Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
TuệSỹdịch và giảng
PHIÊNDỊCH KINH VĂN
勝鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNGMANSƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN
PHƯƠNGQUẢNGKINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNGTRUNGẤN ĐỘ TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆSỸViệt dịch & Chú thích
TIỂUDẪN:
LỊCHSỬ TRUYỀN DỊCH
BảnHándịch đầu tiên của kinh này, theo Minh Không 明空,[271]là bản dịch của Tam tạng pháp sư Đàm-ma 曇摩, dưới triềuAn đế nhà Tấn (397-418 s.tl.), với nhan đề: Thắng Man sưtử hống nhất thừa phương tiện kinh 勝鬘師子吼一乘方便經.Hiện nay chúng ta không thấy vết tích gì của bản dịch xưanhất này.
Bảndịch kế đó, được lưu truyền rộng rãi nhất, là củaCầu-na-bạt-đà-la 求那跋陀羅 (Gunabhadra), trong khoảng niênhiệu Nguyên gia (424-453 s.tl.), triều Lưu Tống. Căn cứ trênbản dịch này, chúng ta hiện có 4 bản chú giải :
l.Thắng Man Bảo khốt 勝鬘寶窟[272] của Cát Tạng 吉藏. Sưlà người chuyên học Trung luận 中論 và Bách luận 百論,khởi xướng Tam luận tông Trung hoa, phát triển tư tưởngtánh không của Long Thọ mà La-Thập và Tăng Triệu đã xiểndương từ trước.
2.Thắng Man nghĩa ký 勝鬘義記[273] của Tuệ Viễn 慧遠, đờiTùy. Bản chú giải này chỉ thấy còn có phần đầu, đếnhết chương iii.
3.Thắng Man kinh Thuật ký 勝鬘經述記[274] của Khuy Cơ 窺基,đời Đường. Sư là một cao đồ của Huyền Tráng, cực lựcxiển dương tông chỉ Duy thức của Vô Trước và Thế Thân.
4.Thắng Man kinh nghĩa sớ 勝鬘經義疏[275] của Thánh Đức Tháitử 聖德太子[276] Nhật bản. Sau khi chú giải xong kinh này,Suy Cổ Thiên hoàng (Nữ hoàng) và các cung nữ phát nguyệnthọ mười đại thọ như được Thắng Man phu nhân nói ởtrong kinh.
6.Thắng Man kinh sớ nghĩa tư sao 勝鬘經義疏私鈔.[277] Niênhiệu Đại lịch thứ 7 (772), đời Đường, bản chú giảicủa Thánh Đức Thái tử được truyền vào Trung quốc vàMinh Không dựa theo đó viết sớ nghĩa.
Cácbản sớ giải dưới đây được phát kiến ở Đôn hoàng[278]
7.Thắng Man nghĩa ký 勝鬘義記,[279] thiếu phần đầu. Giảithích từ câu «nhất thiết pháp thường trụ» trong bài kệtán Phật của Thắng Man phu nhân. Ở cuối sách có thự danhlà Tuệ Chưởng Uẩn.
8.Thắng Man kinh sớ 勝鬘經疏,[280] thiếu phần đầu. Giảithích từ nhóm từ «tâm đắc vô nghi» trong lời đối thoạicủa vua Ba-tặc-nặc với vương phi Mạt-lị. Cuối sách cóghi: Chiếu Giang sư sớ.
9.Hiệp chú Thắng Man kinh 挾注勝鬘經,[281] thiếu phần đầu.Giải thích từ đoạn Phật bảo Thắng Man phu nhân nói vềNhiếp thọ Chánh pháp. Không rõ tác giả.
Haibản sớ giải sau đây được ấn hành trong Đại Nhật bảnPhật giáo toàn thư.
10.Thắng Man kinh sớ tường huyền ký 勝鬘經疏詳玄記, 18 quyển,Ngưng Nhiên. Bản chú giải này dựa trên Nghĩa sớ của ThánhĐức Thái tử.
11.Thắng Man kinh hiển tông sao 勝鬘經顯宗鈔, 3 quyển, PhổTịch.
Cácbản liệt kê dưới đây coi như thất truyền:
12.Thắng Man kinh sớ 勝鬘經疏, 2 quyển, Nguyên Hiểu 元曉 soạn.
13.Thắng Man kinh sớ 勝鬘經疏, 2 quyển Tuần Luân 循倫.
14.Thắng Man kinh chú 勝鬘經注, 1 quyển, Tăng Phức 僧馥.
15.Thắng Man kinh sớ 勝鬘經疏, 1 quyển, Tĩnh Mại 靖邁.
16.Thắng Man kinh nghĩa ký 勝鬘經義記, 1 quyển, Phan 攀 (?).
Cuốicùng, cho đến đời Đường, triều Vũ hậu, vào niên hiệuThần long thứ 2 (707), Bồ-đề-lưu-chí 菩提流志 dịch mộtphần lớn các kinh thuộc bộ Đại bảo tích.[282] Bộ nàygồm 49 hội, l20 quyển. Thắng Man thuộc hội 48, được gọilà «Thắng Man phu nhân hội 勝鬘夫人會.» Toàn bản khôngphân chia chương mục như bản Tống của Cầu-na-bạt-đà-la.Văn nghĩa cũng có nhiều đoạn trái ngược với bản Tống.
Bảndịch Việt văn này chính yếu dựa trên bản Hán của Cầu-na-bạt-đà-la.Trong khi đối chiếu với bản dịch của Bồ-đề-lưu-chí,những điểm khác biệt giữa hai bản sẽ được ghi nhậnở phần chú thích của mỗi chương trong bản dịch Việt.
[271]Thắng Man kinh sớ nghĩa tư sao 勝鬘經疏義私鈔, Tục tạngkinh (chữ Vạn), tập 30.
[272]Đại 34, No 1744.
[273]Tục tạng kinh (chữ Vạn), tập 30.
[274]Tục tạng kinh, nt.
[275]Đại 56, No 2185.
[276]Shōtoku Taishi, thời đại Asukaji; nhiếp chánh từ năm 593.
[277]Đại 85, No 2761.
[278]In bổ khuyết vào ấn bản Đại chánh, tập 85, «Cổ dậtbộ.»
[279]Đại 85, No 2761.
[280]Đại 85, No 2762.
[281]Đại 85, No 2763.