã được Đại học Hawaii, Honolulu xuất bảnđầu tiên năm 1947 và tái bản vào những năm 1949, 1956; NikkyoNiwano ông đã nghiên cứu ba bộ kinh Pháp Hoa, gồm Kinh Vô lượngnghĩa (Muryògi-kyò), Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Myòhò Renge-kyò)và Kinh Quán Bồ Tát Phổ Hiền Hạnh Pháp (Kan-fugen-bòsutsugyòbò-kyò),dưới cách nhìn mới và tác phẩm nghiên cứu của ông đãđược Kòjiro Miyasaka dịch ra tiếng Anh với tên là Buddhism For Today.
Babộ kinh Pháp Hoa nầy, là bản dịch của Bunnò Katò, YoshiròTamura và Kòjorò Miyasaka, với sự hiệu đính của W.E. Soothhill,Wilhem Schiffer, Pier P. Del Campana và Risshò Kòsei Kai vào các năm1971, 1974, 1975 và do Kòsei Publishing Company, Tokyo xuất bản 1975.
KinhPháp Hoa được dịch ra tiếng Nhật hiện nay có ít nhất lànăm bản:
·PhạnHán Đối Chiếu Tân Dịch Pháp Hoa kinh:
DoHàn Lâm Đại Học Sĩ Nanjoo dịch bằng sự đối chiếu giữaHán và Phạn vào năm 1913.
·PhạnBản Hòa Dịch Pháp Hoa Kinh:
Dohai giáo sư Sakamoto và Iwamoto dịch từ bản Phạn ngữNépal và nguyên bản của Kimarajiva.
·PhạnTạng Truyền Dịch Quốc Dịch Pháp Hoa Kinh:
Dogiáo sư Kawaguchi so sánh bản tiếng Phạn và bản Tây Tạngmà dịch sang Nhật ngữ.
·HòaDịch Pháp Hoa Kinh:
Dogiáo sư Yamagawa kê cứu các Hán bản mà dịch sang Nhật ngữ.
·HánHòa Đối Chiếu Diệu Pháp Liên Hoa Kinh:
Dogiáo sư Shimachi và một số học giả khác so sánh và kê cứucác bản kinh đang lưu hành để giám định lại kinh Pháp hoaNhật ngữ.
Nhưvậy, kinh Pháp Hoa có mặt ở Nhật bản vào thế kỷ sáu đãtạo ra một nguồn sinh lực lớn cho những sinh hoạt tín ngưỡng,đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục và chínhtrị, góp phần rất lớn vào những văn minh nước Nhật ngàynay.
ViệtNam:
BảnPháp Hoa Tam Muội Kinh là bản kinh do Đạo Hinh - Cương LươngLâu Tiếp dịch sang Hán tại Giao Chỉ, năm 258 và lưu truyềntại Việt Nam sớm nhất, nhưng văn bản của kinh đã bị thấtlạc.
Cácdịch bản Kinh Pháp Hoa khác, cũng đã truyền đến Việt Nammuộn lắm là khoảng 450 TL, vì trong lá thư Đạo Cao gởicho Lý Miểu có trưng dẫn kinh Pháp Hoa bàn về sự có mặtcủa Đức Phật tại Linh Sơn khoảng trong thời gian nầy.
Đọccác tác phẩm văn học Lý Trần về mặt Phật học hiện có,ta thấy giáo lý Bát Nhã và Kim Cang có ảnh hưởng rất lớnđối với những tác phẩm nầy hơn kinh Pháp Hoa.
Tuyvậy, nhưng đọc tháp bia Sùng Thiện – Diên Linh của chùanúi Long Đội (nay thuộc xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnhNam Hà, tháp bia nầy hiện nay vẫn còn), của vua Lý NhânTông (1072 – 1128), ta thấy văn bia có nhắc đến Thí dụ ngườicùng tử quên ngọc minh châu trong chéo áo của kinh Pháp Hoa,với văn phong: “Y trung vong bảo nhi bất tự tri = quên mấtchâu báu ở trong chéo áo mà không tự biết”.
Vídụ nầy là nằm ở phẩm Thọ Ký năm trăm đệ tử của kinhPháp Hoa, ở phẩm nầy đức Phật dùng ví dụ quên hạt minhchâu trong chéo áo là để dụ rằng: “Người tu tập quênmất đại nguyện Đại thừa, thì nghèo nàn phước đức vàtrí tuệ, nếu nhớ lại đại nguyện Đại thừa thì tứckhắc trở nên giàu có”. Cũng vậy, viên ngọc minh châu vốnnằm trong chéo áo của kẻ cùng tử, do quên viên ngọc trongchéo áo mà nghèo cùng, nếu có người nhắc nhỡ, chỉ bàyliền nhớ lại là tức khắc giàu có và có thể tùy nghi lấydùng.
VuaLý Nhân Tông đã nhắc lại Thí dụ nầy ở trong văn bia ThápSùng Thiện – Diên linh, chứng tỏ rằng, kinh Pháp Hoa vàoTriều Lý đã được các vua am hiểu, hành trì và đã có ảnhhưởng nhất định trong hành xử đối với việc trị nướcan dân.
