Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Những Đặc Điểm

21/05/201115:09(Xem: 6515)
Chương 2: Những Đặc Điểm

KINH PHÁPHOA TINH YẾU
BhikkhuThích Thái Hòa

ChươngII:
Những ĐặcĐiểm

KinhPháp Hoa xuất hiện trong tam tạng giáo điển Phật giáo ngoàinhững điểm chung, kinh còn có những điểm độc đáo cho chínhmình, nên khiến kinh không phải chỉ là Pháp mà còn là DiệuPháp.

Nhữngđiểm độc đáo và đặc biệt của kinh Pháp Hoa như sau:

1.Phật:

Phậtcó đầy đủ cả ba thân.

*Phậtpháp thân: Phật lấy Pháp làm thân. Pháp đây là bản thểtịch diệt của vạn hữu. Bản thể ấy là thực tướng củacác Pháp không có sinh diệt.

Bảnthể ấy là Niết Bàn, là tâm chân thật tịch lặng suốttrong không sinh diệt.

*Phậtbáo thân: Thân Phật do tu tập các pháp vô lậu như Giới,Định, Tuệ và thực hành Lục độ của Bồ tát không cònkhởi niệm ngã và pháp hay phi ngã và phi pháp mà hình thành.

Thânấy, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp,tạo thành sắc thân của Phật. Sắc thân ấy là sắc thânđược tạo thành từ các pháp của tâm vô lậu, nên thọmạng của Phật là vô lượng, không có bị hủy diệt bởithời gian. Thân ấy luôn luôn hiện hữu, không nhập Niếtbàn, bởi vì chính nó là Niết bàn, nên không cần phải nhập.

*Phậtứng thân: Là thân Phật ứng hiện theo bản hạnh để hoạtdụng hóa độ. Thân này do bản nguyện, nên Ngài mượn cácpháp hữu vi mà tạo thành. Thân này có đến, có đi, có sanh,có diệt như tất cả thân của chúng sanh. Nhưng khác hẳnvới thân chúng sanh, là thân chúng sanh do nghiệp lực tạonên, còn Phật ứng thân do bản nguyện mà thiết lập.

Vìứng hóa thân là như vậy, nên ứng hóa thân của Phật ThíchCa là thân thể lịch sử về con người, nên nó có hạn lượngvề thời gian.

Phápthân, báo thân, ứng hóa thân ấy đều là thân của PhậtThích Ca, nhưng trong đó độc đáo nhất là kinh Pháp Hoa chorằng, báo thân của Ngài là bất khả hoại, tồn tại vàbất sinh diệt với mọi thời gian.

Điềunày kinh Pháp Hoa đã chỉ cho ta thấy, báo thân của Phật dotâm vô lậu tạo thành.

Tâmấy siêu việt mọi thời gian, nên thân ấy cũng tồn tạiđúng như thời gian của tâm ấy.

Nên,báo thân của Phật Thích Ca được trình bày ở kinh Pháp Hoalà báo thân siêu việt.

Đólà cách nhìn đặc biệt của Pháp Hoa về Phật thân.

PhẩmNhư Lai Thọ Lượng của kinh Pháp Hoa đã cho ta cách nhìn vềbáo thân này.[1][1]

Ứnghóa thân được trình bày trong kinh Pháp Hoa là thân của ĐứcPhật lịch sử, nhưng mục đích có mặt của thân ấy trongthế gian, không gì khác là để “khai thị ngộ nhập tri kiến”của Phật cho chúng sanh, khiến chúng sanh ngộ nhập đúng nhưcái thấy, cái biết của Phật.

Ứngthân ấy của Phật Thích Ca không phải chỉ có mặt ở đâymà có mặt khắp cả mọi nơi để thuyết giảng kinh PhápHoa, phẩm Phương Tiện[2][2] và phẩm Hiện Bảo Tháp[3][3] củakinh Pháp Hoa cho ta cách nhìn độc đáo và đặc biệt đốivới tác dụng của Phật ứng hóa thân này.

Lạinữa, kinh Pháp Hoa chỉ cho chúng ta thấy, tuệ giác của Phậtlà tuệ giác chứng nhập thực tướng của các pháp qua mườiphạm trù gồm “như thị tánh, như thị thể, như thị tướng,như thị tác, như thị lực, như thị nhân,…”.

Dochứng nhập thực tướng của các pháp qua mười phạm trùnày, nên Ngài thành Bậc Vô Thượng Giác.

Dođó, báo thân của Ngài lúc nào và ở đâu cũng có, để chứngminh cho sự chứng ngộ tướng tịch diệt của các pháp, làkhông sinh diệt và ứng hóa thân của Ngài thì lúc nào vàở đâu cũng biểu hiện để giáo hóa chúng sanh, bằng vôsố phương tiện thiện xảo, khiến tất cả đều thành tựutuệ giác vô thượng là tuệ giác chứng nhập “chư phápthực tướng” ấy.

Bởivậy, Phật qua cách nhìn của kinh Pháp Hoa hết sức đặc biệtvà độc đáo so với các kinh khác, nên kinh Pháp Hoa đối vớicác kinh khác không phải chỉ là Pháp mà còn là Diệu Pháp.Và Bậc chứng ngộ và tuyên bố pháp ấy cho mọi giới, khôngphải chỉ là Toàn Giác mà còn là Diệu Giác và Vô thượnggiác.

2.Pháp:

Phápđược kinh Pháp Hoa diễn đạt là Pháp Nhất Thừa.

Nhưng,pháp Nhất Thừa của Pháp Hoa không hề phủ nhận những giáopháp mà Đức Phật diễn đạt và hướng dẫn đã đượcghi lại ở trong các kinh điển Agāma và Nikāya như vô thường,khổ, không, vô ngã hay vô thường, khổ và không hoặc làvô thường (sarvasamskāra-anitya = chư hành vô thường), vô ngã(sarvadharmānātman = chư pháp vô ngã), và Niết bàn (nirvānasāntam= Niết bàn tịch tịnh) đã được các kinh điển Agāma vàNikāya đóng dấu ấn, gọi là “tam pháp ấn” hay “tứ phápấn”, tức là những dấu ấn của chánh pháp, mà kinh PhápHoa chỉ đưa tất cả dấu ấn về với một dấu ấn duy nhấtlà “thực tướng ấn”.[4][4]

Thựctướng ấn là dấu ấn của tướng chân thật. Dấu ấn ấy,ấn rõ tuệ giác của Phật vào nơi thực tướng các pháp.

Dấuấn ấy, ấn rõ các pháp là vô thường, khổ, không, vô ngãchỉ có một, đó là “nhất thế pháp không”.[5][5]

Dấuấn ấy, ấn rõ sự giác ngộ của Phật duy nhất là “thựctướng không” hay “tịch tịnh Niết bàn”.

Dấuấn ấy, ấn rõ báo thân của Phật không bị sinh diệt vàkhông bị thời gian chi phối. Và ứng hóa thân của Phật cómặt trong cuộc đời là chỉ cho chúng sanh thấy rõ thực tướngcủa các pháp, bằng tất cả phương tiện thiện xảo mà ứnghóa thân đều có thể sử dụng.

Nhưvậy, dấu ấn ấy, là ấn chứng mục đích duy nhất củaPhật ra đời là khai thị ngộ nhập Phật tri kiến cho chúngsanh, khiến cho họ thấy biết mà ngộ nhập.

Lạinữa, ba mươi bảy phẩm pháp trợ đạo trong Đạo đế củaTứ Diệu Đế là pháp hành căn bản để đoạn tận Tậpđế, dứt sạch Khổ để, chứng nhập Diệt đế.

Diệtđế là thực tướng tịch diệt của các pháp, là Niết Bàntuyệt đối của chư Phật.

Nên,ba mươi bảy phẩm pháp trợ đạo là pháp phương tiện củaNiết bàn mà không phải là Niết bàn. Và chỉ có Phật mớichứng nhập Diệt đế hoàn toàn trong Niết bàn tuyệt đối.

Bởivậy, không có Niết bàn nào chân thật ngoài Niết bàn củaPhật và không có trí tuệ nào là trí tuệ toàn giác ngoàitrí tuệ của Phật.

Dođó, đối với cách nhìn của Pháp Hoa, thì hàng Thanh Văn chưađạt tới sự chứng nghiệm Tứ Diệu Đế như sự chứngnghiệm của Phật, nên họ cần phải buông bỏ những gì màhọ cho rằng, họ đã chứng nghiệm Tứ Diệu Đế, để họđạt tới sự chứng nghiệm Tứ Diệu Đế như Phật và thểchứng Niết bàn tuyệt đối như Ngài.

Đốivới sự chứng nghiệm pháp mười hai duyên khởi của hàngDuyên Giác cũng vậy, họ phải buông bỏ cách nhìn pháp mườihai duyên khởi theo cách nhìn của họ, để tiến tới cáchnhìn thấy pháp mười hai duyên khởi theo cách nhìn thấy củaPhật, thì họ không những đoạn tận các chi phần ái, thủ,hữu hay vô minh, hành mà còn đoạn tận cứ địa chứa chấpvà huấn luyện vô minh nữa.

Vàchỉ có đạt tới Niết bàn tuyệt đối mới đoạn tận hếtthảy các cứ địa cất chứa và huấn luyện vô minh ấy.

Nóitóm lại, hàng Duyên Giác phải buông bỏ cách nhìn thấy mườihai duyên khởi và đoạn tận các chi phần trong mười hai duyênkhởi của mình để đi tới cách nhìn thấy và cách đoạntận các chi phần trong pháp mười hai duyên khởi của Phật,để họ có cái nhìn thấy, cái biết của Phật và chứngnhập Niết bàn tuyệt đối như Ngài.

Vàđối với sự phát bồ đề tâm thực hành Lục độ củaBồ tát cũng vậy. Họ phải buông bỏ hoàn toàn mọi ý tưởngvề ngã và pháp, để đạt tới cái nhìn thấy tịch diệthoàn toàn đối với chúng.

ThanhVăn, Duyên Giác và Bồ Tát phải buông bỏ cái thấy pháp củamình mà phải tiến tới cách nhìn thấy pháp của Phật, phảibuông bỏ cách chứng nhập Niết bàn theo cách chứng nhậpcủa mình mà tiến tới cách chứng nhập Niết bàn của Phật.

NhưKinh Pháp Hoa nói:

“ChưPhật lưỡng túc tôn

Tripháp thường vô tánh

Phậtchủng tùng duyên khởi

Thịcố thuyết Nhất thừa

Thịpháp trụ, pháp vị

Thếgiantướng thường trú…”[6][6]

Nghĩalà:

“Các Đấng Giác Ngộ đầy đủ trí và đức, biết rõ cácpháp không có tự tánh, hạt giống Phật sinh khởi do duyên,nên Phật nói Nhất thừa.

Vàbản thể của các pháp vốn là thường trú và nguyên vị,tướng chân như của thế gian vốn thường trú”.

Nhưvậy, kinh Pháp Hoa đã chỉ cho ta thấy, các pháp không có tựtánh, hạt giống Phật cũng sinh khởi do duyên và pháp chânnhư ở nơi vạn hữu không hề bị sinh diệt. Phật tính củahết thảy chúng sanh tuy ở trong sự luân chuyển của thếgian mà vẫn thường trú và Niết bàn có mặt thường trúngay ở trong sinh tử.

