Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Như Lai Tạng

31/03/201104:31(Xem: 5412)
Chương 7: Như Lai Tạng

THẮNGMANGIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
TuệSỹdịch và giảng

PHẦNHAI
PHIÊNDỊCH KINH VĂN
勝鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNGMANSƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN
PHƯƠNGQUẢNGKINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNGTRUNGẤN ĐỘ TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆSỸViệt dịch & Chú thích

CHƯƠNGBẢY:
NHƯLAI TẠNG[564]

«Thánhđế,đó là nói nghĩa sâu xa, vi tế, khó biết, không phảilà cảnh giới tư lương. Đó là sở tri của bậc trí, làđiều mà hết thảy thế gian không thể tin. Vì sao? Đây lànói tạng sâu thẳm của Như Lai. Như Lai tạng là cảnh giớicủa Như Lai, không phải là điều hết thảy Thanh văn và Duyêngiác có thể biết. Ở nơi cảnh vực Như Lai tạng mà nóiý nghĩa Thánh đế. Cảnh vực Như Lai tạng[565] sâu thẳm chonên nói Thánh đế cũng sâu thẳm, vi tế, khó biết, khôngphải là cảnh giới tư lương; là sở tri của bậc trí, làđiều mà hết thảy thế gian không thể tin.»[566]
CHƯƠNGMỘT:
PHẨMTÍNH SIÊU VIỆT CỦA NHƯ LAI[283]

Tôinghenhư vầy:

Mộtthời, Phật trú tại nước Xá-vệ,[284] trong rừng cây Kỳ-đà,vườn Cấp cô độc.[285]

Lúcbấy giờ, Vua Ba-tư-nặc[286] và Mạt-lỵ phu nhân[287] tin hiểuchánh pháp chưa bao lâu,[288] cùng thảo luận nhau rằng:

«Congái chúng ta,[289] Thắng Man phu nhân, vốn thông tuệ, lợi căn,thông minh đỉnh ngộ, nếu thấy được Phật tất hiểu Phápmột cách nhanh chóng, tâm thông tỏ, không nghi ngờ. Vậy tahãy kịp thời sai phái người tín cẩn[290] khơi mở đạoý[291] của nó .»

Phunhân tâu rằng: «Nay thật đúng lúc.»

Vuavà Phu nhân liền viết thư cho Thắng Man, tán thán một cáchvắn tắt vô lượng phẩm tính siêu việt của Như Lai, rồikhiến nội nhân, tên là Chiên-đề-la,[292] làm sứ giả đemthư đến nước A-du-xà,[293] vào nội cung, kính cẩn trao thưcho Thắng Man. Thắng Man được thưư, hoan hỷ cúi đầu tiếpnhận. Bà đọc thư, ghi nhớ kỹ, phát tâm hy hữu, bèn nóicác bài kệ cho Chiên-đề-la nghe như sau:

Tanghe: âm thanh Phật,[294]

Chưatừng có trên đời.

Lờiấy nếu chân thật,

Tasẽ tưưởng thưưởng ngươươi.[295]

Cúilạy Phật Thế Tôn,

Xuấthiện vì thế gian;

Xincũng thươương tưưởng con,

Chocon thấy tôn nhan.

Tâmniệm ấy vừa phát,

Phậthiện giữa hưư không;

Vớitịnh quang sáng chói,

Rạngngời tối thắng thân.

ThắngMan cùng quyến thuộc

Cúiđầu lạy sát chân.

Bằngcả tâm thanh tịnh

Tánthán công đức Phật.

NhưLai diệu sắc thân,

Thếgian không gì hơn,

Tốithắng, bất tư nghì;

Concúi đầu đảnh lễ.

SắcNhư Lai vô tận,

Trítuệ cũng không cùng;

Hếtthảy Pháp thường trụ,

Conchí thành quy y.

Hàngphục tâm xấu ác,[296]

Vàbốn loại thuộc thân,[297]

ĐĐãđến cõi nan phục;[298]

Conkính lạy Pháp vương.

Biếthết thảy nhĩ diệm,[299]

Trítuệ thân tự tại,[300]

Nhiếptrì tất cả Pháp,[301]

Concúi đầu đảnh lễ.

Kínhlễ đấng không lường,[302]

Kínhlễ đấng vô tỉ,[303]

Kínhlễ pháp vô biên,[304]

Kínhlễ siêu tư duy;[305]

Thươngxót che chở con

Cholớn hạt giống Pháp.

ĐĐờinày và đời sau,[306]

MongPhật thường nhiếp thọ.[307]

(…)[308]

Taan lập con từ lâu,[309]

ĐĐờitrước đã từng khai giác;

Ngàynay lại nhiếp thọ con,[310]

Cácđời vị lai vẫn vậy,

Côngđức con thành tựu,

ĐĐờinày và đời kia,

Gốcrễ lành như vậy,

Cúimong nhiếp thọ con.[311]

Bấygiờ Thắng Man phu nhân cùng với các quyến thuộc cúi đầulạy sát chân Phật. Phật ở ngay giữa chúng mà thọ ký[312]cho Bà rằng:

«Conđã ca ngợi các phẩm tính chân thật siêu việt của Như Lai.Bằng vào các thiện căn ấy, trải qua vô lượng a-tăng-kỳ-kiếp,[313]con sẽ là Tự Tại vương[314] ở giữa chư thiên và nhân loại.Trong tất cả những nơi thọ sanh, nơi nào cũng thường gặpgỡ thấy Ta không khác gì lúc này đang ca ngợi Ta. Rồi conlại cúng dường vô lượng a-tăng-kỳ đức Phật, qua hai vạna-tăng-kỳ kiếp, sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Như Lai,[315]Ứng cúng, Chánh biến tri. Quốc độ của Phật ấy không cóác thú,[316] không có các sự khổ của già, bệnh, suy vi, ưunão, không thích ý; cũng không có tên gọi của nghiệp đạoác bất thiện.[317] Chúng sanh ở trong các quốc độ ấy cósắc, lực, thọ mạng, và các phương tiện hưởng thọ ngũdục thảy đều khoái lạc, hơn hẳn chư thiên cõi Tha hóaTự tại.[318] Các chúng sanh ấy đều thuần nhất là Đạithừa. Những chúng sanh nào tu tập các thiện căn thảy đềutập hợp về đó.»

KhiThắng Man phu nhân được thọ ký, có vô luợng chúng sinh,chư thiên và nhân loại, phát nguyện muốn sanh về nước ấy.Thế tôn thọ ký rằng tất cả đều sẽ được vãng sanhvề đó.

CHƯƠNGHAI:
MƯỜIĐẠI THỌ[319]

BấygiờThắng Man phu nhân sau khi nghe thọ ký, cung kính đứngdậy, xin tiếp thọ mười đại thọ[320] rằng:

«BạchThế Tôn kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề,đối với những giới đã thọ, con sẽ không bao giờ khởitâm vi phạm.»[321]

«BạchThế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề,đối với các bực tôn trưởng, con sẽ không bao giờ khởitâm kiêu mạn.»[322]

«BạchThế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề,đối với chúng sanh con sẽ không bao giờ khởi tâm phẫn hận.»[323]

«BạchThế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề,đối với sắc đẹp và những thứ trang cụ bên ngoài nơingười khác, con sẽ không bao giờ khởi tâm ganh tị.»[324]

«BạchThế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề,đối với các pháp nội hay ngoại, con sẽ không bao giờ khởitâm keo kiệt.»[325]

«BạchThế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề,con sẽ không bao giờ vì mình mà thọ nhận, súc liễm tàivật.[326] Nếu có thọ nhận cái gì, là vì để thành thụccác chúng sanh nghèo khổ.»

«BạchThế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề,con sẽ không bao giờ vì riêng mình mà thực hành bốn nhiếppháp.»[327]

«BạchThế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề,con sẽ vì hết thảy chúng sanh, bằng tâm không ái nhiễm,[328]tâm không mệt mỏi,[329] tâm không hạn ngại,[330] mà luônluôn nhiếp thọ chúng sanh.»

«BạchThế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề,nếu gặp những chúng sanh cô độc,[331] bị giam cầm trongngục tối,[332] tật bệnh, đủ mọi thứ ách nạn khốn khổ,con sẽ không bao giờ rời bỏ dù chốc lát; mà phải mong saocho họ được an ổn, bằng hành vi thiết thực,[333] khiếncho thoát khỏi mọi thống khổ, sau đó mới rời bỏ.»

«BạchThế Tôn, kể từ hôm nay cho đến thành tựu Bồ-đề, nếugặp các trường hợp ác luật nghi[334] như săn bắn hay chănnuôi, và các sự phạm giới,[335] con sẽ không bao giờ bỏqua; khi nào có đủ năng lực, gặp những chúng sinh như vậyở nơi này hay ở nơi kia, đối với những hạng cần phảichiết phục[336] con sẽ chiết phục, đối với những hạngcần phải nhiếp thọ[337] con sẽ nhiếp thọ. Vì sao vậy?Vì do sự chiết phục và nhiếp thọ mà Chánh pháp tồn tạilâu dài. Do Chánh pháp tồn tại lâu dài mà chư thiên và nhânloại được sung mãn, các ác đạo sẽ giảm thiểu, có thểtùy chuyển[338] theo bánh xe chánh pháp mà Như Lai đã chuyểnvận.[339] Do thấy sự lợi ích ấy nên không bao giờ con bỏsự nhiếp thọ.»

«BạchThế Tôn, kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu Bồ-đề,con sẽ không bao giờ quên mất nhiếp thọ Chánh pháp.[340]Vì sao, vì quên mất pháp là quên mất Đại thừa; quên mấtĐại thừa là quên mất ba-la-mật. Quên mất ba-la-mật thìkhông còn ý hướng nơi Đại thừa.»[341]

«NếuBồ tát không có quyết định[342] ở nơi Đại thừa, sẽkhông thể thành tựu ý hướng nhiếp thọ Chánh pháp,[343]chứng nhập tùy sở thích,[344] vĩnh viễn không đủ khả năngsiêu việt địa vị phàm phu.[345] Bởi vì con thấy có vô lượngsự sai lầm to lớn như vậy và lại cũng thấy vô lượngphước lợi của Bồ tát ma-ha-tát nhiếp thọ Chánh Pháp trongđời vị lai, cho nên tiếp thọ mười đại thọ này. Kínhmong Thế Tôn, đấng Pháp chủ,[346] hiện tiền làm chứng chocon. Cúi mong[347] Phật Thế Tôn hiện tiền chứng tri. Nhưngcác chúng sanh có thiện căn mỏng manh có thể dựng lên mànlưới hoài nghi.[348] Vì rằng mười đại thọ ấy thật khóđạt đến cứu cánh.[349] Các chúng sinh ấy vì vậy mà lâudài mất những nghĩa lợi, những điều hữu ích, không đượcan lạc.[350] Để an ổn các chúng sanh ấy, nay đối trướcPhật, con nói lên những thệ nguyện chân thật này. Nếu mườiđại thọ này sẽ được con thực hiện đúng như đã nói,và do thệ nguyện này, con mong rằng ngay giữa đại chúng này,các hoa trời mưa xuống, các âm nhạc trời nổi lên.»

Ngaykhi vừa nói lời này, thì từ hư không mưa tuôn xuống cáchoa trời, trổi lên các loại âm thanh vi diệu cõi trời rằng:

«Thậtnhư vậy! Thật như vậy! Những điều Phu nhân nói là chânthật, không thay đổi.»

Tấtcả những ai trong chúng hội, khi trông thấy các đóa hoa vidiệu, và nghe các âm thanh ấy, thảy đều dứt trừ hết mọinghi hoặc; hoan hỷ, phấn khởi không lường, cùng phát thệrằng:

«Mongcho chúng tôi luôn luôn thường gặp gỡ Thắng Man, cùng chungtu hành.»[351]

ĐĐứcThế Tôn thọ ký cho tất cả đại chúng đều được nhưnguyện.

CHƯƠNGBA:
BAĐẠI NGUYỆN[352]

Lúcbấygiờ Thắng Man phu nhân đối trước Phật mà phát ra bađại nguyện[353] rằng:

«Bằngnhững nguyện lực chân thật này, con mong đem lại an ổn chovô lượng vô biên chúng sanh.»

«Dothiện căn ấy,[354] tất cả mọi đời con đều có đượcChánh pháp trí.[355] Đây là đại nguyện thứ nhất.»[356]

«Saukhi đã có Chánh pháp trí, bằng tâm không mệt mỏi[357] consẽ giảng cho tất cả chúng sanh. Đây là đại nguyện thứhai.»[358]

«Đốivới sự nhiếp thọ Chánh pháp,[359] con xả bỏ thân, mạngvà tài sản[360] để hộ trì Chánh pháp. Đây là đại nguyệnthứ ba.»[361]

Bâygiờ, đức Thế Tôn liền ghi nhận ba đại nguyện ấy choThắng Man phu nhân. Cũng như hết thảy sắc đều nhập vàokhông giới;[362] cũng vậy, hằng sa các thệ nguyện của Bồtát thảy đều nhập vào trong đại nguyện này. Ba đại nguyệnnày là chân thật, là quảng đại.


CHƯƠNGBỐN:
NHIẾPTHỌ[363]

Lúcbấygiờ, Thắng Man phu nhân bạch Phật:

«Naycon nhờ oai thần của Phật[364] để nói về điều phục đạinguyện,[365] chân thật, không đổi khác.»

Phậtbảo Thắng Man phu nhân:

«Conhãy tùy ý nói.»

ThắngMan phu nhân bạch Phật:

«Hằngsa các nguyện mà Bồ tát có, thảy đều thâu nhập vào trongmột đại nguyện; đó là nhiếp thọ Chánh pháp.[366] Nhiếpthọ Chánh pháp thật sự là đại nguyện.»[367]

Phậttán thán Thắng Man phu nhân:

«Lànhthay! Lành thay! Trí tuệ phương tiện[368] rất sâu xa, rấtmầu nhiệm, do con đã gieo trồng lâu dài các gốc rễ thiện.Chúng sanh trong đời vị lai, những ai đã gieo trồng thiệncăn lâu dài mới có thể thấu hiểu những điều con nói.Sự nhiếp thọ Chánh pháp mà con đã nói, đó cũng là nhữnggì mà chư Phật trong quá khứ, trong vị lai, trong hiện tại,đã nói, sẽ nói và đang nói. Nay, Ta đã thành tựu vô lượngBồ-đề cũng thường nói sự nhiếp thọ Chánh pháp ấy. Nhưvậy, công đức của sự nhiếp thọ Chánh pháp mà Ta đã nóithật không biết được biên tế. Trí tuệ biện tài củaNhư Lai cũng không có biên tế. Vì sao? Vì sự nhiếp thọ chánhpháp ấy có đại công đức, đại lợi ích.»

ThắngMan bạch Phật:

«Consẽ nương nhờ thần lực của Phật để diễn thuyết thêmý nghĩa rộng lớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp.»

Phậtnói: «Con hãy nói đi.»

ThắngMan bạch Phật:

«Ýnghĩa rộng lớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp ấy là, vốnthật là vô lượng, thành đạt hết thảy Phật pháp, thâutóm tám muôn bốn ngàn pháp môn. Cũng như vào thời kiếp mớisáng thành[369] khắp nơi giăng bủa mây lớn, mưa xuống cácloại mưa màu sắc và đủ các thứ trân bảo; cũng vậy, sựnhiếp thọ Chánh pháp mưa xuống những cơn mưa vô lượngphước báo và vô lượng thiện căn.»

«BạchThế Tôn, lại nữa, cũng như vào thời kiếp vừa mới sángthành, có khối nước lớn[370] nảy sanh ba nghìn đại thiêngiới tạng,[371] và bốn trăm ức đủ các loại lục địa;cũng vậy, sự nhiếp thọ chánh pháp xuất sanh vô lượng giớitạng của Đại thừa, oai lực thần thông của hết thảyBồ tát, sự an ổn khoái lạc của tất cả chúng sanh, sựnhư ý tự tại của hết thảy chúng sanh, sự an lạc củaxuất thế gian, và những gì chư thiên cùng nhân loại vốnchưa từng có được kể từ kiếp vừa sáng thành; thảy đềuxuất hiện từ trong đó.»[372]

«Lạinữa, cũng như cõi đất lớn duy trì bốn loại gánh nặng.[373]Những gì là bốn? Một là biển cả; hai là núi non; ba làthảo mộc; bốn là chúng sinh. Cũng vậy, thiện nam tử haythiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, an lập cõi đất lớn,có khả năng gánh vác bốn trách nhiệm trọng đại cũng giốngnhư cõi đất ấy.[374] Những gì là bốn? Đó là, bằng thiệncăn của nhân loại và chư thiên mà thành thục các chúng sinhnào vốn xa lìa thiện tri thức, không học hỏi, không đạođức;[375] với những ai mong cầu Thanh văn thì trao cho Thanhvăn thừa;[376] những ai mong cầu Duyên giác thì trao cho Duyêngiác thừa;[377] những ai mong cầu Đại thừa thì trao cho Đạithừa. Đó gọi là thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếpthọ Chánh pháp, an lập cõi đất lớn, có khả năng gánh váctrách nhiệm trọng đại.»

«BạchThế Tôn, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánhpháp như vậy, an lập cõi đất lớn, có khả năng gánh váctrách nhiệm trọng đại, làm người bạn không cần mời gọi[378]cho tất cả chúng sinh, với tâm đại bi, an ủi, thương xótchúng sinh, làm người mẹ đạo pháp[379] cho đời.»

«Lạinữa, như cõi đất lớn có bốn loại bảo tạng.[380] Nhữnggì là bốn? Một là vô giá, hai là thượng giá, ba là trunggiá, bốn là hạ giá. Đó là bốn bảo tạng của cõi đấtlớn. Cũng vậy, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọchánh pháp, thiết lập cõi đất lớn, thành đạt bốn loạiđại bảo vô thượng của chúng sinh.[381] Những gì là bốn?Thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, đốivới chúng sinh không học hỏi, không đạo đức, thì đem thiệncăn công đức của nhân thiên mà trao cho; với những ai mongcầu Thanh văn thì trao Thanh văn thừa; những ai mong cầu Duyêngiác thì trao Duyên giác thừa; những ai mong cầu Đại thừathì trao cho Đại thừa. Chúng sinh có được đại bảo cũngvậy; đều do bởi thiện nam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọChánh pháp mà có được công đức kỳ diệu, hiếm có này.»

«BạchThế Tôn, đại bảo tạng tức là nhiếp thọ Chánh pháp.[382]Bạch Thế Tôn nói rằng nhiếp thọ Chánh pháp; ấy là, nhiếpthọ Chánh pháp không khác biệt Chánh pháp; Chánh pháp tứclà nhiếp thọ Chánh pháp.»[383]

«BạchThế Tôn, ba-la-mật không khác biệt nhiếp thọ Chánh pháp;nhiếp thọ Chánh pháp tức là ba-la-mật. Vì sao? Thiện namtử hay thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, với những aicần bố thí để thuần thục; thì con sẽ thuần thục bằngbố thí, cho đến xả bỏ thân mạng, chi thể, tùy theo tâmý của những kẻ ấy để làm cho thuần thục,[384] khiếncho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong chánhpháp.[385] Đó gọi là đàn-ba-la-mật.»[386]

«Đốivới những ai cần được thuần thục bằng sự trì giới,bằng sự thủ hộ sáu căn,[387] thanh tịnh thân, khẩu ý nghiệp,cho đến làm ngay thẳng bốn oai nghi,[388] tùy theo tâm ý củanhững kẻ ấy để làm cho thuần thục, khiến cho những chúngsinh được thuần thục ấy đđứng vững trong Chánh pháp.Đó gọi là thi ba-la-mật.»[389]

«Đốivới những ai cần được thuần thục bằng nhẫn nhục; nếubị những chúng sinh ấy mạ lỵ, hủy nhục, phỉ báng, khủngbố, thì con sẽ bằng tâm không oán hận, tâm lợi ích, nănglực nhẫn đệ nhất, cho đến nhan sắc không thay đổi, tùytheo tâm ý của những kẻ ấy mà làm cho thuần thục, khiếncho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trong Chánhpháp. Đó gọi là sằn-đề ba-la-mật.»[390]

«Đốivới những ai cần được thành tựu bằng tinh tấn, thì đốivới chúng sanh ấy con sẽ không khởi tâm giải đãi, phátsinh tâm đại dục,[391] tinh tấn đệ nhất, cho đến cả trongbốn oai nghi, tùy theo tâm ý của những kẻ ấy mà làm chothuần thục, khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứngvững trong Chánh pháp. Đó gọi là tỳ-lê ba-la-mật.»[392]

«Đốivới chúng sinh cần được thành tựu bằng thiền định, đốivới chúng sinh ấy bằng tâm không loạn động, tâm không hướngngoại, đệ nhất chánh niệm, cho đến trong một thời gianlâu dài mà vẫn hoàn toàn không quên mất những gì đã đượcnói, tùy theo tâm ý của những kẻ ấy mà làm cho thuần thục,khiến cho chúng sinh được thuần thục ấy đứng vững trongChánh pháp. Đó gọi là thiền ba-la-mật.»[393]

«Đốivới chúng sinh cần được thuần thục bằng trí tuệ; khicon được các chúng sinh ấy hỏi tất cả nghĩa, thì bằngtâm vô úy,[394] con sẽ diễn nói tất cả các luận,[395] tấtcả các công xảo cứu cánh minh xứ,[396] cho đến đủ loạicác công xảo khác nhau,[397] tùy theo tâm ý của những kẻấy mà làm cho thuần thục, khiến cho chúng sinh được thuầnthục ấy đứng vững trong Chánh pháp. Đó gọi là bát-nhãba-la-mật.»[398]

«Vìvậy, bạch Thế Tôn, ba-la-mật không khác nhiếp thọ Chánhpháp; Chánh pháp không khác ba-la-mật. Nhiếp thọ Chánh pháptức là ba-la-mật.»

«BạchThế Tôn, con nay nương thần lực của Phật để nói thêmđại nghĩa.»[399]

Phậtnói: «Con hãy cứ nói.»[400]

ThắngMan bạch Phật:

«Đượcnói là nhiếp thọ Chánh pháp; nhiếp thọ Chánh pháp là khôngkhác biệt nhiếp thọ Chánh pháp,[401] không khác biệt nhiếpthọ Chánh pháp là nhiếp thọ Chánh pháp. Thiện nam tử, thiệnnữ nhân tức là nhiếp thọ Chánh pháp. Vì sao? Nếu thiệnnam tử, thiện nữ nhân nhiếp thọ Chánh pháp, vì nhiếp thọChánh pháp mà xả bỏ ba phần. Những gì là ba phần? Tứclà thân, mạng và tài sản.[402] Thiện nam tử, thiện nữ nhândo xả bỏ thân mà cho đến biên tế đời sau của sinh tử[403]sẽ xa lìa các sự già, bịnh, chết,[404] thành tựu Pháp thâncủa Như Lai với phẩm tính không hủy hoại, thường trụ,không biến dịch, bất khả tư nghì.[405] Do xả bỏ mạng màcho đến biên tế đời sau của sinh tử sẽ rốt ráo xa lìasự chết, thành tựu công đức[406] vô biên, thường trụ,bất khả tư nghị, thông ñaït tất cả Phật pháp sâu xa.[407]Do xả bỏ tài sản mà cho đến biên tế đời sau của sinhtử sẽ thành tựu các công đức tròn đầy không cùng tận,không giảm thiểu, cứu cánh thường trụ, bất khả tư nghì,mà không một chúng sinh nào có được,[408] được sự cúngdường thù thắng của tất cả chúng sinh.

«BạchThế Tôn, thiện nam tử, thiện nữ nhân xả bỏ ba phần đểnhiếp thọ Chánh pháp như vậy, thường được hết thảychư Phật thọ ký, được hết thảy chúng sanh chiêm ngưỡng.»

«BạchThế Tôn, lại nữa, thiện nam tử hay thiện nữ nhân nhiếpthọ Chánh pháp, khi Chánh pháp gần tiêu diệt, bấy giờ tỳ-kheo,tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di kết thành bè đảng, tranhtụng, phá hoại, ly tán, thì thiện nam tử, thiện nữ nhânấy bằng sự không siểm khúc, không dối trá, không hư ngụy,[409]mến mộ chánh pháp,[410] nhiếp thọ chánh pháp, tham dự trongnhững bằng hữu của chánh pháp.[411] Những ai tham dự trongnhững bằng hữu của chánh pháp sẽ được các đức Phậtthọ ký.»

«BạchThế Tôn, con thấy sự nhiếp thọ Chánh pháp có sức mạnhlớn như vậy. Phật là con mắt chân thật, là trí chân thật,là gốc rễ của pháp, là bậc thấu suốt pháp, là nơi nươngtựa của chánh pháp,[412] tất nhiên cũng biết và thấy nhưvậy.»

Lúcbấy giờ Đức Thế Tôn đối với năng lực tinh tấn to lớncủa nhiếp thọ Chánh pháp mà Thắng Man phu nhân đã nói, Ngàikhởi tâm tùy hỷ nói rằng:

«Thậtnhư vậy, Thắng Man, thật như những điều con đã nói vềnăng lực tinh tấn to lớn của sự nhiếp thọ Chánh pháp.Cũng như một bộ phận thân thể[413] bị đại lực sĩ vừamới đụng chạm đến chút xíu[414] đã cảm thấy đau đớnnhiều. Cũng vậy Thắng Man, một phần nhỏ của nhiếp thọchánh pháp khiến cho Ma[415] khổ não. Ta không thấy một phápnào khác mà khiến cho Ma khổ não như một phần nhỏ củasự nhiếp thọ Chánh pháp.»

«Lạinữa, như con trâu chúa,[416] có hình sắc không thể sánh, hơnhẳn các trâu khác. Cũng vậy, một phần nhỏ nhiếp thọ Chánhpháp của Đại thừa hơn hẳn hết thảy thiện căn của Nhịthừa, vì là rộng và lớn vậy.»

«Lạinữa, như núi chúa Tu-di,[417] tráng lệ khác thường hơn hẳncác núi. Cũng vậy, Đại thừa xả bỏ thân mạng, tài sảnbằng tâm nhiếp thủ[418] mà nhiếp thọ Chánh pháp hơn hẳntất cả thiện căn của những vị mới an trụ Đại thừa[419]mà không xả bỏ thân mạng và tài sản, huống nữa là Nhịthừa, vì là rộng và lớn vậy.»

«Chonên, này Thắng Man, nên bằng sự nhiếp thọ Chánh pháp màkhai thị chúng sinh, giáo hoá chúng sinh, kiến lập chúng sinh.»[420]

«Nhưvậy, này ThắngMan, sự nhiếp thọ Chánh pháp có một lợiích lớn như vậy, có phước báo lớn như vậy, có kết quảlớn như vậy. Này Thắng Man, Ta trải qua a-tăng-kỳ a-tăng-kỳkiếp[421] nói về công đức nghĩa lợi[422] của nhiếp thọChánh pháp mà không hết được biên tế. Cho nên nhiếp thọChánh pháp có vô lượng vô biên công đức.»

CHƯƠNGNĂM:
NHẤTTHỪA[423]

ĐĐứcPhậtbảo Thắng Man:

«Naycon lại hãy nói thêm về sự nhiếp thọ Chánh pháp mà hếtthảy chư Phật đều nói.»

ThắngMan bạch Phật:

«Lànhthay! Bạch Thế Tôn, con kính vâng lời dạy.»

Rồibạch Phật:

«BạchThế Tôn, nhiếp thọ Chánh pháp tức là Đại thừa.[424] Vìsao? Bởi vì Đại thừa xuất sinh hết thảy thiện pháp củathế gian và xuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác.»

«BạchThế Tôn, cũng như từ hồ A-nậu-đại[425] xuất phát támcon sông lớn,[426] cũng vậy, từ Đại thừa xuất sinh hếtthảy thiện pháp của thế gian và xuất thế gian, Thanh văn,Duyên giác.»