Vàđọc Tham đồ hiển quyết của Thiền sư Viên chiếu (999 –1091) đời Lý, ta thấy câu chuyện Long nữ hiến châu ở phẩmĐề bà đạt đa của kinh Pháp Hoa, đã được một vị Tănghỏi Viên Chiếu rằng:
“Longnữ hiến châu thành phật quả
Đànna xả thí phúc như hà?”.
Nghĩalà:
“Long nữ hiến châu thành quả Phật,
Phước người bố thí như thế nào?”.
Thiềnsư Viên chiếu trả lời:
“Vạn cổ nguyệt trung quế
Phò sơ tại nhất luân”.
Nghĩalà:
“Cây quế vạn đời ở trong trăng
Hiểu thấu giúp nhau tại một vòng”.
Cáchtrả lời của Thiền sư Viên Chiếu đối với vị Tăng làcách trả lời mang tính Thiền học hơn là Giáo học. Việchiến châu của Long nữ để thành Phật, chẳng khác nào câyquế vạn đời ở trong trăng. Quế ở trong trăng cũng nhưchúng sanh vốn ở trong Phật tính vậy. Trăng và ảnh tượngcủa trăng hay vành trăng tuy là hai, nhưng chính là một vậy.Nên, Viên Chiếu nói: “Phò sơ tại nhất luân = Hiểu thấugiúp nhau tại một vòng”. Do đó, phước đức trong việchiến châu của Long nữ và phước đức của người bố thíđồng thể với nhau về tâm xả và đồng với một mục đíchnhư nhau là thành Phật, tức là chứng nhập Phật tính.
Nhưvậy, ta chưa tìm ra, bản chú giải nào của kinh Pháp Hoa ởtriều Lý, nhưng giáo lý Pháp Hoa đã có ảnh hưởng nhấtđịnh đối với nền Phật học đời Lý như ta đã thấyở văn bia tháp Sùng thiện – Diên linh, chùa núi LongĐội của vua Lý Nhân Tông và Tham đồ hiển quyết của Thiềnsư Viên Chiếu.
Đọcbài thơ thị tịch của Ngộ Ấn Thiền sư (1020 -1088) đờiLý, ta thấy bản thể tịch diệt của kinh Pháp Hoa đượcThiền sư khai thị qua bài kệ bốn câu như sau:
“Diệutính hư vô bất khả phan
Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
Liên phát lô trung thấp vị can”.
Nghĩalà:
“Bảntính nhiệm mầu rỗng lặng không thể vin vào.
Tâmgiác ngộ được thể tính rỗng lặng khó làm sao?
Trênnúi viên ngọc bị thiêu đốt mà màu sắc vẫn tươi thắm;
Hoasen nở ra trong lò lửa mà chưa hề bị khô héo”.
Đốivới Ngộ Ấn Thiền sư, hoa sen không phải nở ra trong bùnmà nở ra trong lò lửa. Lò lửa ấy là chỉ cho ba cõi mà kinhPháp Hoa gọi là “tam giới do như hỏa trạch”. Chúng sanhở trong ba cõi ngày đêm bị lửa phiền não đốt cháy, nhưngmột người có hạnh nguyện Đại thừa hay hạnh nguyện PhápHoa, thể nhập được bản thể vắng lặng xưa nay của vạnhữu, cho dù vị ấy đang ở trong lửa sinh tử, vẫn khôngbị lửa ấy đốt cháy mà chính lửa ấy lại làm cho hạnhnguyện Đại thừa, hạnh nguyện Pháp Hoa càng thêm kiên cố,càng thêm sáng chói, tươi nhuần, bất khả hoại.
Nhưvaäy, ở đời Lý, dù ta chưa tìm thấy có một tác phẩm chúgiải nào về kinh Pháp Hoa, nhưng qua một số thi ca hiện còncủa các Thiền sư, ta thấy về mặt chứng ngộ, quí vị đãxâm nhập bản môn của kinh nầy một cách sâu sắc và đầythi vị.
Ởđời Trần, Thí dụ Nhà Lửa của kinh Pháp Hoa đã đượcvua Trần Thái Tông nêu lên ở trong Khuyến Phát Tâm văn nhưsau:
“Ái hà xuất một kỷ thời hưu
Hỏa trạch ưu tiên hà nhật liễu”.
Nghĩalà:
“Sông ái nổi trôi bao giờ hết
Đốt thiêu nhà lửa ngày nào xong?”.
Vídụ Nhà Lửa của kinh Pháp Hoa, vua cũng đã nêu lên ở trongvăn Khải bạch buổi sáng như sau:
“Trường vi hỏa trạch phanh tiên
Vĩnh bị ái hà một nịch’’.
Nghĩalà:
“Bị Nhà Lửa mãi hoài thiêu đốt;
Bị sông yêu muôn thuở nhận chìm”.
Vàví dụ nầy, Vua cũng đã nêu lên trong lời văn bạch buổichiều như sau:
Kínhkhải:
“Thập phương Đại giác,
Tam thế hùng sư.
Huy tuệ kiếm ư tà lâm;
Duệ từ phong ư hỏa trạch”.
Nghĩalà:
Kínhbạch!