Nên,tuy ứng hóa thân của Phật ở trong sinh tử với chúng sanhmà vẫn thường sống với pháp Niết bàn tịch tịnh.

Phápnhư vậy là pháp Nhất thừa. Và Nhất thừa như vậy là phápNhất thừa độc đáo và đặc biệt của Pháp Hoa so với phápNhất thừa được quảng diễn từ kinh Thắng Man, Bát Nhãvà Hoa Nghiêm.

3.Tăng:

Ởtrong kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói Tăng là đoàn thể đệ tửcủa Ngài: “nội bí Bồ tát hạnh, ngoại hiện thị Thanhvăn, thiểu dục yếm sinh tử, thật tự tịnh Phật độ”.[7][7]

Nghĩalà bên trong của Tăng đoàn là nuôi dưỡng, giữ gìn hạnhcủa Bồ tát, nhưng bên ngoài biểu hiện hình thái của Thanhvăn, ít có tham dục, nhàm chán sinh tử, mà thật ra tự thânlà làm cho cõi Phật thanh tịnh.

Nên,kinh Pháp Hoa không công nhận một đoàn thể Thanh văn đơnthuần là đệ tử của Phật, nếu có chăng chỉ là giả lậpđể giúp họ trở thành Bồ tát và giáo hóa cho họ pháp Nhấtthừa, nhằm đưa họ đến địa vị Phật.

Điềunày, ta thấy Đức Phật nói rõ qua thi kệ của phẩm PhươngTiện kinh Pháp Hoa như sau:

“Quývị chớ có nghi

Talà vua các Pháp

Nóicho đại chúng biết

Chỉdùng đạo Nhất thừa

Giáohóa các Bồ tát

Khôngđệ tử Thanh Văn”.

(Nhữđẳng vật hữu nghi

Ngãvi chư Pháp vương

Phổcáo chư đại chúng

Đảndĩ Nhất thừa đạo

Giáohóa chư Bồ tát

VôThanh văn đệ tử).[8][8]

Nên,ở kinh Pháp Hoa, Đức Phật khẳng định sự ra đời củaNgài có hai việc.

Đốivới Pháp, thì Ngài chỉ dạy pháp Nhất thừa, tức là pháplàm Phật.

Vàđối với Tăng Thanh văn, thì Ngài phải giáo dục để họđều trở thành Bồ tát, và dạy cho họ pháp Nhất thừa,rồi tuyên bố họ sẽ thành Phật.

Điểmnày, Đức Phật đã nói với Tôn giả Xá Lợi Phất như sau:

“Xá Lợi Phất nên biết

Ngườicăn chậm, trí nhỏ

chấptướng và kiêu mạn

Phápnày không thể tin.

Tanay vui, vô úy

ởtrong các Bồ tát

thẳngthắn bỏ phương tiện

chỉnói đạo Vô thượng.

Bồtát nghe pháp ấy

lướinghi đều trừ diệt

ngànhai trăm La Hán

chắcchắn sẽ làm Phật.

Nhưchư Phật ba đời

theonghi thức thuyết pháp

Tanay cũng như vậy

thuyếtpháp đều giống nhau”.[9][9]

Chínhđiểm này là điểm then chốt của kinh Pháp Hoa, và là cáchnhìn đặc biệt và độc đáo về Tăng của Pháp Hoa.

Cũngchính điểm này mà các nhà Phật học Pháp Hoa, gọi là “phếquyền hiển thực”. Nghĩa là bỏ quyền trí mà hiển thịthật trí; bỏ quyền pháp mà hiển thị thật pháp; bỏ phươngtiện mà hiển thị cứu cánh.

Vàcũng chính điểm này, Tôn giả Xá Lợi Phất, Bậc thượngcăn, thượng trí của hàng Thanh văn đã lãnh hội và tin tưởng,nên đã phát biểu với Đức Phật rằng:

“BạchThế Tôn! Con từ xưa đến nay, suốt ngày và đêm luôn luôntự trách.

Nhưng,ngày nay từ Đức Thế Tôn, con được pháp chưa từng có,nên nay mọi nghi ngờ của con đoạn sạch, thân và tâm củacon thư thái, tự nhiên và ổn định một cách thích thú.

Ngàynay con mới biết rằng, con là con đích thực của Phật, sinhra từ sự giáo huấn của Ngài, sinh ra từ pháp chuyển hóacủa Ngài, thừa hưởng được gia tài chính pháp của Phật”.[10][10]

Ngaysau đó, Tôn giả Xá Lợi Phất đã được Đức Phật thọký thành Phật.

Vàở phẩm Tín Giải,[11][11] các vị Thanh văn như các Tôn giảTu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Đại Ca Diếp, Mục Kiền Liên cũngđã trình bày sự lãnh hội pháp Nhất thừa của mình lênĐức Phật.

Đểchứng minh cho sự lãnh hội và tin tưởng ấy, các Tôn giảđã kể cho Thế Tôn nghe câu chuyện trưởng giả và cùng tử,để minh họa cho tâm từ bi của Phật, hạnh nguyện giáo hóacủa Phật và trí tuệ phương tiện thiện xảo của Ngài đốivới việc giáo hóa hàng Thanh văn. Và hàng Thanh văn cho dùnhững vị thông minh, những vị tu tập giỏi đã hoàn thànhtuệ giác vô học của Thanh văn, hay chưa hoàn thành tuệ giácấy, rồi Đức Phật cũng thương, tìm đủ mọi cách dìu dắtphát triển thành tâm Bồ tát, giáo hóa cho pháp Nhất thừavà rồi sẽ thọ ký thành Phật.

Nên,sau đó Đức Phật đã thọ ký cho các Tôn giả này đều thànhPhật trong tương lai.

Vàkhông những các đại Tỷ khưu Tăng Thanh văn được thọ kýthành Phật, mà các Tỷ khưu đã hoàn thành tuệ giác vô lậucủa Thanh văn và chưa hoàn thành tuệ giác ấy, cũng đềuđược Đức Phật thọ ký thành Phật.[12][12]

ChúngThanh văn thuộc Tỷ khưu ni, như bà Đại Ái Đạo (Ma Ha BàXà Bà Đề), bà Pháp Dự (Da Du Đà La) cũng đều được ĐứcPhật thọ ký thành Phật.[13][13]

Như vậy, hàng Thanh văn Tăng là đối tượng đặc biệt vàlà đối tượng chủ yếu mà kinh Pháp Hoa nhắm tới để chuyểnhóa, khiến tất cả hai bộ đại Tăng của Thanh văn đềutrở thành Bồ tát Tăng, tu học pháp Nhất thừa và đều sẽthành Phật trong tương lai.

Dođó, đây là điểm độc đáo và đặc biệt về cách nhìnnhận Tăng của Pháp Hoa.

Vàđối với các Tỷ khưu tăng có hạnh nguyện sống độc cưđể quán chiếu sâu vào pháp mười hai duyên khởi, thấy lưuchuyển của mười hai duyên khởi là Khổ đế và Tập đếvà thấy rõ sự hoàn diệt của mười hai duyên khởi là Diệtđế và Đạo đế mà đoạn tận ái, thủ, hữu, đoạn tậnvô minh, hành, hưởng thụ đời sống tịch lạc độc cư tronghiện thế, đối với những vị Thanh văn có chủng tính Duyêngiác như thế, Đức Phật cũng sử dụng phương tiện thiệnxảo để giúp họ tiến lên Bồ tát thừa trở thành Bồ tátTăng, rồi dạy cho họ pháp Nhất thừa và sẽ thọ ký chohọ thành Phật.

Nhưvậy, bằng mọi phương tiện, Đức Phật đã chuyển vậngiáo đoàn Tăng có nội dung Thanh văn và Duyên giác trở thànhgiáo đoàn có nội dung của Bồ tát Tăng, và từ giáo đoànBồ tát Tăng này, Đức Phật dạy cho pháp Nhất thừa và thọký cho tất cả thành Phật.

Ởđiểm độc đáo và đặc biệt này, các nhà Phật học PhápHoa, gọi là “hội tam quy nhất”. Nghĩa là chuyển hóa vàthống nhất cả ba thừa gồm Thanh văn, Duyên giác và Bồ tátthừa thành một thừa duy nhất, gọi là Nhất thừa hay Phậtthừa.

Nên,Tăng qua cách nhìn của kinh Pháp Hoa là giáo đoàn có nội dungcủa Bồ tát.

Dođó, giáo đoàn ấy, có khả năng làm chỗ nương tựa cho tấtcả mọi giới trong thế gian, có khả năng giữ gìn chánh pháp,khiến cho hạt giống Phật pháp không bị chìm mất.

Vàgiáo đoàn Tăng như vậy, không những có khả năng gìn giữmà còn có khả năng tuyên dương Diệu pháp đến mọi giớikhông những thế gian, mà còn cả các giới xuất thế giannữa.

4.Tinvà hiểu:

Tuệgiác Pháp Hoa là tuệ giác thấy và biết rõ hết thảy chúngsanh đều có Phật tính và đều có khả năng thành Phật nếucó điều kiện tác động và yểm trợ.

Nên,đức tin Pháp Hoa là đức tin sinh khởi từ tuệ giác ấy vàcủa tuệ giác ấy.

Dođó, Pháp Hoa tin rằng, hết thảy chúng sanh đều có Phậttính và đều có khả năng thành Phật.

Vớituệ giác và đức tin ấy, nên Pháp Hoa tin rằng A La Hán đồngcó Phật tính như Phật và sẽ thành Phật là vấn đề dễhiểu.[14][14]

Đứctin Pháp Hoa không dừng lại ngang đó mà còn đi tới rộnglớn và sâu sắc hơn. Pháp Hoa còn tin rằng, Phật tính khôngcó đối lập và không còn nằm trong hạn hữu của giới tínhhay chủng loại.

Nên,ngay cả con người tạo tội ngũ nghịch như Đề Bà ĐạtĐa, không những được Đức Phật thọ ký thành Phật, màcòn xem Đề Bà Đạt Đa là ân nhân và thiện hữu tri thứccủa mình trong một thời.

Tuy,Đề Bà Đạt Đa tạo tội ngũ nghịch bị thọ báo địa ngục,nhưng Phật tính trong Đề Bà Đạt Đa không mất.

Phậttính ấy, cần có sự tác động của nhân duyên và sự yểmtrợ của chánh pháp để chúng sinh khởi, đó là cách nhìnvà cách thấy hết sức độc đáo và đặc biệt của kinhPháp Hoa. Và lại càng độc đáo và đặc biệt hơn nữa làđức tin Pháp Hoa tin vào điều ấy là một sự thật. KinhPháp Hoa còn nói:

“Nếucó người nào đối với việc này mà không nghi ngờ thì khôngbị đọa vào ác đạo, thường sinh trước chư Phật mườiphương và sinh ở đâu cũng được nghe kinh Pháp Hoa. Sinh trongnhân loại hay chư Thiên thì được hưởng sự yên vui tuyệtdiệu và nếu sinh ra trước Phật thì hóa sanh từ hoa sen”.[15][15]

Đứctin ấy, là đức tin độc đáo của Pháp Hoa, nhưng nó chưadừng lại ở đó mà còn tin rằng, Phật tính không bị hạnhữu bởi giới tính hay chủng loại, nên tất cả mọi loàicũng đều có khả năng thành Phật, ngay cả loài súc sanh nữ.

