HT Thích Thanh Từ
Tập 3
Phần 2
Luận Diễn Giảng
Có lẽ mỗi người chúng ta ai ai cũng không còn lạ gì khi nhắc đếnchữ "Biết". Có thể nói chúng ta đã gặp nó hằng trăm ngànlần trong cuộc sống hằng ngày. Nơi gia đình, trong sách vở, ở họcđường, ngoài xã hội, giữa công việc làm, đâu đâu chúng ta cũng cógặp, đến nỗi mỗi khi nhắc đến tưởng chừng như chúng ta đangsống trong đó không cần suy nghĩ chút gì. Thế nhưng hỏi lại, có ai đãthật sự chạm đến chữ "Biết" này một lần nào chưa? Quả làchúng ta đang vẫy vùng trong đó như sóng đang vẫy vùng trong nước!
Này, chúng ta hãy nhìn một ngọn sóng đang vươn lên! Và chúng ta cócảm nhận được cái gì? Phải chăng chúng ta đang sống trong ngọn sóng ấy,từ nước mà vươn lên và vẫy vùng trong nước? Có bao giờ sóng tách rờikhỏi nước, thế mà có bao giờ sóng tìm gặp nước? Lượn sau cứ tiếpđuổi lượn trước từ ngày này qua ngày khác mà không thể tìm đâu làchỗ gặp nhau. Cũng vậy, chúng ta có bao giờ chẳng cùng sống "đờisống bất sanh bất diệt", nhưng cứ mãi đeo đuổi theo những lượn sóngsanh diệt, cái Biết này tiếp đuổi cái Biết kia, thế nênchưa bao giờ chạm mắt một lần Biết! Có thể chúng ta cũng có Biếtvà Biết thật nhiều, cho đến trí óc chúng ta đầy nhóc không cònchỗ để chứa. Song xét kỹ lại, chúng ta có thật Biết gì đâu? Khicòn suy nghĩ này nọ tức còn nói: "Tôi Biết thế này, tôiBiết thế kia..." chợt khi chết giấc hoặc lúc ngủ mê thì hỏicó còn Biết chăng? Cái Biết đó đã đi về đâu? Hoặc lúc ta đangngồi thiền tư tưởng tạm thời dừng lặng, khi ấy lấy gì để Biết?
Vì có suy nghĩ thì có tướng này tướng nọ mà Biết, không suy nghĩthì có tướng gì? Do đó chúng ta tưởng chừng như không còn Biết nữa,có người ắt sẽ hoảng hốt: "Thế là tôi mất rồi!" Quả tang chúngta đang trồi hụp trên những lượn sóng chập chùng mà quên mất: nước vẫncòn đây! Thật sự ai ai cũng đều đủ "Tánh Biết thườnghằng" không bao giờ gián đoạn, cho đến con trùng con kiến cũngkhông tạm thiếu, mà nói có Biết hay không Biết là thuộc vềđối tượng có hay không mà thôi. Có đối tượng thì tướng Biếthiện, không đối tượng thì tướng Biết ẩn mà chẳng phải không cáiBiết. Do đó người tu thiền mới có thể thường tỉnh sáng. Nghĩalà khi có tưởng "Biết rõ" là có tưởng, khi không tưởng"Biết rõ" là không có tưởng, tưởng có thể có hay không mà"Tánh Biết" thì không hai. Nên nói: Thường hiện tiền.
Từ đó chúng ta mới thấy rõ lối tu một cách rất thiết thực: khi nhìnmột cành mai chúng ta "Biết rõ" đang nhìn cành mai, nghe tiếngnhạc "Biết rõ" đang nghe tiếng nhạc, ăn cơm mặc áo"Biết rõ" đang ăn cơm mặc áo v.v... tức là luôn luôn tỉnh sángrõ ràng trên "cái Biết", không để cho cảnh đối tượng làmmờ. Nhân đó khi công phu thuần thục thì bất cứ nơi nào cũng là chỗchúng ta ngộ đạo cả. Như thế, Tổ Qui Sơn dựng phất tử, Tổ Ca Diếpgọi A Nan, đối với chúng ta chẳng còn che mắt bít tai được nữa! Chỉ mộtphen Biết, tức hằng ngày chúng ta đang sống.
Rõ là có gì lạ đâu, bởi chúng ta vẫn sống mà không chịu nhận, cứ chạytheo những lượn sóng chìm nổi lên xuống nên thấy có kia, có đây cáchbiệt. Do đó mà hết buông cái này, bắt cái nọ, nhọc nhằn laokhổ từ kiếp này qua kiếp khác, từ thân này qua thân khác, cho đếnkhi chán nãn trở về với đạo mà vẫn còn cái tập khí sanh diệt chưaquên: Bỏ vọng để về chơn, diệt phiền não để chứng Bồđề, Niết bàn v.v... lấy vọng này để bỏ vọng kia, dấuvết vẫn còn nguyên!
Chúng ta hãy nghe Thầy Tri Viên hỏi Thiền Sư Duyên Quán:
-- Khi giặc nhà khó giữ thì thế nào?
Duyên Quán đáp:
-- Biết được chẳng phải oan gia.