“Bậc Đại Giác mười phương;
Đấng Hùng Sư ba đời.
Vung kiếm tuệ nơi rừng tà;
Thổi gió từ nơi Nhà Lửa”.
Vàcũng trong Khuyến Phát Tâm Văn, ý nghĩa Nhất thừa của kinhPháp Hoa đã được Vua xem là con đường tắt để thoát lysinh tử, Vua nói:
“Dục siêu lục đạo chi chu lưu
Duy hữu Nhất thừa chi tiệp kính”.
Nghĩalà:
“Muốn vượt vòng luân hồi lục đạo
Con đường tắt, chỉ có Nhất thừa”.
Nhữngchứng cứ ấy cho ta biết rằng, kinh Pháp Hoa đã được vuaTrần Thái Tông nghiên cứu, học hỏi và trở thành nếp chiêmnghiệm tu tập của mình, trong mỗi lúc dâng hương cúng dườngTam bảo, hay mỗi lúc tĩnh tọa thiền quán.
NgàiPháp Loa (1284-1330), đệ nhị Tổ Thiền Phái Trúc lâm Yên Tử cũng đã viết Pháp Hoa Khoa Sớ, để dạy cho Tăng Ni Phậttử đời Trần.
Vàtrong bài thơ tặng Tổ sư Huyền Quang, vua Trần Minh Tông đãnói đến Nhà lửa ở kinh Pháp Hoa và hạnh nguyện liên hệđến nhà lửa ấy với Tổ sư như sau:
“Cố ngã hỏa trạch trung
Cái thị hữu túc duyên”.
Nghĩalà:
“Nhìn lại trong nhà lửa của ta
Bởi do có nhân duyên đời trước”.
Vàcũng trong bài thơ nầy, vua Trần Minh Tông đã ca ngợi tâmhạnh của Ngài Huyền Quang đệ Tam Tổ Trúc Lâm liên hệ đếnPhật Oai Âm Vương ở kinh Pháp Hoa, phẩm Bồ Tát Thường BấtKhinh như sau:
“Côn- sơn đại Đạo sư
Vị ngã tác phước điền
Vương Thần tất quy kính
Phật đạo tục hoàn liên.
Pháp kế nhị Tổ hậu
Cứu cánh Oai Âm tiền
Bất trước văn tự tướng
Diễn thuyết Như lai thiền.
Nghĩalà:
“Đạo Sư lớn Côn-sơn
Vì ta làm ruộng phước
Vua quan đều kính trọng
Phật đạo liên tiếp mãi.
Kế thừa Pháp nhị Tổ
Cuối cùng trước Oai Âm
Không kẹt tướng chữ nghĩa
Diễn thuyết Thiền Như lai”.
Ởkinh Pháp Hoa, Đức Phật Oai Âm Vương đã từng chứng minhvà hộ trì cho đại nguyện hành trì kinh Pháp Hoa của BồTát Thường Bất Khinh trải qua vô lượng kiếp không giánđoạn và Bồ Tát Thường Bất Khinh thực hành đại nguyệnPháp Hoa ngày xưa trước Phật Oai Âm Vương ấy, ngày nay chínhlà Đức Phật Thích Ca.
VuaTrần Minh Tông đã sử dụng đại nguyện Pháp Hoa nầy đểca ngợi hạnh nguyện của Tổ sư Huyền Quang vậy.
Việcdẫn chứng Thí dụ Nhà lửa trong kinh Pháp Hoa của vua TrầnThái Tông, Trần Minh Tông và viết Pháp Hoa Khoa Sớ của NgàiPháp Loa đệ nhị Tổ của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử, nhữngđiều nầy chứng tỏ rằng, giáo nghĩa Pháp Hoa đã có nhữngảnh hưởng nhất định vào thời đại Phật giáo thời Trần.
Vàođời Lê, Minh Châu - Hương Hải (1628-1715), đã chú giải kinhPháp Hoa đầu tiên bằng tiếng nôm. (Hương Hải Thiền SưNgữ Lục, Cảnh Hưng Bát Niên, Tuế Thứ Đinh Mão, Ngũ Nguyệt,Cát Nhật Từ Pháp Soạn Thuật – Cảnh Hưng 8 – 1747).
MinhDung - Pháp Thông đời Lê Thuần Tông (1732 – 1735), đã khắcin Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh vào năm 1734. Bản gỗnầy hiện đang tàng trữ tại chùa Phật Quang, thị xã PhanThiết.
ỞTriều Gia Long (1802 – 1819), có Thanh Đàm Tỷ kheo và Giác Đạo- Minh Chánh Thiền sư đã viết Pháp Hoa Ðề Cương. Trong phầnDiệu Pháp Liên Hoa kinh Tông Chỉ Đề Cương Tự, Sa môn ThanhNguyên, đã ghi bài kệ chứng minh cho Pháp Hoa Đề Cương nhưsau:
“Đềcương ngọc trụ diệu liên hoa
Năng sử ngô vi tích biện hòa
Nhị thập bát châu uyên nguyện hải
Đại thiên sa giới hội tâm cơ.
Năng nhân hòa thượng minh tương thọ
Đa bảo Như lai mật hộ gia
Khiển ngã tâm lai minh tá sử
Tán dương Diệu pháp, tán Liên hoa”.