Việctin tưởng hành động hiến dâng châu ngọc và tức thì biếnthành nam tướng, đầy đủ phong cách Bồ tát, hướng ngayqua thế giới Vô Cấu ở phương Nam và thành Phật của Longnữ mới tám tuổi, con của vua rồng Diêm Hải, là đức tinđộc đáo và bất khả tư nghì của Pháp Hoa.

Lạinữa, Pháp Hoa tin rằng, tất cả chúng sanh ai cũng có Phậttính và ai cũng có khả năng thành Phật. Chính vì vậy màai cũng có khả năng thọ trì, đọc tụng, diễn giảng vàhoằng truyền kinh Pháp Hoa đến với tất cả mọi ngườivà mọi loài.

ỞDiêm Hải, Bồ tát Văn Thù chỉ hoằng truyền kinh Pháp Hoavà Long nữ mới tám tuổi đã lãnh hội kinh ấy một cáchsâu xa.[16][16]

PhápHoa tin rằng, báo thân của Phật không có hủy diệt và cómặt bất cứ nơi nào có thọ trì, đọc tụng, diễn giảngkinh Pháp Hoa và ứng hóa thân của Phật hiện hữu khắp nơiđể hoằng truyền kinh ấy. Phẩm Hiện Bảo Tháp của kinhPháp Hoa[17][17] có báo thân của Phật Đa Bảo là sự chứngminh độc đáo cho đức tin này. Và khi mở cửa bảo tháp củaPhật Đa Bảo, thì tất cả ứng hóa thân của Phật ThíchCa đang đi hoằng truyền Pháp Hoa khắp mọi nơi cùng lúc cómặt, lại là một độc đáo khác, nói lên sự linh hoạt,sống động, cùng khắp mà thống nhất của đức tin PhápHoa.

Lạinữa, Pháp Hoa tin rằng, Đức Phật lịch sử chỉ là ứnghóa thân, chứ không phải Ngài mới thành Phật trong thờiđại này, mà Ngài đã thành Phật cực kỳ lâu xa, như vídụ “tam thiên trần điểm kiếp”, đã được diễn đạtở trong phẩm Như Lai Thọ Lượng.[18][18]

Lạinữa, Pháp Hoa tin rằng, ngoài thế giới hệ của Phật ThíchCa đang giáo hóa, còn có vô số thế giới hệ khác, khắpcả mười phương thế giới nào cũng có Phật và Bồ tát,đang giáo hóa cho thế giới hệ ấy bằng kinh Pháp Hoa.

Nhưvậy, nếu ta nhìn kinh Pháp Hoa về mặt đức tin, thì đứctin của Pháp Hoa cực kỳ độc đáo, thực tế, sâu sắc, rộnglớn, cao vời, linh hoạt và đa dạng, nên ta nói về đứctin ấy không bao giờ hết.

Vàđộc đáo hơn nữa, đức tin Pháp Hoa không phải được nuôidưỡng và lớn mạnh từ ngôn thuyết và trí thức Pháp Hoa,mà nó phải được nuôi lớn và bảo chứng từ tuệ giácPháp Hoa từ bản hạnh và đời sống ấy.

Vànó phải được gia trì bởi thần lực của Như Lai, các vịĐại Bồ tát, các thần chú và các bậc thiện tri thức,[19][19]thì nó mới có thể tin hiểu sâu xa đối với kinh Pháp Hoavà mới có khả năng hoằng truyền Pháp Hoa mà không bị trởngại.

Tạisao đức tin Pháp Hoa và người hoằng truyền kinh này, phảicó sức gia trì của chư Phật và Đại Bồ tát?

Vìnhư ở phẩm Như Lai Thần Lực, Đức Phật đã nói với Bồtát Thượng Hạnh rằng: “Như Lai có vô biên thần lực vàđem vô biên thần lực ấy mà diễn đạt tính chất của kinhPháp Hoa, thì cho dù trải qua vô số kiếp, cũng không thểdiễn tả hết được.

Vìsao? Vì tất cả thần lực tự tại của Như Lai; tất cảkho tàng bí yếu của Như Lai và tất cả những gì cực kỳsâu xa của Như Lai, tất cả đều có mặt ở trong kinh PhápHoa…, nên kinh đó có mặt ở đâu, quý vị hãy xem đó nhưBồ Đề Đạo Tràng, nơi mà Như Lai đã từng giác ngộ, hãyxem đó như là Lộc Uyển, nơi mà Như Lai đã chuyển vận Phápluân và xem đó như là rừng Sa La, nơi Như Lai thể hiện Niếtbàn”.[20][20]

KinhPháp Hoa là Diệu Pháp, nên không thể dùng tri thức mà hiểu,không thể sử dụng đức tin đơn thuần mà tin, mà phải hiểuvà tin bằng tuệ giác, được sự gia trì của chư Phật vàcác Đại Bồ tát.

Tinvà hiểu như vậy là tin và hiểu bằng tâm linh siêu việtmà không phải tin và hiểu theo thường tục.

Ấycũng là một trong những tin và hiểu độc đáo của Pháp Hoa.

5.Con đường huấn luyện và chuyển hóa:

Tấtcả những vị đang tu học ở trong Tam Thừa là Thanh Văn Thừa,Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa đều là đối tượng huấnluyện và giáo hóa của Pháp Hoa. Đối với những vị đãlà Bồ Tát, thì Pháp Hoa huấn luyện và giáo hóa cho họ nhanhchóng trở thành một vị Phật.

Đốivới đối tượng Thanh Văn và Duyên Giác, Pháp Hoa phải huấnluyện và giáo hóa lâu dài, bằng những phương pháp thựcdụng và xảo diệu, để đưa họ lên Bồ Tát Thừa và thọký cho họ thành Phật trong tương lai.

Nênmục đích giáo dục của Pháp Hoa là giáo dục và huấn luyệncác Thánh giả trong Tam Thừa thấy rõ tướng trạng “nhưthật” của các pháp để thành Phật, giáo hóa chúng sanhbằng tuệ giác và bằng từ bi Pháp Hoa.

Phươngpháp giáo dục của Pháp Hoa là thiết lập giáo lý Tứ DiệuĐế để huấn luyện cho những vị có chủng tính Thanh Văn,giáo lý Mười Hai Duyên Khởi để huấn luyện cho những vịvừa có chủng tính Thanh Văn, vừa có chủng tính Duyên Giác,và thiết lập giáo lý Lục Độ để huấn luyện cho nhữngvị có chủng tính Bồ Tát.

Bởivậy, giáo học Pháp Hoa đầy đủ cả Tam Thừa, nhưng trongđó đối tượng chính để huấn luyện và giáo dục lâu dàicủa Pháp Hoa là Thanh Văn.

Phươngtiện giáo dục cho hàng Thanh Văn là giáo học Tứ Diệu Đế,nhưng khi quý vị Thanh Văn đã thuần thục với giáo lý này,thì Pháp Hoa nâng cấp họ lên và giáo hóa khiến cho họ trởthành Bồ Tát.

Nhưng,ở trong Thanh Văn có trình độ cần phải giáo hóa khác nhau:

*Trìnhđộ thượng căn, thượng trí, như Tôn giả Xá Lợi Phất,thì ở kinh Pháp Hoa, Đức Phật chỉ thẳng “chư pháp thựctướng” và nói quả vị A La Hán, là do Đức Phật vận dụng,chứ không phải có thật, Phật quả mới là thật.

Phươngpháp huấn luyện này, là phương pháp nói thẳng, đánh thứctrực tiếp vào tuệ giác của Thanh Văn, khiến cho tuệ giácấy nhận ra ngay Phật tính và bản nguyện Bồ Tát vốn cócủa hàng Bồ Tát và thọ ký thành Phật trong tương lai.

Huấnluyện bằng phương pháp này, ở kinh Pháp Hoa, Đức Phật đãthành công đối với Tôn giả Xá Lợi Phất.

*Trìnhđộ trung căn, trung trí như các Tôn giả Tu Bồ Đề, Ca ChiênDiên, Đại Ca Diếp và Mục Kiền Liên, ở kinh Pháp Hoa, ĐứcPhật đã giáo dục bằng cách đưa ra những ví dụ: ba cõiví như nhà lửa, xe dê, xe hươu và xe trâu ở ngoài cửa củaba cõi là dụ cho Tam Thừa, tu tập giáo lý Tam Thừa ra khỏinhà lửa của tam giới, nhưng chưa phải thành tựu Niết Bàncủa Phật,…[21][21]

Quaví dụ nhà lửa và ba xe mà Đức Phật đã trình bày, khiếncho các Tôn giả nhận ra được giáo lý Nhất Thừa, thấyrằng mình vốn có Phật tính và đã từng có bản nguyệnBồ Tát và chính những vị này đã đưa ra ví dụ Trưởnggiả và cùng tử, để ví dụ Trưởng giả là Phật và cùngtử là chính mình ở phẩm Tín Giải; nghĩa là tu tập mà quênmất bản nguyện Bồ Tát là liền trở thành Thanh Văn và làcùng tử. Chỉ cần nhớ lại bản nguyện Đại Thừa là tứckhắc trở thành Bồ Tát.

Tiếptheo, Đức Phật dạy cho họ về ví dụ Dược Thảo,[22][22]để chỉ cho họ thấy căn cơ trình độ chúng sanh có cao,có vừa, có thấp, nhưng pháp Nhất Thừa là pháp bình đẳng,hết thảy mọi căn cơ tùy theo sức mình mà lãnh hội và cuốicùng cũng đều thành tựu địa vị Phật.

Nhưvậy, phương pháp giáo dục thứ hai đối với hàng Thanh Văncủa Đức Phật ở kinh Pháp Hoa bằng thí dụ, và qua thí dụmà đối tượng giáo dục nhận ra được bản nguyện BồTát vốn có của mình.

Vàđối với các vị Thanh Văn với trình độ dưới trung bình,Đức Phật nói về nhân duyên Thầy trò đã từng cùng nhautu tập Pháp Hoa, từ thời Đức Phật Đại Thông Trí Thắng,quốc độ của Ngài tên là Hảo Thành, thời kỳ của Ngàixuất hiện là Đại Tướng và thời kỳ ấy trải qua đếnnay là cực kỳ lâu xa.

ĐứcThích Ca đã từng là vị Sa di Bồ Tát tu học Pháp Hoa vớiĐức Phật Đại Thông Trí Thắng, đã lãnh hội Pháp Hoa, đãtu tập Pháp Hoa và đã diễn giảng Pháp Hoa từ thời ấy,và Ngài đã thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, giáo hóa vô sốchúng sanh, đã từng thiết lập giáo pháp Tam Thừa để giáohóa hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, nhưng cuối cùng đềukhiến cho họ hiểu và chứng nhập giáo pháp Nhất Thừa.

Vànhững vị đã từng học hỏi, tu tập giáo pháp Tam Thừa vớiNgài đã trải qua nhiều thời gian, hiện vẫn đang còn cómặt ở trong chính hội Pháp Hoa này và hiện nay, họ đangđược Như Lai trực tiếp giảng dạy Pháp Hoa cho nữa.