Quả thật chúng ta lâu nay cứ tưởng có một cái gì riêng khác làm rốiloạn tâm mình, cần phải đoạn trừ nên thường thắc mắc không yên. Chẳng ngờchính mình tự gây rối loạn mà không hay. Ðất, nước, gió, lửa không thểgây rối; gan, ruột phèo, phổi không thể gây rối; sắc, thanh, hương, vị,xúc, pháp không thể gây rối. Chính ngay chỗ cái thấy, nghe, hiểu,biết, bình thường khởi lên cái "niệm kia đây", tức thànhrối loạn. Trái lại, cũng ngay cái thấy, nghe, hiểu, biết đó tỉnh sángtrở lại tức nguồn thanh tịnh vốn không việc khác. Nên nói: tức thấy,nghe, hiểu, biết mà lưu chuyển luân hồi, cũng tức thấy, nghe,hiểu, biết mà ngộ tri kiến Phật.
Thầy Tri Viên hỏi tiếp:
-- Sau khi biết đượcthì sao?
Duyên Quán đáp:
-- Biến đến nước vô sanh.
Ngay chỗ tỉnh sáng hãy khéo giữ gìn, lâu ngày vọng tưởng tự dừnglặng tức là an trụ vô sanh, có trừ có dẹp gì đâu? Tuy nhiên chúng ta sẽlầm lẫn khi đạt đến vô sanh, là sống một thế giới cách biệt vớithế giới sai biệt này, chính cái niệm đó sẽ khiến chúng tachìm lịm trong chỗ lặng lẽ, lấp bít con đường trí tuệ viên thông.Ðó là điều mà các Thiền Sư thường quở trách!
Vậy nên Thầy Tri Viên hỏi tiếp:
-- Nước vô sanh đâu không phải chỗ y an thân lập mạng?
Duyên Quán bảo:
-- Nước chết không chứa được rồng.
Thầy Tri Viên hỏi:
-- Thế nào là nước sống chứa rồng?
Duyên Quán đáp:
-- Dậy mòi chẳng thành sóng.
Phải vươn lên trong cái sanh diệt mà vẫn tự tại, dạo khắp núi sôngmà không đạp một tấc đất. Gọi là kẻ vào rừng không động lá, đi quakhông để lại dấu vết, đó mới là chỗ cứu cánh chân thật. Nêncuối cùng Thầy Tri Viên hỏi:
-- Bổng khi đầm nghiêng núi đổ thì sao?
Duyên Quán đáp:
-- Chớ nói ướt góc ca sa của Lão Tăng.
Quả thật trong sanh diệt vẫn sống bất sanh bất diệt, ý nghĩa sanhdiệt chẳng tương can, càng thêm tỏ!
Nhận được chỗ này, chúng ta mới thấy chỗ không bệnh của Ngàèộng Sơn. Khi sắp tịch, Sư có chút bệnh.
Một vị Tăng đến hỏi:
-- Hòa Thượng bệnh có thấy cái chẳng bệnh chăng?
Sư đáp:
-- Có.
Tăng hỏi:
-- Cái chẳng bệnh cóthấy Hòa Thượng chăng?
Sư đáp:
-- Lão Tăng xem y cóphần.
Tăng hỏi:
-- Chưa biết Hòa Thượng làm sao xem y?
Sư đáp:
-- Khi lão Tăng xem chẳng thấy có bệnh.
Chúng ta thấy "cái không bệnh" chăng?
Chỉ một cái "Biết" thôi! Nghĩa là khi bệnh "Biếtrõ" từng trạng thái diễn tiến của bệnh không một chút lầm lẫn,tức "cái Biết" ấy chẳng đồng với bệnh. Trái lại, nếu cứnghĩ: "Ta bệnh khổ!" tức tự mình đồng hóa với cái bệnh vàmất đi "cái Biết thường hằng", đó là bị sanh tử chuyển!Vậy nên chúng ta phải nhận sâu chỗ này. Nếu không, tu hành khótiến, lại dễ sanh nghi ngờ.
Ðây chúng ta hãy nghe kỹ lại một lần nữa. Tổ Lâm Tế nói:
-- Xác thân tứ đại của các ông không biết thuyết pháp, nghe pháp.Gan mật, dạ dày, ruột không biết thuyết pháp, nghe pháp. Hư khôngkhông biết thuyết pháp, nghe pháp. Là một cái "riêng sáng hiệnbày rõ ràng" ở trước mắt ông, nó biết thuyết pháp, nghe pháp.Nếu thấy được như thế đã cùng Phật Tổ không khác, chỉ trong tấtcả thời đừng cho gián đoạn, chạm mắt đều phải, chỉ vì tình sanh trícách, tưởng dấy thể sai.