Nghĩalà:
“Diệu liên hoa đề cương kinh ngọc
Khiến ta thấy rõ báu Biện Hòa
Biển nguyện thâm sâu hai tám phẩm
Đại thiên sa giới hội tâm cơ.
Hòa thượng Năng nhân thầm thọ ký
Đa bảo Như lai mật gia hộ
Khiến rõ tâm ta từ đâu đến
Ngợi ca diệu pháp với Liên hoa”.
VàSa môn Thanh Nguyên đã nói về kinh Pháp Hoa rằng: “Kinh PhápHoa là việc làm chân thực và duy nhất của chư Phật, làpháp môn chủ yếu của Bồ tát, là pháp chân như bình đẳngcủa Như lai, do thương chúng sanh mà khai mở, chỉ bày, chứngngộ và hội nhập. Lúc chư Phật diễn thuyết pháp nầy, thườngchẳng báo trước. Khi chúng sanh tu tập thường xuyên đốivới pháp nầy, thì sẽ được thọ ký quả vị giác ngộtương lai”.
VàSa môn Thanh Nguyên giải thích ý nghĩa Diệu Pháp và Liên Hoanhư sau: “Diệu Pháp là huyền vi khó diễn bày và là pháprộng lớn cao vời. Liên hoa là tại bùn bất nhiễm, hươngthơm ngào ngạt. Diệu Pháp Liên Hoa, rộng lớn chứa hàm phápgiới, bao trùm các cõi nước của Đức Như Lai, nhiều nhưvi trần. Sáng tròn, chiếu khắp hà sa, Bát nhã, Bồ đề đềuđầy đủ. Chư Tổ vì nghĩ đến chúng sanh, thương họ thathiết, nên mới mở bày văn cú, giúp biết ngôn âm. Nhưngthan ôi, chẳng khác nào xuống biển mò châu, đào non lấyngọc!”. (Hoàng Triều Gia Long, thập bát niên, bát nguyệtcốc nhật = Triều Hoàng Đế Gia Long, năm thứ mười tám (1819),tháng 8, ngày lành).
Ởtrong phần Tổng Tiêu Pháp Dụ Kinh Đề Mục của Pháp Hoa ĐềCương, Sa môn Thanh Đàm và Thiền sư Minh Chánh đã giải thíchđề kinh Pháp Hoa như sau: “Diệu Pháp là chỉ cho pháp chânthực. Pháp ấy chính là tâm thanh tịnh xưa nay. Tâm ấy xưanay vốn không sanh, không diệt, không sạch, không nhớp, khôngthêm, không bớt, tại phiền não không loạn, tại trần laokhông nhiễm. Vì vậy, gọi tâm ấy xưa nay thanh tịnh là vậy.
Lạinữa, tâm nầy là bản nguyên của chư Phật, là Phật tínhcủa chúng sanh. Tròn đồng thái hư, lớn không bờ mé. Linhlinh lặng lặng, suốt kim suốt nay. Yên yên lắng lắng, chínhlà không, chính là sắc. Tâm thức không thể phân biệt, nghĩlường mà có thể biết được.
ĐứcThế Tôn, muốn dùng một việc lớn duy nhất là đem tâm nầymà trao cho Bồ tát, tạo thành hạt nhân tâm địa, và làmcăn bản cho tác nhân tu tập, về sau tu chứng mới có thểthành tựu địa vị của đạo quả giác ngộ. Vì vậy, gọilà Diệu pháp”. (Tổng Tiêu Pháp Dụ Kinh Đề Mục - PhápHoa Đề Cương – Việt Nam Phật Điển Tùng San Chi Tam).
Nhưvậy ta thấy, vào Triều Gia Long, kinh Pháp Hoa đã được giảngdạy và truyền bá rộng rãi trong những thành phần học Phật,tu Phật và họ đã thâm nhập diệu pháp một cách sâu xa.
TriềuMinh Mạng (1820 – 1840), Ngài Tánh Thiên - Nhất Định (1784 – 1847), đã được vua Minh Mạng cung thỉnh làm TăngCang Linh Hựu Quán và chùa Giác Hoàng ở Đại nội và là vịTổ khai sơn Tổ đình Từ Hiếu, Huế, vào thời Thiệu Trị,năm 1843, sau khi đã gởi thư đến vua Thiệu Trị (1840 – 1847),xin từ nhiệm chức vụ Tăng Cang của các chùa quốc gia, Ngàiđã thọ trì đọc tụng miên mật kinh Pháp Hoa, đến nỗiTương An Công – Miên Bửu hoàng tử thứ bảy con vua Minh Mạngvô cùng kính mến và có bài thơ tặng như sau:
“Dạ tụng Pháp Hoa kinh
Chân tâm bạch luyện tinh
Phòng vô phiến trần nhập
Bích quải điểm đăng minh.
Tích hữu Uyên Minh thức
Tâm như Huệ Viễn thinh
Chúng nhân đồ ngột ngột
Yên đắc thấu sinh sinh”.
Nghĩalà:
“Đêm tụng kinh Pháp Hoa
Chân tâm tinh luyện đa
Không còn vi trần hoặc
Vách treo ánh đèn pha.