«BạchThế Tôn, lại nữa, cũng như hết thảy hạt giống[427] đềunương vào đất mà sinh trưởng; cũng vậy, hết thảy thiệnpháp của thế gian và xuất thế gian, Thanh văn, Duyên giác,đều nương nơi Đại thừa mà được tăng trưởng. Cho nên,Bạch Thế Tôn, an trụ nơi Đại thừa, nhiếp thọ Đại thừa,tức là an trụ Nhị thừa[428] và nhiếp thọ hết thảy thiệnpháp thế gian và xuất thế gian của Nhị thừa.»

«NhưThế Tôn đã nói, có sáu xứ.[429] Những gì là sáu? Đó là:Chánh pháp trụ, Chánh pháp diệt, Ba-la-đề-mộc-xoa, Tỳ-ni,Xuất-gia và Thọ cụ túc giới. Sáu xứ ấy được nói vìmục đích Đại thừa.»

«Vìsao? Chánh pháp trụ,[430] ấy là vì Đại thừa mà nói. Đạithừa trụ cho nên nói Chánh pháp trụ. Chánh pháp diệt,[431]ấy là vì Đại thừa mà nói. Đại thừa diệt cho nên Chánhpháp diệt.»

«Ba-la-đề-mộc-xoa[432]và Tỳ-ni,[433] hai pháp ấy, tên gọi khác nhưng ý nghĩa làmột. Tỳ-ni tức là cái học của Đại thừa.[434] Vì sao?Vì nương Phật xuất gia, mà thọ cụ túc, cho nên nói rằngoai nghi giới của Đại thừa[435] là Tỳ-ni, là xuất gia,[436]là thọ cụ túc.[437] Cho nên A-la-hán[438] không có xuất gia,thọ cụ túc. Vì sao? Vì A-la-hán nương Như Lai mà xuất gia,thọ cụ túc.[439] A-la-hán quy y theo Phật, A-la-hán có sự sợhãi. Vì sao vậy? Vì A-la-hán vẫn còn an trụ với ý tưởngsợ hãi đối với hết thảy vô hành;[440] như có người cầmgươm muốn đến hại mình, cho nên A-la-hán không có sự anlạc tuyệt đối.[441] Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì là nươngtựa bậc không cần nương tựa.[442] Cũng như chúng sinh vìkhông nơi nương tựa cho nên sợ hãi cái này cái kia. Do sợhãi[443] nên tìm đến quy y. Cũng vậy, A-la-hán có sự sợhãi cho nên nương tựa Như Lai.»

«BạchThế Tôn, A-la-hán và Bích-chi Phật có sợ hãi; cho nên, A-la-hánvà Bích-chi-Phật vì còn sinh pháp tàn dư[444] chưa diệt tậnnên còn có sự sinh; vì còn phạm hạnh dư tàn chưa thành tựunên không thuần nhất;[445] vì phận sự[446] không cứu cánhnên còn có những điều cần làm; vì chưa vượt qua cái kia[447]nên còn có những cái phải đoạn trừ. Vì không đoạn trừnên cách Niết-bàn giới[448] còn xa. Vì sao vậy? Duy chỉ cóđức Như Lai, bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác,[449] mới chứngđắc Niết-bàn, vì đã thành tựu hết thảy công đđức.[450]A-la-hán và Bích-chi-Phật không thành tựu hết thảy công đức;nói rằng chứng đắc Niết-bàn, đó là phương tiện củaPhật.

«Duychỉ Như Lai mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã thành tựucông đức không thể nghĩ bàn. A-la-hán và Bích-chi-Phật thànhtựu công đức có thể nghĩ bàn; nói là chứng đắc NiếtBàn, đó là phương tiện của Phật.»

«Duychỉ Như Lai mới chứng đắc Niết-bàn, vì đã đoạn trừhết thảy những sai lầm cần phải đoạn trừ,[451] thànhtựu đệ nhất thanh tịnh. A-la-hán và Bích-chi còn có lỗilầm tàn dư, chưa phải là đệ nhất thanh tịnh; nói rằngchứng đắc Niết-bàn, đó là phương tiện của Phật.»

«Duychỉ có Như Lai mới chứng đắc Niết Bàn, được hết thảychúng sinh chiêm ngưỡng, vượt trên cảnh giới A-la-hán, Bích-chi-Phậtvà Bồ tát. Cho nên, A-la-hán, Bích-chi-Phật và Bồ tát cáchNiết-bàn giới còn xa.»

«Nóirằng, với A-la-hán và Bích-chi-Phật, quán sát sự giải thoátvà sự cứu cánh của bốn trí,[452] đạt đến chỗ yên nghỉ;[453]đấy cũng là phương tiện của Như Lai, còn có dư tàn, chưaphải là liễu nghĩa.»[454]

«Vìsao? Có hai loại chết. Những gì là hai? Chết bởi phần đoạnvà chết bởi biến dịch bất tư nghị.[455] Chết bởi phầnđoạn là chúng sinh hư ngụy.[456] Chết bởi bất tư nghịbiến dịch, là ý sinh thân[457] A-la-hán, Bích-chi Phật, Đạilực[458] Bồ tát cho đến cứu cánh Bồ-đề.»

«Tronghai loại chết, do sự chết phần đoạn mà nói rằng trí củaA-la-hán và Bích-chi Phật nhận biết ‹Sự sinh của ta đãhết›.[459] Do chỉ chứng đạt được quả hữu dư[460] chonên nói rằng ‹hạnh đã vững.›[461] Vì là điều mà phàmphu, trời, người không thể hoàn thành, là điều mà bảybậc học nhân[462] trước đây chưa làm và vì đoạn trừphiền não hư ngụy,[463] cho nên nói ‹Điều cần làm đãlàm xong›.[464] Vì A-la-hán và Bích-chi-Phật đã đoạn trừphiền não không còn có thể tái sinh đời sau nữa cho nênnói ‹Không còn tái sinh đời sau›[465] nhưng không phải làđoạn tận hết thảy phiền não, cũng không phải là đoạntận hết thảy sự thọ sinh[466] để nói rằng ‹Không còntái sinh đời sau›.»

«Vìsao? Vì có phiền não mà A-la-hán và Bích-chi Phật không thểđoạn trừ được.»

«Phiềnnão có hai loại. Những gì là hai? Là trụ địa phiền nãovà khởi phiền não. Trụ địa phiền não có bốn.[467] Nhữnggì là bốn? Đó là, kiến nhất xứ trụ địa,[468] dục áitrụ địa,[469] sắc ái trụ địa[470] và hữu ái trụ địa.[471]Bốn trụ địa này sinh ra hết thảy khởi phiền não.[472]Khởi tức là sát-na tương ứng sát-na tâm.[473] Bạch ThếTôn, vô minh trụ địa[474] vô thủy không tương ưng với tâm.[475]Bạch Thế Tôn năng lực bốn trụ địa này là nơi nươngtựa[476] cho hết thảy phiền não hiện khởi;[477] so với vôminh trụ địa, thì không thể bằng toán số, thí dụ mà môtả được.»

«BạchThế Tôn, như vậy là sức mạnh của vô minh trụ địa; đốivới bốn trụ địa thuộc hữu ái,[478] vô minh trụ địacó sức mạnh lớn hơn hết. Cũng như Ma Ba-tuần[479] đốivới Tự Tại thiên[480] có sắc, lực, thọ mạng và đám quyếnthuộc thảy đều tự tại trổi vượt; cũng vậy, sức mạnhcủa vô minh trụ địa, đối với bốn trụ địa thuộc hữuái, sức mạnh của nó tối thắng, là sở y của hằng hàsa số phiền não tạp nhiễm, và cũng khiến cho bốn loạiphiền não tồn tại lâu dài, không phải là cái mà trí củaA-la-hán và Bích-chi-Phật có thể đoạn trừ được, duy chỉtrí Bồ-đề của Như Lai mới có thể đoạn trừ. Như vậybạch Thế tôn, vô minh trụ địa có sức mạnh rất lớn.»

«BạchThế Tôn, lại nữa, như thủ là duyên, nghiệp hữu lậu lànhân,[481] sinh ra ba hữu;[482] cũng vậy, vô minh trụ địa làduyên, nghiệp vô lậu là nhân[483] mà sinh ra ba loại ý sinhthân của A-la-hán, Bích-chi Phật, và Đại lực Bồ tát. Baloại ý sanh thân này của ba địa vị kia cùng với nghiệpvô lậu đều y trên vô minh trụ địa, có duyên chứ khôngphải không có duyên.[484] Cho nên ba loại ý sanh thân và nghiệpvô lậu duyên vô minh trụ địa.»[485]

«Nhưvậy, bạch Thế Tôn, bốn trụ địa, như hữu ái trụ địa,không đồng với nghiệp[486] của vô minh trụ địa. Vô minhtrụ địa khác biệt và ở ngoài[487] bốn trụ địa, đượcđoạn trừ nơi Phật địa,[488] được đoạn trừ bởi tríBồ-đề của Phật.[489] Vì sao? Vì A- la-hán và Bích-chi Phậtđoạn trừ bốn loại trụ địa, mà vô lậu chưa diệt tận,không được tự tại lực, cũng không thể tác chứng.[490]Vô lậu chưa diệt tận[491] tức là vô minh trụ địa.»[492]

«BạchThế Tôn, A-la-hán, Bích-chi Phật và Bồ tát tối hậu thân[493]bị che lấp và trở ngại[494] bởi vô minh trụ địa cho nênđối với pháp này pháp kia[495] không biết, không thấy. Vìkhông biết và không thấy cho nên những gì cần đoạn trừthì không được đoạn trừ, không được rốt ráo.[496] Dokhông đoạn trừ nên nói là giải thoát với khuyết điểmcòn tàn dư,[497] không phải là giải thoát với sự dứt lìahết thảy khuyết điểm; gọi là thanh tịnh hữu dư chứ khôngphải là thanh tịnh tất cả; gọi là thành tựu công đứchữu dư chứ không phải là công đức tất cả. Vì thành tựugiải thoát hữu dư, thanh tịnh hữu dư, công đức hữu dưcho nên biết khổ hữu dư,[498] đoạn tập hữu dư, chứngdiệt hữu dư, tu đạo hữu dư.[499] Đó gọi là đạt đượcmột phần Niết-bàn.[500] Đạt được một phần Niết Bàn,gọi là hướng Niết-bàn giới. Nếu biết hết thảy khổ,đoạn hết thảy tập, chứng hết thảy diệt, tu hết thảyđạo, đối với thế gian vô thường bại hoại, đối vớithế gian vô thường bịnh hoạn mà chứng đắc thường trụNiết-bàn;[501] đối với thế gian không được che chở, khôngnươơng tựa mà che chở và là làm nơi nương tựa. Vì sao?Vì pháp không có hơn kém mà chứng đắc Niết-bàn;[502] vìtrí tuệ bình đẳng mà chứng đắc Niết-bàn; vì giải thoátbình đẳng mà chứng đắc Niết-bàn; vì thanh tịnh bình đẳngmà chứng đắc Niết-bàn. Cho nên Niết- bàn chỉ có một vị,vị bình đẳng, gọi là vị giải thoát.»

«BạchThế Tôn nếu vô minh trụ địa không được đoạn trừ, khôngđược cứu cánh thì không thể đạt được hương vị duynhất,[503] hương vị bình đẳng,[504] tức vị giải thoát.»[505]

«Vìsao? Vì nếu vô minh trụ địa không được đoạn trừ, khôngđược cứu cánh, thì các pháp cần đoạn trừ nhiều hơnsố cát sông Hằng không được đoạn trừ, không được cứucánh;[506] các pháp cần chứng đắc nhiều hơn số cát sôngHằng không được chứng đắc, cần chứng ngộ không đượcchứng ngộ. Cho nên, vô minh trụ địa tích tụ mà sinh ra phiềnnão hiện khởi[507] của hết thảy phiền não thuộc tu đoạn.[508]Nó sinh ra phiền não hiện khởi của tâm,[509] phiền não hiệnkhởi của chỉ,[510] phiền não hiện khởi của quán,[511] phiềnnão hiện khởi của thiền,[512] phiền não hiện khởi củachánh thọ,[513] phiền não hiện khởi của phương tiện,[514]phiền não hiện khởi của trí, phiền não hiện khởi củaquả, phiền não hiện khởi của đắc, phiền não hiện khởicủa lực, phiền não hiện khởi của vô úy, các phiền nãohiện khởi nhiều hơn cát sông Hằng như vậy được đoạntrừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai;[515] tất cả đều nươngtrên vô minh trụ địa mà được thiết lập. Hết thảy phiềnnão hiện khởi sinh khởi do nhân là vô minh trụ địa, duyênlà vô minh trụ địa.»

«BạchThế Tôn, đối với khởi phiền não này, tâm sát-na tươngưng sát-na.[516] Bạch Thế Tôn tâm không tương ưng với vôthủy vô minh trụ địa.»[517]

«BạchThế Tôn, các pháp được đoạn bởi trí Bồ-đề của NhưLai dù có nhiều hơn số cát sông Hằng, tất cả đều đượcduy trì, được thiết lập bởi vô minh trụ địa. Cũng nhưhết thảy hạt giống đều nương trên đất mà sinh, mà tồntại,[518] tăng trưởng; nếu đất bị hủy hoại thì chúngcũng bị hủy hoại theo. Cũng vậy, các pháp nhiều hơn sốhằng sa được đoạn trừ bởi trí Bồ-đề của Như Lai,hết thảy đều nương trên vô minh trụ địa mà sinh, mà tồntại và tăng trưởng. Nếu vô minh trụ địa bị đoạn trừthì các pháp nhiều hơn số hằng sa được đoạn trừ bởitrí Bồ-đề của Như Lai cũng bị đoạn trừ theo.»

«Nhưvậy, hết thảy phiền não, tùy phiền não[519] được đoạntrừ, thì các pháp nhiều hơn số cát sông Hằng mà Như Laisở đắc đều được thấu suốt vô ngại, với hết thảytrí và kiến,[520] lìa hết thảy khuyết điểm,[521] đượchết thảy công đức, là Pháp vương, Pháp chủ, mà đượctự tại bước lên địa vị tự tại đối với hết thảypháp,[522] là Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, với tiếngrống sư tử chân chánh:[523] ‹Sự sinh của ta đã dứt, phạmhạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tiếpthọ đời sau nữa›. Cho nên, bạch Thế Tôn, tiếng rốngsư tử, y trên liễu nghĩa, là sự xác nhận một cách tuyệtđối.»[524]

«BạchThế Tôn trí không tiếp thọ đời sau[525] có hai loại.[526]Như Lai bằng năng lực điều ngự vô thượng[527] mà hàngphục bốn loại Ma,[528] ra khỏi hết thảy thế gian, đượchết thảy chúng sinh chiêm ngưỡng, chứng đắc Pháp thân bấtkhả tư nghị, được tự tại đối với pháp vô ngại[529]trên tất cả mảnh đất sở tri;[530] bên trên không còn phậnsự cần làm, không còn địa vị cần chứng nào nữa; đầyđủ möôøi năng lực,[531] dũng mãnh mà bước lên địa vịvô úy vô thượng bậc nhất; đối với hết thảy nhĩ diệm,quán sát bằng vô ngại trí, không do ai khác, với nhận thứcrằng ‹Sau đời này không còn đời nào nữa› mà cất tiếngrống sư tử.»

«BạchThế Tôn, A-la-hán, Bích-chi-Phật[532] vượt qua sự sợ hãivề sinh tử, lần lượt đạt được sự an lạc của giảithoát, bèn nghĩ rằng: ‹Ta đã xa lìa sợ hãi về sinh tử,không còn tiếp thọ sự khổ sinh tử›. Bạch Thế Tôn, A-la-hán,Bích-chi-Phật khi quan sát liền chứng đắc địa vị khôngcòn tiếp thọ đời sau, quán nơi yên nghĩ bậc nhất, là Niết-bànđịa.»[533]

«BạchThế Tôn, địa vị mà vị ấy chứng đắc trước kia, khôngngu si đối với pháp, không do ai khác, và tự biết là chỉđạt được địa vị hữu dư, rồi tất sẽ chứng đắcvô thượng chánh đẳng giác.[534] Vì sao? Thanh văn và Duyêngiác thừa đều quy vào Đại thừa. Đại thừa ấy tức Phậtthừa. Cho nên Ba thừa vốn là Một thừa. Chứng đắc Mộtthừa là chứng đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.[535]A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề tức là Niết-bàn giới.[536]Niết-bàn giới tức là Pháp thân của Như Lai. Được cứucánh Pháp thân thì cứu cánh Một thừa không khác Như Lai,không khác Pháp thân. Như Lai tức Pháp thân. Được cứu cánhPháp thân tức cứu cánh Một thừa. Cứu cánh tức là vô biênkhông đoạn.»[537]

«BạchThế Tôn, Như Lai tồn tại với thời gian không có giới hạn.Như Lai, bậc ÖÙng cúng, Chánh đẳng giác tồn tại với suốtcùng hậu tế.[538] Như Lai là đại bi không giới hạn và anủi thế gian cũng không giới hạn. Đại bi vô hạn, an ủithế gian vô hạn, nói như vậy gọi là nói toàn thiện. Nếugọi rằng Như Lai là pháp vô tận, là pháp thường trụ, lànơi nương tựa của hết thảy thế gian, đó cũng gọi lànói về Như Lai một cách toàn thiện. Cho nên, đối với thếgian chưa được cứu độ, đối với thế gian không nơi nươngtựa mà làm nơi vô tận quy y, thường trụ quy y, cho đếnsuốt cùng hậu tế, đó chính là Như Lai, Ứng cúng, Chánhđẳng giác vậy.»

«Pháptức là thuyết Nhất thừa đạo.[539] Tăng tức là các chúngcủa Ba thừa. Hai sự quy y ấy không phải là quy y rốt ráo,mà gọi là quy y phần ít. Vì sao? Thuyết Nhất thừa đạopháp, chứng đắc Pháp thân cứu cánh, bên trên không còn nóiđến pháp Nhất thừa[540] nữa.»

«Cácchúng Ba thừa có sợ hãi mà quy y Như Lai, cầu mong xuất ly,tu học, hướng Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nênhai sự quy y ấy không phải là quy y cứu cánh, đó là sựquy y có hạn. Nếu có chúng sinh được Như Lai điều phụcmà quy y Như Lai, được thấm nhuần[541] bởi pháp, sinh tâmtin vui mà quy y Pháp và Tăng. Đó là hai quy y. Không phải rằnghai sự quy y này là quy y Như Lai.[542] Quy y đệ nhất nghĩalà quy y Như Lai. Đệ nhất nghĩa[543] của hai sự quy y nàylà cứu cánh quy y Như Lai. Vì sao? Như Lai không khác biệt vớihai sự quy y này. Như Lai tức là ba quy y. Vì sao? Thuyết Nhấtthừa đạo, Như Lai thuyết bằng bốn vô úy,[544] thành tựusư tử hống. Nếu Như Lai tùy theo xu hướng của chúng[545]mà phương tiện thuyết giảng, tức thị Đại thừa chứ khôngcó hai thừa.[546] Ba thừa đều nhập vào một thừa. Một thừatức là thừa của đệ nhất nghĩa.»[547]

CHƯƠNGSÁU:
VÔBIÊN THÁNH ĐẾ[548]

«BạchThếTôn, Thanh văn và Duyên giác khi bắt đầu quán Thánh đế,[549]bằng một trí[550] mà đoạn trừ các trụ địa,[551] bằngmột trí mà chứng thực công đức của bốn đoạn tri,[552]và cũng biết rõ nghĩa của bốn pháp ấy.»[553]

«BạchThế Tôn, không có trí thượng thượng xuất thế gian[554]nào mà là tiệm chí của bốn trí và tiệm chí của bốn duyên.»[555]Bạch Thế Tôn, pháp không tiệm chí là trí thượng thượngxuất thế gian. Bạch Thế Tôn, như kim cang dụ,[556] là tríđệ nhất nghĩa. Trí đệ nhất nghĩa không phải là trí Thánhđế sơ khởi[557] của Thanh văn và Duyên giác vốn không đoạntrừ vô minh trụ địa.[558] Thế Tôn, bằng vô nhị Thánh đếtrí[559] mà đoạn trừ các trụ địa.

«BạchThế Tôn, đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, bằngbất tư nghị Không trí,[560] vốn không phải lả cảnh giớicủa Thanh văn và Duyên giác, mà đoạn trừ hết thảy phiềnnão tạng.[561] Thế Tôn, trí tuệ cứu cánh nếu hủy hoạitất cả vỏ cứng phiền não, thì được gọi là trí đệnhất nghĩa. Trí Thánh đế sơ khởi không phải là trí cứucánh, mà là trí tuệ hướng đến A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.»

«BạchThế Tôn, ý nghĩa ‹Thánh›[562] không phải là hết thảyThanh văn và Duyên giác. Thanh văn và Duyên giác thành tựu côngđức hữu hạn. Thanh văn và Duyên giác thành tựu một phầnít công đức, do đó mà được gọi là ‹Thánh›.»

«BạchThế Tôn, nói là ‹Thánh đế›, đó không phải là đế[563]của Thanh văn và Duyên giác; và cũng không phải là công đứccủa Thanh văn và Duyên giác. Thế Tôn, đế ấy tối sơ đượcchứng tri bởi Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, sau đóvì chúng sinh đang bị bọc trong vỏ trứng vô minh mà đượckhai thị, diễn thuyeát; do đó được gọi là ‹Thánh đế›.»

CHƯƠNGBẢY:
NHƯLAI TẠNG[564]

«Thánhđế,đó là nói nghĩa sâu xa, vi tế, khó biết, không phảilà cảnh giới tư lương. Đó là sở tri của bậc trí, làđiều mà hết thảy thế gian không thể tin. Vì sao? Đây lànói tạng sâu thẳm của Như Lai. Như Lai tạng là cảnh giớicủa Như Lai, không phải là điều hết thảy Thanh văn và Duyêngiác có thể biết. Ở nơi cảnh vực Như Lai tạng mà nóiý nghĩa Thánh đế. Cảnh vực Như Lai tạng[565] sâu thẳm chonên nói Thánh đế cũng sâu thẳm, vi tế, khó biết, khôngphải là cảnh giới tư lương; là sở tri của bậc trí, làđiều mà hết thảy thế gian không thể tin.»[566]

CHƯƠNGTÁM:
PHÁPTHÂN[567]

«Nếuđốivới Như Lai tạng đang bị quấn chặt bởi phiền nãotạng mà không nghi hoặc, thì đối với Pháp thân vốn siêuxuất vô lượng phiền não tạng cũng không nghi hoặc. Đốivới thuyết của Như Lai tạng, Pháp thân của Như Lai, cảnhgiới Phật bất tư nghị và phương tiện thuyết,[568] mà tâmđạt đến quyết định[569] ấy tức là đã tin và hiểu haithánh đế. Thế nào được nói là thuyết nghĩa của hai Thánhđế? Đó là thuyết tác Thánh đế nghĩa và vô tác Thánh đếnghĩa.»[570]

«Thuyếttác thánh đế nghĩa, đó là thuyết bốn thánh đế có hạnlượng.[571] Vì sao? Vì không phải nhân bởi người khác màcó thể biết tất cả khổ, đoạn tất cả tập, chứng hếtthảy diệt, tu hết thảy đạo.[572] Cho nên, bạch Thế Tôn,có hữu vi sanh tử và vô vi sanh tử. Niết-bàn cũng vậy, cóhữu dư và vô dư.»[573]

«Thuyếtvô tác thánh đế nghĩa, là thuyết về ý nghĩa bốn thánhđế vô lượng.[574] Vì sao? Có thể bằng tự lực[575] màbiết hết thảy thọ khổ,[576] đoạn hết thảy tập, chứnghết thảy thọ diệt, tu hết thảy thọ diệt đạo.»

«Nhưvậy, có tám Thánh đế, nhưng Như Lai chỉ nói bốn Thánh đế.Bốn vô tác thánh đế nghĩa như vậy duy chỉ Như Lai, bậcỨng cúng, Ñaúng chánh giác mới tác sự cứu cánh,[577] chứkhông phải là tác sự cứu cánh của A-la-hán và Bích-chi Phật.Vì sao? Vì không thể chứng đắc Niết bàn với các pháp hạ,trung và thượng.»[578]

«Vìsao Như Lai, bậc Ứng cúng, Chánh đẳng, Chánh giác, đối vớibốn vô tác Thánh đế tác sự đã cứu cánh? Vì hết thảyNhư Lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác biết tất cả khổ vịlai; đoạn tất cả tập vốn được duy trì bởi các phiềnnão và tùy phiền não; diệt tất cả uẩn[579] của ý sanhthân; chứng ngộ tất cả sự diệt khổ.»[580]

«BạchThế Tôn, không phải vì pháp hoại diệt[581] mà gọi là khổdiệt.[582] Nói là khổ diệt vì rằng từ vô thủy vốn làvô tác, không sinh khởi, không đoạn tận, lìa xa sự diệttận, thường trụ, tự tánh thanh tịnh, lìa hết thảy phiềnnão tạng.»[583]

«BạchThế Tôn, do thành tựu Phật pháp bất tư nghì vượt quá sốcát sông Hằng, vốn không ly, không thoát, không dị biệt,do thế mà nói là Pháp thân Như Lai.»

«Nhưvậy, bạch Thế Tôn, Pháp thân của Như Lai không lìa phiềnnão tạng, cho nên gọi là Như Lai tạng.»

CHƯƠNGCHÍN:
NGHĨAKHÔNG CHE LẤP CHÂN THẬT[584]

«BạchThếTôn, trí của Như Lai tạng,[585] là Không trí của NhưLai.»[586]

«BạchThế Tôn, Như Lai tạng là điều mà hết thảy A-la-hán, Bích-chiPhật, Đại lực Bồ tát vốn không từng thấy, vốn khôngtừng nắm bắt được.»[587]

«BạchThế Tôn, có hai Không trí của Như Lai tạng.»[588]

«BạchThế Tôn, Không Như Lai tạng[589] là hết thảy phiền não tạng,hoặc lìa, hoặc thoát, hoặc dị biệt.[590] Bạch Thế Tôn,Bất không Như Lai tạng là Phật pháp vượt quá số cát sôngHằng, không lìa, không thoát, không dị biệt, bất tư nghị.»[591]

«BạchThế Tôn, đối với hai Không trí này, các Đại Thanh văn chỉcó thể tin nơi đức Như Lai.[592] Không trí của Thanh văn vàBích-chi-Phật vận chuyển trong bốn cảnh giới không điênđảo.[593] Cho nên hết thảy A-la-hán và Bích-chi-Phật vốnkhông từng thấy, vốn không từng chứng đắc hết thảy khổdiệt;[594] duy chỉ Phật mới chứng đắc,[595] hủy hoại hếtthảy phiền não tạng, tu hết thảy khổ diệt đạo.»[596]

CHƯƠNGMƯỜI:
MỘTĐẾ[597]

«BạchThếTôn, trong bốn thánh đế này, ba là vô thường, mộtlà thường.[598] Vì sao? Vì ba đế thuộc vào tướng hữu vi.[599]Những gì thuộc vào tướng hữu vi, là vô thường; nhữnggì vô thường, là pháp hư vọng.[600] Những gì là pháp hưvọng, không phải là đế,[601] không phải là thường, khôngphải là chỗ quy y. Do đó, khổ đế, tập đế, đạo đếkhông phải là đệ nhất nghĩa đế,[602] không phải là thường,không phải là chỗ quy y.»[603]

CHƯƠNGMƯỜIMỘT:
MỘTSỞ Y[604]

«Mộtkhổdiệt đế lìa tướng hữu vi.[605] Lìa tướng hữu vi,nên là thường. Thường nên, không phải là pháp hư vọng.[606]Không phải là pháp hư vọng nên là đế, nên là thường,là chỗ quy y. Cho nên diệt đế là đệ nhất nghĩa đế.»[607]

CHƯƠNGMƯỜIHAI:
ĐIÊNĐẢO VÀ CHÂN THẬT[608]

«Bấttưnghì, là diệt đế,[609] vượt ngoài đối tượng[610] củahết thảy tâm thức của chúng sinh, và cũng không phải cảnhgiới trí tuệ[611] của hết thảy A-la-hán và Bích-chi-Phật.Cũng như người mù bẩm sinh không thấy được các sắc, connít bảy ngày không thấy được mặt trời. Khổ diệt đếcũng như vậy, không phải là sở duyên của tâm thức củahết thảy phàm phu, cũng không phải là cảnh giới trí tuệcủa hai thừa. Thức của phàm phu là sự điên đảo của haikiến chấp.[612] Trí của hết thảy A-la-hán và Bích-chi-Phậtthì vốn thanh tịnh.[613] Biên kiến,[614] là phàm phu đối vớinăm thủ uẩn[615] mà thấy là ngã, vọng tưởng chấp trước,[616]sinh ra hai kiến chấp, đó gọi là biên kiến; tức là thườngkiến và đoạn kiến. Thấy rằng các hành là vô thường,[617]ấy là đoạn kiến chứ không phải chánh kiến. Thấy rằngNiết-bàn là thường, ấy là thường kiến chứ không phảichánh kiến.»[618]

«Dovọng tưởng kiến chấp cho nên chủ trương như vầy: đốivới các căn ở nơi thân,[619] phân biệt, tư duy[620] thấyrằng trong hiện tại chúng hủy hoại,[621] mà không thấy dòngtương tục của sự hữu,[622] do đó khởi lên đoạn kiến.Vì vọng tưởng kiến chấp vậy. Đối với tâm tương tục[623]mà ngu tối, không tỏ rõ, không biết cảnh giới ý thức cógián đoạn trong từng sát-na,[624] nên khởi thường kiến.Vì do vọng tưởng kiến chấp vậy.»