NiếtBàn của Thanh Văn và Duyên Giác là do Như Lai tạm thiết lậpđể cho những vị tu tập Thanh Văn hạnh nghỉ ngơi, sau nhữngtháng ngày dài, băng qua con đường hiểm nghèo của sinh tử.

Bâygiờ quý vị đã khỏe, lấy lại sức lực, để tiếp tụclên đường đến nơi “bảo sở”, tức là Niết Bàn củaPhật.

Vàđể minh họa cho ý này, Đức Phật đã đưa ra ví dụ “hóathành”, là thành phố tạm nghỉ ngơi để tiếp tục đi tới“bảo sở”, là kinh đô.

Hóathành là dụ cho Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác và kinhđô là dụ Niết Bàn của Phật.[23][23]

Ởphẩm Thọ Ký, Đức Phật thọ ký cho năm trăm đệ tử ThanhVăn, mà đứng đầu là Phú Lâu Na, Đức Phật đã nói vềbản nguyện Bồ Tát của Tôn giả Phú Lâu Na là đã có vàđã thực hành ở nơi chín mươi ức Đức Phật quá khứ.

Tôn giả Phú Lâu Na không phải chỉ có khả năng thuyết phápvà tuyên dương chánh pháp của Như Lai thôi đâu, Tôn giảtừng là người số một duy trì và tuyên dương chánh phápcủa chín mươi ức chư Phật quá khứ. Tôn giả đã có đủthần lực của Bồ Tát, sống lâu bao nhiêu thì thực hànhphạm hạnh bấy nhiêu.

Tôngiả đã từng giáo hóa vô lượng, vô số chúng sanh, khiếnhọ an trú vững chãi trong Tuệ giác vô thượng.

Vàbất cứ thời kỳ của Phật nào quá khứ, hiện tại hay tươnglai, Ngài đều là người thuyết pháp số một cả…[24][24]

ĐứcPhật thọ ký cho Phú Lâu Na thành Phật, rồi Tôn giả KiềuTrần Như và các vị khác cũng hiểu được vấn đề ĐứcPhật giáo hóa, nên họ đều được Đức Phật thọ ký thànhPhật.

Vàhọ đã đưa ra ví dụ “ngọc trong chéo áo” để minh họarằng, Phật tính vốn có, bản nguyện tu học Bồ Tát Thừa,họ cũng đã từng phát khởi và thực hành, mà nay lại quênmất. Vì quên mất Phật tính và bản nguyện Bồ Tát củamình, nên bị nghèo nàn trí tuệ và phước đức, cũng giốngnhư người có viên ngọc trong chéo áo mà quên mất, nên phảilang thang khổ nhọc vì cơm áo và được đôi chút cơm áotự cho là đủ.

Bằngsự huấn luyện và giáo dục Pháp Hoa như vậy, Đức Phậtđã thọ ký cho Ngài Xá Lợi Phất ở phẩm 3, cho bốn vịĐại đệ tử ở phẩm 6, cho năm trăm Đại A La Hán và 1200vị A La Hán ở phẩm 8, và Ngài lại tiếp tục thọ ký thànhPhật cho các bậc hữu học vô học phẩm 9, thọ ký cho ĐềBà Đạt Đa thành Phật và chứng minh cho sự thành Phật củaLong nữ tám tuổi ở phẩm 12, và lại thọ ký cho chúng Tỷkhưu ni như bà Ma Ha Bà Xà Bà Đề, Da Du Đà La, … ở phẩm13.

Nhưvậy, Pháp Hoa đã huấn luyện và giáo hóa hai Đại bộ Tăng- Ni Thanh Văn trở thành giáo đoàn Bồ Tát Tăng, bằng nhữngphương pháp đánh thức hoặc trực tiếp, gián tiếp, khiếncho tất cả quý vị tự nhận ra Phật tính và tự nhận rabản nguyện Bồ Tát vốn có của mình, nên đã được ĐứcPhật thọ ký thành Phật.

Nhưvậy, sự huấn luyện và giáo dục của Pháp Hoa là sự huấnluyện và giáo dục bằng phương pháp “đánh thức và khaiphóng”. Nghĩa là đánh thức vào khả năng hay bản nguyệnvốn có của họ, khiến cho họ tỉnh dậy và bước tới.

Huấnluyện và giáo dục như vậy thật là cực kỳ độc đáo vàđặc biệt của Pháp Hoa.

Ởphẩm Tùng Địa Dõng Xuất, đã cho ta thấy sự giáo dục vàhuấn luyện của Pháp Hoa không mang tính cách đối phó cóvẻ thời cuộc mà mang một tầm chiến lược lâu dài đếnbất khả thuyết, để gánh vác và truyền bá Pháp Hoa đếnbất tận.

Đócũng là một trong những tầm nhìn độc đáo và đặc biệtvề giáo dục của Pháp Hoa.

Vàvới sự giáo dục ấy, Pháp Hoa đã thành công khi chuyển hóatoàn bộ giáo đoàn Thanh Văn Tăng thành giáo đoàn Bồ TátTăng.

Vàlại càng chứng tỏ thành công hơn nữa, khi ở phẩm TùngĐịa Dõng Xuất, Đức Phật đã từ chối sự phát tâm giữgìn và truyền bá ở nơi cõi này của hơn tám hằng hà sasố Bồ Tát Đại sĩ đến từ các thế giới khác.

Ngàinói: “Ở quốc độ này, Như Lai đã giáo dục và huấn luyệncó đến sáu vạn hằng hà sa Bồ Tát Đại sĩ, và mỗi vịĐại sĩ lại có sáu vạn hằng hà sa tùy thuộc.

Thầytrò của các Bồ Tát Đại sĩ này, sau khi Như Lai diệt độhọ có thể đủ mọi khả năng để duy trì và phát triểnPháp Hoa, xin khỏi phiền đến quý vị”.

Vớitầm nhìn và sự huấn luyện sứ giả Pháp Hoa như vậy, làcực kỳ đặc biệt và độc đáo mà không có bất cứ mộtsự huấn luyện và giáo dục nào có thể so sánh.

6.Hạnh nguyện:

Hạnhnguyện Pháp Hoa được bắt đầu khai triển và ứng dụnglà từ phẩm Pháp Sư.

Hạnhnguyện Pháp Hoa là hạnh nguyện biến Pháp Hoa trở thành đờisống qua sự thọ trì, đọc tụng, diễn giảng, khiến chomình chứng nhập thực tướng của vạn hữu và khiến chotất cả mọi người cũng đều chứng nhập thực tướng ấy,bằng con đường Bồ Tát, với đầy đủ sáu hạnh, bao gồm:bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định vàtrí tuệ.

Bốthí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trítuệ với tâm từ bi là đời sống Pháp Hoa đã bắt đầusinh khởi và lớn mạnh bằng tuệ giác.

Trítuệ Ba la mật là điểm đến của bố thí, trì giới, nhẫnnhục, tinh tấn và thiền định, nhưng đồng thời nó cũngcùng đồng hành với các hạnh ấy, khiến cho các hạnh ấykhông bị chệch hướng của Phật đạo.

Ởphẩm Pháp Sư, Đức Phật nói với Bồ Tát Dược Vương, muốncó đời sống Pháp Hoa, thì căn bản là phải có hạt giốngPháp Hoa, và dù hạt giống Pháp Hoa được gieo vào trong tâmthức chỉ là một bài kệ hay chỉ là một câu kinh, mà biếttiếp nhận bài kệ hay một câu của Pháp Hoa với tâm hoanhỷ, chỉ chừng ấy căn bản, cũng đủ để thực hiện đờisống Pháp Hoa, và cũng đủ điều kiện để đức Phật thọký cho tương lai làm Phật.

Nên,không có đức tin Pháp Hoa, thì không bao giờ khởi lên hạnhnguyện Pháp Hoa, và hạnh nguyện Pháp Hoa không có, thì khôngbao giờ có đời sống Pháp Hoa.

BồTát khác với Thanh Văn là do có hạnh và nguyện. Nguyện thànhPhật để có đời sống Toàn giác và nguyện hóa độ chúngsanh bằng sự thực hành Lục Độ với tâm từ bi.

PhẩmPháp Sư cho ta thấy, đời sống Pháp Hoa là phải có sức mạnhcủa đức tin Pháp Hoa, phải có sức mạnh của chí nguyệnvà phải có sức mạnh của thiện căn, thì mới có thể đivào ngôi nhà của Như Lai là tâm đại từ bi, mới có thểmặc áo của Như Lai là tâm nhu hòa nhẫn nhục và mới cóthể ngồi tòa Như Lai là hết thảy pháp Không, nghĩa là ngồiở nơi bản thể Ngã Không và Pháp Không của hết thảy mọisự hiện hữu.

Phảicó tâm đại từ bi, phải có tâm nhu hòa nhẫn nhục, phảicó tuệ giác về Không, mới có thể giảng dạy truyền báPháp Hoa đến cho mọi người.

Việctháp của Phật Đa Bảo xuất hiện trong kinh Pháp Hoa là đểkhuyến khích sự phát khởi hạnh nguyện sống bằng đờisống Pháp Hoa và Pháp Hoa phải được nói ra và truyền bátừ đời sống ấy.

Nên,việc tháp Phật Đa Bảo và báo thân của Ngài xuất hiệntrong kinh Pháp Hoa là chứng minh cho hạnh nguyện Pháp Hoa vàkhuyến khích ai đã có bản nguyện Pháp Hoa thì hãy sống theohạnh nguyện ấy.

ĐềBà Đạt Đa vô lượng kiếp về trước đã có hạnh nguyệnPháp Hoa, nên cần quay về sống với bản nguyện ấy, thìhiện tại tức khắc các tội báo do ngũ nghịch gây ra đềurơi rụng và sẽ được thọ ký thành Phật. Và Long nữ tuymới tám tuổi, dù là đang thọ báo thân súc sinh nữ, nhưnghạnh nguyện Pháp Hoa không quên mất, lại được Ngài VănThù nhắc nhở, giáo hóa, khuyến khích, thực hành thuần thụcvà khi hạnh nguyện Pháp Hoa đã thuần thục, thì việc thànhPhật là không còn chướng ngại bởi bất cứ cái gì và cóthể xảy ra trong khoảnh khắc.

PhẩmKhuyến Trì, cho ta thấy rằng, 500 vị A La Hán đã hoàn thànhtuệ giác Thanh Văn và 8000 vị khác đang tiếp tục để hoànthành tuệ giác Thanh Văn, khi nghe nói đến hạnh nguyện PhápHoa, quý vị ấy cũng đã phát nguyện với Đức Thế Tôn sốngbằng đời sống hoằng truyền Pháp Hoa như sau:

“Bạchđức Thế Tôn! Chúng con cũng ở nơi quốc độ khác, sẽ thuyếtgiảng kinh Pháp Hoa này một cách rộng rãi.

Vìsao? Vì ở trong cõi nước Ta bà, con người tệ ác, tăng thượngmạn nhiều, phước đức mỏng manh, lắm sân si, tâm khôngchân thật, khúc mắc, dua nịnh, dơ bẩn”.[25][25]

Sựphát nguyện này nói lên hạt giống Pháp Hoa thực sự đãcó mặt ở trong quý vị, và quý vị đã phát khởi hạnh nguyệnhoằng truyền Pháp Hoa một cách khiêm tốn.