Dấu tích Uyên Minh biết
Tâm đồng Huệ Viễn xưa
Người đời nhiều phiền lụy
Khóhiểu lẽ sinh ra”. (Đặc San Kỷ Niệm 150, Ngày Tổ Khai sơnchùa Từ Hiếu Viên tịch, ấn bản Pl 2541 – 1997).
Quabài thơ của Tương An Công – Miên Bửu cũng đã giới thiệucho ta biết rằng, Kinh Pháp Hoa không phải chỉ có ảnh hưởngở trong từng lớp Tăng sĩ bấy giờ mà còn ảnh hưởng đếnnhững giai từng quí tộc và trí thức của xã hội đươngthời nữa.
TriềuTự Đức (1847 - 1883), có Ngài Pháp Liên dịch Kinh Pháp Hoabằng thể thơ Lục bát, gọi là Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh, xongnăm 1848 và in năm 1856.
TriềuThành Thái (1889 – 1907) và Khải Định (1916 – 1925), Ni trưởngDiên Trường, sinh năm 1863, con của cụ Hồ đắc Tuấn vàbà Công nữ Thức Huấn, ở làng An truyền, Thừa Thiên, năm36 tuổi đầu sư xuất gia với Ngài Hải Thiệu - Cương Kỷchùa Từ Hiếu, sau đó đã được bổn sư cho thọ Sa di ni,với pháp danh Thanh Linh, tự Diên Trường. Bà tu tập rấttinh cần, nên đến năm Duy Tân thứ 4 ( 1910), được bổn sưcho thọ Tỷ kheo ni, Bồ tát giới tại giới đàn Quảng nam,do Hòa thượng Vĩnh Gia làm đàn đầu.
Bàlà vị Tỷ kheo ni đầu tiên trên đất Thuận Hóa vào TriềuDuy Tân. Năm Ất sữu (1925), bà đã cung thỉnh Ngài Tâm Tịnhchùa Tây Thiên và Ngài Huệ Pháp chùa Thiên Hưng, đến chùaTrúc Lâm, Huế, để chứng minh lễ khai kinh cho bà tụng kinhPháp Hoa, tụng xong bộ kinh Pháp Hoa đúng ngày rằm tháng tư,bà làm lễ tạ ơn hai Ngài chứng minh và Đại chúng xong làan nhiên thị tịch.
ViệcNi trưởng Thanh Linh - Diên Trường cung thỉnh Hòa Thượng TâmTịnh và Huệ Pháp chứng minh lễ khai kinh Pháp Hoa cho bà thọtrì, trước khi viên tịch, đã giúp cho ta biết rằng, kinhPháp Hoa vào thời kỳ nầy không phải chỉ là học thuật,hay nghiên cứu mà đã trở thành tín ngưỡng và cuộc sốngtâm linh cho Tăng Ni và Phật tử ở thời kỳ nầy.
TrườngPhật học đầu tiên ở trên đất Thuận Hóa vào các TriềuThành Thái (1889 – 1907); Duy Tân (1907 – 1916); Khải Định(1916 – 1925) là trường Phật học Thiên Hưng, do Ngài HuệPháp làm chủ giảng, gồm các môn học như: Luật Tứ Phần,Giới kinh Phạm võng, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa,…và Ma ha Chỉ Quán của Trí Khải ( 531 – 597).
TriềuBảo Đại (1925 – 1945), các Hội Phật Học Nam, Trung và Bắcra đời vào những năm đầu Thập niên ba mươi, để chấnhưng Phật giáo, các trường Phật học được mở ra đểđào tạo Tăng tài.
Năm1934, Kinh Pháp Hoa đã được đưa vào giảng dạy trong chươngtrình Đại học Phật giáo năm thứ tư, tại trường An namPhật học Trung Kỳ, cơ sở đặt tại chùa Trúc Lâm và kinhPháp Hoa Huyền Nghĩa, kinh Pháp Hoa Khoa Chú được đưa vàochương trình hậu đại học cho các nghiên cứu sinh vào nămthứ ba.
Năm1944, kinh Pháp Hoa Văn Cú được đưa vào giáo trình dạy nămCao Đẳng thứ hai, tại Đại Tòng Lâm Kim Sơn ở làng LưuBảo, Hương Trà, Thừa Thiên.
Vàongày 10, tháng 4, Bảo Đại năm thứ 9 (1933), Hòa Thượng ThanhHanh, chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Kỳ đã viết lời dẫn tựacủa Pháp Hoa Đề Cương để khắc in.
Tronglời dẫn tựa, Hòa Thượng Thanh Hanh viết về kinh Pháp Hoanhư sau: “Chư Phật xuất hiện trong đời, vì một đại sựnhân duyên là muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập sựthấy biết của Phật. Nhưng đoạn kinh trên cũng là cươnglĩnh chủ yếu của toàn bộ, các nhà chú giải lấy yếu chỉnầy để giải thích rộng rãi kinh nầy.
Dođó, biết rằng chư Phật nói ba câu hỏi, chín ví dụ, hộitam thừa về nhất thừa, dẫn quyền thừa vào thật đạolà để khai thị, khiến chúng sanh biết được mặt mũi xưanay, mà ngộ nhập cái thấy, cái biết của Phật.