«Vọngtưởng kiến chấp này, đối với nghĩa kia,[625] hoặc tháiquá hoặc bất cập, phát sinh phân biệt với những ý tưởngdị biệt,[626] hoặc cho là đoạn hoặc cho là thường.»

«Chúngsanh điên đảo, đối với năm thủ uẩn vốn vô thường màtưởng là thường, vốn khổ mà tưởng là lạc, vô ngã tưởnglà ngã, bất tịnh tưởng là tịnh. Tịnh trí của hết thảyA-la-hán, Bích-chi-Phật, hoặc có chúng sanh do tin lời Phật,đối với cảnh giới của nhất thiết trí[627] và Pháp thâncủa Như Lai vốn chưa từng được thấy, mà khởi lên ý tưởngvề thường, lạc, ngã, tịnh; đấy không phải kiến chấpđiên đảo, cho nên gọi là chánh kiến. Vì sao? Pháp thân củaNhư Lai là thường ba-la-mật,[628] ngã ba-la-mật, tịnh ba-la-mậtvà lạc ba-la-mật. Đối với Pháp thân của Phật mà thấynhư vậy thì gọi là chánh kiến.[629] Ai có chánh kiến tứclà con chân thật của Phật, từ miệng Phật sinh, từ Chánhpháp sinh, từ Pháp mà hóa sinh,[630] thừa hưởng di sản củapháp.»[631]

«BạchThế Tôn, tịnh trí ấy là trí ba-la-mật[632] của hết thảyA-la-hán, và Bích-chi Phật. Tịnh trí ấy tuy là tịnh trí nhưngđối với diệt đế kia vẫn chưa phải là cảnh giới, huốngchi là bốn y trí.[633] Vì sao? Ba thừa sơ nghiệp[634] mà khôngngu mê đối với pháp[635] thì sẽ có thể giác ngộ, sẽ chứngđắc nghĩa ấy. Chính vì thế mà Thế Tôn nói bốn y cho họ.Bạch Thế Tôn, bốn y này là pháp thế gian.

«BạchThế Tôn, một y là tất cả y chỉ, là tối thượng xuấtthế gian đệ nhất nghĩa y, đó là diệt đế.»[636]

CHƯƠNGMƯỜIBA:
TỰTÁNH THANH TỊNH[637]

«BạchThếTôn, sinh tử y trên Như Lai tạng,[638] và do Như Lai tạngmà nói rằng không thể biết được bản tế.[639] Bạch ThếTôn, có Như Lai tạng cho nên có sinh tử, đó gọi là khéonói.»

«BạchThế Tôn, sinh tử; sinh tử là các thọ căn rụng xuống,[640]và căn không cảm thọ[641] thứ tự tiếp nối,[642] khởi lên,đó gọi là sinh tử.»

«BạchThế Tôn, sinh và tử, hai pháp này tức là Như Lai tạng. Dongôn thuyết của thế gian nên nói là có sinh có tử. Tử làcăn hủy hoại,[643] sinh là các căn mới khởi lên, chứ khôngphải rằng Như Lai tạng có sinh có tử.[644] Như Lai tạng vốnlìa ngoài tướng hữu vi. Như Lai tạng vốn thường trụ, khônghủy hoại. Cho nên, Như Lai tạng là sở y, là khả năng duytrì, là khả năng kiến lập.[645] Bạch Thế Tôn, là Phậtpháp vốn không xuất ly, không thoát, không đoạn trừ, khôngthể nghĩ bàn. Bạch Thế Tôn, làm sở y, duy trì, thiết lậpcác pháp hữu vi bên ngoài vốn có tính cần được đoạn,được giải thoát, có biến dị, chính là Như Lai tạng.»

«BạchThế Tôn, nếu không có Như Lai tạng thì không thể có sựnhàm chán khổ lạc và mong cầu Niết-bàn. Vì sao? Đối vớisáu thức và tâm pháp trí,[646] bảy pháp này không đình trụtrong từng sát-na, không gieo trồng các khổ,[647] cho nên khôngthể nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.»[648]

«BạchThế Tôn, Như Lai tạng không có giới hạn nguyên thủy,[649]là pháp không sinh khởi, không hoại diệt, có gieo trồng cáckhổ nên có nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.»

«BạchThế Tôn, Như Lai tạng không phải là ngã, không phải là chúngsinh, không phải mạng, không phải nhân cách.»[650]

«BạchThế Tôn, Như Lai tạng không phải là cảnh giới cho nhữngchúng sinh rơi vào thân kiến,[651] chúng sinh điên đảo, chúngsanh loạn ý chấp không.»[652]

«BạchThế Tôn, Như Lai tạng là pháp giới tạng, là Pháp thân tạng,là tạng xuất thế gian thượng thượng, là tạng tự tánhthanh tịnh.[653] Như Lai tạng với tự tánh thanh tịnh này tuybị ô nhiễm bởi phiền não khách trần[654] và phiền nãohiện khởi,[655] nhưng vẫn là cảnh giới bất tư nghị củaNhư Lai. Vì sao? Thiện tâm sát-na[656] không phải là bị nhiễmô bởi phiền não.[657] Bất thiện tâm sát-na cũng không phảilà bị nhiễm ô bởi phiền não. Phiền não không xúc tâm;tâm không xúc phiền não,[658] vậy đâu có thể pháp khôngxúc[659] mà có thể nhiễm ô tâm được.»

«BạchThế Tôn, nhưng có phiền não, có tâm bị phiền não nhiễmô. Tự tánh thanh tịnh mà có ô nhiễm, thật là khó thấutriệt.[660] Duy chỉ Phật Thế Tôn, là con mắt của sự thật,là trí tuệ chân thật, là căn bản của Pháp, là bậc thấusuốt pháp, là nơi nương tựa của chánh pháp,[661] mới cóthể biết và thấy như thật.»

ThắngMan sau khi diễn thuyết pháp khó hiểu này, và thưa hỏi Phật.Phật tùy hỷ nói rằng:

«Thậtnhư vậy! Thật như vậy, tự tánh thanh tịnh tâm mà có nhiễmô; thật sự khó thấu triệt. Có hai pháp khó thấu triệt,đó là tự tánh thanh tịnh khó thấu triệt, và tâm ấy bịphiền não nhiễm ô cũng khó thấu triệt. Hai pháp này, chỉcon và các Bồ tát ma-ha-tát, những người đã thành tựu đạipháp, mới có thể nghe và chấp nhận. Còn các Thanh văn khácduy chỉ tin lời Phật nói.»

CHƯƠNGMƯỜIBỐN:
CONĐÍCH THỰC[662]

«Nếuđệtử của Ta là hạng tùy tín tăng thượng,[663] sau khiy vào minh tín,[664] bằng tùy thuận pháp trí[665] mà đạt đếncứu cánh. Tùy thuận pháp trí tức là quán sát thi thiết cănvà cảnh giới của ý giải;[666] quán sát nghiệp báo,[667]quán sát giấc ngủ của A-la-hán,[668] quán sát sự an lạccủa tâm tự tại và sự an lạc của thiền;[669] quán sátthánh tự tại thông của A- la-hán, Bích-chi Phật và Đạilực Bồ tát.[670]

«Thànhtựu năm quán sát thiện xảo này, đệ tử Ta, sau khi Ta diệtđộ, trong đời vị lai, là hạng tùy tín tăng thượng, saukhi y minh tín, bằng thuận pháp trí mà đạt cứu cánh củatự tính thanh tịnh trong tâm đang bị phiền não ô nhiễm ấy.Sự cứu cánh đó là nhân để vào Đại thừa đạo. Tin đứcNhư Lai có đại lợi ích như vậy, không xuyên tạc nghĩa lýsâu thẳm.»

CHƯƠNGMƯỜILĂM:
THẮNGMAN SƯ TỬ HỐNG[671]

BấygiờThắng Man phu nhân bạch Phật rằng:

«Còncó những lợi ích lớn hơn nữa. Con nay muốn nương oai thầncủa Phật nói thêm về ý nghĩa ấy.»

Phậtnói: «Con hãy cứ nói.»

ThắngMan lại bạch Phật rằng:

«Cóba hạng thiện nam tử và thiện nữ nhân đối với nghĩa sâuthẳm,[672] không tự gây tổn thương,[673] mà sinh công đứclớn, vào Đại thừa đạo. Những gì là ba? Đó là,[674] hoặccó thiện nam tử và thiện nữ nhân tự thành tựu pháp trísâu thẳm.[675] Hoặc có thiện nam tử và thiện nữ nhân thànhtựu tùy thuận pháp trí.[676] Hoặc có thiện nam tử và thiệnnữ nhân đối với pháp sâu xa không thể tự mình, nhưng ngưỡngsuy[677] Thế Tôn rằng: ‹Đây không phải là cảnh giới củacon, duy chỉ Phật mới biết đến›. Đó gọi là hạng thiệnnam tử và thiện nữ nhân ngưỡng suy Như Lai.

«Trừcác thiện nam tử và thiện nữ nhân này ra,[678] các chúngsinh đối với các pháp sâu thẳm mà[679] chấp chặt vọngthuyết, trái ngược Chánh pháp, tập nhiễm hạt giống hủbại[680] của ngoại đạo; những hạng ấy cần phải bằngsức của vua, sức của trời, rồng, quỷ thần mà chiết phục.»

Bấygiờ Thắng Man phu nhân cùng các quyến thuộc cúi đầu lễchân Phật. Đức Phật nói rằng:

«Lànhthay! Lành thay! Thắng Man, đối với chánh pháp sâu thẳm, phươngtiện mà thủ hộ, hàng phục phi pháp,[681] khéo léo đượcthích nghi.[682] Con do đã gần gũi trăm nghìn ức chư Phậtmới có thể nói được nghĩa đó.»

Lúcbấy giờ, đức Thế Tôn phóng ra quang minh thù thắng rọikhắp đại chúng, tự thân cất lên hư không cao bằng bảycây đa-la,[683] chân bước đi trong hư không, rồi trở lạinước Xá-vệ.

Đồngthời, bấy giờ Thắng Man phu nhân cùng với quyến thuộc chắptay hướng về Phật, chiêm ngưỡng không biết chán, mắt khôngchút rời. Khi Phật qua khỏi tầm mắt, mọi người hoan hỷphấn khởi; mỗi người tự mình ca ngợi công đức của NhưLai, nhất tâm niệm Phật. Sau đó trở vào trong thành, đi đếnvua Hữu Xứng[684] mà tán thán Đại thừa. Trong thành, con gáitừ bảy tuổi trở lên đều được giáo hóa bằng Đại thừa.Đại vương Hữu Xứng cũng giáo hóa con trai trong thành từbảy tuổi trở lên bằng Đại thừa. Nhân dân cả nước đềuhướng về Đại thừa.

Bấygiờ, đức Thế Tôn vào rừng Kỳ-hoàn,[685] nói với Tôn giảA-nan và niệm tưởng đến Thiên đế Thích. Tức thời, Thiênđế Thích cùng với quyến thuộc bỗng nhiên hiện đến, đứngtrước Phật. Bấy giờ Thế Tôn diễn nói rộng kinh này choThiên đế Thích và A-nan. Sau khi nói xong, Ngài bảo Thiên đếThích rằng:

«Ônghãy thọ trì đọc tụng kinh này. Kiều-thi-ca,[686] giả sửcó thiện nam tử hay thiện nữ nhân đã trải qua hằng hàsa kiếp tu hạnh Bồ-đề, hành sáu pháp ba-la-mật; và lạicó thiện nam tử, thiện nữ nhân khác nghe, tiếp thọ, đọctụng, cho đến cầm nắm kinh này và quảng diễn, phước đứcnhiều hơn những người trước; hà huống diễn thuyết rộngrãi cho người khác. Vì vậy, Kiều-thi-ca, ông hãy đọc tụngkinh này; phân biệt, quảng diễn cho chư thiên cõi trời Tamthập tam.»

ThếTôn lại nói với A-nan:

«Ngươicũng hãy thọ trì đọc tụng kinh này và diễn nói rộng chobốn chúng.»

Bấygiờ Đế Thích bạch Phật:

«BạchThế Tôn, phải gọi kinh này tên là gì? Và phụng trì nhưthế nào?»

Phậtbảo Đế Thích:

«Kinhnày thành tựu vô lượng vô biên công đức. Hết thảy Thanhvăn và Duyên giác đều không thể quán sát và thấy biếtmột cách rốt ráo. Kiều-thi-ca, nên biết rằng kinh này vidiệu sâu thẳm, là tụ công đức lớn. Nay Ta sẽ lược chocác ngươi biết danh hiệu. Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, hãykhéo suy nghiệm.»

Bấygiờ Đế Thích và trưởng lão A-nan bạch Phật rằng:

«Lànhthay! Thế Tôn, kính vâng lời dạy.»

Phậtnói:

«Kinhnày có tên là ‹Tán thán công đức đệ nhất nghĩa chânthật của Như Lai›,[687] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Bấttư nghị đại thọ›,[688] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Đạinguyện bao gồm hết thảy nguyện›,[689] hãy như vậy mà thọtrì. Là ‹Thuyết sự nhiếp thọ chánh pháp bất tư nghì›,[690]hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết sự nhập Nhất thừa›,[691]hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Vô biên Thánh đế›,[692]hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Như Lai tạng›,[693]hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Pháp thân›,[694] hãynhư vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Chân thật bị che lấpbởi nghĩa Không›,[695] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyếtvề Một Đế›,[696] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyếtvề một sở y an ổn thường trụ›,[697] hãy như vậy màthọ trì. Là ‹Thuyết về điên đảo và chân thật›,[698]hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về tự tánh thanh tịnhtâm bị che lấp›,[699] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyếtvề con chân thật của Như Lai›,[700] hãy như vậy mà thọtrì. Là ‹Thuyết về tiếng rống sư tử của Thắng Man phunhân›,[701] hãy như vậy mà thọ trì.»

«Lạinữa, Kiều-thi-ca, những gì kinh này nói, đoạn trừ hết thảynghi hoặc, quyết định liễu nghĩa,[702] vào nhất thừa đạo.Kiều-thi-ca, nay Ta đem kinh ‹Thắng Man sư tử hống› nàymà phó chúc cho ông, trong thời gian Chánh pháp còn tồn tại,hãy thọ trì đọc tụng, phân biệt diễn rộng.»

ĐĐếThích bạch Phật:

«Lànhthay, Thế Tôn, con cúi đầu vâng lãnh Tôn giáo.»

Bấygiờ Thiên đế Thích, trưởng lão A-nan cùng với đại hộiTrời, Người, A-tu-la, Càn-thát-ba, sau khi nghe những lời Phậtdạy, hoan hỷ phụng hành.



[283]«NhưLai chân thật công đức chương đệ nhất» 如 來 真實 功 德 章 第 一 (Skt. Tathāgata-bhūtaguṇa-prathamaparivarta).Tên khác: «Thán Như Lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức歎 如 來 真 實 第 一 義 功 德»; bản B: «Tán thán Như Laichân thật công đức 讚 歎 如 來 真 實 功 德.» (Skt. Tathāgata-paramārthabhūtaguṇa-praśaṃsā).Xem chương XV.

[284]Xá-vệ quốc 舍衛國 (Skt. Śravastī), tên đô thị, thủ phủcủa nước Câu-(Kiêu)-tát-la 拘 (憍)薩羅 (Skt. Kauśala), cũngthường dùng gọi thay tên nước. Bảo khốt (tr 9a): theo KinhNhân vương, Kiêu-tát-la và Xá-vệ là hai nước khác nhau.

[285]Skt. Jetavane 'nāthapiṇḍadayārāme.

[286]Ba-tư-nặc 波 斯 匿 (Skt. Prasenajit), vua nước Kauśala (Pali:Kosala). Bảo khốt (tr 10a): Ba-tư-nặc, Hán dịch là Hòa Duyệt和 悅, Kinh Nhân vương gọi là Nguyệt Quang 月 光.- Bản B:Kiêu-tát-la Ba-tư-nặc vương 憍 薩 羅 波 斯 匿 王 (Skt. KauśalyarājanPrasenajit; Pāli: Kosala-rājā Pasenadi).

[287]Mạt-lỵ Phu nhân 末 利 夫 人 (Skt. Mallika-Devī), chánh cungcủa vua Ba-tư-nặc.

[288]Bảo khốt, 10b29, đây chỉ mới tin Đại thừa; còn tin Tiểuthừa thì đã từ lâu. Các tài liệu về nhân duyên vua tinPhật: Trung 60, «216. Ái sinh kinh» (Bảo khốt dẫn nhầm làThiện sinh), Đại 1, tr. 800; Trung bản khởi, «10. Phẩm ĐộBa-tư-nặc vương», Đại 4, tr. 147. Về nhân duyên vua tin Đạithừa: Đại pháp cổ kinh, Đại 9, tr. 290. Bản B: sơ chứngPháp dĩ 初 證 法 已, sau khi vừa chứng Pháp.

[289]Tài liệu Pāli, M ii.87, Piyajātika-sutta (Hán: Trung «216. Ái sinhkinh», Đại 1, tr. 800, Vua và Phu nhân có một người con gáiduy nhất tên là Vajirakumārī, hay Vajirī (Hán phiên âm: Bà-di-lỵ婆 夷 利).

[290]Khiển tín 遣 信; Bản B: linh thiện dụ giả 令 善 諭 者,sai người giỏi thuyết phục. Skt. dūtaṃ preṣayati. 289 Khiểntín 遣 信; Bản B: linh thiện dụ giả 令 善 諭 者, sai ngườigiỏi thuyết phục. Skt. dūtaṃ preṣayati.

[291]Đạo ý 道 意; bản B: thành ý 誠 意 (Skt. bodhi-citta: bồ-đềtâm).

[292]Chiên-đề-la 旃 提 羅; bản B: Chân-đề-la 真 提 羅; Bảokhốt, 11b12: bốn từ tiếng Phạn hay bị lẫn lộn: 1. Chiên-đề-la旃 提 羅, Hán dịch là yểm nhân 奄 人, người bị hoạn,hoạn quan, Skt. Śaṇḍa; 2. Phiến-đề-la 扇 提 羅, Hán dịchthạch nữ 石 女, người đàn bà không sinh sản, Skt. Vandhyā(Cf. Laṅka, tr. 44 và rải rác); 3. Chiên-đà-la 旃 陀 羅, Hándịch sát cẩu nhân 殺 狗 人, người thịt chó, chỉ tầnglớp cùng đinh, Skt. Caṇḍāla; 4. Chiên-đồ-la 旃 荼 羅, Hándịch nguyệt 月, mặt trăng, Skt. canda.

[293]A-du-xà quốc 阿 踰 闍 國, bản B: Vô đấu thành 無 鬥 城(Skt. Ayodhyā, Pali: Ayojjhā). Tây vực ký 5 Đại 51, tr 896b: A-du-đàquốc 阿 踰 陀 國, chép một số di tích của Vô Trước (Asaṅga)và Thế Thân (Vasubandhu).

[294]Phật âm thanh 佛 音 聲 (Skt Buddha-śabda), danh từ (danh xưng)«Phật»; bản B: Như Lai thanh 如 來 聲.

[295]Bảo khốt, 12a21: theo bản Phạn, dịch sát sẽ là: «Nếu lờiấy mà chân thật, ta sẽ thưởng y phục cho ngươi.»

[296]Hán: tâm quá ác 心 過 惡 (Skt. citta-doṣa), sự sai lầm củatâm.

[297]Hán: thân tứ chủng 身 四 種. Bảo khốt, tr. 16a11, nêu haigiải thích: 1. Chỉ 4 thứ sinh, lão, bịnh, tử; 2. Chỉ 4 đạichủng (mahābhūta). Nghĩa sớ theo giải thích thứ 2.

[298]Hán: nan phục địa 難 伏 地. Bảo khốt, 16a 19., «Đã đếnđịa vị không thể bị khuất phục của Phật quả. Đốivới Như Lai, sự sinh không thể làm cho sinh, sự già khôngthể làm cho già, bịnh không thể làm cho bịnh, sự chết khôngthể làm cho chết; do đó nói là nan phục địa. Phật có thểnhiếp phục mọi hệ lụy mà không bị các hệ lụy khuấtphục. (…) Nói là nan phục địa, chỉ cho kim cang tâm (vajracitta).Tâm kim cang có thể diệt trừ các mê hoặc mà không bị cácmê hoặc xâm phạm» (Skt. duryodhana-bhūmi), tham chiếu Gaṇḍa:duryodhana-citta. Bản B: bất tư nghị địa 不 思 議 地 (Skt.acintya-bhūmi), cho thấy phát âm tương tợ: ajita-bhūmi, mà cóthể dịch là nan thắng địa 難 勝 地 (không nhầm lẫn vớiSudurjaya-bhūmi, thứ sáu trong 10 địa của bồ tát, Daśabhūmika),hoặc dịch nan phục địa như bản Hán ở đây.

[299]Nhĩ diệm 爾 焰 (Skt. jñeyam), cái được nhận thức, đốitượng nhận thức. Hán dịch: sở tri 所 知, sở thức 所識, cảnh giới 境 界, sở tri cảnh giới 所 知 境 界. Bảokhốt, 16b19: «Nhĩ diệm, tức là trí mẫu 智 母, vì là khảnăng làm phát sinh nhận thức (trí). Cũng gọi là trí cảnh智 境; các pháp, ngũ minh vv., có khả năng phát sinh trí giảicho nên nói là trí mẫu, và do được phản chiếu bởi trícho nên được gọi là trí cảnh.»

[300]Hán: trí tuệ thân tự tại 智 慧 身 自 在 (jñānakāya-vaśita);bản B: Trí thân vô quái ngại 智 身 無 罣 礙 (jñānakāya-anāvaraṇa).Trí thân (jñāna-kāya), bản thân do trí tuệ tạo thành, mộttrong 10 thân (Phật) mà Bồ Tát địa thứ tám nhận thức được;xem Hoa nghiêm (Phật) 26, tr. 565b; Hoa nghiêm (Thật) 38, tr. 200a;Daśa, tr. 45.19.

[301]Hán: nhiếp trì nhất thiết pháp 攝 持 一 切 法 (sarvadharma-saṃgraha/sarvadharma-parigraha); bản B: ư pháp vô vong thất 於 法 無 忘失 (dharma-aparihāṇa).

[302]Hán: quá xứng lượng 過 稱 量 (Skt. pramāṇa-atikrānta, aprameya).

[303]Hán: vô thí loại 無 譬 類 (anupama-sama); bản B: vô luân 無倫 (asama-sama).

[304]Hán: vô biên pháp 無 邊 法 (anantadharma); bản B: pháp tự tại法 自 在 (dharmavaśitā).

[305]Hán: nan tư nghị 難 思 議 (Skt. acintya); bản B: siêu tư duy超 思 惟 (cintyātikrānta).

[306]Hán: thử thế cập hậu sinh 此 世 及 後 生; bản B: đãicập tối hậu thân 逮 及 最 後 身, cho đến sinh thân cuốicùng, cho đến khi thành Phật.

[307]Bản B còn thêm một bài tụng trước câu này: (đãi cập tốihậu thân) thường tại Như Lai tiền. Ngã sở tu phước nghiệp,thử thế cập dư sinh, do tư thiện căn lực (nguyện Phậthằng nhiếp thọ) 常 在 如 來 前 我 所 修 福 業 此 世 及餘生由 斯 善 根 力 願 佛 恆 攝 受.

[308]Trước bài kệ Phật trả lời, bản B có một đoạn văn xuôigiới thiệu.

[309]Hán: ngã cửu an lập nhữ 我 久 安 立 汝; bản B: ngã tíchvị bồ đề 我 昔 為 菩 提. Hai bản khác nhau có lẽ do phátâm tương tự: adhi-sthāpya: dựng đứng, an lập, và bodhiṃsthāpya: an trú bồ-đề.

[310]Hán: kim phục nhiếp thọ nhữ 今 復 攝 受 汝; bản B: kimphục trị ngộ ngã 今 復 值 遇 我, «Nay con lại gặp Ta.»Có lẽ do phát âm gần tương tợ: sam-GRAH: nhiếp thọ, vàsam-GAM: trị ngộ (gặp gỡ).

[311]Bài kệ trả lời của Thắng Man, không có trong bản B.

[312]Thọ ký 受 記; bản B: thọ (…) a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đềký 授 阿 耨 多 羅 三 藐 三 菩 堤 記; Skt. anuttara-samyak saṃbodhiṃvyākaroti.

[313]Vô lượng a-tăng-kỳ kiếp 無 量 阿 僧 祇 劫 (Skt. aprameya-asaṃkhyakalpa),vô số kiếp, không thể ước lượng.

[314]Tự tại vương 自 在 王(Skt. Īśvara-rājan); Hoa nghiêm (Phật)26, tr. 566b6; Hoa nghiêm (Thật) 38, tr. 204a 6: Bồ Tát an trụđịa thứ tám phần nhiều thọ sinh làm Đại Phạm thiên,chúa tể của nghìn thế giới (Daśa 48.7 bhūyastvena mahābrahmābhavati sāhasrādhipatih).

[315]Phổ Quang Như Lai 普 光 如 來 (Skt. Samantaptabhāsa).

[316]Ác thú 惡 趣 (Skt. durgati/ āpāyikā), hay ác đạo 惡 道; chỉcác định hướng tái sinh thấp kém ở địa ngục, ngạ quỷ,súc sinh.

[317]Ác bất thiện nghiệp đạo 惡 不 善 業 道 (Skt. pāpākuśala-karmapātha).

[318]Tha hóa tự tại thiên 他 化自 在 天 (Skt. Paranirmita-vaśa-vartin);chư thiên ở tầng cao nhất trong sáu tầng trời thuộc Dụcgiới.

[319]Bản Hán: «Thập đại thọ chương đệ nhị 十 大 受 章第 二.» Tên khác: «Bất tư nghị đại thọ 不 思 議 大受»; bản B: «Bất tư nghị thập chủng hoằng thệ 不 思議 十 種 弘 誓». Skt. acintya-mahāsamādāna (daśavidha). Xem chươngXV.

[320]Thập (đại) thọ 十 大 受 (Skt. daśa[-mahā]-samādānāni).

[321]Phạm tâm 犯 心 (Skt. àūpatti-citta).

[322]Mạn tâm 曼 心 (Skt. māna-citta).

[323]Nhuế tâm 恚 心 (Skt. pratigha).

[324]Tật tâm 嫉 (疾) 心; bản B: đố tâm 妒 心 (Skt. īrṣyā).Bản B: «Đối với những kẻ hơn mình và những sự việchơn mình, không khởi tâm ganh tị.»

[325]Xan tâm 慳 心 (mātsarya). Bản B: «Dù có chút ít thức ăn,không khởi tâm keo kiệt.»