Như vậy ngay chỗ thấy, nghe, hiểu, biết hằng ngày chúng ta khéonhận thức "đạo nhân hiện tiền" không chỗ nương! Khôngnương đất, nước, gió, lửa, không nương gan, mật, phèo, phổi..., khôngnương sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp... cho đến không nương mắt, tai,mũi, lưỡi, thân, ý: tức chính ngay thấy nghe này... liền giải thoát.Ðó là chúng ta sống giữa thế gian mà siêu xuất khỏi thế gian. Chủyếu là thường tỉnh đừng mê, thường nhớ chẳng quên, chớ để tìnhsanh mà trí phải cách, tưởng dấy lên thì thể thành sai biệt. Phải làtrong tất cả thời đi, đứng, nằm, ngồi, công tác, nghỉ ngơi mỗi mỗicử động đều "Biết" rõ ràng! Nếu có phút giây nào trốngthiếu tức phút giây đó ta đang sống trong tăm tối. Cho dù là người tuthoại đầu mà thiếu sự tỉnh sáng này, cũng bị quở trách! Chẳng hạn khitham không biết câu thoại đầu đang tham, hoặc tham một lúc thoại đầuchạy đi đâu không hay không biết; thế là có nghĩa tham chăng hay đãđi trong hang quỉ rồi? Chúng ta cần hiểu rõ, Thiền là đủ hai nghĩa"Tịch và Chiếu", do "tịch" mà niệm không khởi, do"chiếu" mà trí chẳng đoạn, niệm không khởi, trí chẳng đoạnđó mới là thường tỉnh sáng, một điểm cũng chẳng lầm. Dù có chỗgọi "tịch chiếu đều quên" song vẫn không mất ý nghĩatỉnh sáng. Mà đến đây "tịch chiếu không hai", chẳng còn dấuvết phân biệt đây tịch kia chiếu; đó gọi là "nhậpdiệu" vậy.
Cho nên có vị Tăng hỏi Thiền Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng:
-- Như gương đúc thành tượng, sau khi tượng thành cái sáng đi vềđâu?
Sư đáp:
-- Như Ðại Ðức tướngmạo lúc trẻ hiện giờ ở đâu?
Tuy tướng mạo lúc trẻ hiện giờ không thấy, nhưng đi đứng hiệntại có phải là ai khác đâu?
Tăng hỏi tiếp:
-- Tại sao khi thànhtượng không chiếu soi?
Sư đáp:
-- Tuy không chiếu soi nhưng dấu y một điểm cũng chẳng được!
Nghĩa là chúng ta cứnghĩ, khi vọng tưởng lặng hết rồi thìhiểu biết cũng không luôn, chứ có biết đâu, chính khi ấy toànthể thành dụng không còn phân chia, nên bất cứ lúc nào hễ chạm đếnliền Biết, động đến liền xoay, một hạt bụi cũng không lọtqua được: "Tuy không chiếu soi mà một điểm dối y cũng chẳngđược". Tịch mà thường chiếu rõ ràng không còn tranh cãi! Chỗnày mà sai một chút thì cách xa bằng trời với đất, trí tuệ do đó khóthông.
Ðến đây chúng ta đã hiểu tầm quan trọng của sự tỉnh sángtrong nhà Thiền. Chư Tổ thường nói: "Các ông nếu tạm rờiviệc này trong khoảng khắc tức cùng kẻ chết không khác". Song sựtỉnh sáng này đâu ai có thể truyền cho, cũng không ngòi bút nào ghichép được. Do vậy nếu chúng ta chạy đến các Ngài hỏi tìm ắt thấtvọng mang về hai tiếng "không biết". Có lúc từ bi hơn,các Ngài liền bảo: "Tha ông ba gậy!". Nếu miễn cưỡng hỏitiếp tất bị vung gậy vào người! Phải chăng các Ngài muốn nói, chúng tađang sống trong ấy mà lại đi tìm? Ăn cháo xong chưa? Rửa bát đi!"Chẳng rời hiện tại thường lặng lẽ, còn tìm tức biết anh chưathấy!". Chính nó đây rồi! Khi ăn chúng ta cùng ăn, khi ngủ chúng ta cùngngủ, khi dạo chơi chúng ta cùng dạo chơi v.v... hằng ngày vẫn theo sátchúngta không một phút giây tạm rời. Tự mình đang sống mà lại đến ngườitìm, trách gì không khỏi nếm gậy từ bi! Sao không nhanh nhẹn chuyểnmột đường gươm "không biết" thành "tự biết", tứcthì đầu gậy ở trong tay ta, mặc tình tung hoành.
Như câu chuyện ThiềnSư Linh Mặc, khi đến yết kiến HòaThượng Thạch Ðầu, Sư tự hứa nếu một câu khế hợp thì ở, chẳng hợpliền đi. Nhưng khi thưa hỏi vẫn không khế hợp. Sư bèn ra đi.
Thạch Ðầu theo sau đến cửa ngoài, liền gọi:
-- Xà Lê!
Sư xoay đầu lại.
Thạch Ðầu bảo:
-- Từ sanh đến tử chỉ là cái ấy! Xoay đầu chuyển não làm gì?
Sư nhân câu nói này liền đại ngộ, dừng lại đây hai năm.
Như vậy trước khi xoay đầu với sau khi xoay đầu cách nhau bao xa? Nên nói:Chỉ một đường gươm thì "không biết" thành "tựbiết"! Xưa nay vốn tự đầy đủ, chẳng phải miệng ngườitruyền. Ðó là ý nghĩa tự tỉnh sáng, căn bản của người tu Thiền.