Quánxem thời Phật còn tại thế, hàng Thanh văn nghe lần thứ hailiền giác ngộ, liền được Đức Phật thọ ký, cho đếntất cả chúng sanh nghe một câu, một bài kệ của kinh nầy,khởi một niệm tùy hỷ, đức Phật liền huyền ký cho họ.Đó là một đại sự nhân duyên rốt ráo vậy”.
Qua lời tựa ấy, ta biết rằng, kinh Pháp Hoa ở thời kỳnầy, các Tăng sĩ đã thâm nhập và hành trì hết sức uyênáo.
ỞBắc Kỳ, năm 1934, Hội Phật Giáo Bắc Kỳ được thành lập,kinh Pháp Hoa đã được đưa vào trong giáo trình Phật học,để giảng dạy cho học Tăng Trung học năm thứ nhất, PhápHoa Tri Âm năm thứ hai.
Năm1937, Cư sĩ Đoàn Trung Còn đã dịch kinh Pháp Hoa từ bản tiếngPháp Le Lotus de la Bonne Loi của Học sĩ Hàn Lâm Viện E. Burnouf.Bản Pháp ngữ nầy là dịch từ bản Phạn ngữ của Népalphát hiện năm 1925.
Năm1943, Pháp Hoa Đề Cương của Thanh Đàm, do Hội Bắc kỳ PhậtGiáo khắc in và ấn hành.
Năm1964, kinh Pháp Hoa Huyền Nghĩa do Chánh Trí – Mai Thọ Truyềndịch, giảng và ấn hành.
Vàonhững năm 1977 đến 1980, kinh Pháp Hoa Giảng Lục của TháiHư Đại Sư đã được Hòa Thượng Thích Đôn Hậu giảngdạy tại Phật Học Viện Báo Quốc, Huế và kinh nầy cũngđã được Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch ra tiếng Việtvà ấn hành trước 1975.
Trước 1975, kinh Pháp Hoa bản của Ngài Cưu Ma La Thập đã đượcHòa Thượng Thích Trí Tịnh, Sư bà Thể Quán dịch ra Việtvăn. Bản dịch của Hòa Thượng Trí Tịnh được rất nhiềuTăng Ni và Phật tử biết đến để nghiên cứu và đọc tụng.
Năm1983, kinh Pháp Hoa đã được Hòa Thượng Thích Trí Thủ vàHòa Thượng Thích Thiện Siêu giảng dạy tại Tu Viện QuảngHương Già Lam, Sài Gòn.
HòaThượng Thích Thanh Kiểm đã viết Đại ý Kinh Pháp Hoa vàThành Hội PG T.P Hồ Chí Minh đã ấn hành 1990.
Bảndịch Pháp Hoa và lược giải của Hòa Thượng Thích Trí Quang,do Nhà xuất bản T.P Hồ Chí Minh 1998, văn phong hết sức sángsủa, cô đọng, sắc bén, lột gần hết ý nghĩa của cácthuật ngữ và quan trọng hơn hết là có toát yếu từng phẩm.
HòaThượng Thích Trí Thủ rất tâm đắc phẩm Bồ Tát ThườngBất Khinh ở kinh Pháp Hoa. Ngài đã dịch phẩm nầy và đãlưu hành trước năm 1975.
Năm2000, Hòa Thượng Tịnh Hạnh, Chủ trương Linh Sơn Pháp BảoĐại Tạng Kinh, do Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài BắcXuất Bản, đã xuất bản đầy đủ ba bản Việt dịch kinhPháp Hoa từ bản Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của Ngài La Thập;bản Chánh Pháp Hoa Kinh của Ngài Trúc Pháp Hộ và bản ThiêmPhẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của Ngài Xà Na Quật Đa và CấpĐa ở Tập 34.
BảnPháp Hoa của Ngài La Thập ở Việt Nam đã có rất nhiều bảndịch Việt, nhưng bản Pháp Hoa của Ngài Trúc Pháp Hộ vàXà Na Quật Đa, Cấp Đa là bản dịch Việt đầu tiên đượcấn hành ở trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.
Ởtrong Đại Tạng nầy, bản Tát Đàm Phân Đà Lợi Kinh (KinhPháp Hoa), số ký hiệu 265, ở Đại Chính Tân Tu, mất têndịch giả cũng đã được dịch ra Việt văn. Pháp Hoa Tam MuộiKinh, do Trí Nghiêm người xứ Lương Châu dịch vào đời Tống,số ký hiệu 269, ở Đại Chính Tân Tu cũng đã được dịchra Việt văn.
HòaThượng Thích Thiện Siêu đã Lược Giải kinh Pháp Hoa và saukhi Ngài viên tịch năm 2001, kinh lại được Học Viện PhậtGiáo Việt Nam tại Huế, ấn hành năm 2003.
HòaThượng Thích Thanh Từ đã viết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa GiảngGiải, Nhà xb Tôn Giáo 2003.