[326]Thọ súc tài vật 受 畜 財 物(Skt. dhanaṃ saṃcīyate).

[327]Bản B: «Không vì sự trả ơn mà hành bốn nhiếp sự.» -Bốnnhiếp pháp, hay nhiếp sự 四 攝 法 (事) (Skt. catvāri saṃgraha-vastāni):bố thí 布 施 (Skt. dānaṃ); ái ngữ 愛 語 (priyavāditā); lợihành 利 行 (arthacaryā); đồng sự 同 事 (samānārthatā). Vềbốn nhiếp sự, tham khảo: Trường 11, «16. Thiện sinh kinh»(Đại 1, tr. 70); Trung 33, «135. Thiện sinh kinh» (Đại 1, tr.638); Phật thuyết Thi-ca-la-việt lục phương lễ bái kinh (Đại1, tr. 250 ff); Phật thuyết thiện sinh tử kinh (Đại I, tr. 252ff); Tập dị môn 9 (Đại 26, tr. 402c26); Du-già 43 (Đại 30,tr. 529c20); Đại trí độ 88 (Đoạn 25, tr. 677c27); Pali: D.ii.180-93, Siígālovāda-suttanta.

[328]Bất ái nhiễm tâm 不 愛 染 心; bản B: bất tham lợi tâm不 貪 利 心 (Skt. an-abhidhyācitta/ an-artha-tṛṣṇā citta).

[329]Vô yểm túc tâm 無 厭 足 心 (Skt. asantuṣṭa/ akilāntaka).

[330]Vô hạn ngại tâm 無 限 礙 心; bản B: vô quái ngại tâm 無罣 礙 心 (Skt. an-āvaraṇa).

[331]Cô độc 孤 獨 (Skt. a-nātha); bản B: vô hữu thị hộ 無 有依 怙, không chỗ nương cậy.

[332]U hệ 幽 繫(Skt. kārābaddha, kālābaddha).

[333]Dĩ nghĩa nhiêu ích 以 義 饒 益 (Skt. arthakāryena); bản B: dĩthiện nhiêu ich 以 善 饒 益.

[334]Ác luật nghi 惡 律 儀 (Skt. pāpa-saṃvara = asaṃvara: bất luậtnghi). Về luật nghi và bất luật nghi, xem Câu-xá 15 (Kośa,Kārikā iv. 36), Đại 29, tr. 78c5: «Thế nào gọi là bất luậtnghi? Những kẻ làm nghề mổ dê, giết gà, bắt chim, lướícá, săn thú, trộm cướp… Vì luôn luôn có tâm ác hại.»

[335]Bản B: «Hủy phạm Như Lai thanh tịnh cấm giới.»

[336]Ưng chiết phục 應 折 伏 (Skt. vinītavya); bản B: ưng điềuphục 應 調 伏: cần được khuất phục, chế ngự.

[337]Ưng nhiếp thọ 應 攝 受 (Skt. saṃgrahītavya), cần đượcche chở, giúp đỡ.

[338]Tùy chuyển 隨 轉 (Skt. anu-vartati), chuyển động theo, đi theosau.

[339]Bản B: «Khiến cho Pháp luân của Như Lai luôn luôn chuyểnđộng.»

[340]Nhiếp thọ chánh pháp 攝 受 正 法 (saddharma-saṃgrah/ saddharma-parigraha).

[341]Bất dục Đại thừa 不 欲 大 乘; Bản B: tắc xả Đại thừa則 捨 大 乘 . Đoạn này, Bảo khốt tr. 24c9 phân tích ba dục:nhiếp thọ chánh pháp dục, ba la mật dục và đại thừa dục,tức ý hướng duy trì chánh pháp, ý hướng thực hành cácba-la-mật (để chứng nhập lần lượt mười địa của BồTát) và ý hướng thành tựu Đại thừa (thành Phật). ThắngMan kinh nghĩa sớ, phân tích ba hành và ba dục. Ba hành: nhiếpthọ chánh pháp hành, ba-la-mật hành, và Đại thừa hành. Tươngứng với ba hành là ba dục; tức ba dục của Bảo khốt.

[342]Bất quyết định 不 決 定 (nirviniścita), Bảo khốt, 24c5:không xác tín 不 信 (Skt. ???).

[343]Lưu ý cách ngắt câu của các bản sớ giải: bất năng đắcnhiếp thọ chánh pháp dục 不 能 得 攝 受 正 法 欲; bảnB: nhiếp thọ chánh pháp tắc bất kiên cố 攝 受 正 法 則不 堅 固, sự nhiếp thọ chánh pháp sẽ không vững chắc.

[344]Hán: tùy sở lạc nhập 隨 所 樂 入 bản B không có. Bảokhốt, tr. 25c: Từ bất năng đắc 不 能 得, chi phối hai nhómtừ: bất năng đắc nhiếp thọ chánh pháp dục và bất năngđắc tùy ý lạc nhập.

[345]Phàm phu địa 凡 夫 地 (Skt. pṛthag-jana-bhūmi); bản B: phàmphu cảnh 凡 夫 境. Chỉ trình độ dưới thập địa (daśabhūmika),trước khi nhận thức được Chân như (tathābhūta). Hoa nghiêm(Phật) 23, tr. 544c18: «Bồ Tát phát tâm như vậy, tức thờivượt qua phàm phu địa, chứng nhập Bồ Tát vị (chỉ Sơđịa), sinh vào trong gia tộc Như Lai.» Cf. Hoa nghiêm (Thật)34, tr. 181a 22; Daśa 8.22: yena cittopadena sahotpannena bodhisattvo'tikarāntobhavati, pṛthagjānabhūmim avakrānto bhavati, bodhisattvaniyāmaṃjāto bhavati, tathāgatakule'navadyo bhavati.

[346]Pháp chủ 法 主 (Skt. dharma-pati/ dharma-svāmin) (xuất xứ, Śikṣ.,Wogihara). Bản B: Thánh chủ (chúa) 聖 主.

[347]Các bản in: duy 唯 (惟); bản Tri ân viện: tuy. Bản B: tuy 雖.

[348]Nghi võng 疑 網 (Skt. vicikitsā-jāla).

[349]Cực nan độ 極 難 度; bản B: nan thành tựu 難 成 就.

[350]Hán: phi nghĩa nhiêu ích, bất đắc an lạc 非 義 饒 益 不得 安 樂; bản B: tập bất thiện pháp, thọ chư khổ não習 不 善 法 受 諸 苦 惱: , «tập quán theo pháp bất thiện,mà chịu các điều khổ sở.»

[351]Bản B: sở sinh chi xứ, đồng kỳ nguyện hành 所 生 之 處同 其 願 行: bất cứ tái sinh nơi nào, cũng đồng nguyệnvà hành với phu nhân.

[352]Bản Hán: «Tam nguyện chương đệ tam三 願 章 第 二; » tênkhác: «Nhất thiết nguyện nhiếp đại nguyện 一 切 願 攝大 願»; bản B: «Nhất (tam?) đại nguyện nhiếp nhất thiếtnguyện 一 (三?) 大 願 攝 一 切 願» (Skt. sarvapraṇidhānasaṃgrahamahāpraṇidhāna).Xem chương XV.

[353]Đại nguyện大 願 (mahāpraṇidhāna); bản B: hoằng nguyện弘 願. Skt. mahāpraṇidhāna, hay praṇidhāna-mahā-trayas.

[354]Dĩ thử thiện căn 以 此 善 根. Bản B: dĩ ngã thiện căn以 我 善 根.

[355]Chánh pháp trí 正 法 智 (saddharma-jñāna), trí tuệ nhận thứcđược Chánh pháp; Bảo khốt, tr. 26c4, nêu hai giải thích:a) «Có người nói, Chánh pháp trí, chính là sáu độ trí (tứctrí tuệ của sáu ba-ba-la-mật). Nói là chánh, ở đây, luậnvề cảnh thì không ngoài hữu và vô; luận về trí, thì khôngngoài quyền và thật. Năm độ, là tâm duyên hữu. Bát-nhã,là tâm duyên vô. Hữu thì như thực nhận thức là hữu. Vô,thì như thực nhận thức là vô. Được phát sinh từ trongđạo lý của Chánh pháp, do đó nói là Chánh pháp trí.» b)«Có người nói, Chánh pháp trí, chính là tuệ chứng chânnhư. Đây nhấn mạnh đến Không trí. Để chuyển hóa phàmphu thành Thánh giả, lấy Không lý làm Chánh pháp.» Giải thíchriêng của Cát Tạng: «Chánh pháp, không thể nói là quyềnhay thật, là cảnh hay trí. (…) Nên biết, nội và ngoại thảyđều thật; duyên và quán thảy đều tịch tĩnh. Vì khôngbiết mục là gì, nên tạm gọi là Chánh pháp trí».

[356]Thứ nhất: Chánh pháp trí nguyện 正 法 智 願 (Skt. Saddharma-jñāna-praṇidhāna).Xem cht. 333 trên.

[357]Vô yếm tâm 無 厭 心 (akilāntaka/aklāntaka/ aparikheda); bảnB: bất quyện 不 倦 (Skt. akilāntaka).

[358]Thứ hai: thuyết trí nguyện 說 智 願 (jñānadeśanā-praṇidhāna).

[359]Bản B: nhiếp thọ hộ trì Chánh pháp 攝 受 護 持 正 法 (Skt.Saddharma-parigraha).

[360]Bản B: ư sở sinh thân, bất tích xu mạng 於 所 生 身 不惜 軀 命, «đối với thân này, không tiếc mạng sống.»Skt. na jāta-kāye kāyajivītam anuśocàmi.

[361]Nguyện thứ ba: Hộ pháp nguyện 護 法 願 (dharmaparigraha-praṇidhāna).

[362]Không giới = hư không giới 虛 空 界 (Skt. ākāśadhātu).

[363]Bản Hán: «Nhiếp thọ chương đệ tứ 攝 受 章 第 四»;tên khác: «Thuyết bất tư nghị nhiếp thọ chánh pháp 說不 思 議 攝 受 正 法 (Skt. acintya-saddharma-parigraha-deśanā)»;bản B, cũng đồng. Xem chương XV. Cf. Du-già 18 (Đại 30, tr.563b): Bồ Tát có sáu trường hợp thi hành ân huệ chính đánglàm lợi ích cho chúng sanh (hữu tình vô đảo nhiếp thọ,Skt. samyak-sattva-parigraha).

[364]Thừa Phật oai thần 承 佛 威 神 (Skt. Buddhānubhāvena). BảnB: thừa Phật oai thần biện tài 承 佛 威 神 辯 才 (Skt. Buddha-pratisaṃvid-anu­bhāvena).

[365]Điều phục đại nguyện 調 伏 大 願. Bảo khốt, tr. 28a27:«Chứng thật tướng lý, phiền não thanh tịnh, gọi là điềuphục.» Nghĩa sớ, tr. 5b: «Tâm luôn luôn tựa vào lý, gọilà điều phục.» Skt. vinīta-mahāpraṇidhāna = mahāpraṇidhānevinītāni: đã được huấn luyện trong đại nguyện, đã antrú trong đại nguyện.

[366]Bản B: nhiếp thọ Như Lai Chánh pháp 攝 受 如 來 正 法.

[367]Chân vi đại nguyện 真 為 大 願; bản B: chân thật quảngđại 真 實 廣 大.

[368]Trí tuệ phương tiện; Bảo khốt, tr. 28c18: «trí tuệ và phươngtiện. Trí tuệ tức thật trí, quán chiếu chân đế… Phươngtiện tức quyền trí, quán chiếu tục đế…» Skt. prajñopāya.

[369]Kiếp sơ thành thời 劫 初 成 時; bản B: kiếp sơ 劫 初 (Skt.kalpāgra/ kalpādi), thời kỳ khởi thủy của thế giới.

[370]Đại thủy tụ 大 水 聚 (mahāpaskandha); xem Trường 21, «30.Thế ký kinh, Tam tai phẩm»: (…) Nổi lên cơn gió lớn gọilà tăng-già (saṃgha), thổi nước biển, làm cho dậy sóng,sóng tụ lại thành khối bọt lớn (mahāphena). Gió thổi bọtnước bay lên hư không, tạo thành thiên hạ, Tu di, vv. Cf. Câu-xá11, tr. 57b.ff.

[371]Giới tạng 界 藏 (Skt. dhātu-garbha), bào thai sản sinh các chủngloại. Đây chỉ thế giới tạng 世 界 藏 (Skt. lokadhātu-garbha),bào thai sản sinh các chủng loại thế giới. – Tam thiên đạithiên giới tạng 三 千 大 千 界 藏; vũ trụ luận trong thuyếtNhư Lai tạng (Tathāgatagarbha) gọi thế giới là giới tạng,vì mọi chủng loại đều được sản sinh từ thai tạng củaNhư Lai. Ba nghìn giới đại thiên giới tạng tương ứng vớiba nghìn đại thiên thế giới (trisāhasra-mahāsra-lokadhātu):bốn châu thiên hạ tức bốn lục địa (caturdvīpā) hợp thànhmột thế giới. Một nghìn thế giới như vậy là một tiểuthiên thế giới (sāhasracūḍika-lokadhātu). Một nghìn tiểuthiên họp thành một trung thiên thế giới (sāhasra-madhyama-lokadhātu).Một nghìn trung thiên họp thành một đại thiên (sāhasra-mahāsāhasralokadhātu).Ba nghìn đại thiên như vậy được gọi là một cõi Phật(Buddha-kṣetra: Phật sát 佛 剎 hay Phật độ 佛 土). Cf. Câu-xá11, tr. 61a10.

[372]Căn cứ bản Hán dịch đoạn này, các sớ giải cổ phân tíchcó sáu tiền đề, theo từng cặp: thể và dụng, nhân và quảtu chứng, thế gian và xuất thế gian; tất cả đều phát xuấttừ nhiếp thọ chánh pháp. Bản B có chi tiết hơi khác: «Nhiếpthọ chánh pháp xuất sinh vô lượng giới tạng của Đạithừa và năng lực thần thông của các Bồ Tát; các chủngloại pháp môn khác nhau; đầy đủ sự an lạc của hết thảythế gian và xuất thế gian; những gì mà chư thiên và nhânloại chưa từng có.»

[373]Hán: trọng nhiệm 重 任; bản B: trọng đởm 重 擔 (Skt. bhāramāropayate).

[374]Bản B: «Còn hơn cả cõi đất kia».

[375]Hán: vô văn, phi pháp 無 聞 非 法 (Skt. aśruta, adharmika).

[376]Thanh văn thừa 聲 聞 乘 (Skt. Śrāvaka-yāna).

[377]Duyên giác thừa 緣 覺 乘; bản B: Độc giác thừa 獨 覺 乘(Skt. Pratyekabuddha-yāna).

[378]Bất thỉnh (chi) hữu 不 請 (之) 友 (Skt. anadhīṣṭa-kalyāṇa-mitra).

[379]Pháp mẫu 法 母 (Skt. dharma-mātṛ).

[380]Bảo tạng 寶 藏 (Skt. ratna-garbha/ ratna-nidhāna), kho tàng châubáu.

[381]Bản B: «Chúng sinh gặp được thiện nam tử hay thiện nữnhân nhiếp thọ chánh pháp, thiết lập đại địa, như bắtgặp bốn thứ đại bảo.»

[382]Bản B: «Sản xuất đại bảo, được gọi là nhiếp thọChánh pháp chân thật.»

[383]Bảo khốt, tr. 33c, phân tích: Chánh pháp tức là cảnh; nhiếpthọ Chánh pháp tức là trí. Do đó, đoạn kinh đề cập ýnghĩa trí và cảnh bất nhị trong quá trình tu chứng của BồTát. Theo một nghĩa khác, có thể nói, sự nhiếp thọ Chánhpháp là sở hành của Bố tát; Chánh pháp là sở chứng củaBồ Tát.

[384]Hán: tương hộ bỉ ý 將 護 彼 意 ; bản B: tùy thuận bỉý 隨 順 彼 意. Skt. teṣaṃ cittam anurakṣati. Bảo khốt, tr.34c1: «Khéo thuận cơ duyên, gọi là tương hộ bỉ ý. BồTát tuy đã xả bỏ các thứ thuộc nội thân ngoại tài, điềuấy phù hợp chánh lý, nhưng vị tất xứng hợp cơ duyên.Nay để nêu rõ ý nghĩa xứng cơ, nên nói là tương hộ bỉý.»

[385]Hán: kiến lập chánh pháp 建立正法; bản B: an trú chánh pháp安 住 正 法.

[386]Đàn ba-la-mật 檀 波 羅 密; bản B: thí ba-la-mật 施 波 羅密 (Skt. dāna-pāramitā).

[387]Thủ hộ lục căn 守 護 六 根 (Skt. ṣad-indriya-saṃvara).

[388](bốn) Oai nghi 威 儀 (Skt. īryā-patha), bốn tư thái: đi, đứng,nằm, ngồi.

[389]Thi (-la) ba-la-mật 尸 (羅) 波 羅 密; bản B: giới ba-la-mật戒 波 羅 密 (Skt. śīla-pāramitā).

[390]Sằn (sản)-đề ba-la-mật 羼 提 波 羅 密; bản B: nhẫn ba-la-mật忍 波 羅 密 (Skt. kṣānti-pāramitā).

[391]Đại dục tâm 大 欲 心; bản B: đại lạc dục 大 樂 欲.Bảo khốt, tr. 35b1: «Có ý hướng tu tập các thiện pháp,gọi là đại dục tâm. Lại nữa, có ý hướng cứu độ cácchúng sinh, gọi là đại dục tâm.»

[392]Tỳ-lê ba-la-mật 毗 梨 波 羅 密; tinh tấn ba-la-mật 精 進波 羅 密 (Skt. vīrya-pāramitā).

[393]Thiền ba-la-mật 禪 波 羅 密; bản B: tĩnh lự ba-la-mật 靜慮 波 羅 密 (Skt. dhyāna-pāramitā).

[394]Dĩ vô uý tâm 以 無 畏 心, với tâm không khiếp sợ; bảnB: dĩ vô quyện tâm 以 無 倦 心, với tâm không mệt mỏi.

[395]Nhất thiết (chư) luận 一 切 諸 論 (Skt. sarvaśāstra), hếtthảy mọi điển tịch, học thuyết.

[396]Nhất thiết công xảo cứu cánh minh xứ 一 切 工 巧 究 竟明 處 (Skt. sarva-śilpa-karma-vidyā-sathāna/ śilpakarmasthāna-vidyā):tất các các môn khoa học về kỹ thuật (nghệ thuật) vàcông nghiệp. Bản B: nhất thiết minh xứ 一 切 明 處 (Skt.sarva-vidyāsthāna), hết thảy các bộ môn học thuật, khoa học.Có năm bộ môn chính: ngũ minh xứ 五 明 處 (Skt. pañca vidyā-sthānāni),1. Thanh minh 聲 明 (śabda-vidyā), ngôn ngữ học; 2. Nhân minh因 明 (hetu-vidyā), luận lý học; 3. Nội minh 內 明 (adhyātma-vidyā),triết học; 4. Y phương minh 醫 方 明 (cikitsā-vidyā), y dượchọc; 5.Công xảo minh 工 巧 明 (śilpakarmasthāna-vidyā), nghệthuật và công nghệ.

[397]Chủng chủng công xảo chư sự 種 種 工 巧 事 (nānāśilpakarmāni),chỉ chung tất cả các nghề thủ công. Không kể chi tiếtNgũ minh xứ mà chỉ nêu môn cuối này coi như kể chung.

[398]Bát-nhã ba-la-mật 般 若 波 羅 密; bản B: trí tuệ ba-la-mật智 慧 波 羅 密 (Skt. pra­jñā­pāramitā).

[399]Đại nghĩa 大 義 (Skt. mahārtha): ý nghĩa trọng đại, mụcđích cao cả. Bảo khốt, 36a11: «Ở trên, thuyết minh sự vĩđại của lý và hành; ở đây nói thêm về sự vĩ đại củaquả.»

[400]Bản B: «Phật nói: Thế nào là đại nghĩa?»

[401]Nhiếp thọ Chánh pháp giả vô dị nhiếp thọ Chánh pháp 攝受 正 法 者 無 異 攝 受 正 法 . Bảo khốt, 36a: cặp quanhệ nhân cách và giáo pháp của nhiếp thọ Chánh pháp. Nhânvà pháp không dị biệt. Phân tích này coi vô dị như là trợngữ phủ định, do đó, một từ nhiếp thọ chánh pháp ởhai vị trí khác nhau có nội hàm khác nhau. Nhóm từ trướcchỉ Chánh pháp được nhiếp thọ; nhóm từ sau chỉ nhân cáchthực hiện sự nhiếp thọ Chánh pháp. Nếu suy đoán nguyênhình cấu trúc tiếng Phạn, coi vô dị không phải là trợngữ phủ định, mà là tiền tố bất định: «anya: thuộcvề cái khác, khác biệt với…» nhiếp thọ chánh pháp (dharma-parigraha,hay sad-dharma-saṃgraha) và vô dị nhiếp thọ chánh pháp (an-anya-dharmagrahahay anayātha-dharmagraha) là hai từ khác nhau do đó nội hàm khácnhau.

[402]Bảo khốt, tr. 36b25: «…xả bỏ đầu, mắt, tay chân mà bốthí cho người gọi là xả thân. Vì người mà chiụ chếtgọi là xả mạng.»

[403]Sinh tử hậu tế đẳng 生 死 後 際 等; bản B: chứng sinhtử hậu tế 證 生 死 後 際. Bảo khốt, 36c: «Phương bắccó hai giải thích: 1. Sinh tử là tiền tế; niết bàn là hậutế. Về lý, sinh tử và niết bàn vốn (bình) đẳng. Đạtđến (bình) đẳng ấy mới gọi là xả. Đẳng chỉ quán chiếutính không, bình đẳng; 2. Căn cứ ngay nơi sinh tử mà nóitiền hậu tế, chứ không phải căn cứ sai biệt sinh tử vàniết bàn. Phàm phu chưa giải thoát thuộc tiền tế của sinhtử. Kim cang tam-muội trở lên, là sinh tử hậu tế. Nói làđẳng, chỉ cho chủng trí của Phật quả. Giải thích củaphương bắc: hoặc triệt để kim cang đạo, hoặc Niết-bàn,được nói là sinh tử hậu tế, vì sinh tử chấm dứt từđây. Cát Tạng bỏ cả hai xu hướng bắc và nam. Sinh tử chialàm ba tế: quá khứ là tiền tế, hiện tại là trung tế,vị lai là hậu tế. Cho đến suốt vị lai vô tận, gọi làhậu tế đẳng.»

[404]Bản B: già và bịnh.

[405]Bản B: cứu cánh tịch tĩnh, bất khả tư nghị.

[406]Bản B: thành tựu bất khả tư nghị chư thiện công đức成 就 不 可 思 議 諸 善 功 德.

[407]Bản B: an trụ nhất thiết Phật pháp thần biến 安 住 一切 佛 法 神 變.

[408]Bất cọng nhất thiết chúng sinh 不 共 一 切 眾 生; bảnB: siêu quá hữu tình 超 過 有 情.

[409]Siểm khúc 諂 曲 (Skt. vaṅkā: dua vạy), khi cuống 欺 誑 (śāṭhya:lường gạt), hư ngụy 虛 偽 (māyā: giả dối). Bản B: siểm,khúc và khi cuống; trong đó, siểm và cuống được kể làhai tâm sở riêng biệt: śāṭhya và māyā.

[410]Ái lạc chánh pháp 愛 樂 正 法 (Skt. dharma-rāma-rati).

[411]Nhập pháp bằng 入 法 朋; bản B: nhập thiện bằng 入 善朋.

[412]Thật nhãn 實 眼 (tattva-cakṣus), thật trí 實 智 (tattva-jñāna),pháp căn bản 法 根 本 (dharma-mūla), thông đạt pháp 通 達法 (dharma-prativedhanā), chánh pháp y 正 法 依 (dharma-niśraya).Bản B: «Như Lai lấy đây làm con mắt, làm gốc rễ của pháp,làm pháp dẫn đường, làm pháp được thấu suốt.

[413]Thân phần 身 分; bản B: mạt-ma 末 摩 (Skt. marman), bộ phậntrí mạng trên thân thể.

[414]Hán: đại lực sĩ thiểu xúc thân phần; Cát Tạng, Bảo khốt39a, đề nghị đọc là: lực sĩ thiểu thân phần xúc tha 力士少身分觸他,«một bộ phận nhỏ nơi thân của lực sĩ chạm đến ngườikhác.» Theo đó, thân phần được hiểu là của lực sĩ, vàvăn dịch là mệnh đề năng động. Trong khi theo bản B, thânphần được dịch âm là mạt-ma (Skt. marma) là điểm nhạycảm trên thân và câu văn dịch là mệnh đề thụ động.

[415]Bản B: Ma Ba-tuần 魔 波 旬 (Skt. Māra-pāpīyas/Māra-pāpimant),ác ma 惡 魔, Thiên ma, hay Tử thần, thường xui dục loài ngườilàm ác.

[416]Ngưu vương 牛 王 (Skt. ṛṣabha). Dụ cho nhân cách siêu quần.

[417]Tu-di sơn vương 須 彌 山 王 (Skt. Sumeru-parvata-rāja).

[418]Nhiếp thủ tâm 攝 取 心 *(Skt. anugraha/ anugrahaka-cittam); bảnB: nhiêu ích tâm 饒 益 心, sự thi ân, ân huệ.

[419]Sơ trụ Đại thừa 初 住 大 乘; bản B: sơ thú Đại thừa初 趣 大 乘(Skt. Mahāyāna-saṃ­pra­sthita).

[420]Khai thị 開 示 (sandarśayati), giáo hóa 教 化 (samādāyati),kiến lập 建 立 (sthāpayati).

[421]A-tăng-kỳ a-tăng-kỳ kiếp; bản B: vô số a-tăng-kỳ kiếp(Skt. asaṃkhyeyāsaṃkhyeya-kalpa), số (kiếp) a-tăng-kỳ củaa-tăng-kỳ, vô số kiếp của vô số kiếp.

[422]Công đức nghĩa lợi 功 德 義 利; bản B: sở hữu công đức所 有 功 德.

[423]«Nhất thừa chương đệ ngũ» 一 乘 章 第 五 (Skt. Ekayāna-pañcama-parivarta).Tên khác: «Thuyết nhập Nhất thừa», bản B đồng (Skt. Ekayāna-praveśa-deśanā).Cần phân biệt: eka-yāna, «một cỗ xe duy nhất» với ekāyana,«một con đường duy nhất».

[424]Hán: ma-ha-diễn 摩 訶 衍, phiên âm của Mahāyāna. Bản B: «Nhiếpthọ chánh pháp được gọi là (tức danh 則 名) Đại thừa.»

[425]A-nậu-đại 阿 耨 大, a-nậu-đạt 阿 耨 達 (Skt. Anavatapta);Hán dịch: Vô nhiệt hay Vô nhiệt não 無 熱 惱, tên một hồlớn, theo truyền thuyết, là phát nguyên của 4 con sông lớncủa Ấn-độ. Câu-xá11, Đại 29, tr. 58a19 (Kośa, kārikā 3.57):«Phía bắc Đại Tuyết sơn (Himavat/Himalaya) có núi Hương túy(Gandhamādana). Phía bắc núi Tuyết và phía nam núi Hương cóhồ nước lớn tên là Vô nhiệt não (Anavatapta), từ đó xuấtphát 4 con sông lớn: Căng-già (Gaṅgā/Hằng hà), Tín độ (Shindhu),Tỷ-đa (Sītā) và Phược xô (Vakṣu).»

[426]Bát đại hà 八 大 河, Bảo khốt, 43b8, 4 sông cái (xem cht.403 trên) cọng với 4 phụ lưu của sông Hằng (Gaṅgā), A-thị-la-phạt-để(Aciravatī), Mạc hê (Mahā).

[427]Bản B: «Hết thảy hạt giống, cây cỏ, rừng cây…»

[428]Bản B: «Trụ nhiếp thọ Thanh văn, Độc giác, tất cả thiệnpháp thế gian và xuất thế gian…»

[429]Lục xứ 六 處 (Skt. ṣaḍ āyatanāni). Bảo khốt, 43c: «Sáupháp này là điểm phát khởi hành động, cho nên gọi là xứ.»