Giờ đây chúng ta có thể sáng tỏ chữ "Biết" ban đầu rồichứ gì? "Biết" ở đây là sự tỉnh sáng thường xuyên, đừnghiểu lầm "Biết" là những đường nét in đậm trong đầu óc,đó là chúng ta tự chôn vùi trí tuệ. Chúng ta sống với chữ"Biết", là chúng ta hằng sống trong sự tỉnh sáng. Một niệmkhởi lên liền Biết, là khởi trong sự tỉnh sáng! Cũng vậy một đóa hoaanh đào nở, nở trong sự tỉnh sáng, một tiếng chim sơn ca hót trên đầucành, hót trong tỉnh sáng. Cho đến làm công việc gì cũng làm trong sựtỉnh sáng! Ðó là chúng ta đã sống với Thiền!
Chỉ ngay một niệm liền trở về,
Cũng hơn mười năm vùi trong sách!
Chúng ta còn chạy điđâu để học Thiền? Ai có thểtruyền cho chúng ta sự tỉnh sáng này? Ai có thể cướp mất chúng ta sựtỉnh sáng này? Vậy cớ gì chúng ta lại nghi ngờ? Nếu chúng ta sốngtrọn vẹn trong sự tỉnh sáng này thì hỏi trên thế gian còn có gìchẳng sáng? Kinh nói: "Nào cây, nào chim... cũng đều niệm Phậtniệm pháp", chạm mắt đều Bồ đề, trên đầu trăm cỏ ý TổSư; đâu còn lạ gì "mười phương hư không thảy đều tiêumất?". Nghĩa là trước mắt, chúng ta không một điểm trống vắng,không một hạt bụi che, dù có cảnh đối trước vẫn như không. Tức là thấybiết tự tại!
Tóm lại "Biết" tức "tỉnh". Chỗ này không thểlấy nghĩa thế gian mà có thể luận đến được. Thể nó vượtngoài có không, tuy vẫn hiện hữu giữa thế gian mà không bị thếgian ô nhiễm. Về nghĩa sâu kín của nó thì mắt Phật nhìn cũng khó thấy.Về nghĩa tự tại của nó thì trời không thể che, đất không thểchở, hư không không thể bao. Về nghĩa sáng của nó thì mặt trời mặttrăng sánh chẳng kịp. Vậy ai đã từng chạm mắt một lần "Biết"?Sanh tử nào có ngại?
2. Phật Thành Ðạo
Nhân ngày Lễ Phật Thành Ðạo, tôi nhắc lại vài vị Thiền Sư qua câuchuyện Phật thành đạo, để cho quí vị thấy và hiểu sâu hơnvề ý nghĩa thành đạo.
Ðời nhà Tống vua Hiếu Tông đến hỏi Thiền Sư Phật Chiếunhân ngày thành đạo. Ông hỏi rằng:
-- Nói Phật thành đạo là thành cái gì?
Thiền Sư đáp:
-- Dám bảo bệ hạ đã quên.
Ông vua liền gật đầu. Quí vị thấy Thiền Sư này trả lời hay chưa?Tại sao hỏi: "Thành đạo là thành cái gì?", thì ông trả lời rằng:"Dám bảo bệ hạ đã quên?"
Giờ đây tôi hỏi quí vị quên là quên cái gì? Ðã quên là đã quên cáigì? Chắc rằng quí vị sẽ tưởng chừng quên cái đêm mùng 8 tháng chạp trongsử còn ghi: Từ canh một đến canh hai Phật chứng được Thiên nhãn minh,tới canh ba chứng Túc mạng minh, qua canh năm chứng Lậu tận minh, rồi sau đóđầy đủ Lục thông, Tứ vô sở úy, Thập bát bất cộng pháp v.v... có phảiquên cái đó chăng? Chắc rằng không phải! Như vậy thì quên cái gì? Ởđây tôi dẫn cái chỗ quên cho quí vị thấy: Trong kinh Pháp Hoa quí vị cònnhớ phẩm "Cùng Tử" chăng? Khi chàng cùng tử đi lang thang mỏi mệttrở về tìm cha, đến lúc tìm tới nhà ông Trưởng giả rồi mà ông làmsao? Tới thấy cha mình mà không nhớ, còn người cha nhớ biết con mình muốnbắt giữ ông lại thì ông hoảng hốt chạy trốn. Như vậy ông quên mình là conông Trưởng giả, cho nên phải chạy lang thang đi ăn mày. Khi về nếuông tới gặp cha liền nhớ, thì sao? Ngay đó liền hết cái đời ănmày. Ðó là một cái chỗ quên.
Cái quên thứ hai nữalà chàng say rượu được bạn tặng cho hòn ngọcquí cột trong chéo áo, bởi say rượu nên tỉnh dậy rồi quên (quên mình cóhòn ngọc quí) cho nên vẫn đi lang thang ăn mày. Ðợi tới khi người bạngặp lại mới trách: "Tại sao cái anh này trước kia mình đã cho hònngọc quí mà bây giờ vẫn còn ăn mày?". Người bạn liền kêu lạichỉ: "Hòn ngọc quí ngày xưa tôi cho anh còn cột trong chéo áo kia,tại sao anh quên đi lại đi ăn mày lang thang?". Tức thời anh chàng kialiền nhớ lại mình có hòn ngọc quí. Như vậy là hai cái quên, hai cáiquên đó là quên cái gì? Quên mình là con ông Trưởng giả, quên mình cóhòn ngọc quí cột sẵn trong chéo áo, phải không? Và chàng cùng tử sau khiđược ông Trưởng giả nhận là con, chừng đó chàng sẽ có nào là kho tàngcủa báu, nào là vườn ruộng, xe cộ, tôi tớ... vậy những cái kho tàng, củabáu, vườn ruộng, xe cộ, tôi tớ đó là cái phụ ở sau, sau cái nhớ, khôngphải là chánh phải không? Thế mà mình bây giờ còn nhớ cái đó là cáichánh thôi.