Vàsáu ngàn Tỷ khưu ni, đứng đầu là bà Ma Ha Bà Xà Bà Đề,sau khi đã được Phật thọ ký, họ cũng đã phát khởi hạnhnguyện Pháp Hoa như sau:

“Kínhbạch Đấng Đạo Sư Thế Tôn, vị làm an ổn trời, người!

Chúngcon đã được Ngài thọ ký xong, trong tâm hoàn toàn an lạc.

BạchThế Tôn! Chúng con cũng có khả năng hoằng truyền kinh PhápHoa ở cõi nước khác”.[26][26]

Saukhi các vị Thanh Văn mới chuyển hướng tiến lên Bồ TátThừa đã phát khởi hạnh nguyện hoằng truyền kinh Pháp Hoalà những vị Bồ Tát, đã từng tu học và có một số thànhquả nhất định đối với Bồ Tát Thừa như: Nắm vững cácpháp tổng trì, có khả năng giữ gìn các thiện pháp khôngbị để rơi mất, họ cũng đã phát khởi hạnh nguyện đốivới Pháp Hoa như sau:

“BạchThế Tôn! Nếu Ngài dạy chúng con, kính hộ và giảng dạykinh Pháp Hoa này, thì chúng con sẽ làm đúng như lời Ngàidạy, bằng cách tuyên dương pháp ấy một cách rộng rãi”.

Vàtất cả những vị đã phát khởi hạnh nguyện sống đờisống Pháp Hoa, và cũng vì do thương đời mà hoằng truyềnkinh Pháp Hoa; vì thương đời mà nhẫn nhục để tuyên dươngPháp Hoa và vì thương đời mà không tiếc thân mạng đểtuyên dương kinh ấy.

Vìvậy, đối với Bồ Tát, Pháp Hoa không còn là hạnh nguyệnmà chính là đời sống.

Đốivới đời sống ấy, Bồ Tát luôn luôn sống với tâm nhu hòa,nhẫn nhục, hiền từ, không sợ hãi, khéo tùy thuận mà thôngminh.

Đờisống ấy, không bị cuốn hút bởi hình tướng của các phápvà cũng không bị chi phối bởi những nhận thức về pháp,mà luôn luôn nhìn sâu vào thực tướng của các pháp, đểthấy rõ tính chất như thật của nó.

Vớiđời sống ấy, Bồ Tát không gần gũi các nhà nắm quyềnlực chính trị, không thân gần những người tà pháp, nhữngngười nuôi sống bằng tà mạng, những người có tà kiến,tu tập vị kỷ,… thích sống đời của thiền định, nhiếpphục tâm ý, quán chiếu tự tính Không của các pháp và thấyrõ tính như thật của chúng.

Vớiđời sống ấy, Bồ Tát sống với khẩu hành thanh tịnh, vớiý hành thanh tịnh và với nguyện hành thanh tịnh.

*Nguyệnlàm phát khởi tâm đại bi nơi hàng xuất gia và tại gia.

*Nguyệnlàm phát khởi tâm đại bi nơi những người không phải làBồ Tát, với những quán chiếu như sau:

Nhữngngười mà không phát khởi được tâm nguyện đại bi là nhữngngười mất mát rất lớn.

NhưLai phương tiện tùy nghi thuyết pháp mà họ không nghe, khôngbiết, không hiểu, không hỏi, không tin, không biết rõ.

Tuyrằng, những người ấy, không hỏi, không tin, không hiểurõ đối với kinh Pháp Hoa, nhưng ta đắc trí tuệ Toàn giác,thì những vị ấy tùy theo ở vị trí nào, ta nguyện sử dụngsức mạnh thần thông, sức mạnh trí tuệ để dìu dắt, khiếncho họ đều an trú ở trong Pháp Hoa.[27][27]

Pháphành thứ tư ở trong phẩm An Lạc của kinh Pháp Hoa rất làquan trọng vì là hạnh nguyện thuộc về đại nguyện có nộidung từ Bồ đề tâm.

Phátkhởi hạnh nguyện thương và cứu vớt chúng sanh ra khỏi sinhtử, đi đến Niết Bàn tuyệt đối của Phật mà thọ trì,đọc tụng, diễn giảng, hoằng truyền kinh Pháp Hoa là hạnhnguyện đích thực của Bồ Tát.

Cácvị Bồ Tát như Văn Thù, Di Lặc, Trí Tích, Dược Vương, cácvị Bồ Tát Tòng Địa Dõng Xuất, Bồ Tát Thường Bất Khinh,…là tiêu biểu cho những vị Bồ Tát đã và đang thực hànhđại nguyện Pháp Hoa.

Vàvới đại nguyện ấy, Bồ Tát Thường Bất Khinh đã thànhtựu Tuệ Giác Vô Thượng, nay chính là Đức Phật Thích CaMâu Ni.

ĐứcPhật Thích Ca Mâu Ni đã là Bồ Tát Thường Bất Khinh, đãtừng bị chúng Bồ Tát 500 vị do Hiền Thủ đứng đầu, chúngTỷ khưu ni 500 vị do Sư Tử Nguyệt đứng đầu, chứng Ưubà di 500 vị do Thiện Tư đứng đầu, nhưng những vị ấyđã được Bồ Tát Thường Bất Khinh giáo dục và nay đềulà không thối chuyển đối với Tuệ Giác Vô Thượng, vàhiện họ đang có mặt ở trong chúng Pháp Hoa này.

Nhưvậy, đối với Pháp Hoa cực ác như Đề Bà Đạt Đa cũngđược thọ ký thành Phật, bị quả báo làm thân súc sanhnhư Long nữ cũng làm Phật, vậy thì 5000 người Thanh Văn tăngthượng mạn, họ rời bỏ đại hội Pháp Hoa, họ tu họcnhư thế nào sau khi giáo đoàn Thanh Văn đã được Đức Phậtgiáo hóa pháp Nhất Thừa, thọ ký cho tất cả từ hàng Bậcthượng trí như Ngài Xá Lợi Phất cho đến những vị chưahoàn tất pháp học Thanh Văn đều là trở thành giáo đoànBồ Tát Tăng.

Điềunày ở trong phẩm An Lạc Hạnh, Đức Phật đã nói rõ:

“Nhữngngười mà không phát khởi được tâm nguyện đại bi là nhữngngười mất mát rất lớn.

NhưLai phương tiện tùy nghi thuyết pháp mà họ không nghe, khôngbiết, không hiểu, không hỏi, không tin, không biết rõ.

Tuyrằng, những người ấy không hỏi, không tin, không hiểu rõđối với kinh Pháp Hoa, nhưng Ta đắc trí tuệ Toàn giác, thìnhững vị ấy tùy theo ở vị trí nào, Ta nguyện sử dụngsức mạnh thần thông, sức mạnh trí tuệ để dìu dắt, khiếncho họ đều an trú ở trong Pháp Hoa”.

Đạinguyện Pháp Hoa là vậy, nên 5000 người tăng thượng mạnkia, khi Đức Phật sắp sửa nói Pháp Hoa họ tự bỏ ra về,Đức Phật không hề ngăn cản, mà lại nói họ ra về cũngtốt, vì trong đại chúng không còn hạt xép.

Tuynói vậy, nhưng đối với 5000 người ấy, Ngài lại càng cótrách nhiệm giáo hóa Pháp Hoa cho họ thành Phật, như Ngàiđã dạy đại nguyện Pháp Hoa ở trong phẩm An Lạc Hạnh vànhư Ngài đã từng làm trong quá khứ qua hạnh và nguyện củaBồ Tát Thường Bất Khinh đối với 500 vị Bồ Tát, 500 vịTỷ khưu ni và 500 vị Ưu bà di.

Còncác vị Bồ Tát Diệu Âm, Quán Thế Âm, Phổ Hiền xuất hiệnở trong kinh Pháp Hoa là tiêu biểu cho những Bồ Tát đã chứngnhập đời sống Pháp Hoa và yểm trợ hạnh nguyện Pháp Hoacùng khắp mọi thời gian và không gian. Các thiện tri thứcnhư Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn, Tịnh Đức phu nhân ở phẩm DiệuTrang Nghiêm là để yểm trợ cho hạnh nguyện Pháp Hoa và ngaycác thần chú có mặt trong kinh Pháp Hoa cũng chỉ vì yểm trợhạnh nguyện Pháp Hoa, khiến cho tất cả những ai thực hànhhạnh nguyện Pháp Hoa đều thành tựu pháp Nhất Thừa.

7.Hiệu quả:

Tinvà thực hành Pháp Hoa, đưa tới cho hành giả những hiệuquả tốt đẹp cực kỳ đặc biệt.

Nhưphẩm Phân Biệt Công Đức[28][28] nói: Chỉ cần nghe và tinNhư Lai nói về đời sống vô tận của Ngài, mà đã có rấtnhiều người đắc Vô sinh pháp nhẫn. Đắc Vô sinh pháp nhẫnlà thể nhận được lý tính Không sinh khởi nơi vạn hữu.

Lạicó vô số Đại Bồ Tát chứng đắc pháp môn “văn triềnđà la ni”.

Phápmôn Văn triền đà la ni là pháp môn có khả năng nghe, hiểu,duy trì và nắm giữ những gì tốt đẹp của mọi thứ ngônngữ, khi đi qua thính giác của vị thành tựu pháp môn này,và vị ấy có thể chia sẻ được những điều mình đã nghe,đã tin và hiểu ấy cho mọi người.

Lạicó vô số Đại Bồ Tát chứng đắc pháp môn đắc “nhạothuyết vô ngại biện tài”.

Đắcnhạo thuyết vô ngại biện tài là người đạt tới khảnăng trình bày chánh pháp không bị trở ngại đối với mọithành phần nghe. Và mọi thành phần nghe ấy, ai nghe cũng hiểuvà ưa thích.

Lạicó vô số Đại Bồ Tát đắc “bách thiên vạn ức vô lượngtriền đà la ni”.

Nhữngvị chứng đắc đà la ni này, là những vị có khả năng xoaychuyển vào sự tương quan của mọi pháp mà mình đã đượcnghe, nhớ một cách sâu rộng và bình đẳng. Lại có khảnăng phá trừ phiền não, chuyển hóa sự phân biệt, làm chohiểu biết được hằng sa Phật pháp.

Lạicó vô số Đại Bồ Tát chuyển thanh tịnh pháp luân. Nghĩalà có khả năng chuyển vận bánh xe chánh pháp thanh tịnh.

Lạicó vô số Đại Bồ Tát chỉ còn tám đời, bốn đời, haiđời hay một đời nữa là sẽ thành tựu địa vị giác ngộhoàn toàn.

Tómlại, thành quả do tin, hiểu và thực hành Pháp Hoa qua thọtrì, đọc tụng, diễn giảng tuyên thuyết rộng rãi đếnmọi giới là không thể nghĩ bàn, không thể so sánh.