[430]Chánh pháp trú 正 法 住 (Skt. Dharma-sthiti), sự tồn tại củaChánh pháp. Ở đây được hiểu là sự tồn tại lâu dàicủa Chánh pháp (Skt. Saddharma-cira-sthiti: Chánh pháp cửu trụ正 法 久 住). Huyền ký về sự tồn tại của Phật pháp,có thể xem: Pháp trụ ký của A-la-hán Nan-đề-mật-đa-la (Nandimitrāvadāna),Đường Huyền Tráng dịch, Đại 49, tr. 12.

[431]Chánh pháp diệt 正 法 滅 (Skt. saddharma-niṣṭhā-paryanta/ saddharma-vopralopa),nói về sự tiêu diệt hay biến mất của Phật giáo; ghi nhậnthời kỳ suy vong của Phật giáo Ấn độ. Quan điểm củaThắng-man, chính vì Đại thừa suy vong mà Phật pháp suy vong.

[432]Ba-la-đề-mộc-xoa 波 羅 提 木 叉 (Skt. prātimokṣa); bản B:biệt giải thoát 別 解 脫. Ngũ phần 18 (Đại 22, tr. 122a 15):«Nói là ba-la-đề-mộc-xoa, vì bằng giới này mà phòng hộcác căn, làm tăng trưởng thiện pháp. Trong các thiện pháp,nó là cánh của đầu tiên (sơ môn, Pali: pāmukha), cho nên đượcgọi là ba-la-đề-mộc xoa.» Định nghĩa này gần với Pāli,Mahāvagga, i.103: pātimokkhan ti ādim etaṃ mukham etaṃ pamukhametaṃ kusalānan dhammānaṃ…, «Ba-la-đề-mộc-xoa, là cái đầutiên, là cánh cửa, là tinh yếu của tất cả thiện pháp.»Căn bản luật nhiếp 1 (Đại 24, tr. 525a): «Do y Biệt giảithoát kinh như thuyết tu hành, đối với các phiền não hoặcthấp nhất trong 9 cấp phiền não mà lần lượt đoạn trừ,vĩnh viễn không thối lui; và đối với các phiền não màđược giải thoát; cho nên nói là biệt giải thoát. Lại nữa,các phiền não được đoạn trừ trong các giai đoạn kiếnđạo và tu đạo được xả ly từng cái một. Do đó gọilà Biệt giải thoát.»

[433]Tỳ-ni 毗 尼 (Skt. vinaya, Pāli: đồng), cũng phiên âm: tỳ-ni-da毗 尼 耶, hoặc tỳ-nại-da 毗 奈 耶; dịch nghĩa: điều phục調 伏, diệt 滅, ly hành 離 行, hóa độ 化 度 . thiện trị善 治, chí chân 志 真. Chỉ những cấm giới và những quytắc sinh hoạt Tăng già mà Phật quy định cho các tỳ-kheovà tỳ-kheo-ni.

[434]Đại thừa học 大 乘 學 (Skt. Mahāyāna-śikṣa), sở họcĐại thừa, tức học giới hay giới pháp của Đại thừa.

[435]Đại thừa oai nghi giới 大 乘 威 儀 戒; bản B: Đại thừagiới uẩn 大 乘 戒 蘊 (Skt. Mahayāna-śīlaskandha).

[436]Xuất gia 出 家 (pravrajyā); bản B: chánh xuất gia 正 出 家(Skt. sam-). Duy-ma-cật (Đại 14, tr. 564a 5): «Phàm xuất gia làvì pháp vô vi. Trong pháp vô vi, không có lợi, không có côngđức… Phát tâm vô thượng Bồ-đề chính là xuất gia.»

[437]Cụ túc giới 具 足 戒 (Skt upasampadā), cũng gọi là cụ giớihay cận viên 近 圓. Nam hải ký quy 1 (Pháp Hiển truyện): «Viên,chỉ Niết bàn. Thọ đại giới rồi thì gần Niết-bàn chonên gọi là cận viên.» Cụ túc giới, chỉ cho giới củatỳ-kheo, vì, theo Câu-xá 15 (Đại 29, tr, 78a), thọ trì đủcả 7 chi: 3 chi nghiệp đạo thuộc thân và 4 chi thuộc ngữ.

[438]A-la-hán (Skt. arhat), Pāli: arahant. Hán dịch phổ thông: chíchân, ứng cúng. Bậc Thánh cao nhất trong hàng Thanh văn.

[439]Bản B: «A-la-hán không vì Như Lai (không vì mục đích thànhPhật) mà xuất gia, thọ cụ túc. A-la-hán vì có ấn tượngsợ hãi (bố úy tưởng 怖 畏 想; Skt. bhaya-saṃjñā) mà quyy Như Lai.»

[440]Hán: ư nhất thiết vô hành bố úy tưởng trụ 於 一 切 無行 怖 畏 想 住. Bảo khốt, 45b: 10 «La-hán có trí tuệ củatam giới nội trị đạo三 界 內 治 道 (Skt. trilokādhyātma-prahāṇa-mārga:đối trị đạo, đoạn đạo, hay tu đạo, giai đoạn tu tậpđể diệt trừ các phiền não dẫn đến luân hồi trong tamgiới ) được gọi là hành. Đoạn trừ hết phiền não củaba giới, không có phần đoạn sinh tử 分 段 生 死 trong bagiới, đối với nội tại của ba giới, không có sự sợhãi. Nhưng chưa có trí tuệ của tam giới ngoại trị đạo三 界 外 治 道, được gọi là vô hành. Do đó còn có sựkhổ của biến dịch sanh tử 變 易 生 死. A-la-hán tự biếtcòn có biến dịch sinh tử ở ngoài tam giới mà mình chưađoạn trừ hết; sợ sự khổ của sinh tử ấy, lấy vô hànhcủa mình làm đối tượng mà sinh tâm sợ hãi; đó gọi làbố úy tưởng 怖 畏 想. Do trụ trong sự sợ hãi nên gọilà trụ.» Bản B: ư nhất thiết hành trụ bố úy tưởng 於一 切 行 住 怖 畏 想. Trong hai bản, hành và vô hành theogiải thích của Bảo khốt có thể suy ra nguyên tiếng Phạnlà abhisaṃskāra và anābhisaṃskāra, có tác hành và không cótác hành, hay cần nỗ lực và không cần nỗ lực. Hành trongbản B, theo ngữ cảnh có thể suy tiếng Phạn gốc là saṃskāratrong anityā bata saṃskārāh, «than ôi, các hành là vô thường»chỉ cho nhừng gì tác thành hay được tác thành, tức cáchữu vi, theo quy luật tương quan để tồn tại đều là vôthường.

[441]A-la-hán vô cứu cánh lạc 阿 羅 漢 無 究 竟 樂; bản B: A-la-hánbất chứng xuất ly, cứu cánh an lạc 阿 羅 漢 不証 出 離究 竟 安 樂. Trong bản B, xuất ly (Skt. naiṣkramya), chỉ sựthoát ly thế tục, thoát ly sinh tử; một từ đồng nghĩa vớiđạo đế (mārga-satya); cứu cánh an lạc (Skt. niṣṭhā-kṣema),chỉ Niết bàn. Theo ý nghĩa này, giải thoát và Niết-bàn củaA-la-hán chưa phái là rốt ráo.

[442]Y bất cầu y 依 不 求 依. Bảo khốt, 45c13: «Như Lai là đấngkhông cần nương tựa. A-la-hán nương tựa đấng không cầnnương tựa ấy.»

[443]Bản B: «Do muốn tìm sự an ổn.»

[444]Dư sinh pháp (Skt. śeṣa-jāti-dharma), chỉ biến dịch sinh tử.Xem cht. 8 trên.

[445]Bất thuần不 純 (Skt. akevala /akevalin). Bản B: vị lập 未立 (Skt. anuṣita, Pāli: avusita), chưa được xác lập.

[446]Sự 事; bản B: sở tác 所 作 (Skt. karaṇīya), phận sự, nghĩavụ, công việc cần phải làm.

[447]Chỉ chưa vượt qua khỏi biến dịch sinh tử.

[448]Niết-bàn giới 涅 槃 界 (Skt. nirvāṇa-dhātu).

[449]Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác 如 來 應 正 等 覺 (Skt. tathāgato'rhansamyak­saṃbud­dhaḥ).

[450]Bản B: thành tựu vô lượng bất khả tư nghị công đức.

[451]Ưng sở đoạn quá 應 所 斷 過 (Skt. prahātavya-doṣa).

[452]Hán: quán sát giải thoát tứ trí cứu cánh 觀 察 解 脫 四智 究 竟. Bảo khốt, 48a17, giải thích: «Vô học chánh trí(Skt. aśaikṣā samyak-prajñā, trí tuệ vô học của A-la-hán),đó là sự giải thoát thuộc hữu vi. Giải thoát tức là chánhthể của bốn trí. Nhị thừa từ quán sát sự hữu mà quánsát giải thoát ấy, phát sinh ấn tượng về sự cứu cánhcủa bốn trí.» Bốn trí ở đây chỉ nhận thức về bốnThánh đế. Theo giải thích của Hữu bộ Tỳ-bà-sa (Vaibhāṣika),khi vị A-la-hán tuyên bố: «Sự sinh của ta đã hết» đólà do nhận thức về tập đế (Skt. samudaya-jñāna: tập trí);«Phạm hạnh đã vững» là do nhận thức về đạo đế (mārga-jñāna:đạo trí); «điều cần làm đã làm xong» là do nhận thứcvề diệt đế (nirodha-jñāna: diệt trí); «không còn tái sinhđời sau» do nhận thức về khổ đế (duhkha-jñāna: khổ trí).

[453]Tô tức xứ 蘇 息 處 (Skt. āśvāsanīya-dharma, Pāli: assānīyadhamma), nghĩa đen: chỉ sự lấy lại hở thở bình thường,khôi phục nguyên khí; nghĩa rộng: chỉ sự an ổn. Trong đoạnkinh này, tô tức xứ chỉ trạng thái của vị A-la-hán màthân thì như tro tàn còn nhận thức thì lạnh lùng trướcthực tại.

[454]Liễu nghĩa了 義 (Skt. nītārtha), ý nghĩa được hướng dẫnrõ ràng, nghĩa lý rốt ráo. Trái lại là bất liễu nghĩa 不了 義 (Skt. neyārtha, ý nghĩa chỉ do suy luận, hay cần suy diễnthêm).

[455]Phần đoạn tử 分 段死 (Skt. vibhāga-cyuti). Biến dịch tửhay bất tư nghị biến dịch tử 變 易 生 死 (Skt. [acintya]-pariṇāma-cyuti).

[456]Hư ngụy chúng sinh 虛 偽 眾 生; bản B: tương tục hữu tình相 續 有 情 (Skt. saṃtāna-sattva).

[457]Ý sinh thân 意 生 身, cũng nói là ý thành thân 意 成 身 (Skt.manomaya-kayā), thân thể được tác thành bởi ý. Quan điểmHữu bộ Tỳ-bà-sa (Vaibhāṣika): thân trung hữu hay trung ấm(antarābhava), loài người nguyên thủy (agrakalpa), thân biếnhóa thuộc Sắc và Vô sắc giới, thảy đều là thân do ýtác thành, tức không do nghiệp, hay dị thục hay do dâm dụcmà có. Đây chỉ thân còn chịu bất tư nghị biến dịch sinhtử của A-la-hán, Bích-chi-Phật và Bồ Tát địa thứ támtrở lên.

[458]Đại lực 大 力, Bảo khốt, 49a28: «Không bị nghiệp tróibuộc, thọ sinh tự tại.» Thọ sinh tự tại hay sinh tự tại(Skt. upapatti-vaśita): Bồ Tát tái sinh vào bất cứ đâu, bấtcứ lúc nào tùy ý, không bị nghiệp chi phối. Ở đây, đạilực Bồ Tát chỉ Bồ Tát địa thứ tám trở lên.

[459]Ngã sinh dĩ tận 我 生 已 盡 (Skt. kṣīṇā me jātih): sựsinh của ta đã hết.

[460]Hữu dư quả chứng 有 餘 果 証 (Skt. sopādhi-śeṣa-phala).

[461]Phạm hạnh dĩ lập 梵 行 已 立 (Skt. uṣitaṃ brahmacaryam),phạm hạnh đã được xác lập.

[462]Thất chủng học nhân 七 種 學 人 (sapta śaikṣa-pudgalāḥ);bảy bậc Thánh giả hữu học: Dự lưu hướng (Śrotaāpatti-pratipannaka),Dự lưu quả (Śrotaāpatti-phala), Nhất lai hướng (Sakṛdāgāmi-pratipannaka),Nhất lai quả (Sakṛdāgāmi-phala), Bất hoàn hướng (Anāgāmi-pratipannaka),Bất hoàn quả (Anāgāmi-phala), A-la-hán hướng (Arhatpratipannaka).

[463]Hư ngụy phiền não 虛 偽 煩 惱 (śaṭha-kleśa /asanta-kleśa).Bản B: tương tục phiền não 相 續 煩 惱 (santāna-kleśa).Có lẽ do phát âm tương tợ của hai từ Phạn: śaṭha: giảdối, hoặc asanta: bất thực, hư vọng; và santāna: liên tục.

[464]Sở tác dĩ biện 所 作 已 辨 (Skt. kṛtaṃ karaṇīyam).

[465]Bất thọ hậu hữu 不 受 後 有 (Skt. nāparam asmād bhavam),từ đây (sau đời này) không còn tồn tại nào khác (parambhavam).

[466]Bản B: «Do không đoạn tận các phiền não hữu dư nên khôngliễu tri (prajānāti) tất cả sự thọ sinh (bhava).»

[467]Bốn trụ địa phiền não này cùng với vô minh trụ địakể sau, trong các giải thích Trung hoa, gọi chung là ngũ trụđịa hoặc 五 住 地 惑 hay ngũ trụ địa phiền não 五 住地 煩 惱. Thuyết ngũ trụ địa hoặc không được tìm thấytrong các kinh kuận khác, nên khó suy luận tiếng Phạn gốc.Bảo khốt, 50b: «Có khả năng sinh trưởng, gọi là địa.Khiến cho cái đựơc sinh đứng vững, gọi là địa» (Skt.(ā)vāsanabhūmi).

[468]Kiến nhất xứ trụ địa 見 一 處 住 地. Chỉ tất cả cácphiền não thuộc loại được đoạn trừ ở giai đọạn kiếnđạo (darśanamārga), tức giai đoạn mà Thanh văn thấy rõ bốnThánh đế, Bồ Tát thấy một phần Chân như. A-tì-đàm (Abhidharmika)và Duy thức (Vijñānavāda) gọi các phiền não này là kiếnsở đoạn (darśana-prahātavya-kleśa). Bảo khốt, tr. 50b9: «Bảynhẫn và tám trí suy tìm đế lý, gọi là kiến, duyên vàomột lý mà đoạn trừ phiền não một cách tổng thể, do đógọi là kiến nhất xứ.»

[469]Dục ái trụ địa 欲 愛住 地 (Skt. kāma-tṛṣṇa-vāsanabhūmi),tham ái thuộc Dục giới (Kāmāvacāra); chỉ tất cả phiềnnão dẫn đến thọ sinh vào Dục giới.

[470]Sắc ái trụ địa 色 愛 住 地 (Skt. rūpa-tṛṣṇa-vāsanabhūmi),tham ái thuộc Sắc giới (Rūpāvacāra); chỉ tất cả phiềnnão dẫn đến tái sinh Sắc giới.

[471]Hữu ái trụ địa 有 愛 住 地 (Skt. bhava-tṛṣṇa-vāsanabhūmi),tham ái hay khát khao tồn tại, Bảo khốt, 50b: «Chỉ tất cảphiên não thuộc Vô sắc giới (Arūpāvacāra), trừ vô minh (avidyā)và kiến (dṛṣṭi).»

[472]Khởi phiền não 起 煩 惱. Bản B: biến khởi phiền não 遍起 煩 惱 (Skt. paryuṭṭhāna (-kleśa), đồng nghĩa với triền纏 (paryavathāna), chỉ phiền não trói buộc làm cản trở sựphát triển của thiện.

[473]Hán: sát-na tâm sát-na tương ưng 剎 那 心 剎 那 相 應; bảnB: sát-na sát-na dữ tâm tương ưng剎 那 剎 那 與 心 相 應,tương với tâm trong từng sát-na sát-na. Bảo khốt, 51c21: «Tâmvương trong từng một niệm duyên vào đối tượng, khi ấy,các pháp phiền não tùy tâm mà xuất hiện, đồng thời, khôngtách rời nhau; do đó gọi là sát-na tương ưng.»

[474]Vô minh trụ địa 無 明 住 地(avidyā-vāsāna-bhūmi) đồngnghĩa với căn bản vô minh (mūlāvidyā), hoặc nói là căn bảnbất giác, tức là điều mà luận Khởi tín nói: «Do khôngthông suốt pháp giới nhất thể tuyệt đối (ekadharmadhātu),nên không tương ưng với tâm mà hốt nhiên khởi vọng niệm,do đó gọi là vô minh.» Tức là, không phải là một chi trong12 chi duyên khởi; nhưng là một niệm bất giác khởi lên khuấyđộng chân tâm. Bảo khốt, 52a5: «Vô minh trụ địa ở đâychỉ cho tâm vọng tưởng. Bản thể của nó là vô minh.» Cf.Laṅkā, tr. 90: …ālayavijñānasaṃśabdito' vidyā-vāsana bhūmajaiḥsaptabhir vijñānaiḥ… pravartate, «cái được gọi là thứca-lại-da chuyển động cùng với bảy thức (là những cái)được sản sinh từ vô minh trụ địa».

[475]Nguyên văn Hán: tâm bất tương ương ưng vô thủy vô minh trụđịa 心 不 相 應 無 始 無 明 住 地; đối chiếu bản dịchB: vô minh trụ địa vô thủy thời lai tâm bất tương ưng無 明 住 地 無 始 時 來 心 不 相 應. Nghĩa theo bản dịchB rất rõ: «Vô minh trụ địa từ thời vô thủy đến naykhông tương ưng với tâm.» Trong đó, vô thủy được hiểulà trạng từ chỉ thời gian. Phần lớn các chú giải Trunghoa theo bản Hán của Cầu-na bạt-đà-la coi nó là tĩnh từphẩm định cho vô minh. Bảo khốt, 52b3: «Về vô thủy, cóhai giải thích. Một, nói rằng vô minh không có khởi thủy,do đó chúng sinh thì không có (mối) đầu, mà bát-nhã thìkhông (dò được) đáy. Hai, vô minh ớ ngay tại buổi tốisơ. Thật sự là có khởi thủy, nhưng không có một pháp nàocó trước nó, do đó nói là vô thủy.» Về tâm bất tươngưng (Skt. citta-viprayukta), Bảo khốt, 52a5: «Không phải là pháptồn tại biệt lập ngoài tâm để tương ưng với tâm, nênnói là không tương ưng với tâm.»

[476]Y chủng 依 種 (Skt. āśraya-bhūta); bản B: sở y 所 依.

[477]Hán: thượng phiền não (Skt. upakleśa). Bản B: biến khởi phiềnnão (paryutthāna).

[478]Hán: hữu ái số 有 愛 數 (Skt. bhava-tṛṣṇa-saṃkhyā). Bảokhốt, 52b19: «Hữu ái là thứ tư trong bốn trụ địa. Ba trụđịa trước đều là phẩm số của hữu ái. Nêu cái sau baoquát những cái trước, gọi là bốn trụ địa thuộc hữuái.»

[479]Ma Ba-tuần, hay Thiên Ma Ba-tuần 天 魔 波 旬; bản B: Ma vương魔 王 (Skt. Māra Pāpimant), Tử thần, kẻ xúi dục điều ác.Thường gọi là Ác ma, hay Ma vương. Truyền thuyết nói Māralà thiên thần trên cõi trời Tha hóa tự tại (Skt. Paranirmita-vaśa-vartin),cao nhất Dục giới (Kāmāvacara), là chúa tể của thế giớihưởng thụ ngũ dục. Nếu một chúng sinh từ chối hưởngthụ ngũ dục, Thiên ma này sẽ tìm cách hoặc dụ dỗ hoặcquấy phá, để cho không thể thoát khỏi sự khống chế củasự chết.

[480]Tự Tại thiên; bản B: Tha Hóa Tự Tại thiên 他 化 自 在天 (Skt. Paranirmita-vaśa-vartin), chư thiên tầng trời thứ sáu,cao nhất Dục giới; hưởng thụ dục lạc bằng cách chiếmđoạt những gì được sáng tạo bởi người khác. Đối vớichúng sinh thuộc Dục giới, chư thiên này có ba cái nhất:tuổi thọ, dung mạo và dục lạc.

[481]Thủ duyên hữu lậu nghiệp nhân 取 緣 有 漏 業 因. Thủ(Skt. upādāna), một trong 12 chi duyên khởi, đồng nghĩa vớidục tham (kāmarāga), khát khao hưởng thụ ngũ dục, không hềbiết đến những nguy hiểm. Thủ là điều kiện của hữu(bhava) tức yếu tố tái sinh đời sau. Đại tỳ-bà-sa: Thủcó 3 tính cách: chấp trì, thâu thái, và lựa chọn. - Về hữulậu nghiệp nhân (Skt. sāsravakarmahetu), Bảo khốt, 53c: «Duyênlà điều kiện hỗ trợ. Nghiệp là chánh chủ dẫn đến phátsinh cảm thọ khổ và lạc, do đó nói là hữu lậu nghiệp.»«Phiền não là lậu (āsrava). Nghiệp thiện và ác từ lậumà sinh, cùng theo nhau với lậu, gọi là nghiệp hữu lậu».

[482]Tam hữu 三 有 (Skt. tribhava), ba trạng thái tồn tại: Dụchữu (Kāmabhava), tồn tại do dục vọng, thế giới của dụcvọng; Sắc hữu (Rūpabhava), tồn tại với đối tượng làsắc, thế giới của tứ thiền; Vô sắc hữu (Arūpabhava),tồn tại với đối tượng là vô sắc, thế giới của bốnvô sắc định.

[483]Vô lậu nghiệp nhân 無 漏 業 因 (Skt. anāsrava-karmahetu). Bảokhốt, 53c28: «Vô lậu này cũng là hữu lậu mà thôi, nhưngđối với hữu lậu thuộc trong tam giới (tridhātuka) nên gọicái ngòai tam giới là vô lậu.» Sđđ., tr 54a5: «Cảm kếtquả của nghiệp sinh tử thuộc hữu vi thì gọi là hữu lậu.Đối loại hữu lậu này, cái chiêu cảm sinh tử ở ngoàitam giới thì gọi là vô vi. Nhưng thực thể của nó là hữulậu.»

[484]Bản B: «Kia tuy lệ thuộc duyên (hữu duyên 有 緣) nhưng cũngcó khả năng làm duyên.»

[485]Bản B: «Ba loại tùy ý sinh thân cùng với nghiệp vô lậuđều lấy vô minh trụ địa làm duyên, đồng với hữu ái.»

[486]Vô minh trụ địa nghiệp 無 明 住 地 業. Bảo khốt, 54c7:«Đây chỉ phiền não tạo ra kết quả mà gọi là nghiệp,chứ không phải hành nghiệp. Nghiệp do bốn trụ địa chỉtạo ra sinh tử phần đoạn. Nghiệp do vô minh mới có thểtạo ra sinh tử biến dịch.»

[487]Hán: vô minh trụ địa dị ly tứ trụ địa 無 明 住 地 異離 四 住 地 Bảo khốt, tr. 54c19 : «Sự thọ sinh do vô minhđược thoát ly bởi Như Lai. Sự thọ sinh do bốn trụ địađược thoát ly bởi Nhị thừa. Do đó nói dị ly (hiểu làsự thoát ly khác nhau).» Bản B : vô minh trụ địa dị tứtrụ địa (không có ly).

[488]Phật địa 佛 地, chỉ giai đoạn Bồ Tát thành tựu các ba-la-mậtvà 18 pháp bất cộng, chứ không phải Phật quả. Tức giaiđoạn thứ mười trong quá trình tu tập của Bồ Tát, theodanh sách liệt kê của kinh Đại Bát nhã: 1. Càn tuệ địa(Śukla-vidarśana-bhūmi); 2. Tính địa hay chủng tính địa (Gotra-bhūmi).Đây là hai giai đoạn thuộc địa vị phàm phu (pṛthagjana)trước khi chứng Dự lưu của Thanh văn thừa; 3. Bát nhân địa(Aṣṭamaka-bhūmi); 4.Kiến địa (Darśana-bhūmi). Hai giai giaiđoạn tương đương Dự lưu đạo (Śrotaāpanna-mārga) và Dựlưu quả (Śrotaāpanna-phala); 5. Bạc địa (Tanu-bhūmi), tươngđương Nhất lai (Sakṛdāgāmi), ở đó tham dục (rāga), sânhận (dveṣa) và si mê (moha) đã vơi mỏng (tanutva); 6. Ly dụcđịa (Vītarāga-bhūmi), tương đương Bất hoàn (Anāgāmi); 7.Dĩ tác địa (Kṛtāvì-bhūmi), tương đương với A-la-hán,đã làm xong những việc cần làm (kṛtakṛtya); 8. Bích-chi-Phậtđịa (Pratyekabuddha-bhūmi); 9. Bồ Tát địa (Bodhisattva-bhūmi),10. Phật địa (Buddha-bhūmi).

[489]Bản B: nói gọn hơn: «Duy chỉ Phật mới có thể đoạn trừ.»

[490]Bản B: «Đối với năng lực diệt các lậu thì không đượctự tại, cũng không hiện chứng.» Hiện chứng 現 証 hay tácchứng 作 証 (Skt. sākṣāt-karoti), thấy tận mắt, tự thânchứng nghiệm.

[491]Vô lậu bất tận 無 漏 不 盡 (Skt. kṣīṇānāsrava).

[492]Bản B: ngôn lậu tận chi tăng ngữ 言 漏 盡 之 增 語: nói(vô minh) là đồng nghĩa (tăng ngữ, Skt. adhivacana) với lậutận (kṣīnāsrava).

[493]Tối hậu thân 最 後 身 (Skt. antima-deha); bản B: tối hậuhữu 最 後 有 (paścima-bhava), chỉ lần tái sinh cuối cùngcủa Bồ Tát để thành Phật.

[494]Phú chướng 覆 障 (Skt. āvaraṇīya), bản B: phú tệ 覆 弊.

[495]Bỉ bỉ pháp 彼 彼 法 (Skt. tattaddharma). Bảo khốt, 55b14: «Hằngsa Phật pháp ở trong Như Lai tạng, đó là bỉ bỉ pháp.»

[496]Bản B: ưng đoạn bất đọan, ưng tận bất tận 應 斷 不斷 應 盡 不 盡: những gì cần đoạn thì không đoạn; cầndiệt tận thì không diệt tận.

[497]Hán: hữu dư quá giải thoát 有 餘 過 解 脫. Bản B và Bảokhốt tr. 55b23 đều đọc: hữu dư giải thoát.

[498]Bảo khốt, 55c12: «Vì chỉ nhận thức được cái hữu hạnchứ không nhận thức được cái vô hạn nên nói là hữudư.»