Thiềnsư Thích Nhất Hạnh đã giảng kinh Pháp Hoa ở Đạo TràngLàng Mai năm 1991, 1992 và tại Tu viện Kim Sơn ở Hoa Kỳ 1993,được ghi chép lại với tên Sen nở trời phương ngoại, lábối xb 19?
Hòathượng Trí Quảng ở chùa Ấn Quang Sài gòn, đã thành lậpĐạo tràng Pháp Hoa, sau khi du học ở Nhật về năm 1971, vàđã lược giải kinh Pháp Hoa, xuất bản năm 1999.
Hòathượng Thông Bửu, Trú trì chùa Quán Thế Âm, Sài gòn cũngđã thành lập Đạo tràng Pháp Hoa, và thường giảng dạykinh Pháp Hoa vào ngày Chủ nhật trong thập niên 80, 90.
Hòathượng Nhật Quang đã dịch Pháp Hoa Đề Cương của Thiềnsư Minh Chánh, đã được Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, ấnhành 1999.
Hòathượng Trí Tịnh đã dịch và giảng Pháp Hoa Kinh Thông Nghĩacủa Đại sư Hám Sơn – Đức Thanh, và đã được Nhà xuấtbản Tôn giáo, ấn hành 2007.
CácHòa Thượng Từ Thông, Chơn Thiện,… cũng như những bậccao đức khác trong thời hiện đại cũng đã hành trì kinhPháp Hoa và đã có chú giảng kinh Pháp Hoa, góp phần to lớnvào nền Văn học Phật giáo nước nhà.
Nhưvậy, ta thấy tại Việt Nam, từ thời Bảo Đại cho đếnnay 2008, kinh Pháp Hoa vào những thời kỳ nầy, không nhữngđược chư Tăng Ni ở các Tu viên, Tự viện, Phật học việncác Đạo Tràng Pháp Hoa được thành lập khắp các miền TrungNam Bắc để tu tập, thọ trì, đọc tụng và diễn giảng,mà còn in ấn kinh để truyền bá một cách rộng rãi nữa.
ỞViệt Nam suốt cả chiều dài lịch sử phát triển, kinh PhápHoa không trở thành một Tông phái đặc thù như Trung Hoa vàothời Trí Khải (531 – 579) và Nhật Bản vào thời Nhật Liên(Nichiren 1222 – 1282), nhưng kinh đã có một ảnh hưởng rấtlớn trong đời sống tâm linh của Tăng Ni, Phật tử ViệtNam.
Việcthiêu thân cúng dường của Ngài Đàm Hoằng, năm 455 TL, tạichùa Tiên Sơn, Giao Chỉ, nay là núi Lan Kha, tỉnh Bắc Ninh (LêMạnh Thát, LSPGVN 1, tr758, nxb Thuận Hóa 1999); Ngài Thiệt Thành– Liễu Đạt hay còn gọi là Hòa thượng Liên Hoa, đã tựthiêu năm 1825, tại chùa Đại Giác, ở phố Cù lao, tỉnh BiênHòa (Nguyễn Hiền Đức, LSPG Đàng Trong chương 11, tr 231 –232, nxb T.P 1995); Ngài Tuệ Pháp (1871 – 1927), ở chùa ThiênHưng, Huế ở năm 1927; Ngài Quảng Đức và các vị Thánh tửđạo khác như: Tiêu Diêu, Thanh Tuệ, Nguyên Hương, Quảng Hương,Thiện Mỹ, Ni cô Diệu Quang,… vào năm 1963, và nhiều vịkhác mà lịch sử Phật Giáo Việt Nam chưa có cơ hội đểghi lại, đều đã nói lên thực hành hạnh nguyện theo DượcVương Bồ Tát của kinh Pháp Hoa.
Ởkinh Pháp Hoa, việc đốt thân cúng dường của Bồ Tát DượcVương có một ý nghĩa hết sức thâm diệu, đó là dâng hiếntoàn vẹn pháp do Bồ Tát chứng ngộ từ đời sống Pháp Hoalên cúng dường chư Phật, để biểu lộ lòng biết ơn sâuxa đức giáo hóa bằng Pháp Hoa của các Ngài, cũng như giáopháp thâm diệu được chứa đựng ở trong kinh.
Cónhững vị đã lập hạnh kính lễ kinh Pháp Hoa nhất tự nhấtbái, như Hòa thượng Huệ Minh (1861 – 1939), trú trì Tổđình Từ Hiếu, Huế; Hòa thượng Đức Phương, trú trì chùaTra Am, Huế. Và có nhưng vị mỗi ngày đều thọ trì kinh PhápHoa như Ni trưởng Thích Nữ Diệu Trí, Trú trì chùa Diệu Nghiêm,Huế; Ni trưởng Thích nữ Diệu Lý, Trú trì chùa Quang Minh,Đã Nẵng; và Cố Ni Trưởng Thích nữ Chân Nguyên, Trú trìchùa Phò Quang, Huế và có rất nhiều vị Tăng Ni cư sĩ khácnữa, ở đây không thể dẫn chứng hết.