Ởphẩm Tùy Hỷ Công Đức,[29][29] Đức Phật dạy: Ai nghe PhápHoa mà tùy hỷ, người ấy sẽ thành tựu phước báo tốtđẹp về sự đi lại. Và khi nghe kinh Pháp Hoa biết chia sẻchỗ ngồi cho người khác cùng nghe, thì sẽ có phước báolớn ở trong thế gian như sẽ ngồi vào vị trí của LuânVương, Đế Thích hay Phạm Vương. Và nếu biết thông báorộng rãi cho mọi người được nghe kinh Pháp Hoa, thì vịấy có phước báo làm người ở chung với các vị Bồ Tát,và các căn của vị ấy hoàn chỉnh tốt đẹp, đầy đủcác phẩm chất cao quý của phước báo làm người.

Ởphẩm Pháp Sư Công Đức,[30][30] Đức Phật nói: Nếu có aihành trì Pháp Hoa qua các hạnh như thọ trì, đọc tụng, diễngiảng, ghi chép thì người ấy sẽ thành tựu 800 công đứcvề mắt, 1200 công đức thuộc về tai, 800 công đức thuộcvề mũi, 1200 công đức thuộc về lưỡi, 800 công đức thuộcvề thân, 1200 công đức thuộc về ý.

Nhưvậy, công đức thanh tịnh của sáu căn là do pháp hạnh củaPháp Hoa dẫn sinh và thành tựu.

Ởphẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự,[31][31] Đức Phật nói:Nếu có người nào nghe kinh Pháp Hoa, hoặc tự mình chép, hoặcbảo người khác chép, thì công đức của người ấy, chỉcó trí tuệ của Như Lai mới biết được là nhiều, ít hayvô hạn.

Vànếu ai chép kinh này rồi, đem các loại hoa hương cúng dườngthì công đức vô lượng.

Cũngphẩm này, Đức Phật nói:

Nếucó người nào nghe phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự nàylại thọ trì, người ấy sau khi kết thúc thân nữ, khôngcòn thọ thân nữ trở lại.

Vànếu sau khi Như Lai diệt độ, trong năm trăm năm sau, có ngườinữ nào nghe kinh Pháp Hoa, tu hành đúng như kinh dạy, đếnlúc sinh mạng kết thúc, liền sanh về thế giới cực lạccủa Phật A Di Đà, sinh ra trong hoa sen, an trú trên bảo tòa,được chúng Đại Bồ Tát vây quanh.

BồTát Dược Vương là tiêu biểu cho vị Bồ Tát thực hành khổhạnh của Pháp Hoa và là vị Bồ Tát đã đốt thân cúng dường,để chứng minh cho sự thành tựu hạnh ấy.

Bởivậy, Đức Phật dạy: Nếu có ai nghe phẩm Dược Vương BồTát Bổn Sự mà tùy hỷ và tán dương, người ấy trong đờihiện tại miệng thường phát ra hương thơm hoa sen xanh, lỗchân lông toàn thân thường toát ra hương thơm chiên đàn ngưuđầu. Và công đức của người ấy như đã nói ở trên.

Tuy,Bồ Tát Dược Vương đã thực hành Pháp Hoa qua khổ hạnh,không những bản thân Ngài đạt thành quả Pháp Hoa, mà nhữngngười nghe công hạnh và thành quả ấy, mà tùy hỷ và tándương, thì thành quả cũng không thể nghĩ bàn.

Nhưng,cũng có khi pháp hạnh của Pháp Hoa cực kỳ đơn giản màthành quả thực không thể nghĩ bàn, như ở phẩm Phương Tiệnnói:

“Hoặccó người lễ bái;

Hoặcchỉ là chắp tay

chođến chỉ một tay;

Hoặcchỉ là cúi đầu

dùngtất cả cách ấy

đểcúng dường tượng Phật

cứnhư vậy từ từ

sẽgặp vô lượng Phật.

Tựthành đạo Vô thượng

độvô số chúng sanh

nhậpvô dư Niết Bàn

nhưcủi hết lửa tắt.

Hoặcngười tâm tán loạn

vàotrong chốn chùa tháp

chỉxưng nam mô Phật

đềuđã thành Phật đạo”.[32][32]

Nhưvậy, hiệu quả từ hạnh nguyện Pháp Hoa đem lại cho hànhgiả phước báo rất nhiều khía cạnh, ngay cả những khíacạnh vãng sanh về Tịnh độ của Phật A Di Đà, hay sanh lêncõi trời Đao Lợi hoặc Đâu Suất, nhưng hiệu quả thànhPhật chính là hiệu quả mà Pháp Hoa muốn trình bày.

8.Ngôn ngữ:

Ngônngữ Đức Phật sử dụng để diễn tả “thực tướng”qua kinh Pháp Hoa gồm có hai loại:

a.Ngôn ngữ siêu việt: Tức là ngôn ngữ của thiền định Vôlượng nghĩa xứ - ánh sáng phóng quang từ chặng giữa lôngmày.

b.Ngôn ngữ quy ước: Có chín loại, gồm:

*Tuđa la (sūtra): Hán gọi là khế kinh, tức là Đức Phật sửdụng ngôn ngữ theo thể loại văn xuôi làm phương tiện đểdiễn tả “thực tướng”.

*Giàđà (gāthā): Hán gọi là phúng tụng, tức là Đức Phật sửdụng ngôn ngữ theo thể văn chỉnh cú, bằng kệ tụng cótính độc lập làm phương tiện để diễn đạt “thực tướng”.

*Bổnsự (itivirttaka): Tức là Đức Phật sử dụng ngôn ngữ theothể loại tường thuật, hồi ký làm phương tiện để diễnđạt “thực tướng”.

*Bổnsinh (Jataka): Tức là Đức Phật sử dụng ngôn ngữ theo loạikể chuyện làm phương tiện để diễn tả “thực tướng”.

*Vịtằng hữu (adbhuta): Tức là Đức Phật sử dụng ngôn ngữtheo thể loại đặc biệt, hiếm có, làm phương tiện đểdiễn tả “thực tướng”.

*Nhânduyên (nidāna): Tức là Đức Phật sử dụng ngôn ngữ theothể loại trình bày, diễn đạt về nguyên cớ, về lý dolàm phương tiện để diễn tả “thực tướng”.

*Thídụ (aupamya): Đức Phật đã sử dụng thể loại ngôn ngữthí dụ làm phương tiện để diễn tả “thực tướng”.

*Kỳdạ (geya): Hán dịch là ứng tụng, tức là Đức Phật đãsử dụng thể loại ngôn ngữ kệ tụng thích ứng làm phươngtiện để diễn tả “thực tướng”.

*Ưuba đề xá (upade’sa): Hán dịch là luận nghị, tức là ĐứcPhật sử dụng thể loại ngôn ngữ của luận lý làm phươngtiện để diễn tả “thực tướng”.[33][33]

Ngoàichín thể loại ở trên, còn có ba thể loại nữa, gồm:

*Thọký hay gọi là ký biệt: Tiếng Phạn là Vyakarana. Loại văndùng để thọ ký cho đệ tử thành Phật trong tương lai.

*Tựthuyết (udàna): Không ai hỏi, nhưng thấy đúng thời và đúngcăn cơ Đức Phật tự nói.

*Phươngquảng (vaipulya): Thể loại ngôn ngữ được sử dụng đểdiễn tả những đạo lý có tính cách uyên áo, vi mật.

Baloại sau này không những không có trong bản Hán dịch củaNgài La Thập, cũng như bản của Xà Na Quật Đa mà cũng khôngthấy có trong bản Phạn văn hiện có.

Chínhay mười hai thể loại ngôn ngữ, mà Đức Phật dùng đểdiễn tả thực tại, là ngôn ngữ có tính cách quy ước củaloài người, nên chúng chỉ là phương tiện mà không phảilà cứu cánh.

Bởivậy, dùng ngôn ngữ ấy để diễn tả thực tại, hay diễntả cái thấy, cái biết của Phật thì thực tại, hay cáithấy, cái biết của Phật chẳng bao giờ có mặt một cáchđích thực ở trong các thể loại ngôn ngữ diễn đạt ấy.

Ngônngữ để diễn tả thực tại toàn diện, thực tại giác ngộcủa Phật, không phải là ngôn ngữ ý niệm, mà chính là ngônngữ của thiền định và tuệ giác.

Ngayở phẩm Tựa của kinh Pháp Hoa, đã chỉ ra cho ta thấy ngay,ngôn ngữ diễn tả toàn diện, hay thực tại giác ngộ củaPhật là ngôn ngữ không ngôn ngữ.

Ngônngữ không ngôn ngữ là ngôn ngữ diễn tả thực tại, hayngôn ngữ của Pháp Hoa.

Ngônngữ ấy là ngôn ngữ của ánh sáng thiền định. Nó đượcphóng ra từ thiền định Vô lượng nghĩa xứ, ở giữa chặngmày của Phật, nhằm diễn tả thực tại không bị giới hạnbởi không gian và thời gian. Nó không bị sinh diệt cũng nhưnhững nhận thức của con người chi phối.

Ngônngữ diễn tả thực tại chứng nghiệm bởi Pháp Hoa qua ánhsáng của thiền định ấy của Đức Phật, chỉ có Văn ThùSư Lợi Bồ Tát trực cảm.

Vànhư vậy, Đức Phật Thích Ca ngay nơi Linh Sơn, Ngài đã thuyếtkinh Pháp Hoa cho đại chúng bằng ngôn ngữ ấy một cách đầyđủ và toàn vẹn.

Nhưng,trong đại chúng chỉ có Bồ Tát Văn Thù nghe được ngôn ngữấy, và khi Bồ Tát Di Lặc hỏi Bồ Tát Văn Thù về hiệntượng phóng quang của Đức Phật trong lúc nhập định ấyvà Ngài Văn Thù đã nói về những gì cho Bồ Tát Di Lặc vàđại chúng nghe về ánh sáng của thiền định mà Đức Phậtđã phóng ra, thì cũng kể từ đó, ngôn ngữ siêu việt củathiền định Pháp Hoa chuyển dịch qua ngôn ngữ quy ước củacon người, làm phương tiện giúp con người trực cảm thựctại.

Ngônngữ là phương tiện của Pháp Hoa giúp con người trực cảmthực tại, nó không còn đơn thuần là âm thanh, là chữ viếtmà ngay nơi mọi biểu tượng, và dù biểu tượng ấy là đưalên một cành hoa, hay nở một nụ cười, hoặc chắp tay, cúiđầu hay chỉ là đưa ngón tay vẽ hình tượng Phật trên cát,…

Tấtcả những loại ngôn ngữ như vậy đều là ngôn ngữ củaPháp Hoa, sử dụng để diễn tả hay hiển thị thực tại,khiến cho những ai đương cơ đều có thể chứng nhập thựctướng tịch diệt của vạn hữu một cách toàn diện.

Ấylà ngôn ngữ đặc biệt và độc đáo của Pháp Hoa.

9.Thí dụ:

Mộttrong những đặc điểm độc đáo và hấp dẫn của Pháp hoalà dùng ví dụ để diễn tả thực tại, khiến cho ngườinghe lãnh hội và chứng nhập một cách dễ dàng.

Vídụ ba cõi là nhà lửa và ngoài nhà lửa có ba xe, và khi thoátkhỏi nhà lửa của ba cõi rồi thì chỉ cho một chiếc xe quýnhất, giá trị cao nhất, đây là ví dụ hết sức sống độngvà độc đáo của Pháp Hoa.