[499]Đây là cách nói rút gọn của phương thức khai triển bốnThánh đế. Mỗi Thánh đế được triển khai với ba giai đoạn:thị chuyển, trình bày ý nghĩa, được gọi là giai đoạnkiến đạo (darśanamārga); khuyến chuyển, hướng dẫn tu tậpđể nhận thức Thánh đế, được gọi là giai đoạn tu tập(bhāvanāmārga); chứng chuyển, xác nhận đã nhận thức đầyđủ và giác ngộ, được gọi là giai đoạn vô học (aśaikṣamārga).Mỗi giai đoạn gồm bốn trạng thái: con mắt (cakṣus), nhậnthức (jñāna), minh triết (vidyā) và giác ngộ (buddhi). Tấtgọi chung là tam chuyển thập nhị hành tướng pháp luân (tri-parivarta-dvādaśākāra-dharmacakrapravartana).Về Khổ Thánh đế: Đây là khổ (Skt. idaṃ duḥkham); khổThánh đế cần được nhận thức toàn diện (duḥkham āryasatyamparijñītavyam), và khổ đã được nhận thức toàn diện (duḥkhamparijñātam). Về Tập Thánh đế: đây là sự tập khởi (ayaṃsamudayaḥ); sự tập khởi của khổ cần được đoạn trừ(duḥkha-samudayah prahātavyaḥ); sự tập khởi đã được đoạntrừ (samudayaḥ prahīṇaḥ). Về Diệt Thánh đế: Đây làdiệt (ayaṃ nirodhaḥ), khổ diệt cần được thực chứng(duḥkha-nirodhaḥ sakṣāt-kartavyaḥ), diệt đã được thựcchứng (nirodhaḥ sakṣāt-kṛtaḥ). Về Đạo đế: Đây làsự thực hành dẫn đến diệt khổ (iyaṃ duḥkha-nirodha-gāminī-pratipad),con đường dẫn đến diệt khổ cần được tu tập (duḥkha-nirodha-gāminī-pratipadbhāva­yitavyā), con đường dẫn đến diệt khổ đã đượctu tập (duḥkha-nirodha-gāminī-pratipad bhāvitā).

[500]Bản B: thiểu phần diệt độ 少 分 滅 度.

[501]Bản B: chứng đắc Niết-bàn thường tịch, thanh lương.

[502]Bản B: Ở trong các pháp, nếu thấy có cao, có thấp, thì khôngchứng đắc Niết-bàn.

[503]Hán: nhất vị 一 味 (Skt. eka-rasa), một vị ngọt duy nhất,vị đồng nhất, không sai biệt. Bảo khốt, 57a7, dẫn NhiếpĐại thừa: «Nhất vị, chỉ cho một vị Chân như duy nhất(hay đồng nhất).»

[504]Bình đẳng vị 平 等 味 (Skt. samatā-rasa).

[505]Giải thoát vị 解 脫 味 (Skt. vimukti-rasa).

[506]Bản B: «Không được đọan trừ, không được diệt tận.»

[507]Hán: thượng phiền não上 煩 惱, do Skt. upa (trên) + kleśa (phiềnnão). Bản B: tùy phiền não 隨 煩 惱. Đối lại với cănbản phiền não (mūlakleśa) mà gọi là tùy phiền não (upakleśa).Câu-xá 21 (Đại 29, tr. 109b10): Các tùy phiền não khác vớicăn bản phiền não. Chúng được xếp vào trong hành uẩn (saṃskāra-skandha),thuộc các tâm sở nhiễm ô. Vì tùy theo phiền não mà khởiđộng, cho nên gọi là tùy phiền não. Câu-xáliệt kê có 19tâm sở được gọi là tùy phiền não.

[508]Tu đạo đoạn phiền não 修 道 斷 煩 惱 (Skt. bhāvanāmārga-prahātavya-kleśa),hoặc gọi là tu sở đoạn phiền não 修 所 斷 煩 惱 (Skt.bhāvanā-heya-kleśa). Chỉ các phiền não được đoạn trừở giai đoạn tu tập. Tức là, trong Thanh văn, sau khi thấylý Tứ đế, thuộc giai đoạn Kiến đạo (darśanamārga) tứcđã thấy chân lý, chứng Dự lưu hướng (Śrotaāpattipratipannaka),sau đó bắt đầu quá trình tu tập, đoạn trừ được mộtsố phẩm phiền não thì chứng được một quả Thánh. Bătđầu từ tu đạo thấp nhất là Dự lưu quả (Śrotaāpattiaphala),cho đến cuối cùng của tu đạo là A-la-hán hướng (Arhat-pratipannaka).A-la-hán quả (Arhatphala) thuộc vô học đạo. Trong Đại thừa,bắt đấu thấy Chân như (bhūtatathatā), Bồ Tát chứng nhậpđịa vị thứ nhất là Hoan hỷ địa (Pramudita-bhūmika). Sauđó bắt đầu quá trình tu tập, quán sát Chân như, lần lượttừ địa thú hai là Ly cấu địa (Vimala-bhūmika) cho đến địathứ chín là Thiện tuệ địa (Sādhumati). Từ thứ mười trởlên cho đến Phật quả là giai đoạn vô học (aśsaikṣa-mārga).

[509]Hán: tâm thượng phiền não 心 上 煩 惱. Bản B: chướng tâmtùy phiền não 障 心 隨 煩 惱 (Skt. cittāvaraṇa-upakleśa),chỉ các phiền não nhiễm ô gây trở ngại cho khả năng pháitriển thiền định. Bảo khốt, 57b11: «Che lấp tâm bồ đề…Đốivới đại bồ đề mà không biết nguyện cầu.» Tâm ở đâynên hiểu là tăng thượng tâm (adhicitta).

[510]Chỉ thượng phiền não 止 上 煩 惱. Bản B: chướng chỉtùy phiền não 障 止 隨 煩 惱 (Skt. śamathāvaraṇa-upakleśa).

[511]Hán: quán thượng phiền não 觀 上 煩 惱 . Bản B: chướngquán tùy phiền não 障 觀 隨 煩 惱 (Skt. vipaśyanāvaraṇa-upakleśa).

[512]Hán: thiền thượng phiền não 禪 上 煩 惱. Bản B: chướngtĩnh lự phiền não 障 靜 慮 隨 煩 惱 (Skt. dhyānāvaraṇa-upakleśa).Chỉ các phiền não phát triển bốn bậc thiền Sắc giới.

[513]Chánh thọ thượng phiền não 正 受 上 煩 惱 . Bản B: chướngtam-ma-bát-để 障 三 摩 缽 底 (Skt. samāpatty-āvarana). Chánhthọ hay đẳng chí, gọi chung cho bốn Sắc giới thiền vàVô sắc giới định, tất cả có tám bậc đẳng chí.

[514]Phương tiện thượng phiền não 方 便 上 煩 惱. Bản B: giahành 加 行 (Skt. prayoga). Chỉ thiện căn phát sinh trong khi tutập hiện quán Thánh đế. Cần phân biệt từ Hán phươngtiện ở đây do dịch Skt. prayoga, và từ dịch Skt. upāya. Từsau này thường gọi là phương tiện quyền xảo.

[515]Như Lai bồ-đề trí 如 來 菩 提 智 . Bản B: Như Lai bồ-đề如 來 菩 提, Phật kim cang trí 佛 金 剛 智. Về Như Lai Bồ-đề,tham chiếu Câu-xá (Đại 29, tr. 132b4): «Tận trí (kṣayajñāna)và vô sinh trí (anutpādajñāna) được gọi là giác (tức bồđề/ bodhi). Có ba thứ bồ đề: bồ đề của Thanh văn (Śravakabodhi),bồ đề của Bích-chi-Phật (Pratyekabuddhabodhi) và vô thượngbồ đề (anuttara-samyak-saṃbodhi) tức bồ đề của Phật.Do vĩnh viễn thoát khỏi giấc ngủ của vô minh (avidyā) nênnói là giác (thức tỉnh).» Kim cang trí Skt. vajrajñāna, trítuệ kiên cố như kim cang, phá hủy hết thảy phiền não, mêvọng, mà bản thân kim cang không hề bị suy tổn.

[516]Bản B: «Khởi phiền này từng sát-na từng sát-na tương ưngvới tâm.» Bảo khốt, 57c28: «Tác thành tâm niệm mà khởiđộng, gọi là sát-na tâm (kṣana-citta; chỉ tâm thức sinhvà diệt trong từng khoảnh khắc cực kỳ vi tế). Tự thểcủa tâm niệm được khởi động ấy khác với tâm, nhưngcùng tương ưng với tâm, thì gọi là sát-na tương ưng.» Giảithích này có chỗ không phù hợp với bản dịch B.

[517]Bảo khốt, tr. 58a2: «Vô thủy, nêu rõ trái ngược với sát-natâm.Tự tính đã thành từ lâu, không phải do tác niệm khởiđộng, cho nên nói là vô thủy vô minh trụ địa.»

[518]Hán: kiến lập 建 立 (Skt. sthāpya), đặt đứng vững tứcđược làm cho tồn tại lâu dài.

[519]Bản B: phiền não và khởi phiền não.

[520]Bản B: đắc chư trí kiến 得 諸 智 見.

[521]Hán: quá ác 過 惡 Skt. doṣa.

[522]Nhất thiết chư pháp tự tại chi địa 一 切 諸 法 自 在之 地 (Skt. sarva-dharma-vaśavarta-bhūmi), địa vị (mảnh đất)mà ở đó có thể vận dụng tất cả các pháp một cách tựdo tự tại.

[523]Chánh sư tử hống 正 師 子 吼 (Skt. samyak-sīṃhanāda).

[524]Nhất hướng ký thuyết 一 向 記 說 (Skt. ekaṃśa-vyākaraṇa).Sự khẳng định hay xác nhận một cách dứt khoát, không mơhồ. Tiếng rống sư tử thì dứt khoát không do dự.

[525]Bất thọ hậu hữu trí 不 受 後 有, theo quan điểm Tỳ-bà-sa,khi nhận thức được chân lý về sự khổ (duḥkha-satya),vị A-la-hán biết rằng sau đời này sẽ không còn tái sinhđời nào nữa. Nhận thức này được gọi là khổ đế trí(duḥkhasatya-jñāna) và được xếp vào vô sinh trí (anutpāda-jñāna).

[526]Tức có hai loại khổ đế trí (duḥkhasatya-jñāna), một thuộcNhị thừa, và một của Phật.

[527]Vô thượng điều ngự 無 上 調 禦(Skt. anuttara-damya), sựchế ngự tuyệt đối. Bản B: dĩ điều ngự lực 以 調 禦力 (damya-balāt).

[528]Tứ ma 四 魔 (Skt. catvāro mārāḥ), bốn thứ Ma hay Thần chết,chỉ tất cả những gì cướp đoạt sinh mạng và tuệ mạng.Đại trí độ 5, Đại 25, tr. 99b12 : «Có bốn thứ Ma: 1. Phiềnnão ma (kleśa-māra); 2. Ấm ma (Skt. skandha-māra) tức ngũ uẩnma; 3. Tử ma (Skt mṛtya-māra) tức thần Chết; 4. Tha hóa tựtại Thiên tử ma (Paranirmitta-vaśavartī-devaputra-māra). Các BồTát ấy do chứng đắc Bồ Tát đạo nên đã phá phiền nãoma; do chứng đắc Pháp thân, cho nên phá ấm ma; do chứng đắcpháp tánh thân nên phá tử ma; do thường nhất tâm, do tâmkhông dính mắc vào đâu, do nhập tam-muội bất động nênphá Thiên tử ma.» Bảo khốt, 59a5: «Nhận thức được khổđế, diệt trừ được ngũ uẩn ma; đoạn tập diệt trừphiền não ma; chứng diệt trừ tử ma; tu đạo diệt trừ thiênma.»

[529]Hán: đắc vô ngại pháp tự tại 得 無 礙 法 自 在; bảnB: đắc pháp tự tại (Skt. dharma-vaśavartin), có khả năng vậndụng pháp một cách tự tại tùy ý.

[530]Hán: nhĩ diệm địa 爾 焰 地 (Skt. jñeya-bhūmi); bản B: sởtri địa 所 知 地. Bảo khốt, 59a19: «Đối tượng làm phátsinh nhận thức, được gọi là nhĩ-diệm địa.»

[531]Thập lực十力, đây chỉ mười trí lực của Như Lai (daśaTathāgata-jñāna-balāni): 1. Thị xứ phi xứ trí lực (sthānāsthāna-jñāna-bala),trí lực biết rõ diều gì có thể xảy ra, điều gì khôngthể xảy ra; 2. Nghiệp dị thục trí lực (karma-vipāka-jñāna-bala),biết rõ hành động như thế sẽ đưa đến kết quả nhưthế; 3. Tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực(sarvadhyāna-vimokṣa-samādhi-samāpatti-saṃkleśa-vyavadāna-vyutthāna-jñāna-bala),biếtrõ các trạng thái ô nhiễm, chướng ngại và xuất củatất cả các thiền, chánh định, chánh thọ; 4. Căn thượnghạ trí lực (indriya-parāpara-jñāna-bala), biết tư chất caohay thấp; 5. Chủng chủng thắng giải trí lực (nānādhimukti-jñāna-bala),biết các xu hướng tin tưởng khác nhau; 6. Chủng chủng giớitrí lực (nānādhātu-jñāna-bala), biết các giới loại sai biệt;7. Biến thú hành trí lực (sarvatra-gāminī-pratipaj-jñāna-bala),biết nhân quả nào dẫn đến các định hướng luân hồicủa chúng sinh; 8. Túc trụ tùy niệm trí lực (pūrva-nivāsānusmṛti-jñāna-bala),khả năng nhớ những tiền kiếp; 9. Sinh tử trí lực (cyuty-utpatti-jñāna-bala),khả năng nhận biết chúng sinh sinh nơi này chết nơi kia; 10.Lậu tận trí lực (āsravakṣaya-jñāna-bala), biết rõ sự diệttận các ô nhiễm.

[532]Thứ hai của ‹Bất thọ hậu hữu trí›, đề cập trí tuệcứu cánh của Phật.

[533]Bảo khốt, 59c3: ở trên, đề cập Tiểu thừa tự cho đãtột cùng bốn trí; đoạn này đề cập Tiểu thừa tự chođã cứu cánh Niết-bàn.» So sánh bản B: «Quán sát như vậy,cho là không còn tiếp tiếp thọ đời sau, (nhưng) không chứngđược sự yên nghỉ bậc nhất, tức Niết-bàn.» – Tô tứcxứ 蘇 息 處 (Skt. āśvāniya), trạng thái hơi thở điều hòa,trạng thái phục hồi nguyên khí.

[534]Tham chiếu bản B: «Đối với địa vị chưa chứng, do khôngngu si (trong bản in là bất ngộ 不 遇, đây đọc là bấtngu 不 愚) pháp nên có thể tự mình lãnh hội rằng: Ta naychứng đắc địa vị hữu dư; ta quyết định sẽ chứng đắcVô thượng Chánh giác».

[535]A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề 阿 耨 多 羅 三 藐 三 菩提: vô thượng chánh đẳng chánh giác 無 上 正 等 正 覺.(Skt. anuttara-samyak-saṃbodhi).

[536]Niết-bàn giới 涅 槃 界 (Skt. nirvāṇa-dhātu). Tham chiếu Pāli:Niết-bàn giới (nibbāna-dhātu) chỉ cho trạng thái đã điềuphục dục tham (rāgavinayo), điều phục sân nhuế (dosavinayo),điều phục ngu si (mohavinayo). Niết bàn giới cũng chỉ trạngthái đã nhập vô dư y, Cf. Pāsādika-sutta (D.iii.tr. 135): …rattiṃanupādisesāya nibbānadhātuyā parinibbāyati. «…trong đêm mà(Như Lai) nhập vô dư Niết-bàn giới».

[537]Vô biên bất đoạn 無 邊 不 斷 (Skt. ananta/ anantarāya/ anupacchedana).Bản B: «Cứu cánh Nhất thừa là sự dứt lìa tương tục(ly tương tục 離 相 續; Skt. upacchedana)»

[538]Hậu tế 後 際 (Skt. āparānta-koṭi), giới hạn tận cùng củavị lai.

[539]Thuyết Nhất thừa đạo 說 一 乘 道 (Ekāyana-mārga-deśanā),tức quy y Pháp chính là quy y Nhất thừa đạo. Phân biệt Skt.ekayāna-mārga và ekāyana-mārga; từ sau chỉ con đường hẹp,lối đi duy nhất dành cho một cỗ xe.

[540]Nguyên bản: Nhất thừa pháp thân 一 乘 法 身; bản Nguyênvà Minh: nhất thừa pháp sự. Bản B: Nhất thừa đạo.

[541]Đắc pháp tân trạch 得 法 津 澤; bản B: đắc pháp tân nhuận得 法 津 潤.

[542]Chấm câu theo Bảo khốt, 62c. Tham chiếu bản B: «Hai sự quyấy là do được thấm nhuần bởi pháp. Sự tín nhập quy yNhư Lai không phải là do được thấm nhuần bởi pháp mà tínnhập quy y».

[543]Đệ nhất nghĩa 第 一 義, Skt. paramārtha, chân lý tuyệt đối.Bản B: thử nhị quy y dĩ chân thật nghĩa tức danh cứu cánhquy y Như Lai 此 二 歸 依 以 真 實 義 即 名 究 竟 歸 依如 來. Bảo khốt, 63a: đệ nhất nghĩa ở đây không chỉcho tánh Không (śūnyatā), mà chỉ cho quả vị cứu cánh.

[544]Tứ vô úy 四 無 畏 (catvāri vaiśāradyāni), bốn điều khôngsợ hãi, hay không do dự, không mơ hồ, gồm bốn điều củaBồ Tát và bốn điều của Như Lai. Skt. catvāri (tathāgatasya)vaiśāradyāni, bốn vô úy của Như Lai: 1. Chư pháp hiện đẳnggiác vô úy 諸 法 現 等 覺 無 畏 (Skt. sarvadhar­mā­bhi­saṃbodhi-vaiśāradya),cũng nói là nhất thiết trí vô sở úy 一 切 智 無 所 畏,không hề sợ hãi hay do dự khi tự tuyên bố là đã chứngngộ hết thảy pháp; 2. Nhất thiết lậu tận trí vô úy 一切 漏 盡 智 無 畏 (Skt. sarvāsrava-kṣaya-jñāna-vaiśāradya),không hề sợ hãi hay do dự khi tuyên bố là biết rõ sự diệttận hết thảy ô nhiễm; 3. Chướng pháp bất hư quyết địnhthọ ký vô úy 障 法 不 虛 決 定 授 記 無 畏, cũng nói thuyếtchướng đạo vô sở úy 說 障 道 無 所 畏 (Skt. antarāyika-dharmānanyathātva-niścita-vyākaraṇa-vaiśāradya),không hề sợ hãi, không mơ hồ, khi nói một cách dứt khoátnhững yếu tố gì cản trở sự chứng ngộ; 4.Vị chứng nhấtthiết cụ túc xuất đạo như tánh vô úy 為 証 一 切 具足 出 道 如 性 無 畏, cũng nói là thuyết tận khổ đạovô sở úy 說 盡 苦 道 無 所 畏 (Skt. sarvasaṃpad-adhigamāya-nairyaṇika-pratipat-tathātva-vai­śāradya),không sợ hãi khi công bố tính chân thật của sự thực hànhdẫn đến sự chứng ngộ. Xem Tăng nhất A-hàm, quyển 19, kinhsố 240.

[545]Tùy bỉ sở dục 隨 彼 所 欲, tùy theo ý muốn của các hàngNhị thừa.

[546]Nguyên bản: Tam thừa 三 乘; bản Minh: nhị thừa 二 乘. BảnB: «Trong đệ nhất nghĩa, không có hai thừa.»

[547]Đệ nhất nghĩa thừa 第 一 義 乘; bản B: thắng nghĩa thừa勝 義 乘 (Skt. paramārtha-yāna).

[548]Vô biên Thánh đế, hay «Thuyết vô biên Thánh đế» 說 無邊 聖 諦 (Skt. Anantāryasatya-deśanā).

[549]Sơ quán Thánh đế 初 觀 聖 諦, Bảo khốt, 64c9: «Bắt đầubắng sự quán bốn Thánh đế của Thanh văn, và cuối cùngbằng sự chứng Thánh đế của Phật». Bản B: sơ chứng Thánhđế 初 證 聖 諦.

[550]Một trí, Bảo khốt, 64c20: «Một cách riêng lẻ, bắt đầudùng một trí nhận thức Thánh đế hữu tác để đoạn trừbốn trụ địa, chứ không dùng vô tác để đoạn trừ vôminh trụ địa, do đó nói là một trí.» Bảo khốt cũng nêugiải thích khác nói, một trí chỉ một bình đẳng trí, nhưngrồi bác bỏ ngay. Về Thánh đế hữu tác, xem đoạn sau củakinh.

[551]Bản B: «Không phải bằng một trí mà đoạn trừ các trụđịa.» Xem thêm cht. 529 ở dưới.

[552]Dĩ nhất trí tứ đoạn tri công đức tác chứng 以 一 智四 斷 知 功 德 作 證, Bảo khốt, tr. 64c24 đọc: nhất trítứ đoạn tri công đức tác chứng, và giải thích: một trínhận thức Thánh đế hữu tác bao gồm cả bốn trí. Vớibốn trí này, kinh nói đoạn tức đoạn tập; tri tức tri khổ;công đức chỉ tu đạo; nói tác chứng chỉ chứng diệt. Bảokhốt cũng dẫn cách đọc và giải thích khác. Đoạn tri tứcđoạn biến tri (Skt. prahāṇa-parijñā, xem Câu-xá 21 [Đại29, tr. 112a 24], về 9 đoạn biến tri), nghĩa là nhận thứctoàn diện về sự đoạn trừ bốn vô minh trụ địa. Thamchiếu bản B: diệc phi nhất trí chứng tứ biến tri chư côngđức đẳng 亦 非 一 智 證 四 遍 知 諸 功 德 等. Xem thêmcht. 276 ở dưới.

[553]Tham chiếu bản B: diệc phi dĩ pháp năng thiện liễu tri thửtứ pháp nghĩa 亦 非 以 法 能 善 了 知 此 四 法 義, cũngkhông phải bằng vào pháp (bằng một cách hiện thức) màthấu triệt nghĩa của bốn pháp này. Đoạn này, trong hai bảnHán dịch, nghĩa hoàn toàn ngược nhau. Tất nhiên là do phântích ngữ âm hoặc nhầm lẫn hoặc có sự bất đồng giữahai truyền bản; nhưng hiện tại rất khó khôi phục nguyênvăn Sanskrit để xác định văn nghĩa tương đối chính xác.Nay tạm giải thích như sau. Cách đọc theo Bảo khốt thì nhưđã thấy; ở đó, trí chỉ nhận thức về Thánh đế hữutác, cho nên, bốn Thánh đế được nhận thức lần lượtbởi từng trí cá biệt. Trong bản B, trái lại, hàm ý nhấtvị bình đẳng trí (ekarasa-samatā-jñāna), mà hàng Nhị thừakhông thể nhận thức Thánh đế bằng một trí bình đẳngnhư vậy.

[554]Xuất thế gian thượng thượng trí 出 世 間 上 上 智; bảnB: xuất thế trí 出 世 智. Cf. Lankā, tr. 64: có ba loại trí,thế gian (laukika) của các triết gia ngoại đạo, xuất thếgian (lokottara) của Nhị thừa, và xuất thế gian thượng trí(lokottaratamaṃ jñānam) của Bồ Tát.

[555]Tứ trí tiệm chí cập tứ duyên tiệm chí 四 智 漸 至 及四 緣 漸 至; bản B: tứ trí tiệm chí tiệm duyên 四 智 漸至 漸 緣, sự tiếp cận và tiếp nhận đối tượng theo thứtự của bốn trí. Trí tuệ của Nhị thừa khi nhận thứcbốn Thánh đế, lần lượt tiếp cận và tiếp nhận từngThánh đế. -Duyên (ālambana), đối tượng, chỉ bốn Thánhđế là đối tượng của bốn trí. - Tiệm chí (Skt. anupūrvāgāma),tiếp cận theo thứ tự, tiệm tiến.

[556]Kim cang dụ 金 剛 喻 (Skt. vajropama), như kim cang, có khả nănghủy diệt mọi thứ cứng rắn. Chỉ kim cang tâm, hay kim cangdụ định (vajropama-samādhi), Bồ Tát Thập địa, bằng tâmkiên cố của kim cang định, đoạn trừ tất cả vô minh vitế để thành Chánh giác.

[557]Sơ Thánh đế trí 初 聖 諦 智 (Skt. ādyārya-satya-jñāna). Bảokhốt, 65c: trí tuệ vào lúc khởi đầu quán sát Thánh đếhữu tác. Bản B: chủng chủng Thánh đế chi trí 種 種 聖諦 之 智 (Skt. nānārya-satya-jñāna), trí tuệ nhận thức vềThánh đế đa dạng.

[558]Bản B: «Thanh văn và Độc giác bằng Thánh đế sai biệt trí(nānārya-satya-jñāna) mà đoạn trừ các trụ địa chứ khôngcó trí xuất thế đệ nhất nghĩa (lokottara-paramārtha-jñāna).»

[559]Vô nhị Thánh đế trí 無 二 聖 諦 智. Bảo khốt tr. 65c17nêu hai giải thích: 1. Không có (đủ) hai Thánh đế trí (nadva ārya-satya-jñānau), tức không có trí Thánh đế hữu tácvà trí Thánh đế vô tác, do đó Nhị thừa không triệt đểđoạn trừ cả năm trụ địa. 2. Do bất nhị Thánh đế trí(advayārya-satya-jñānena), tức do nhất thật trí hay trí tuyệtđối bất nhị, mà đoạn trừ triệt để tất cả năm trụđịa. Giải thích thứ hai được chấp nhận.

[560]Bất tư nghị Không trí不 思 議 空 智 (Skt. acintya-śūnyatā-jñāna),bản B: bất tư nghị Không tính chi trí 不 思 議 空 性 之智, nhận thức về bản tánh chân không siêu việt ngôn ngữvà tư duy.

[561]Phiền não tạng 煩 惱 藏, bản B: phiền não xác 煩 惱 殼(Skt. kleśāṇḍa- kośa), vỏ cứng phiền não.

[562]Thánh nghĩa 聖 義, bản B: chân Thánh nghĩa 真 聖 義, ý nghĩathực sự của từ ‹Thánh› (ārya).

[563]Đế 諦 (Skt. satya), chân lý, hiện thực. Tham chiếu, Tăng 17,kinh số 215: «… hiện thực, không hư dối, được Như Lainói ra, do đó gọi là đế.»

[564]Như Lai tạng 如 來 藏 (Tathāgatagạrbha); Liên hệ tư tưởngNhư Lai tạng, Cf. Lanka, tr 907: Tathāgatagarbho, Mahāmate, kuśalākuśala-hetukah ïsarvajanmagatikartà pravartate naṭavadgatisaṃkaṭa ātmātmīyavarjitah.«Như Lai tạng, này Đại Tuệ, là hạt nhân của thiện vàbất thiện, là cái tạo ra định hướng của tất cả sinhloại, như kịch sĩ sáng tác hoạt cảnh vốn không phải làta hay sở hữu của ta». Cf. Laṅka, 909: Anādikālavivi­dhaprapañca­dausthul­yavāsanā­vāsitaḥālayavijñāna-saṃśabdito'vidyāvāsana-bhūmijaih saptabhir vijñānaiḥsaha mahoda­dhitaraṃgavan nityam avyucchinnaśarīraḥ pravartate anityatādoṣarahitaātmavādavinivṛtto' tyantaprakṛtipariśuddhaḥ. «Cái được gọilà thức a-lại-da, vốn được huân tập bởi tập khí xấucủa hý luận vọng tưởng phức tạp kể từ thời vô thủy,cùng chuyển biến với bảy thức vốn (là những cái) nảysinh từ mảnh đất được xông bởi tập khí vô minh (tứcvô minh trụ địa). Cũng như sóng của biển cả, tự thểcủa nó vẫn thường hằng, liên tục không gián đọạn, (NhưLai tạng) tự bản tính vốn cực kỳ thuần tịnh, vượt ngoàicác quan điểm về tự ngã, không có khuyết điểm của tínhchất vô thường.» Cf. Laṅka, ibid: …ayaṃ Tathāgata-garbhālayavijñānagocaraḥsarvaśrāvakapratyeka buddhatīrthya-vitarka­dar­śanānāṃ prakṛtipariśuddho'pisan aśuddha ivāgantu-kleśopakiṣṭatayā teṣām ābhāti na tu Tathāgatānām.«Này Đại Tuệ, cảnh giới của Như Lai tạng này, mà đượcgọi là a-lại-da thức, tự bản chất vốn thanh tịnh, đốivới kiến giải của các nhà tư biện ngoại đạo và Thanhvăn, Duyên giác thì nó tồn tại như là bị ô nhiễm bởikhách trần phiền não; nhưng đối với các Như Lai thì khôngphải vậy.»