Kế đó nữa, như chàngsay sau khi đã nhớ mình có hòn ngọc, rồiđem hòn ngọc ra bán, chừng đó mới sắm được nhà, mới có xe cộ, tôitớ.v.v... thì những việc đó cũng là cái sau, mà cái chủ yếu là"cái quên" đó, nếu trực nhớ lại thì đầy đủ. Như vậy quí vịthấy Phật thành đạo là thành cái gì? Là thành "cái bệ hạ đãquên" phải không? Quí vị thấy có thấm thía hay chưa? Câu nói mới nghequa hết sức là đơn giản, hình như là vô lý nữa, mà khi suy nghĩ rồimới thấy thực là chỉ cho chúng ta tận nguồn gốc cái chỗ thành đạo củađức Phật. Ðó là về phần kinh.
Ðến phần Thiền, tôi sẽ dẫn thêm các vị tôn túc sau này cũng nóicái chỗ đã quên cho mình biết và chỉ cho mình thấy, để xem quívị có thấy biết được hay không? Ðầu tiên là kể chuyện Ngài PhóÐại Sĩ có làm một bài tụng, nguyên văn chữ Hán:
Dạ dạ bảo Phật miên
Triêu triêu hoàn cộng khởi
Khởi tọa trấn tương tùy
Ngữ mặc đồng sở chỉ
Tiêm hào bất tương ly
Như thân ảnh tương tợ
Dục thức Phật khứ xứ
Chỉ giá ngữ thinh thị.
Tạm dịch:
Ðêm đêm ôm Phật ngủ
Ngày ngày cùng Phật dậy
Ngồi đứng hằng theo nhau
Nói nín cùng chung ở
Mảy may chẳng tạm rời
Như hình cùng với bóng
Muốn biết nơi Phật đi,
Chỉ chỗ nói năng ấy!
Quí vị thấy chỗ chỉ chưa? Ðêm nào cũng ôm Phật ngủ, ngày nào cũngcùng Phật dậy, mình với Phật thân thiết như thế, mà sao lại quên?Bởi quên cho nên mình cô phụ Phật. Ở đây Ngài muốn chỉ cho mình thấyPhật thì chỉ chỗ nào? "Muốn biết nơi Phật đi, chỉ chỗ nóinăng ấy", chỉ ngay cái chỗ nói năng đó là cái chỗ Phật đi. Ðólà một vị tôn túc.
Kế đó, cũng một vị Thiền Sư, tức Ngài Huệ Hải đến MãTổ, Mả Tổ hỏi: "Ngươi đến đây cầu việc gì?". Ngài trảlời: "Con đến đây cầu hỏi Phật pháp (hay là cầu học Phậtpháp)". Mã Tổ nói: "Kho báu nhà mình không đoái hoài, đến đâycầu cái gì?". Huệ Hải liền hỏi lại: "Cái gì là kho báu củaHuệ Hải?". Mã Tổ nói: "Cái ông hỏi ta đó!". Ai có thểthấy? Vậy mà Sư nhận được kho báu về nhà tự tại! Quí vị mới thấy, haivị đó chỉ, người thì chỉ: "Muốn biết nơi Phật đi, chỉ chỗ nóinăng ấy"; người nói: Muốn biết kho báu nhà mình, "cái ngươihỏi ta đó!". Qua hai chỗ chỉ đó quí vị dễ thấy hay không?
Giờ tôi bình hai cáichỗ chỉ đó cho quí vị nghe. Như có hai cha con,người cha khoảng ba, bốn mươi tuổi, còn đứa con bảy, tám tuổi; hai chacondẫn đi đường chơi, có gió thổi mạnh, người cha nói: "Có gió thổimạnh", đứa con hỏi: "Gió ở chỗ nào ba?", người cha bảo:"Chỗ lá cây rung động đó!". Chỉ như vậy trúng chưa? Chỉchỗ lá cây rung động là chỗ gió? Nếu chỉ như vậy đứa con nó sẽnghĩ rằng: "Chỗ lá cây rung động đó là gió, và gió chỉ hạn cuộcở chỗ lá cây rung động thôi". Nghĩ như vậy đã đúng chưa? Mà phảihiểu sao? Lá cây rung động là chỉ một phần nhỏ của gió, nguyên gió nótràn đầy bàng bạc chẳng qua vì gặp lá cây thành lá cây phải rung động.Tuynhiên lá cây rung động chính từ gió mới có chứ không phải không ngơ, nhưnếu cho gió chỉ ở trong phần lá cây rung động thì chưa trúng, phảikhông? Và nếu cho lá cây rung động là thể tướng của gió thì lạicàng không trúng nữa. Bởi thể tướng của gió nó không phải chỉ là cáilay động của lá cây, mà nó còn trùm khắp. Như vậy, chúng ta mới thấy haivị tôn túc chỉ chỗ kho báu và chỗ Phật đi đó, chẳng khác nàongười cha chỉ cái chỗ gió làm động, phải vậy không? Hiểu nhưthế quí vị mới khỏi lầm! Ðó là tôi nói cho quí vị thấy chủ yếucủa chỗ chỉ: "Nơi Phật đi" hay là "Kho báu nhà mình".Ở đây hai Ngài đều chỉ ngay cái chỗ nói năng, thưa hỏi, nhưngchỉ như vậy chẳng qua là chỉ lá cây rung mà nói đó là gió, chớ không phảichỉ toàn thể của gió.