CốNi Trưởng Thích Nữ Chân Nguyên (1923 – 2004), mỗi khi thấythân thể khiếm an, hay chuyện bất ổn xẩy ra ở trong giatộc, hoặc bổn tự đều cung thỉnh chúng Tăng thọ trì kinhPháp Hoa và sau đó mọi việc đều được bình ổn. Ni trưởngdo hành trì kinh Pháp Hoa mà đã dự tri thời chí, dặn Ni chúngngày nầy không ai được đi đâu, rồi lên chánh điện trìkinh và chiều viên tịch rất nhẹ nhàng, đêm ấy trong trượngthất an trí thi thể của Ni trưởng, tự tỏa ra mùi thơm củahoa sen, bấy giờ nét mặt của Ni trưởng rất đẹp và thânthể rất mềm mại.
Chắcchắn, kinh Pháp Hoa đã có những ảnh hưởng nhất định đốivới tín ngưỡng cũng như đời sống đạo đức, văn hóacủa Tăng Ni Phật tử Việt Nam xuyên suốt qua các thời đạimà lịch sử Phật giáo đã đi qua, cũng như trong hiện tạivà sẽ tiếp tục cả tương lai.
KinhPháp Hoa đối với người Tây phương, vào thế kỷ 19, vịcông sứ người Anh tên Hamilton đã tìm thấy kinh Pháp Hoa bằngtiếng Sanskrit (Phạn), viết trên Lá bối, thờ trong một độngđá ở Népal.
Sauđó, có 19 bản kinh Pháp Hoa chép tay bằng tiếng Sanskrit đãđược phái đoàn người Nhật, Anh, Pháp, Đức nghiên cứutìm thấy.
Sauđó cả người Nhật và Anh đã yểm trợ cho Hội Nghiên cứukinh Pháp Hoa, bốn phái đoàn gồm Nhật, Anh, Đức và Nga đãđến vùng Trung Á, nghiên cứu và tìm kiếm kinh Pháp Hoa, họđã phát hiện ở vùng Kotan có sáu bộ kinh Pháp Hoa bằng tiếngsanskrit và thêm một bộ Pháp Hoa Sanskrit ở Kucha (Qui tư quêhương của Ngài La Thập).
Năm1932, một bộ kinh Pháp Hoa cổ nhất được tìm thấy ở kashmirnối liền với Afganistan, ta thường gọi là Pháp Hoa Gilgit.Bộ kinh nầy gồm có 1/3 chữ Magādhi, loại chữ cổ nhấtcủa nước Ma Kiệt Đà, ngôn ngữ đức Phật thường sửdụng để thuyết pháp. Và 2/3 ngôn ngữ Sanskrit.
KinhPháp Hoa dịch ra tiếng Anh, hiện nay có ít nhất là năm bản:
*TheLotus of the True Law:
DoKern, Nhà Phật học Hòa Lan dịch từ bản Phạn văn Népal,năm 1880, gồm có 27 phẩm, hiện có ở trong The Sacred of theEast.
*TheLotus Scripture Essence:
Bộnầy là lược dịch từ bản chữ Hán của Ngài La Thập, gồm có 28 phẩm, hiện nằm trong bộ The New Test Ament of High Buddhismcủa Lichard, xuất bản năm 1900.
*TheLotus of the Wonderful Law:
Dohai nhà học giả Soothill và Kato dịch, gồm có 28 phẩm, xuấtbản tại London năm 1930.
*TheLotus Sutra:
DoSenchu Muarano dịch từ bản của Ngài La Thập, Nhật Liên Tôngtại Nhật xuất bản 1974.
*TheLotus Sutra:
DoBurton Watson dịch từ bản Hán của Ngài La Thập, xuất bản1993.
KinhPháp Hoa dịch ra tiếng Pháp, hiện nay chỉ thấy có một bảnvới tên: Le Lotus De La Bonne Loi, do Hàn Lâm Học Sĩ E. Burnoufdịch từ bộ Phạn ngữ Népal vào năm 1925.
Bảndịch nầy đã được Cư sĩ Đoàn Trung Còn dịch sang Việtvăn năm 1937.
Ngoàira kinh Pháp Hoa cũng đã được dịch sang tiếng Tây tạng vàothế kỷ thứ 8, hiện có ở trong bộ Đại tạng Shar Thàn,Sde Dge, Bắc Kinh,… Kinh Pháp Hoa cũng đã được dịch sangtiếng Triều Tiên, năm 1463, từ bản Hán của La Thập, do sắclệnh của vua Lý Thế Tổ Triều Tiên. Và kinh Pháp Hoa cũngđã dịch ra tiếng Mãn Châu, từ bản Hán dịch của Ngài LaThập, hiện nằm trong bộ Ngự dịch của Đại tạng kinh CànLong đời Thanh.
Nhưvậy, ta thấy lịch sử truyền thừa và phát triển của kinhPháp Hoa rất xuyên suốt và sâu rộng trong mọi thành phầncủa xã hội qua nhiều ngôn ngữ của nhiều quốc gia trênthế giới, không những làm nền tảng cho tín ngưỡng tâmlinh, đạo đức vươn cao của nhân sinh, mà còn là nguồn cảmhứng để cho các học giả nghiên cứu trước tác, sáng tác,tạo nên những sinh lực văn học, nghệ thuật, đóng góp vàogia tài văn hóa và học thuật của nhân loại ngày nay.