[565]Như Lai tạng xứ 如 來 藏 處 (Skt. Tathāgatabargbhāyatana).

[566]Bản B thêm chi tiết: «Duy chỉ có Như Lai, Ứng cúng, Chánhđẳng giác, mới có thể nhận thức được.:». Dẫn thêmLanka 91.3, liên hệ Thắng Man và Như Lai tạng: etadeva Mahāmatemayā Śrīmālāṃ devīm adhikṛtya deśanāpaṭhe anyāṃś ca sùkṣmanipuṇaviśuddhabuddhīnbodhisattvān adhiṣṭhāya Tathā-gatagarbha ālayavijñānasaṃśabditaḥsaptabhir vijñānaiḥ saha pravṛtty abhiniviṣṭānāṃ śrāvakāṇāṃdharmanairātmyapradarśa-nārthaṃ Śrīmālāṃ devīm adhiṣṭhāyaTathāgataviṣayo deśito na śrāvakapratyeka­buddhānyatīrthakaratarkaviṣayo-'nyatra…Tathā-gataviṣaya eva Tathāgata­gar­bha ālayavijñānaviṣayas tvatsa-dṛśānāṃca sūkṣmani­puṇamati­buddhiprabhedakānāṃ bodhi-sattvānāṃmahā-sattvānām artha­prati­śaraṇānāṃ no tu yathāruta-deśanāpaṭhābhiniviṣṭānāṃsarvān­yatīrthya­śrāvaka­pratyeka­buddhā­nām, «Này ĐạiTuệ, Ta đã giảng điều này cho Thắng Man Phu nhân và cũnghỗ trợ các Bồ Tát có trí năng vi diệu tinh tế, rằng NhưLai tạng, vốn được gọi tên là thức a-lại-da cùng chuyểnđộng với bảy thức, mục đích là nêu rõ yếu tính vô ngãcủa các pháp cho các Thanh văn còn chấp trước. Ta cũng hỗtrợ cho Thắng Man Phu nhân giảng về cảnh giới của Như Lai,vốn không phải là cảnh giới của Thanh văn, Bích-chi-Phậtvà tư biện ngoại đạo. Nhưng cảnh giới của Như Lai chínhlà cảnh giới của Như Lai tạng được gọi tên là thứca-lại-da, được giảng cho các Bồ Tát thuộc hạng có trínăng thanh tịnh, tinh tế, vi diệu như ngươi, chứ không phảicho hết thảy các ngoại đạo, Thanh văn, Bích-chi-Phật chấpchặt vào văn tự giải thuyết.»

[567]Pháp thân 法 身 (Skt. dharmakāya).

[568]Phật cảnh giới cập phương tiện thuyết 佛 境 界 及 方便 說; bản B: Phật bí mật cảnh 佛 秘 密 境.

[569]Tâm đắc quyết định 心 得 決 定 (Skt. citta-niścita); bảnB: tâm đắc cứu cánh 心 得 究 竟 (Skt. citta-niṣṭhita).

[570]Tác Thánh đế 作 聖 諦 (abhisaṃskāra-āryasatya), vô tác Thánhđế 無 作 聖 諦 (anabhisaṃskāra-āryasatya), Bảo khốt, 69a19:«Nói tác và vô tác, là theo sự tu hành mà nói. Sau Thánh đếTiểu thừa, còn cần phải tác hành tu tập sự quán sát Thánhđế Đại thừa, do đó nói là tác Thánh đế. Sau Thánh đếĐại thừa, không còn Thánh đế để cần phải tu tập quánsát nữa, do đó nói là vô tác.

[571]Hữu lượng tứ Thánh đế 有 量 四 聖 諦. Bản B: bất viênmãn Tứ Thánh đế nghĩa 不 圓 滿 四 聖 諦 義, nghĩa bốnThánh đế không viên mãn.

[572]Bản B: «Vì do bởi sự hỗ trợ của người khác (do tha hộcố 由 他 護 故) thì không thể biết tất cả khổ, đoạntất cả tập, chứng tất cả diệt, tu tất cả đạo.» Thanhvăn do nghe Phật thuyết mà nhận thức được bốn Thánh đế,do đó nghĩa của bốn Thánh đế ấy không thể được nóilà triệt để, toàn diện.

[573]Bản B: «Do đó không nhận thức được hữu vi, vô vi và Niết-bàn.»Bảo khốt, 69c5: «Có bốn cặp tương đối về ý nghĩa sinhtử. 1. Phần đoạn và biến dịch…; 2. Tư nghị và bất tưnghị…; 3. Hữu lượng và vô lượng…; 4. Hữu vi và vô vi.Thuộc về phần đoạn (sinh tử) gọi là hữu vi; thuộc vềbiến dịch (sinh tử), gọi là vô vi. Nhân của phần đoạngọi là hữu lậu; nhân của biến dịch gọi là vô lậu. Quảcủa phần đoạn gọi là hữu vi; quả của biến dịch gọilà vô vi. Đối giới nội (trong phạm vi tam giới) có hữulậu mà nói ngoại giới là vô lậu; nhưng thực chất là hữulậu. Đối giới nội là hữu vi thì nói giới ngoại là vôvi; nhưng thực chất là hữu vi… Diệt sinh tử hữu vi thìnói là hữu dư. Diệt sinh tử vô vi, nói là vô dư.»

[574]Bản B: «Nghĩa bốn Thánh đế viên mãn.»

[575]Bản Năng tự hộ cố 能 自 護 故.

[576]Tri nhất thiết thọ khổ 知 一 切 受 苦. Bảo khốt, 70c21:«Theo Tỳ-đàm, năm ấm vô lậu (vô lậu uẩn) thì nói gọnlà năm ấm (uẩn). Năm ấm hữu lậu thi nói là năm thọ ấm(thủ uẩn, Skt. upadāna-skandha). Do đó, ở đây gọi là thọ.»Giải thích này không chính xác. Nhưng theo nội dung của đoạnkinh này, hàng Nhị thừa chỉ chứng hữu dư y Niết-bàn (sopadhiśeṣanirvāṇa).Trong A-tỳ-đàm, khi vị A-la-hán đã diệt tận phiền não,chứng đắc Niết-bàn, nhưng thọ mạng chưa dứt, dòng tươngtục của sắc thân bốn đại chủng chưa bị cắt đứt, thìgọi đó là Niết-bàn với sở y còn tồn tại (hữu dư, hayhữu ư y Niềt-bàn). Khi A-la-hán xả bỏ thọ hành mà nhậpNiết-bàn, bấy giờ gọi là vô dư y (hay vô dư) Niết-bàn(anupadhiśeṣa-nirvāna). Nhưng theo nghĩa của Thắng Man, Nhịthừa không hoàn toàn nhập vô dư y Niết-bàn, vì còn vô dưsinh tử chưa dứt. Cho nên, thọ ở đây phải hiểu là sởy (upadhi) chớ không phải là thủ (upādāna), tức y trên hữudư y Niết bàn của Nhị thừa mà quán sát bốn vô tác Thánhđế. Bản B: tri nhất thiết khổ, không có từ thọ hay ýniệm tương đương.

[577]Sự cứu cánh 事 究 竟; bản B: tác sự cứu cánh 作 事 究竟. Bảo khốt, 71a16: Có ba dạng cứu cánh của bốn Thánhđế: 1. Giải cứu cánh, thông hiểu toàn diện; 2. Hành cứucánh, tu tập viên mãn; 3. Thuyết cứu cánh, có thể quảngdiễn một cách tự tại (Skt. kriyā-niṣṭha), đã hoàn tấtphận sự.

[578]Bảo khốt, 71a28 nêu các giải thích khác nhau: 1. Nhị thừaquán bốn Thánh đế theo cách tiệm tiến, từ thấp lên cao,nên hạ-trung-thượng chỉ phương pháp tu quán Thánh đế củaNhị thừa; 2. Hạ-trung-thượng, phân lớp căn tính sắc bénhay chậm lụt của Nhị thừa; 3. Bảy bậc hữu học (Tu-đà-hoànhướng và quả, Tư-đà-hàm hướng và quả, A-na-hàm hướngvà quả, A-la-hán hướng) thuộc bậc hạ; A-la-hán, bậc trung;Bích-chi Phật, bậc thượng; 4. Hạ chỉ Thanh văn, trung chỉBích-chi Phật, thượng chỉ Phật. Bản B: «Không phải cácpháp hơn, kém (thắng liệt), hạ, trung, thượng mà có thểchứng Niết-bàn.»

[579]Trong nguyên bản, chép là trừ 除; bản C cũng chép là ấm陰 . Đây theo bản B sửa lại là uẩn.

[580]Bản B: «Biến tri các khổ; đoạn sự tập khởi của khổvốn được duy trì bởi các phiền não và khởi phiền não;chứng diệt của tất cả sự khổ có do uẩn của ý sanh thân;và tu đạo diệt trừ tất cả khổ».

[581]Phi hoại pháp 非 壞 法; bản B đồng. Vô sai biệt, Đại 31,tr. 894a 9: phi dĩ khổ hoại danh khổ diệt đế 非 已 苦 壞名 苦 滅 諦. Bảo khốt, 71c: «Diệt mà Nhị thừa chứng đắcgọi là hoại pháp diệt».

[582]Khổ diệt 苦 滅 (Skt. duḥkha-nirodha), sự diệt tận của khổ.

[583]Vô thủy 無 始 (Skt. anādimat), không có khởi đầu; Bảo khốt71c25: «Vô thủy, chỉ lý tính của diệt vốn có sẵn.» Vôtác 無 作 (Skt. akṛta), không được sáng tạo do bởi bấtcứ nguyên nhân gì; Bảo khốt, đã dẫn, «vì không đượctạo ra bởi nguyên nhân sinh khởi (sinh nhân Skt. janana-hetu)nên nói là vô khởi». Vô khởi 無 起 (Skt. anutpāda), xuấthiện, hiện khởi; Bảo khốt, đã dẫn, «nếu là tạo táccủa sinh nhân, trước vốn không phải không hiện hữu, nhưngnay hiện hữu, như thế gọi là vô khởi.» Vô tận 無 盡(Skt. akṣaya), không bị đoạn tận, không bị lọại trừ.Ly tận 離 盡: không liên hệ gì đến sự diệt tận (Skt.niḥ-kṣaya?). Thường trụ 常 住; bản B: thường trụ bấtđộng 常 住 不 動 (Skt. nitya-aniñjya); Vô sai biệt: thườnghằng bất biến, không hề đoạn tuyệt. Tự tánh thanh tịnh自 性 清 淨, bản B: bản tánh thanh tịnh 本 性 清 淨 (Skt.prakṛti-viśuddha). Ly nhất thiết phiền não tạng 離 一 切煩 惱 藏. bản B: xuất phiền não xác 出 煩 惱 殼 (Skt. niṣkleśāṇḍakośa).

[584]Nguyên đề: «Không nghĩa ẩn phú chân thật» 空 義 隱 覆真 實. Tiêu đề theo bản B: «Thuyết Không tánh nghĩa ẩnphú Chân thật.» Bảo khốt. 72c: «Pháp hư vọng không thựchiện hữu; gọi nó là Không (śūnya). Cái ý nghĩa để hiểucó cái Không ấy được nói là nghĩa (artha). Cái Không chelấp mất Phật tính, nên nói là ẩn phú Chân thật.» Tứclà, Chân thật tính bị che lấp bởi Không tính.

[585]Như Lai tạng trí 如 來 藏 智 (Skt. Tathāgatagarbha-jñāna). Bảokhốt, 73a: «Trí tuệ nhận thức Như Lai tạng, gọi là NhưLai tạng trí.»

[586]Như Lai Không trí 如 來 空 智 (Skt. Tathāgata-śūnyatā-jñāna).Bảo khốt, 73a: «Trí nhận thức Như Lai tạng, trí ấy vốntuyệt đối xa lìa chấp tướng, do đó nói là Không trí.»Bản B: Như Lai tạng giả tức thị Như Lai không tính chi trí如 來 藏 者 即 是 如 來 空 性 之 智, «Như Lai tạng, chínhlà trí nhận thức Không tính của Như Lai.»

[587]Bản B thêm: «Duy chỉ có Phật mới thấu triệt, mới có thểchứng nghiệm.»

[588]Như Lai tạng không trí 如 來 藏 空 智 (Skt. Tathāgatagarbha-śūnyatā-jñāna);bản B: Như Lai tạng không tính chi trí 如 來 藏 空 性 之智. Bảo khốt, 73b, nêu hai giải thích: 1. Không trí, do tựthể của trí tuệ vốn là không (śũnya) chứ không phải trítuệ ấy có đối tượng là không tính (śũnyatā). Khi trítuệ ấy nhận thức Như Lai tạng, nghĩa là duyên vào Như Laitạng mà khởi lên nhận thức; bấy giờ gọi là Như Lai tạngkhông trí (Skt. tathāgatagarbha-śūnyatā-jñāna); 2. Theo giảithích này, Như Lai tạng không trí được đọc thành hai từNhư Lai tạng trí (Skt. Tathā­gata­garbha-jñāna) và Không trí(śūnyatā-jñāna), tức trí tuệ nhận thức hai đối tượnglà Như Lai tạng và Không tính. Bảo khốt thừa nhận giảithích trước.

[589]Không Như Lai tạng 空 如 來 藏 (Skt. śūnya-tathāgatagarbha).

[590]Hán: ly 離, thoát 脫, dị 異. Bản B: Ly ư bất giải thoáttrí nhất thiết phiền não 離 於 不 解 脫 智 一 切 煩 惱«(Không Như Lai tạng) chính là tất cả phiền não không cònbị chi phối bởi trí chưa giải thoát». Hai bản dịch khácnhau có thể do sự phát âm tương tợ của anyatra (sự đổikhác) và ajñāna (không có trí tuệ). Tổng hợp hai bản dịch,đoạn kinh có thể được giải thích: Không Như Lai tạng chínhlà phiền não tạng; vì tự thể của phiền não vốn hư vọng,không thật.

[591]Bản B: «Pháp bất khả tư nghị được nhận thức bởi trítuệ đã giải thoát của Phật.»

[592]Bảo khốt, 74b: «Duy chỉ hàng Đại Thanh văn mới có thểtin.» So sánh nghĩa của bản B: Ngay cả hàng Đại Thanh văncũng chỉ có thể nhận thức được bằng tín tâm mà thôi.Nghĩa là, chưa thể tự mình chứng nghiệm.

[593]Hán: Bất điên đảo cảnh giới 不 顛 倒 境 界 (Skt. aviparīta-gocara).Bản B: «Vin bám (phan duyên 攀 緣; Skt. ālambate/ ālambana) vàobốn cảnh điên đảo mà vận chuyển (Skt. pravartate).» Bốnđiên đảo: vô thường (anitya), khổ (duḥkha), vô ngã (anātman),bất tịnh (aśubha/ aśuci). Bốn không điên đảo: thường,lạc, ngã, tịnh.

[594]Khổ diệt 苦 滅 (Skt. duḥkha-nirodha), sự diệt tận của khổ.

[595]Bản B: hiện chứng 現 證 (Skt. abhisamaya; cũng nói là hiệnquán).

[596]Khổ diệt đạo 苦 滅 道 (Skt. duḥkha-nirodha-gāmī-pratipad),con đường dẫn đến sự diệt trừ đau khổ.

[597]«Nhất đế» hay «Thuyết nhất đế» 說 一 諦. Bản B: «Thuyếtnhất đế nghĩa» 說 一 諦 義 (Skt. Ekasatyārtha-deśanā).

[598]Ba Thánh đế thuộc vô thường là khổ (duḥkha), tập (samudaya),và đạo (mārga). Một Thánh đế thường hằng là diệt đế(nirodha-āryasatya). Bảo khốt, 73b: Ba Thánh đế thuộc vô thườngdo bốn ý nghĩa: 1. Hình thái dị biệt, tức do tính chất đadạng sai biệt. 2. Sinh khởi do nhân duyên. 3. Trước vốn khôngtồn tại nay hiện hữu. 4. Đang tồn tại nhưng sẽ biến mất.Câu-xá 1, Đại 29, tr. 1c: tất cả các pháp được phân thànhhai loại: hữu vi (saṃskṛta) gồm khổ, tập và đạo; vôvi (asaṃskṛta) là diệt.

[599]Hữu vi tướng 有 為 相 (Skt. saṃskṛta-lakṣaṇa; Pali: saṃkhata-lakkhana).Có ba tướng (dấu hiệu hay đặc tính) của hữu vi, Cf. A.i. 152: tīṇ'imāni bhikkhave saṃkhatassa saṃkhatalakkhaṇāni.Katamāni tīṇi? Uppādo paññāyati vayo paññāyati ṭhitassa aññathattaṃpaññāyati: «Này các tỳ-kheo, đây là ba tướng hữu vi củahữu vi. Những gì là ba? Sự sinh khởi được biết; sự hủyhoại được biết; và sự biến đổi trong khi đang tồn tạicũng được biết.» Câu-xá 5, Đại 29, tr. 27a: Có bốn đặctính hữu vi của hữu vi: sinh (jāti), trụ (sthiti), lão (jarā),vô thường (anityatā).

[600]Hư vọng pháp 虛 妄 法; bản B: phá hoại pháp 破 壞 法 (bhaṅga-dharma).

[601]Phi đế 非 諦 (Skt. asatya), không hiện thực.

[602](Phi) đệ nhất nghĩa đế (非) 第 一 義 諦Skt. aparamārtha-satya,không phải là hiện thực tuyệt đối. Bản B: Căn cứ theothắng nghĩa (paramārthena, xét trên phương diện tuyệt đối),thì ba Thánh đế ấy không phải là hiện thực (phi đế: asatya).

[603]Phi y 非 依; bản B: phi quy y xứ 非 歸 依 處 (Skt. aśaraṇa-bhūtas).

[604]«Nhất y chương» 一 依 章; Skt. Ekaśaraṇa, một chỗ quy yduy nhất. Tham chiếu chương 15, chương này cũng có tên là«Thuyết thường trụ an ổn nhất y» 說 常 住 安 隱 一 依(Skt. Nitya-sthita-śanty-ekaśaraṇadeśanā). Bản B: «Thuyết thườngtrụ bất động tịch tĩnh nhất y» 說 常 住 動寂 靜 一依 (Skt. Nityasthitāniñj-yaśantyekasaranadeśanā).

[605]Hữu vi tướng (Skt. saṃskṛtalakṣaṇa), xem cht. 576 chương10 ở trên.

[606]Phi hư vọng pháp 非 虛 妄 法; bản B: phi phá hoại pháp 非破 壞 法.

[607]Bản B: dĩ thắng nghĩa cố以 勝 義 故, Skt. paramārthena.

[608]«Điên đảo chân thật» 顛 倒 真 實 (Skt. viparyāsa-aviparyāsa/viparyāsa-tattva), điên đảo và chân thật. Phàm phu có bốnthứ điên đảo: vô thường (anitya) tưởng là thường (nitya),khổ (duḥkha) tưởng là lạc (sukha), bất tịnh (aśuci, aśubha)tưởng là tịnh (śuci), vô ngã tưởng (anātman, nairātmya) làngã (ātman); Cf. Câu-xá19 (Đại 29, tr. 100). Tiểu thừa có bốnthứ điên đảo: Niết-bàn vốn là thường, lạc, ngã, tịnhnhưng lại thấy ngược là vô, thường, khổ, vô ngã và bấttịnh.

[609]Diệt đế (Skt. nirodha-satya), bản B: khổ diệt đế (duḥkha-nirodha-satya).

[610]Sở duyên 所 緣 (Skt. ālambana), bản B: cảnh giới 境 界, đốitượng mà thức vin bám vào để sinh khởi và hoạt động.

[611]Trí tuệ cảnh giới 智 慧 境 界 (Skt. jñāna-gocara); bản B:trí sở năng cập 智 所 能 及, trường hoạt động của trítuệ.

[612]Nhị kiến điên đảo 二 見 顛 倒 (dva dṛṣṭi-vipryāsau);bản B: nhị biên kiến 二 邊 見 (antadvaya-dṛṣṭi) hai quanđiểm thiên lệch hay cực đoan; thiên chấp một trong hai quanđiểm: Thường kiến (śaśvata-darśana). Chủ trương thế giớivà tự ngã là thường tồn. Đoạn kiến, hay đoạn diệt luận(uccheda-dṛṣṭi), chủ nghĩa hư vô, chủ trương không cóthế giới này, không có thế giới khác, không có tồn tạisau khi chết.

[613]Thanh tịnh 清 淨, bản B: tịnh trí 淨 智 (Skt. viśuddha-jñāna).

[614]Biên kiến, hay biên chấp kiến 邊 執 見 (Skt. antagrāha-dṛṣṭi).

[615]Trong nguyên bản, thọ ấm 受 陰, bản B: thủ uẩn 取 蘊.Skt. upādāna-skandha, uẩn do chấp thủ, do được duy trì bởikhát ái. Cf. Câu-xá 29 (Đại 29, tr. 152c): Phái Độc tử bộ(Vātsīputrīya) chủ trướng tồn tại một tự ngã, một kháiniệm về «con người» (pudgala: bổ-đặc-già-la) được hìnhthành trên cơ sở các uẩn, tức thủ uẩn (skandhān upādāya:upādāna-skansha). Sđd., tr. 5b: Truyền thuyết Hữu bộ (Sarvāstivāda)nói, do chúng sinh mê lầm tâm và tâm sở (cittacaitasika), màchấp tồn tại một tự ngã, cho nên Phật giảng 5 uẩn đểđối trị.

[616]Hán: vọng tưởng kế trước 妄 想 計 著Skt. vitathaparikalpa,tư duy sai lầm; bản B: sanh dị phân biệt 生 異 分 別.

[617]«Chư hành vô thường» 諸 行 無 常 (Skt. anityā bata saṃskārāḥ).Hành (saṃskāra) đồng nghĩa với hữu vi (samskṛta). Nếu nhậnthức tồn tại như là kết quả (thụ động) được ra bởicác yếu tố nhân duyên, thì gọi nó là hữu vi. Nếu nhậnthức tồn tại như là nhân hay duyên để tác thành hiện hữucác pháp khác, khi đó nó được gọi là hành. Tham chiếu,S.iii. tr.: Saṅkhātaṃ abhisaṅkharontī ti bhikkhave tasmā saṅkhārāti vussanti, «Này các Tỳ-kheo, vì chúng tạo ra các pháp hữuvi nên chúng được gọi là hành.» Tham chiếu D.ii. tr. 157:Aniccā vata saṅkhārā upādavayadhammino. Upajjitvā nirujjhanti, tesaṃvūpasamo sukho' ti, «Thật vậy, các hành là vô thường, làpháp sanh diệt. Sau khi sinh, chúng diệt. Sự tĩnh chỉ củachúng là an lạc».

[618]Tham chiếu, Laṅka, tr. 41: Punar aparaṃ Mahāmate nirvāṇam āryajñāna­pratyātmaga­tigo­caraṃśāśvatocchedavikalpabhāvābhā-vavivarjitam, «Lại nữa, này ĐạiHuệ, Niết-bàn là cảnh giới của Thánh trí tự chứng vượtngoài phân biệt thường hằng và đoạn diệt, hiện hữu hayphi hiện hữu.»

[619]Ư thân chư căn 於 身 諸 根 (Skt. kāyendriyeṣu), các căn ytrên thân.

[620]Phân biệt tư duy 分 別 思 惟; bản B: thọ giả tư giả 受者 思 者.

[621]Hiện pháp kiến hoại 現 法 見 壞; bản B: hiện pháp diệthoại 現 法 滅 壞 (Skt. dṛṣṭadharme bhaṅga).

[622]Hữu tương tục 有 相 續 (Skt. Bhavāṅga-santati), dòng tồntại liên tục không gián đoạn.

[623]Tâm tương tục 心 相 續 (Skt. citta-santati), dòng chảy liêntục của tâm.

[624]Sát-na gián 剎 那 間; bản B: sát-na hoại diệt 剎 那 壞 滅(Skt. kṣaṇena anantarāya).

[625]Bỉ nghĩa 彼 義 (Skt. tad-artham), «theo ý nghĩa đó.» Bản B:bỉ bỉ nghĩa, «Ý nghĩa ấy vượt ngoài các phân biệt vàcác kiến giải hấp kém.»

[626]Dị tưởng 異 想 (Skt. anyathā-saṃjñā), ấn tượng sai lầm.

[627]Nhất thiết trí cảnh giới 一 切 智 境 界 (sarvajña-jñāna-viṣaya).Du-già 38 (Đại 30, tr. 498c): «Trí tuệ hoạt động một cáchkhông trở ngại trong tất cả giới (dhātu), tất cả sự (vastu),tất cả phẩm loại (prakaraṇa), tất cả thời gian (kāla);trí ấy được gọi là nhất thiết trí.» Đây chỉ trí tuệcủa Phật. Bản B: Như Lai cảnh 如 來 境 (Tathāgataviṣaya)

[628]Thường ba-la-mật (śāśvata-pāramitā), ngã ba-la-mật (ātma-pāramitā),tịnh ba-la-mật (śuci-pāramitā), lạc ba-la-mật (sukha-pāramitā).Tham chiếu, Vô thượng y (Đại 16, tr. 471c), bốn ba-la-mậtcủa Pháp thân: «Các pháp, sắc vv., đều là vô thường nhưngkhởi lên ý tưởng cho là thường; các pháp đều là khổnhưng sinh ý tưởng là lạc; vô ngã mà khởi ý tưởng làngã; vốn bất tịnh mà có ý tưởng là tịnh; đó là điênđảo. Quán các pháp, sắc v.v., là vô thường, khổ, vô ngã,bất tịnh, là không điên đảo. Nhưng nếu cũng quán Phápthân diệu đức của Như Lai như thế, ấy là điên đảo.Để đối trị điên đảo ấy, Ta nói bốn đức của Phápthân Như Lai: thường, lạc…»

[629]Tham chiếu Vô thượng y (Đại 16, tr. 472a).

[630]Cf. Saddha., tr. 44: Adyāhaṃ Bhagavan bhagavataḥ putro jyeṣṭhaauraso mukhato jāto dharmato dharmanirmito dharmadayādo dharmanirvṛttaḥ,«Bạch Thế tôn, ngày hôm nay con mới thật sự là trưởngtử của Thế tôn, sinh ra từ miệng Thế tôn, được sinh bởiPháp, được hóa sinh bởi Pháp, là kẻ thừa tự Pháp, đượcthành tựu bởi Pháp.» Tham chiếu, D. iii. 84: Bhagavato' mhi puttooraso mukhato jāto dhammajo dhamma-nimmitto dhamma-dayādo' ti.

[631]Đắc pháp dư tài 得 法 餘 財 (Skt. dharma-dayāda); bản B: đắcPhật pháp phần 得 佛 法 份. Xem Pháp hoa 2 (Đại 9, tr. 10)..Xem cht. ở trên (Pāli: dhammadāyāda), con thừa tự pháp. Bảokhốt, 79a: «Tài sản của cha mẹ đã chết để lại cho consử dụng được gọi là dư tài.»

[632]Trí ba-la-mật 智 波 羅 密 (Skt. jñāna-pāramitā).