3. Ý Nghĩa Tối Thượng
Những ai đã đọc quyển "Góp nhặt Cát Ðá" đến câuchuyện Giáo Lý Tối Thượng chắc không khỏi có điều thắc mắc? Vìsao? Câu chuyện như vầy:
Có anh mù, một hôm đến thăm người bạn, vì mãi mê chuyện tròđến trời tối không hay. Khi ra về, người bạn mới đốt một cây đènlồng trao cho anh, anh khoát tay nói: "Với tôi thì ngày cũng như đêm cócần gì đến thứ này". Người bạn giải thích: "Tuy nhiên với anhthì được, song đối với người sẽ nhờ có cây đèn này mà thấy và tránhanh!". Anh nghe nói có lý liền cầm lấy cây đèn và chào ra về.Nhưng anh đi được một quảng, chợt có người bất ngờ đâm sầm vào anh. Anhquát: "Ai vậy? Chẳng thấy tôi cầm cây đèn đây sao?". Người kiađáp: "Thưa bạn, đèn của bạn đã tắt từ lâu rồi!".
Ðọc qua câu chuyện tựa đề là Giáo Lý Tối Thượng, songchúng ta có thấy chỗ nào là Giáo Lý Tối Thượng? Thật là khóhiểu! Phải chăng với một kẻ mù thì dù có được ân cần trao cho câyđèn cầm trong tay nhưng vẫn không tự cứu mình thoát khỏi tai nạn. Tráilại,chính mình phải tự sáng mắt, khi đó cây đèn mới có hiệu quả?
Cũng vậy, muốn thoátkhỏi sanh tử luân hồi, ngoài chúng ta ra, ai cóthể thay thế cho mình làm việc đó? Dù chúng ta có được trao chomột pháp môn cao siêu mầu nhiệm, mà chính mình không thể tự sáng,thì pháp đó cũng chỉ là món ăn tạm thời vậy thôi, đôi khi còn có hạinữa là khác. Nên nói: Ðề hồ biến thành độc dược! Bởi thế chưPhật dù có trải qua nhiều kiếp mỏi miệng, tràn môi, song chúng tagiờ đây cũng vẫn lặn hụp không biết ngày cùng. Vì Phật, Tổ dù cóthương xót chúng ta bao nhiêu, chỉ là trợ duyên chúng ta trên một ýnghĩa tạm thời. Nếu chúng ta không chịu tự mình mở mắt ra, lại cứ bámvào những lời Phật, Tổ, lấy cái hiểu của người làm cái hiểu củamình, thì có khi nào được giải thoát? Chúng ta còn nhớ câu chuyện NgàiHương Nghiêm Trí Nhàn chăng? Sư ở nơi Tổ Bá Trượng được nổi tiếnglà hỏi một đáp mười, thế nhưng sau khi Tổ Bá Trượng qui tịch, Sưđến Qui Sơn bị một câu hỏi đành câm miệng. Qui Sơn bảo:
-- Nghe nói ông ở chỗ tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười. Vậy giờđây hãy nói một câu xem: "Thế nào là một câu trước khi cha mẹ chưasanh?".
Sư bị một câu này mờmịt không đáp được, trở về liêu, Sư soạnhết sách vở đã học qua, tìm một câu đáp trọn không thể có.Sư than: "Bánh vẽ chẳng no bụng đói". Ðến cầu Qui Sơn nói phá.Qui Sơn bảo:
-- Nếu ta nói cho ngươi về sao ngươi sẽ chửi ta, ta nói là việccủa ta, đâu can hệ gì đến ngươi?
Rõ ràng từ ngoài mà được chẳng phải chân thật của báu, nơi người màhiểu đâu dính dáng đến việc bổn phận? Sư bèn đem những sách vởđốt hết, từ giả ra đi.
Một hôm, ở chỗ Nam Dương, nhân cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch némtrúng cây tre vang tiếng. Sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười. Sư trở vềtắm gội, thắp hương hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng: "Hòa Thượngtừ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngàynay". Ðó là phải tự mình sáng lên mới có thể nếm mùi pháp vị.Thế nên Nham Ðầu ở Ngao Sơn đâu chẳng bảo Tuyết Phong rằng: "Từcửa vào chẳng phải của báu trong nhà... muốn xiển dương đại giáomỗi mỗi phải từ nơi hông ngực mình lưu xuất, sau này cùng ta che trờiche đất đi". Nghĩa là nếu của báu trong nhà ắt tự mình lấy ra dùngđâu thể một bề đến nơi người mà nhận đem về gìn giữ saokhỏi có lúc phải trả lại, chung cuộc vẫn tay không.