Chínhví dụ này, làm cho đối tượng đương cơ của Thanh Văn trựccảm được mục đích ra đời và giáo hóa của Phật chỉlà giáo pháp Nhất Thừa và giáo pháp ở trong Tam Thừa làphương tiện.

Lạiví dụ Trưởng giả và cùng tử ở phẩm Tín Giải cũng hếtsức sâu xa và độc đáo.

Sâuxa và độc đáo là vì vốn sinh trưởng trong dòng dõi giàucó, quý tộc, nhưng do ham chơi lâu ngày quên mất gốc rễ,nên trở thành kẻ khốn khổ, đi làm thuê mướn bần cùng.Nhờ người cha thông minh, nên đã biết sử dụng mọi phươngtiện để gần gũi và vỗ về con, sau đó đưa con trở vềvà trao cho hết cả gia tài và dạy dỗ cho cách sử dụng.

Cũngvậy, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát vốn sinh ra từ Phật Thừa,nhưng ham vui theo niềm vui nhỏ nhoi có được của Thanh Văn,Duyên Giác và Bồ Tát mà quên mất Phật Thừa. Vì vậy màhọ chỉ có những niềm vui rất hạn hữu, hẹp hòi, khôngcó được niềm vui lớn lao như Phật.

Dođó, Phật rất thương, tìm đủ mọi phương tiện để gầngũi, dìu dắt, tạo điều kiện quay trở về với Phật Thừa.

Sâuxa là vậy, mà độc đáo là vì chính quý vị theo Thanh Văn,khi nghe Phật nói thí dụ “nhà lửa và ba xe” ở phẩm ThíDụ, thì họ nhận ra giáo lý Nhất Thừa mới là cứu cánhcủa Phật muốn chia sẻ cho đệ tử, mà họ đã tự ví mìnhlà cùng tử và vị trưởng giả giàu có biết sử dụng mọiphương tiện để đưa con trở về giao hết gia tài, là chỉcho Đức Phật.

Sâuxa và độc đáo hơn nữa, hễ bất cứ ai, bất cứ hạng loạivà trình độ tu học cỡ nào, mà quên mất Phật tính, thìđều trở thành kẻ lạc đường và lạc hậu cả.

Lạiví dụ “hóa thành” và “bảo sở”, ở phẩm Hóa ThànhDụ là nói lên khả năng phương tiện thiện xảo của Phật,của Bậc Đạo Sư với sự dìu dắt và nhiếp hóa chúng sanh.

Lạithí dụ “dược thảo”, ở phẩm Dược Thảo Dụ, lại dụcho tâm từ bi bình đẳng giáo hóa của Phật, và Phật tínhvốn bình đẳng ở nơi tất cả mọi người.

Thídụ “hạt ngọc trong chéo áo” ở trong phẩm Ngũ Bách ĐệTử Thọ Ký, là dụ cho sự tu tập mà quên mất Bồ đề tâm,quên mất đại nguyện, thì bần cùng khốn khổ. Nhớ lạiBồ đề tâm và đại nguyện đã từng phát khởi thì khôngcòn nghèo nàn.

Cũngvậy, người tu tập Bồ Tát Đạo, thì phải có đức tin vàhạnh nguyện của Bồ Tát để đào sâu vào Phật tri kiến.Và vị Pháp sư Pháp Hoa là vị tinh cần đào xới để cóPhật tri kiến và chắc chắn là có, vì đã đến gần.

Thídụ “kế châu” - hạt minh châu trong bối tóc của vua, ởphẩm An Lạc Hạnh, là dụ cho Nhất Thừa nằm trong Tam Thừa;thật pháp nằm trong quyền pháp, thật trí có mặt ở trongquyền trí và cứu cánh có mặt ngay ở trong phương tiện.Phật là Đấng Pháp Vương hiển thị Phật tính, thật tríhay thật pháp cho những vị phát khởi đại nguyện hành trìvà hoằng truyền Pháp Hoa.

Vàthí dụ “lương y” - là vị y sĩ giỏi, ở trong phẩm NhưLai Thọ Lượng, thí dụ này nói rằng, vị lương y vì muốntrị bệnh cho các con mà phải mượn cớ đi sang nước khác,để các con tự nghĩ côi cút, không nơi nương nhờ mà tâmsinh tỉnh ngộ.

Cũngvậy, Phật không có Niết Bàn, báo thân của Ngài đã thànhPhật từ vô lượng kiếp vẫn còn đó, nhưng Ngài phươngtiện nói nhập Niết Bàn là để trị bệnh lười biếng tuhọc của hàng đệ tử và để dạy cho chúng sanh thấy rằng,Phật khó gặp để họ phát tâm ngưỡng mộ mà tu tập.

Dođó, những ví dụ của kinh Pháp Hoa thật sâu thẳm và độcđáo; đặc biệt và sống động.

10.Giới định và tuệ:

*Cănbản của Giới học Pháp Hoa là phát khởi Bồ đề đại nguyện.Nên Bồ Tát khác với Thanh Văn là Bồ đề đại nguyện. Nếukhông phát khởi đại nguyện, thì dù có tu tịnh hạnh đếnmấy cũng không phải là Bồ Tát.

Vànếu đã phát khởi Bồ đề đại nguyện mà quên mất, thìkhông còn là Bồ Tát.

Tutập mà không phát khởi đại nguyện Bồ đề, thì tu mấycũng không thành Phật, tu mấy đi nữa cũng là hạn hẹp. Vàtu tập mà quên mất đại nguyện Bồ đề, thì cũng giốngnhư kẻ “quên mất hạt châu trong chéo áo”, nên trở thànhkẻ nghèo nàn, chỉ làm thuê mướn để kiếm đôi chút lợinhuận vui sống qua ngày.

PhẩmPháp Sư của kinh Pháp Hoa là thiết lập căn bản đại nguyệnBồ đề.

PhẩmHiện Bảo Tháp là chứng minh cho sự thiết lập căn bản đạinguyện ấy.

PhẩmĐề Bà Đạt Đa là nhớ lại đại nguyện Bồ đề và khuyếnkhích phát khởi đại nguyện.

PhẩmKhuyến Trì là khuyến khích phát khởi đại nguyện và duytrì đại nguyện Bồ đề ấy.

PhẩmAn Lạc Hạnh là thực hiện đời sống của đại nguyện Bồđề là đời sống Pháp Hoa.

PhẩmTòng Địa Dõng Xuất và phẩm Như Lai Thọ Lượng là nói rõđời sống rộng lớn, siêu việt thời gian và không gian củađại nguyện Bồ đề.

PhẩmPhân Biệt Công Đức, phẩm Tùy Hỷ Công Đức, phẩm PhápSư Công Đức, phẩm Bồ Tát Thường Bất Khinh là nói rõ đứctin và thành quả của đại nguyện Bồ đề.

PhẩmChúc Lụy là ký thác đại nguyện Bồ đề, khiến đại nguyệnấy còn mãi.

PhẩmNhư Lai Thần Lực là yểm trợ triệt để cho đại nguyệnBồ đề.

Vàcác phẩm còn lại là các Đại Bồ Tát tiếp tục thực hànhđại nguyện Bồ đề và yểm trợ đại nguyện ấy.

Nhưvậy, ta thấy Giới học Pháp Hoa là phát khởi đại nguyệnBồ đề và thường xuyên thực hành đại nguyện ấy cho đếnthành tựu Vô thượng bồ đề.

Thànhtựu Vô thượng bồ đề đại nguyện là thành tựu Thanh tịnhpháp thân, thành tựu Viên mãn báo thân và thành tựu Thiênbách ức hóa thân.

Dođó, thành tựu đại nguyện Bồ đề hay thành tựu Giới họcPháp Hoa là thành tựu Pháp thân thanh tịnh của Phật. Phápthân ấy có mặt cùng khắp pháp giới.

Thànhtựu Giới học Pháp Hoa là thành tựu Báo thân thường trúvà viên mãn vô lượng phước đức và trí tuệ của Phật.Thân ấy không bị sinh diệt chi phối. Thân ấy hiện hữuvô lượng thời gian.

Vàthành tựu Giới học Pháp Hoa là thành tựu Thiên bách ứchóa thân của Phật. Thân ấy ngay nơi Báo thân của Phật,cùng một lúc mà biến thể cùng khắp để hoằng truyền PhápHoa đến mọi phương sở, mọi chủng loại đúng như đạinguyện Bồ đề.

Dođó, Giới học Pháp Hoa làm cho Giới học Thanh Văn, Giới họcDuyên Giác, Giới học Bồ Tát đều trở thành Giới học viênmãn đại nguyện Bồ đề.

Nên,Giới học Pháp Hoa cực kỳ độc đáo, đặc biệt, rộng lớnvà sâu xa.

*Địnhhọc Pháp Hoa thiết lập trên nền tảng của đại nguyệnBồ đề và từ bi mà phẩm chất của người tu học và hoằngtruyền kinh Pháp Hoa cần phải có.

Vàtừ thiết lập ấy mà Định học và Tuệ học Pháp Hoa dẫnsinh.

Ởphẩm Pháp Sư, Đức Phật nói với Bồ Tát Dược Vương rằng:“Người nào muốn giảng kinh Pháp Hoa, sau khi Như Lai diệtđộ, người ấy phải vào nhà Như Lai, phải mặc áo củaNhư Lai và phải ngồi tòa của Như Lai.

Nhàcủa Như Lai chính là tâm đại bi đối với hết thảy chúngsanh. Áo của Như Lai là đức tính nhu hòa nhẫn nhục và tòacủa Như Lai là nguyên lý Không của hết thảy pháp”.[34][34]

Nhưvậy, tâm đại bi là Giới học Pháp Hoa. Đức tính nhu hòanhẫn nhục là Định học Pháp Hoa và nguyên lý Không củahết thảy pháp là Tuệ học Pháp Hoa.

PhápHoa đã thiết lập Giới học từ tâm đại bi. Và từ tâmđại bi mà thiết lập Định học và từ Định học ấy màthiết lập Tuệ học Pháp Hoa.

PhẩmAn Lạc Hạnh, Đức Phật nói với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi,Định học Pháp Hoa cần có hai mặt là ‘thân cận xứ’và ‘thân cận quán’:

-Thâncận xứ: Vị thực tập Định học Pháp Hoa thường ưa ngồithiền, ưa sống ở nơi nhàn tịnh và thường ưa nhiếp phụctâm ý.

-Thâncận quán: Vị ấy thường quán nguyên lý Không của hết thảypháp, quán chiếu tướng như thực của các pháp.

“Tướngấy, không điên đảo, không chuyển động, không thối lui,không tiếp diễn, không sở hữu, không ngôn ngữ diễn đạt,không khởi sinh, không xuất hiện, không trỗi dậy, không têngọi, không tướng trạng, không số lượng, không biên giới,không đối ngại, không ngăn cách.