[633]Tứ y trí 四 依 智 (Skt. catvāri pratisaraṇa-jñānāni). Bảokhốt, 79b-c: có hai giải thích: 1. Trí tuệ phát sanh do lấybốn Thánh đế làm sở y. Thuyết này không được chấp nhận;2. Bốn sở y của Bồ Tát: a. Y theo nghĩa chứ không y theo văn(artha-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na vyañjana-pratisaraneṇa); b.Y theo pháp chứ không y theo người (dharma-pratisaraṇena bhavitavyaṃna pudgala-pratisaraṇena); c. Y theo trí chứ không y theo thức(jñāna-pratisaraneṇa bhavitavyam na vijñāna-pratisaraṇena); d.Y theo kinh rốt ráo nghĩa chứ không y theo kinh chưa rốt ráonghĩa (nītārtha-sūtra-pratisaraneṇa bhavitavyaṃ na neyārtha-sūtra-pratisaraneṇa).Bản B: tứ nhập lưu trí chi sở hành 四 入 流 智 之 所 行(Skt. śrotapatti-jñāna-gocara?) «Khổ diệt đế là cảnh vựchoạt động của bốn nhập lưu trí.» Skt. trong bản B có thểlà prātisāraṇa: sự lưu chuyển. Cũng có thể là pratisrota-gāmin;tham chiếu Pāli tương đương, paṭisotagāmnin: người đi ngượcdòng thế gian để thuận theo dòng Thánh; Cf. SA.i. tr. 197: paṭisotagāminti, niccādīnaṃ paṭisotaṃ aniccaṃ dukkhaṃ anattā asubhan tievaṃ gataṃ catusaccadhammā, «Người đi ngược dòng (thế gian)là đi ngược dòng chảy thường vv. (mà thế gian mong cầumột cách ảo tưởng) để đi đến pháp với bốn chân đếlà vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh.»

[634]Tam thừa sơ nghiệp 三 乘 初 業 Skt. triyānādikarmika, chỉnhững vị mới phát tâm tu tập trong cả ba thừa.

[635]Bất ngu pháp 不 愚 法. Bảo khốt, 80: Các hàng sơ phát tâmtrong cả Ba thừa nếu tự biết rõ rằng mình sẽ thành Phật,được gọi là «không ngu pháp».

[636]Bản B: «Chỉ có một nhập lưu là tối thắng, tối thượngtrong các nhập lưu; mà theo đệ nhất nghĩa, đó là chính lànhập lưu, là chỗ quy y; đó là khổ diệt đế.»

[637]Tự tính thanh tịnh 自 性 清 淨 (Skt. prakṛti-pariśuddhi). Bảokhốt, 81a: Các giảng sư ở Giang nam phân từ đây trở xuốnglà chương 12 «Điên đảo và Chân thật», và giải thích,điên đảo chỉ cho sinh tử, chân thật chỉ cho nghĩa «mộty», do đó tên gọi đầy đủ của chương có thể là «Điênđảo y trên Chân thật.» Cát Tạng không chấp nhận giảithích này. Theo Cát Tạng, nói là «điên đảo», chỉ cho ngoạiđạo, Nhị thừa, và loạn ý Bồ Tát không hiểu rằng y trênNhư Lai tạng mà có sinh tử.

[638]Tham chiếu Lăng-già 5 (Đại 16, tr. 619a-b): Đại Tuệ hỏi,«Nếu không tồn tại một tự ngã, thì cái gì sinh và cáigì diệt?» Phật giải đáp: «Như Lai tạng là nhân của thiệnvà bất thiện, sáng tạo nên tất cả các cõi sinh loại.»

[639]Bản tế bất khả tri 本 際 不 可 知; bản B: tiền tế bấtkhả liễu tri 前 際 不 可 了 知. Bản tế (Skt. pūrva-koṭi),giới hạn nguyên thủy hay tiên khởi của thời gian. Bảo khốt,81c: Có hai giải thích: 1. Phật tánh vô thủy, sinh tử có khởithủy. Cũng có thể biết được khởi thủy. Nhưng vì dùngchung với Phật tính nên nói là «bản tế bất khả tri»;2.Phật tính vô thủy, sinh tử có khởi thủy. Nhưng vì quaylưng với Phật tính nên chịu sinh tử. Cần phải thấy đượcPhật tính mới rõ được khởi thủy của sinh tử. Duy chỉPhật mới có thể thấy được khởi thủy đó. Hàng Thậpđịa cũng chưa biết được khởi thủy. Cf. Laṅkā, tr. 95:Na ca Mahāmate saṃsārasya pūrvakoṭiḥ prajñāyate, «Này Mahāmate,cũng không thể nhận thức được giới hạn tối sơ củaluân hồi.»

[640]Chư thọ căn một 諸 受 根 沒; bản B: chư thọ căn diệt諸 受 根 滅. Có năm thọ căn, tức quan năng cảm thọ (pañcavedanendriyāni): khổ hay cảm giác khó chịu (duḥkha), lạc haycảm giác dễ chịu (sukha); hai cảm thọ này thuộc thân. Ưuhay không thích ý (daumanasya) và hỷ hay thích ý (saumanaya); haicảm thọ này thuộc tâm. Xả hay cảm thọ trung hòa (upekṣā).Cf. Câu-xá3 (Đại 29, tr. 14c). Bảo khốt, 82b: «Các thọ căn,chỉ năm thọ: ưu, hỷ, khổ, lạc, xã. Thọ phát sinh từ nămcăn (tai, mắt, vv.) là khổ hay lạc. Thọ phát sanh từ ý cănlà hỷ hay ưu. Không khổ không lạc là xả. Các thọ này làkhả năng phát triển phiền não nên gọi là thọ căn. Chúngsinh khi mạng sống chưa dứt, thọ căn luôn luôn có mặt, khônghề ngưng nghỉ trong trong sát-na, tiếp nối nhau liên tục.(…) Khi mạng chung, các thọ căn bị rủ bỏ; xả thọ diệttận, cho nên nói là một 沒 (Skt. cyuti).»

[641]Bất thọ căn 不 受 根; bản B: vị thọ căn 未 受 根 (Skt.avedanendriya). Bảo khốt, 82b: «Nên nói thọ căn không khởi.Điều này muốn nói, không có thọ căn lần lượt tiếp nốikhởi lên.» Giải thích này không phù hợp ý kinh. Đoạn kinhnày nêu rõ một khía cạnh của thuyết Như Lai tạng, theo đódo công năng duy trì tồn tại của thân-tâm và thế giới củathức A-lại-da (ālaya-vijñāna), hoạt động của thức khônghề gián đọạn, do đó thọ luôn luôn có mặt. Trạng tháitiêu cực hay thụ động của thọ được gọi là avedanendriya,trong đó tiếp đầu ngữ «a» có nghĩa là «không» hay «chưa.»

[642]Thứ đệ 次 第; bản B: vô gián tương tục 無 間 相 續 (Skt.anantarāyam).

[643]Các căn (indriyāni) ở đây cũng chỉ các quan năng nhận thức:mắt, tai, v.v. Bản B: các thọ căn; xem ct. 617 trên.

[644]Bản B: «Không sinh, không tử, không lên, không rơi xuống.»

[645]Bản B: «Đối với tạng của trí tuệ vốn lìa sự giảithoát là y, trì, kiến lập.»

[646]Lục thức cập tâm pháp trí 六 識 及 心 法 智. Bảo khốt,82b-c: «Có người nói, sáu thức chỉ sáu sự thức (muốnchỉ phân biệt sự thức, Skt. vastu-prativikalpa-vijñāna); tâmpháp trí chỉ thức thứ bảy. Khi mê, nói là tâm. Khi ngộ,nói là trí… Giải thích này không đúng (…). Ở đây, sáuthức đã là tâm vương; trí vốn là tâm sở pháp cho nên nóilà tâm pháp trí.» Ý nói, sáu thức cùng với các tâm sởcủa chúng. Bản B: Lục thức cập dĩ sở tri 六 識 及 已所 知. Theo bản dịch này, dĩ sở tri, cái đã nhận thức,chỉ cho ý giới (manodhātu). Cf. Kośa, kārikā i.17: ṣaṇṇāmanantarātītam vijñānam yad dhi tan manaḥ, «sáu thức thuộc quákhứ không gián cách chính là ý (giới).» Câu-xá 1 (Đại 29,tr. 4b): «Sáu thức thân vừa diệt, không gián cách, là khảnăng sinh khởi thức kế tiếp; bấy giờ chúng được gọilà ý giới.» Tham khảo Nhiếp luận thích (Huyền) 1, Đại31, tr. 325b: «Ý (tức mạt-na thức; Skt. manas) có hai thứ. 1.Làm thể tính sở y cho điều kiện liên tục (đẳng vô giánduyên; Skt. samanantara-pratyaya); các thức vừa diệt trong quákhứ không gián cách làm y chỉ cho ý thức sinh khởi.»

[647]Bất chủng chúng khổ 不 種 眾 苦; bất thọ chúng khổ 不受 眾 苦 (Skt. ananubhū­tasukhaduhkhā), xem cht. dưới.

[648]Lăng-già 5 (Đại 16, tr. 621c): «Năm thức thân vốn không lưuchuyển, không cảm thọ khổ lạc, không phải là nhân củaNiết-bàn. Như Lai tạng cùng chuyển hiện và ngưng nghỉ vớinhân của khổ và lạc được cảm thọ, bị che mờ bởi bốnloại tập khí.» Cf. Laṅkā, tr. 96.

[649]Tiền tế 前 際 (Skt. pūrva-koṭi).

[650]Phi ngã 非 我, phi chúng sanh 非 眾 生, phi mạng 非 命, phinhân 非 人; bản B: phi hữu ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả非 有 我 人 眾 生 壽 者. Cf. Vajra (rải rác) : Na (…) ātmasaṃjñāpravartate, na sattvasaṃjñā, na jīvasaṃjñā, na pudgalasaṃjñāpravartate.

[651]Đọa thân kiến chúng sinh 墮 身 見 眾 生; bản B: thân kiếnhữu tình 身 見 有 情 (Skt. satkāya-dṛṣṭi-patita-sattva).Câu-xá19 (Đại 29, tr. 100a): «Chấp ngã và ngã sở (ātmātmyagrāha),đó là tát-ca-da kiến (satkāyadṛṣṭi). Sát nghĩa là hủyhoại; kāya nghĩa là tích tụ. Satkāya, chỉ cho hợp thể vôthường, tức năm thû uẩn (upādāna-skandha)… Sở dĩ cho rằnguẩn chính là ngã vì tưởng rằng chúng là thường hằng vànhất thể.» Tham chiếu Pāli, S.iii.tr 159: Katamo ca bhikkhave sakkāyo?Pancupādānakkhandhā tassa vacanīyaṃ, «Thế nào là hữu thân?Đó là các thủ uẩn.»

[652]Không loạn ý chúng sinh 空 亂 意 眾 生; Bảo khốt, 84c: «Ngườisơ học Đại thừa phần lớn tu tập quán Không cho đến mứcrối loạn nhận thức chân chính, do đó gọi là không loạný chúng sinh.» Bản B: không kiến hữu tình 空 見 有 情 (Skt.śūnyatādṛṣṭi-sattva), chỉ hàng chúng sinh chấp không, tứchàng Đại thừa sơ học.

[653]Phật tính luận 2 (Đại 31, tr. 796b), giải thích đoạn kinhtrên như sau: Như Lai tạng có 5: 1. Như Lai tạng (Tathāgata-garbha);ở đây, tạng nói theo nghĩa tự tính. Tất cả các pháp khôngra ngoài tự tính của Như Lai, vì yếu tính là vô ngã. Chonên nói, tất cả các pháp đều là Như Lai tạng; 2. Chánhpháp tạng (Saddharma-garbha, hoặc saddharma-kośa); tạng ở đâycó nghĩa là nhân (nói theo phương diện nhân). Vì hết thảyThánh nhân đều lấy thể tính của các pháp này, là bốnniệm xứ, vv., làm đối tượng, khiến phát sinh những gìchưa sinh; đã sinh thì khiến cho viên mãn. Cho nên gọi đólà Chánh pháp tạng; 3. Pháp thân tạng (Dharmakāya-gar­bha/Dharmakāya-kośa);tạng ở đây có nghĩa là «đã đến nơi» (chí đắc). Đólà chánh tánh mà hết thảy Thánh nhân có ý hướng hâm mộ;ý hướng hâm mộ và mong muốn được nghe. Do ý hướng thâmtâm hâm mộ ấy các Thánh nhân thành tựu được bốn đức,và công đức của hết thảy Như Lai nhiều hơn cát sông Hằng.Cho nên, thể tính ấy được gọi là Pháp thân tạng; 4. Xuấtthế tạng (Lokottara-garbha); tạng ở đây có nghĩa là chânthật. Thế gian có ba khuyết điểm: a. Do đối trị; vì cóthể bị diệt tận nên được gọi là thế gian. Pháp nàykhông có đối trị cho nên nói là xuất thế. b. Do không antrú tĩnh tại nên gọi là thế gian, vì kết quả của tâmhư vọng vốn không ngừng hoại diệt trong từng sát-na. Phápnày không như vậy nên nói là xuất thế. c. Do có kiến giảiđiên đảo; tâm ở trong thế gian thì luôn nhìn thấy mộtcách điên đảo. Như con người thuộc trong tam giới thì quyếtkhông thể có pháp nhẫn thấy khổ đế. Vì hư vọng cho nêngọi là thế gian. Pháp này có khả năng vượt ngoài thế gian,nên nói là chân thật. Đó là Xuất thế tạng; 5. Tự tínhthanh tịnh tạng (Prakṛti-pariśuddhi-garbha); tạng ở đây cónghĩa là bí mật. Nếu tất cả tùy thuận tự tánh này thìnói là nội. Đấy là chính chứ không phải tà, cho nên làthanh tịnh. Nếu các pháp trái nghịch với lý này thì đượcgọi là ngoại. Đấy là tà chứ không phải chính, cho nênlà nhiễm trược. Do đó nói là tự tính thanh tịnh tạng.

[654]Khách trần phiến não 客 塵 煩 惱 (Skt. āgantu-kleśa), phiềnnão như khách trọ, đến rồi đi.

[655]Thượng phiền não 上 煩 惱; Bảo khốt, 85c: Thượng phiềnnão tức hiện khởi phiền não 現 起 煩 惱, chỉ phiền nãođang hiện hành (Skt. paryutthāna).

[656]Sát-na thiện tâm 剎 那 善 心 (Skt. kṣaṇika-kuśala-citta).Lăng-già 5 (Đại 16, tr. 621b-c), tóm tắt: Những pháp có thuộctính sát na (kṣaṇika-dharma) là các pháp thiện (kuśala), bấtthiện (akuśala), hữu vi (saṃskṛta), vô vi (asaṃskṛta), vv.,nói tóm, là năm thủ uẩn (pañcopādāna-skandhā) được pháttriển do bởi tập khí của tâm-ý-ý thức (citta-mano-manovijñāna-vāsanāhetukā)…Thiện và bất thiện là tám thức… Năm thức thân (pañca-vijñāna-kayā)cùng chuyển biến với ý thức như là một toàn thể đồngnhất liên tục không gián đoạn, đồng nhất không khác biệtnhau của các sát na thiện và bất thiện. Cf. Laṅkā, tr. 95.

[657]Bản B: «Không thể bị nhiễm ô bởi khách trần phiền não.»

[658]Bảo khốt, 86a: «Phiền não xuất phát từ nhận thức sai lầm,không ảnh hưởng đến tâm… Như người thấy sợi dây mànhầm tưởng là con rắn…»

[659]Bất xúc pháp 不 觸 法 (Skt. asparśatva).

[660]Lăng-già 5 (Đại 16, tr. 619c): «Như Lai tạng ấy vốn tự tínhthanh tịnh; nhưng bị ô nhiễm bởi khách trần mà thành bấttịnh. Điều ấy, hàng Nhị thừa cùng ngoại đạo không thểsuy luận, không thể thấy, không thể hiện chứng được.Nhưng Như Lai thấy điều ấy một cách rõ ràng như thấy quảam-ma-lặc trong bàn tay.» Cf. Laṅkā, tr. 90.

[661]Thật nhãn, thật trí, vi pháp căn bản, vi thông đạt pháp,vi chánh pháp y 實 眼 實 智 為 法 根 本 為 通 達 法 為 正法 依; bản B: vi nhãn, vi trí, vi pháp căn bản, vi tôn, vi đạo為 眼 為 智 為 法 根 本 為 尊 為 導.

[662]Skt. Tathāgata-putra, hay Buddhasuta. Tên theo chương XV: «ThuyếtNhư Lai chân tử» 說 如 來 真 子. Bảo khốt, 87a: «Theo ýnghĩa, được sinh ra nên gọi là con, thì nếu nhận thức vàhành động cùng tương xứng, chắc chắn sẽ thành Phật, tấtđược gọi là chân tử. Nhưng ở đây căn cứ theo tự tánhthanh tịnh tâm mà nói là chân tử.» Nhiếp luận thích (Chân)8, Đại 31, tr. 206b: «Phật tử có năm nghĩa: 1. Có chủng tửlà ý nguyện vô thượng thừa; 2. Có mẹ là bát-nhã; 3. Cóbào thai là thiền định; 4. Có nguồn sữa mẹ là đại bi;5. Có cha là chư Phật. Do những nghĩa này mà nói là đượcsinh vào gia tộc Như Lai.» Phật tính luận 2, Đại 31, tr. 798a:«Bồ Tát do bốn nghĩa được gọi là Phật tử: 1. Nhân, nhưthân phần của cha; 2.Duyên, như có mẹ; 3. Y chỉ, như bàothai; 4. Thành tựu, như nguồn sữa mẹ.»

[663]Tùy tín tăng thượng 隨 信 增 上; bản B: tăng thượng tín增 上 信. Bảo khốt, 87b: «Tùy tín, chỉ địa vị Thập tín.Tùy theo giáo thuyết mà phát sinh tín tâm nên nói là tùy tín…Tin sâu, bền chặt như kim cương, nên nói là tăng thượng.»Tham khảo Câu-xá 23 (Đại 29, tr. 122b): «Ở giai đoạn kiếnđạo (darśana-mārga), do căn tính chậm lụt và sắc bén khácnhau mà phân biệt hai hạng Thánh giả khác nhau: tùy tín hành(śraddhānusārin) và tùy pháp hành (dharmā­nu­sārin)… Do tùytheo sự tin mà thực hành nên gọi là tùy tín hành…». Nhiếpluận thích (Huyền) 7 (Đại 31, tr. 426a): «Trong ba vô số kiếp(asaṃkhyā-kalpa) tu hành, ở đại kiếp thứ nhất, Bồ Tátthuộc hàng thắng giải hành (adhimukticaryā-pudgala), chưa chứngChân như (bhūtatathatā) nên sự tu tập chỉ dựa vào đứctin.» Du-già 47, 49 (Đại 31, tr. 553a, 565a): Từ mới phát tâmcho đến thành Phật, Bồ Tát trải quả bảy giai đoạn (bhūmi)tương đương 12 trú xứ (vihāra): 1. Chủng tính địa (gotrabhūmi),tu theo căn tính bẩm sinh, theo phước nghiệp từ nhiều đời;2. Thắng giải hành địa (Adhimukti-caryā-bhūmi), tu theo đứctin đối với pháp đã được nghe; 3. Tịnh thắng ý lạc địa(śuddhādhyāśaya-bhūmi), đã xác lập ý hướng; 4. Hành chánhhành địa (caryā-pratipatti-bhūmi), tu tập tăng thượng giới,tăng thượng tâm, tăng thượng tuệ; 5. Quyết định địa(niyatā-bhūmi), tu tập tự nhiên không cần phải nỗ lực (vôcông dụng vô tướng trụ, Skt. ānābhoga-nirmitta-vihāra); 6.Quyết định hành địa (niyata-caryā-bhūmi), do thành tựu vôngại giải, Bồ Tát thuyết pháp tự tại; 7. Cứu cánh địa(niṣṭhāgamana-bhūmi), tức Như Lai địa.

[664]Minh tín 明 信 (Skt. adhimukti), đồng nghĩa xác tín, thâm tínhay tín giải. Trang nghiêm kinh 6 (Đại 31, tr. 623c): «Tu hànhsau một a-tăng-kỳ kiếp (asaṃkhya-kalpa), bấy giờ tín đượcnuôi lớn đến trình độ thượng phẩm.»

[665]Pháp trí (Skt. dharma-jñāna), Hiển dương Thánh giáo 2 (Đại31, tr. 489c): «Pháp trí, là trí vô lậu (anāsrava-jñāna) nhậnthức trực tiếp các cảnh giới hiện tiền.» Cf. Câu-xá 26(Đại 29, tr. 134c): Pháp trí lấy bốn Thánh đế thuộc dụcgiới làm đối tượng tu quán.

[666]Thi thiết căn ý giải cảnh giới 施 設 根 意 境 界 (Skt.vijñapti-indriya-viṣaya); bản B: căn thức cảnh 根 識 境…Bảo khốt, 87c: «Thi thiết căn, … vì căn không có tính cốđịnh, do nhân duyên mà hiện hữu.» Giải thích gượng ép.Skt. ở đây hẳn là vijñapti, chỉ sự biểu lộ của thức,có khi dùng để chỉ bản thân của thức như vijñāna. Vìvậy bản B dịch là thức thay vì là thi thiết. Đây nói đến6 căn, 6 thức và 6 cảnh, tức 18 giới (dhātavo' ṣṭādaśa).-Bảo khốt, đd., «Ý giải, chỉ 6 thức bên trong. Cảnh giới,chỉ 6 trần bên ngoài.»

[667]Nghiệp báo 業 報 (Skt. karma-vipāka), nghiệp quả hay nghiệpdị thục, chỉ kết quả của các hành vi.

[668]A-la-hán miên 阿 羅 漢 眠; bản B đồng. Bảo khốt nêu mộtsố giải thích, đại khái vì chưa tỉnh thức nên nói là«giấc ngủ». Nhưng ý niệm «giấc ngủ của A-la-hán» khôngtìm thấy nơi các kinh luận khác nên khó xác dịnh ý nghĩa.Bảo khốt cũng dẫn lời một vị tăng người Ấn đươngthời tên là Pháp Trí (Dharmajñāna) nói đoạn dịch này khôngchính xác; theo Phạn bản phải dịch là minh 明 tức tam minh.Theo giải thích này, nguyên Skt. là vidyā (minh) thay vì nidrā(giấc ngủ). Hai từ này phát âm không gần nhau mấy, nhưngviết bằng mẫu tự tất-đàm (siddham) thì rất dễ nhầm lẫn.Bảo khốt cũng nêu ý kiến khác cho rằng trong bản Hán chữnhãn 眼 bị đọc nhầm thành chữ miên 眠.

[669]Tâm tự tại lạc thiền lạc 心 自 在樂 禪 樂; bản B: tâmtự tại ái lạc thiền lạc 心 自 在 愛 樂 禪 樂. Theo bảnB, có thể hiểu: «Quán sát sự tự tại của tâm và ưa thíchlạc thú của thiền.»

[670]Thánh tự tại thông 聖 自 在 通 (ārya-ṛddhi-vaśitā); bảnB: thánh thần biến thông 聖 神 變 通 (Skt. ārya-ṛddhi-prātihārya).Cả hai từ đều chỉ năng lực biến hóa siêu tự nhiên củabậc Thánh, không phải thần thông biến hóa của phàm phu.Bản B chỉ đề cập Thanh văn và Độc giác, không nói đếnĐại lực Bồ Tát.

[671]Phân chương và tên chương, theo Bảo khốt. Trong ấn bản Đạichánh (Đại 353), đây vẫn thuộc chương 14. – Bảo khốt,tr. 88b: «14 chương trước, minh giải sự thuyết pháp. Chươngnày minh giải sự hộ pháp.»

[672]Hán: thâm nghĩa 深 義 (Skt. gaṃbhīrārtha); bản B: thâm pháp深 法 (Skt. gaṃbhīra-dharma).

[673]Ly tự hủy thương 離 自 毀 傷. Bảo khốt, 89a: «Đối vớinghĩa mà không xuyên tạc, nói là ly hủy thương.»

[674]Ba hạng căn tính, Bảo khốt, đd., 1. Thành tựu thâm pháp trí:từ Sơ địa Bồ Tát cho tới địa vị cứu cánh; 2. Tùy thuậnpháp trí, hạng tùy thuận pháp trí trong giải hành địa; 3.Hạng thấp nhất, tùy tín tăng thượng trong giải hành địa.

[675]Hán: thậm thâm pháp trí 甚 深 法 智 (Skt. gaṃbhīra-dharma-jñāna).

[676]Hán: tùy thuận pháp trí 隨 順 法 智 (Skt. anudharma-jñāna).

[677]Bản nền: ngưỡng duy 仰惟. Các bản Tống, Nguyên Minh: ngưỡngsuy 仰推

[678]Trong ấn bản Đại chánh, từ đây trở xuống thuộc chương15.

[679]Bản B thêm: tùy kỷ sở thủ 隨 己 所 取, nhận thức theocá tính riêng biệt.

[680]Hán: hủ bại chủng tử 腐 敗 種 子 (Skt. pūti-bīja): hạtgiống hư thối. Bảo khốt, tr. 88b: «…làm tổn giảm cáichánh, tăng trưởng cái tà, không đủ khả năng thừa kế,như hạt giống hư thối.»

[681]Bản B: hàng phục oán địch 降 伏 怨 敵.

[682]Thiện đắc kỳ nghi 善 得 其 宜; bản B: thiện năng thôngđạt 善 能 通 達.

[683]Đa-la thọ 多 羅 樹; giống cây cọ; tên khoa học Borassus flabelliformis,dùng đơn vị đo chiều cao, tính theo Bảo khốt: chuẩn từkhuỷu tay tới chót ngón giữa là một chẩu. Một đa-la bằng70 chẩu.

[684]Hữu Xứng 友 稱 (Skt. Mitrakīrti). Vua nước Ayodhyā. Nhưng chưatìm thấy tên vua trong các kinh luận khác.

[685]Kỳ-hoàn lâm 祇 桓 林 (Jetavana); bản B: Thệ-đa lâm 逝 多林, khu rừng của vương tử Jeta, được bán cho Cấp Cô Độc.

[686]Kiều-thi-ca 憍尸迦 (Skt. Kausika), biệt danh của Thiên ĐếThích.

[687]Bản A: Thán Như Lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức 歎如來真實第一義功德, bản B: Tán thán Như Lai chân thật công đức 贊歎如來真實功德.

[688]Bản A: Bất tư nghị đại thọ 不思議大受; bản B: Thuyếtbất tư nghị thập chủng hoằng thệ 說不思議十種弘誓.

[689]Bản A: Nhất thiết nguyện nhiếp đại nguyện 一 切 願 攝大 願; bản B: Dĩ nhất đại nguyện nhiếp nhất thiết nguyện以 一 大 願 攝 一 切 願.

[690]Bản A: Thuyết bất tư nghị Nhiếp thọ Chánh pháp 說 不 思議 攝 受 正 法; bản B: đồng.

[691]Bản A: Thuyết nhập Nhất thừa 說 入 一 乘; bản B: đồng.

[692]Bản A: Thuyết vô biên Thánh đế 說 無 聖 諦; bản B: đồng.

[693]Bản A: Thuyết Như Lai tạng 說 如 來 臧; bản B: đồng.

[694]Bản A: Thuyết Pháp thân 說法身; bản B: Thuyết Phật phápthân 說佛法身.

[695]Bản A: Thuyết Không nghĩa ẩn phú Chân thật 說 空 義 隱覆 真 實; bản B: Thuyết Không tánh nghĩa ẩn phú Chân thật說 空 性 義 隱 覆 真 實.

[696]Bản A: Thuyết nhất đế 說 一 諦; bản B: đồng.

[697]Bản A: Thuyết thường trụ an ổn nhất y 說 常 住 安 隱一 依; bản B: Thuyết thường trụ bất động tịch tĩnh nhấty 說 常 住 不 動 寂 靜 一 依.

[698]Bản A: Thuyết điên đảo chân thật 說 顛 倒 真實; bảnB: đồng.

[699]Bản A: Thuyết tự tánh thanh tịnh tâm ẩn phú 說 自 性 清淨 心 隱 覆; bản B: Thuyết tự tánh thanh tịnh tâm phiềnnão ẩn phú 說自性清淨心煩惱隱覆.

[700]Bản A: Thuyết Như Lai chân tử 說 如 來 真 子; bản B: đồng.

[701]Bản A: Thuyết Thắng Man phu nhân sư tử hống 說 勝 鬘 夫人 師 子 吼; bản B: Thuyết Thắng Man phu nhân chánh sư tửhống 說 勝鬘夫人正師子吼.

[702]Hán: Quyết định liễu nghĩa 決 定 了 義 (Skt. niscita-nitārtha:ý nghĩa được lãnh hội một cách minh bạch, nhất định.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com