Từ đó chúng ta mới thấy ý nghĩa thâm sâu trong kinh Pháp Hoa, phẩmTùng Ðịa Dũng Xuất. Khi ấy các Ðại Bồ Tát từ tha phương đến trướcPhật Thích Ca thưa thỉnh, nếu Phật hứa cho, các vị sẽ ở cõi Ta Bà nàysau khi Phật diệt độ, hộ trì kinh Pháp Hoa. Phật không chấp nhận, bảorằng: "Thôi đi, chẳng cần các ông hộ trì kinh này. Vì sao? Vì ở cõi TaBà đây có các vị Ðại Bồ Tát số đông đến sáu muôn sông Hằng,mỗi vị có sáu muôn hằng sa quyến thuộc, các vị đó có thể hộtrì kinh này". Khi Phật nói ra lời đó, cõi Ta Bà ở Tam Thiên Ðại Thiêncác cõi nước đất đều rung nứt. Trong đó có vô số vị Ðại Bồ Tát từdưới lòng đất vọt lên! Mới nghe qua chúng ta thấy đức Phật có vẻ địaphương quá phải không? Tuy nhiên nhận sâu vào, mới thấy ý nghĩa caothâm. Bởi kinh Pháp Hoa là tượng trưng cho "Tri kiến Phật" tứctánh giác nơi mỗi người. Muốn bảo vệ tánh giác đó, nếu khôngphải tự mình giữ lấy, lại bảo người giữ gìn, làm sao có thể bảo đảmlâu dài? Thế nên Phật không chấp nhận Bồ Tát tha phương hộ trì kinhPháp Hoa.
Ðến đây chúng ta mớihiểu vì sao trong nhà Thiền thường chiahai loại trí: Trí hữu sư và Trí vô sư. Trí hữu sư là trí từ nơi họchỏi mà được. Nó có giá trị tạm thời không phải cứu cánh miên viễn. ChínhTrí vô sư là cái tự mỗi người phát minh ra, chẳng từ nơi miệngngười truyền, cũng không do ai đem lại, đó là "chân trí tốithượng". Người nhận ra được trí này là đã đi đến ngã rẻ củacon đường giác ngộ, từ nay không còn trở lại sanh mê, nguồn giải thoátlàđây.
Nói trắng ra, chủ yếu Thiền Tông vốn chỉ thẳng cho người nhận racái trí vô sư này chớ không có gì khác. Bởi thế những tiếng hétchát tai, những cái đánh trời giáng cốt đập thẳng vào chúng ta để sốngdậy "vô sư trí hiện tiền!". Người mà đạt đến đây mớicó thể mở miệng nói: "Từ nay không còn bị đầu lưỡi các HòaThượng trong thiên hạ lừa!". Ðó là sống vững mạnh trong ánh sáng củachính mình.
Chúng ta đâu chẳng nghe Ngài Nam Viện Huệ Ngung hỏi Phong Huyệt:"Phương Nam một gậy thương lượng thế nào?". Phong Huyệtđáp: "Thương lượng rất kỳ đặc". Lại hỏi: "Hòa Thượng ởđây một gậy thương lượng thế nào?". Nam Viện cầm gậy lên bảo:"Dưới gậy vô sanh nhẫn, gặp cơ chẳng thấy thầy". Ngay câu nói nàySư triệt ngộ. Tức là ngay một gậy liền quên chủ khách đối đãi, tựmình sống dậy không chỗ nương, từ đó mới có thể đảm đang việclớn! Một hôm Nam Viện lại hỏi: "Ngươi nghe Lâm Tế khi sắp tịchnói chăng?". Sư thưa: "Nghe". Nam Viện bảo: "Lâm Tếnói: Ai biết chánh pháp nhãn tạng của ta đến bên con lừa mù diệt.Lại Ngài lúc bình sanh như con sư tử thấy người liền giết, đếnkhi sắp tịch tại sao lại bó gối, xuôi đuôi như vậy?". Sư thưa:"Mật phó sắp tịch, toàn chủ mất mật". Nam Viện lại hỏi:"Tại sao Tam Thánh Huệ Nhiên cũng không nói?". Sư thưa: "Conthật đã gần gũi nhận lãnh vào thất, chẳng đồng với người đi ngoàicửa". Nam Viện gật đầu. Chúng ta có hiểu chăng, Ngài PhongHuyệt muốn nói gì? Chỗ này phải là kẻ ở trong nhà mới tự cảm thônglấy, không phải người tà tâm có thể nhìn trộm. Do đó Phong Huyệtnói: "Con thật đã gần gũi nhận lãnh vào thất, chẳng đồng với ngườiđi ngoài cửa". Nam Viện muốn gạn lại chỗ thấy của Phong Huyệt,qua câu nói này đã xác chứng Sư đang sống trong ấy không còn nghi. Ðó làchỗ Nam Viện gật đầu!