Chúngchỉ do nhân duyên mà có và từ nhận thức sai lầm mà phátsinh”.[35][35]

Vàthân cận quán này, Đức Phật đã nói với Bồ Tát Vô TậnÝ trong phẩm Phổ Môn qua bài kệ như sau:

“Chânquán, thanh tịnh quán

Quảngđại trí tuệ quán,

Biquán cập từ quán

Thườngnguyện, thường chiêm ngưỡng”.[36][36]

Nghĩalà:

“Quánchiếu đúng sự thật

Quánchiếu thật thanh tịnh

Quánchiếu trí tuệ lớn

Quánchiếu bằng đại bi

Quánchiếu bằng đại từ

Thườngước nguyện tu tập

Thườngchiêm nghiệm, ngưỡng mộ”.

-Quánchiếu đúng sự thật là nhìn sâu vào mọi đối tượng đểthấy rõ tự tính Chân như nơi mọi đối tượng ấy.

-Quánchiếu thật thanh tịnh là sự quán chiếu trong suốt, khôngbị mọi ý tưởng về ngã chấp làm ngăn ngại.

-Quánchiếu trí tuệ lớn là sự quán chiếu không bị các ý tưởngvề pháp chấp làm trở ngại.

-Quánchiếu bằng đại bi là sự quán chiếu cứu độ chúng sanhbằng bản nguyện đại bi rộng lớn, toàn diện và cùng khắp.

-Quánchiếu bằng đại từ là sự quán chiếu thương yêu chúngsanh bằng bản nguyện đại từ rộng lớn, toàn diện và cùngkhắp.

Trongnăm pháp thiền quán này, ba pháp quán đầu là Định họcPháp Hoa và hai pháp quán sau là Giới học Pháp Hoa.

Vànhư vậy, Giới học Pháp Hoa và Định học Pháp Hoa không thểtách rời nhau mà chúng luôn luôn có mặt trong nhau để hỗtrợ nhau, khiến từ đó mà Định học Pháp Hoa phát triểnrộng lớn, cùng khắp, toàn diện và viên mãn.

Vàthiền định Pháp Hoa chính là “vô lượng nghĩa xứ tam muội= Anantanirde’sa pratisthāna samādhi”.

Xứ,tiếng Phạn là pratisthāna, nó là điểm hay lãnh vực củatâm an trú.

Điểmấy, chính là “thực tướng” của vạn hữu.

Vôlượng nghĩa, tiếng Phạn là Anantanirde’sa. Nội dung củavô lượng nghĩa là mười như thị.

Nhưvậy, Định Pháp Hoa là Định Vô lượng nghĩa. Nhập địnhnày là tâm luôn luôn an trú ở trong thực tướng của vạnhữu và đồng nhất với thực tướng ấy. Nghĩa là tâm luônluôn an trú và đồng nhất với Mười như thị.

Nên,thiền định Pháp Hoa là thiền định của Phật. Thiền địnhấy, cực kỳ sâu thẳm, toàn diện và cùng khắp.

Dođó, không có bất cứ loại thiền định nào có thể so sánh.

*Tuệhọc Pháp Hoa được thiết lập trên nền tảng của Địnhhọc Pháp Hoa. Nghĩa là từ nơi sự quán chiếu nguyên lý Khôngcủa tất cả các pháp mà dẫn sinh tuệ học toàn diện.

Toàndiện đối với tâm, toàn diện đối với trí và toàn diệnđối với phương tiện lực.

Đốivới tâm, Tuệ học Pháp Hoa quét sạch mọi phiền não do chấpngã và pháp, không những đưa tâm trở về với tự tánh thanhtịnh, mà còn làm cho tâm sinh khởi đại bi, phát khởi đạinguyện để cứu độ hết thảy chúng sanh.

Nhưở phẩm Pháp Sư, Đức Phật nói với Bồ Tát Dược Vươngrằng:

“NàyDược Vương! Nên biết người ấy, sau khi Như Lai diệt độ,tự họ buông bỏ quả báo thanh tịnh là do vì lòng thươngxót chúng sanh, mà sinh ra trong thời đại xấu ác, để diễngiảng kinh Pháp Hoa này một cách rộng rãi”.[37][37]

Đốivới trí, Tuệ học Pháp Hoa chính là Thật trí. Thật trí ấy,là trí thấy rõ sự thật toàn diện ở nơi mỗi pháp. Nghĩalà, Tuệ giác thấy rõ Mười như thị ngay ở nơi mỗi mộtpháp.

Nên,ở phẩm Phương Tiện, Đức Phật nói với Tôn giả Xá LợiPhất như sau: “Pháp được Như Lai thành tựu hiếm có bậcnhất, rất khó hiểu, chỉ có Như Lai cùng với các Như Laimới có năng lực xét thấu đến chỗ tột cùng thật tướngcủa các pháp”.

Thậttướng của các pháp ấy là: Tướng như vậy, Tánh như vậy,Thể như vậy, Lực như vậy, Tác như vậy, Nhân như vậy,Duyên như vậy, Quả như vậy, Báo như vậy, hết thảy gốcrễ và ngọn ngành tuyệt đối bình đẳng như vậy”.[38][38]

Vàtừ Tuệ giác hoàn toàn này mà sinh khởi Phương tiện trí,để thiết lập Tam Thừa, giáo hóa, dìu dắt hết thảy mọicăn cơ, nhằm đưa họ đến với Nhất Thừa Phật đạo.

Điềunày, Đức Phật nói với Tôn giả Xá Lợi Phất rằng: “NàyXá Lợi Phất! Ta từ khi thành Phật cho đến ngày nay, đãdùng các loại nhân duyên, các loại thí dụ, trình bày giáopháp rộng rãi bằng ngôn ngữ, sử dụng vô số phương tiệnđể dẫn đạo chúng sanh, khiến họ xa lìa mọi vướng mắc.

Vìsao làm được như vậy? Vì Như Lai đều có đầy đủ sựthấy biết và phương tiện toàn vẹn…”[39][39]

Nhưvậy, Tuệ học Pháp Hoa là Tuệ học thấy rõ thực tướngtoàn diện của mỗi pháp bằng Mười như thị. Và từ sựthấy biết ấy, mà thiết lập giáo pháp Tam Thừa, để hoạtdụng và đưa các Thánh tăng Tam Thừa hội nhập Nhất Thừa.

Nên,Tuệ học Pháp Hoa cực kỳ thâm viễn và đặc biệt.

Nóitóm lại, Giới - Định - Tuệ Pháp Hoa là Giới - Định - Tuệcủa bản nguyện Đại bi và Đại trí, nên chính nó là phươngtiện để độ đời, nhưng cũng chính nó là cứu cánh, làđích điểm đồng quy của mọi phương tiện, nghĩa là ngaynơi phương tiện mà hiển thị cứu cánh.

11.Nguyên ủy của Pháp Hoa:

Nguyênủy kinh Pháp Hoa, theo Ngài Văn Thù Sư Lợi nói ở phẩm Tựalà có từ Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh cách đây trảiqua vô số thời kỳ.

BồTát Văn Thù Sư Lợi đã từng nghe Pháp Hoa từ Đức Phậtấy và đã từng giảng dạy, hướng dẫn tu học Pháp Hoa cho800 đồ chúng, mà trong đó có Bồ Tát Di Lặc hiện nay.

Ởphẩm Hóa Thành Dụ, Đức Phật Thích Ca nói, cách đây vớithời gian “tam thiên trần điểm kiếp”, có Đức Phật rađời tên là Đại Thông Trí Thắng, thế giới tên là HảoThành, kiếp tên là Đại Tướng, đã giảng dạy kinh PhápHoa, với nội dung Tam Thừa là phương tiện và Nhất Thừalà chân thật. Niết Bàn của A La Hán là tạm thiết lập,Niết Bàn của Phật mới là chân thật tuyệt đối.

Bấygiờ Đức Phật Thích Ca là một trong mười sáu Vương tử,phát nguyện xuất gia làm Sa di Bồ tát, đệ tử của ĐứcPhật Đại Thông Trí Thắng, đã từng thọ học Pháp Hoa vớiĐức Phật này, cũng đã từng giảng dạy, hướng dẫn vôsố đệ tử tu học kinh Pháp Hoa.

Vànhiều vị Thanh Văn và Bồ Tát đã từng học Pháp Hoa vớiSa di Bồ tát Thích Ca ngày ấy, hiện nay vẫn đang có mặtở trong hội Pháp Hoa tại đỉnh Linh Sơn này.

Nhưvậy, nguyên ủy kinh Pháp Hoa là nguyên ủy của giáo pháp NhấtThừa đã có từ Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, theo sự trảinghiệm của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và có từ Đức PhậtĐại Thông Trí Thắng đã trải qua tam thiên trần điểm kiếpđược nói lại từ tuệ giác của Đức Phật Thích Ca MâuNi.

Vàở trong phẩm Phương Tiện, Đức Phật nói với Tôn giả XáLợi Phất rằng: “Pháp Nhất Thừa chỉ có các Đấng NhưLai giác ngộ mới chứng biết. Và chư Phật xuất thế cũngđể khai mở cái thấy biết của Phật ấy cho chúng sanh, đểcho họ ngộ nhập đó là mục đích duy nhất.

Vàchư Phật ba đời chỉ giáo hóa cho chúng sanh làm Bồ Tát,và sau đó là trao cho họ pháp Nhất Thừa để làm Phật, màkhông có trao thừa nào khác.

ChưPhật ba đời và mười phương có mặt trong thế gian cũngchỉ làm một việc đó thôi.

Nên,nay Như Lai cũng vậy”.

Dođó, lịch sử Pháp Hoa là lịch sử truyền thừa của chưPhật.

Lịchsử ấy đã có từ chư Phật với trải qua với vô lượngthời gian trong quá khứ, nó đang tiếp diễn ở hiện tạivà sẽ tiếp diễn vô tận ở tương lai.

Đólà một trong những điểm độc đáo, không phải là nguyênủy mà còn là lịch sử truyền thừa của Pháp Hoa là vô tận.Vô tận trong quá khứ và vô tận trong vị lai.

Tạisao? Tại vì hễ có tâm là có Phật, và có tâm là có chúngsanh. Tâm đã vô cùng, thì Phật cũng vô tận. Và Phật vôtận là để giáo hóa vô tận chúng sanh, khiến họ nhận rađược Phật tính ở nơi chính họ mà ngộ nhập.

Nên,việc Ngài Văn Thù Sư Lợi nói với Bồ Tát Di Lặc ở phẩmTựa về nguyên ủy Pháp Hoa, hay Đức Phật Thích Ca nói vớiTôn giả Xá Lợi Phất về nguyên ủy Pháp Hoa ở phẩm HóaThành Dụ, cũng chỉ là nói theo ngôn ngữ ước lệ, xảo diệu,chứ không nói theo ngôn ngữ diễn tả “thực tướng vềnguyên ủy”.

Haiví dụ “tam thiên trần điểm kiếp” ở phẩm Hóa Thànhvà “vô số tam thiên trần điểm kiếp” ở phẩm Như LaiThọ Lượng, đã cho ta thấy, nguyên ủy kinh Pháp Hoa hay nguyênủy thành Phật của Phật Thích Ca là một nguyên ủy vượtthoát hẳn mọi ngôn ngữ ý niệm của con người.

Đólà điểm hết sức sâu thẳm, vi diệu và độc đáo, khi ĐứcPhật nói cho Tôn giả Xá Lợi Phất và thính chúng đươngcơ Thanh Văn về nguyên ủy tu học Pháp Hoa của Ngài khi cònlà chú Sa di Bồ tát.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]