Rõ được chỗ này, chúng ta mới có thể sống dậy giữa nhữngtiếng hét, tiếng cười, vùng lên dưới những nhát búa, đường gậy! Tađã có lối đi! Thiền Sư Ỷ Ngộ ở Pháp Xương đâu chẳng nói: "Ởthành Tỳ Da im lặng, phỏng theo tông thừa; Thứu Lãnh giơ cành hoa trở thànhthuốc độc; chín năm xây mặt vào vách, làm ngu độn tông tổ tiên; nửa đêmtruyền y, là gạt kẻ hậu học; Mã Tổ tức tâm tức Phật, in tuồng ômgốc cây đợi thỏ; Bàn Sơn phi tâm phi Phật, có thể gọi là hòa bùnhợp nước. Những tri kiến như thế là bại hoại Tổ phong, diệt dònghọ Thích..." Vì sao? Ở thành Tỳ Da im lặng tức Ngài Duy Ma Cật imlặng, Bồ Tát Văn Thù tán thán: chúng ta phải thấy thấu trong chỗ im lặng,chớ dừng nơi đây. Thứu Lãnh giơ cành hoa là trong hội Linh Sơn Thế Tôngiơ cành hoa sen, Ngài Sa Diếp mĩm cười: nên khéo thấy ý kia, chớ ởtrên cành hoa mà làm chỗ hiểu. Chín năm xoay mặt vào vách là Tổ ÐạtMa chín năm ngồi yên nơi động Thiếu Thất: chỉ vì cơ duyên chưađến, nếu cứ bắt chước như thế, làm sao có thể tự sáng? Nửađêm truyền y là Ngũ Tổ trong thất truyền y bát cho Lục Tổ: một hoàncảnh tạm thời, chớ việc này ai ai cũng đều đủ có gì giấu giếm?Mã Tổ tức tâm tức Phật là: tạm dùng qua cơn loạn. Bàn Sơn phi tâm phi Phật:đâu thể riêng có? Ðó là Ngài thổi vào chúng ta một luồng sinh khí, mởra một con đường sống, chẳng cho đạp dấu chân người mà ôm giữ cái trikiến đã chết. Chẳng thế là chúng ta tự đóng khung mình trong cáikhuôn thước cũ và không thấy được Phật, Tổ sống. Hoàng Long Thiền Sưcũng từng bảo người: "Ðã ra khỏi cửa thì lay tay đi thẳng, chẳng cầnbiết có người gát cửa". Nếu còn do dự là lỗ mũi mình ởtrong tay người!
Như vậy, đến đây chúng ta đã hiểu thế nào là Ý Nghĩa TốiThượng rồi chứ gì? Tức là chỉ thẳng mỗi người chúng ta tự tỉnh sánglên, mở mắt ra mà nhìn những lẽ thật xưa nay. Chính tâm tỉnh sáng đó lànguồn giải thoát trên hết, ngoài ra không ai có thể giải thoát thay chochính mình. Nếu chúng ta đầy đủ cái nhân này là chúng ta đầy đủ cáinhân thành Phật không còn nghi ngờ.
Ðể kết luận về Ý Nghĩa Tối Thượng, chúng ta hãy nghe câuchuyện Ngài Ðức Sơn ở Long Ðàm. Một đêm Sư đứng hầu, Sùng Tín bảo:"Ðêm khuya sao chẳng xuống?". Sư kính chào bước ra, lại trở vàothưa: "Bên ngoài tối đen". Sùng Tín thắp cây đèn cầy đưa Sư, Sưtoan tiếp lấy, Sùng Tín liền thổi tắt. Ngay đó Sư đại ngộ! Tại saođã đốt đèn đưa cho người, người vừa tiếp lấy liền thổi tắt? Vậytiếp lấy là tiếp lấy cái gì? Ðây chúng ta nghe lại câu chuyệnNgũ Tổ Hoàng Mai đưa Lục Tổ qua sông. Khi ấy Lục Tổ giành lấy tay chèo,thưa: "Lúc còn mê thì nhờ thầy độ, giờ đây con phải tự độ". Quacâu nói này chúng ta đã nhận ra chỗ thổi đèn đưa cho Ðức Sơn là:"Khi mê nhờ thầy độ". Ðức Sơn vừa tiếp lấy, Sùng Tín liềnthổi tắt là: "Giờ đây con phải tự độ". Ngay đó tự nắm lấy taychèo! Nếu sáng được chỗ này liền rõ ý kia. Ba đời chư Phật,lịch đại Tổ Sư đâu chẳng chỉ dạy chúng ta khéo nhận ra và giữ gìn mộtviệc này? Ðược vậy chúng ta mới tự cứu mình và Phật, Tổ cũng khônguổng công!
Tóm lại chánh pháp Như Lai dù cao siêu đến đâu nhưng nếu chúng takhông chịu tỉnh giác thực hành ắt cũng khó thấy giá trị hữu ích. Trái lại,phải tự mình sống dậy trong chánh pháp, đó là cửa diệu đưa mình rakhỏi khổ đau. Chính khi ấy chúng ta mới hiểu, thế nào là "ÝNghĩa Tối Thượng".