Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Bồ Tát Giới

31/03/201104:31(Xem: 5886)
Chương 3: Bồ Tát Giới

THẮNGMANGIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
TuệSỹdịch và giảng

PHẦNMỘT
GIẢNGLUẬN

CHƯƠNGIII:
BỒTÁT GIỚI

TIẾT1:BỒ TÁT TÂM ĐỊA GIỚI

I.CĂNBẢN BỒ TÁT GIỚI

Chươngnày Hán văn gọi là «Thập đại thọ» hay «Bất tư nghịđại thọ», ý nghĩa của nó sẽ được nói sau. Ở đây,chúng ta hãy nói trước về căn bản của Bồ tát giới.

LuậtAnh lạc,[35] trước khi thuyết minh ý nghĩa và phương phápthọ Bồ tát giới, nói: «Hết thảy chúng sanh khi mới bắtđầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôinhà của Phật, thì lấy giới làm gốc.»Trong giáo pháp củaPhật Thích ca, mặc dù không có Bồ tát tăng riêng biệt,[36]nhưng vẫn có hệ thống học giới, đó là Thanh văn giớigồm luật nghi của bảy bộ chúng, và Bồ tát giới. Trongbảy chúng,[37] năm chúng thuộc hàng xuất gia, hai chúng thuộctại gia.

Chứcnăng của giới là phòng hộ căn môn,[38] tức ngăn ngừa nhữngpháp bất thiện khởi lên làm phương hại đến các phẩmtính thiện căn. Chức năng ấy được ví dụ như là sợidây nối kết những đóa hoa không để bị gió cuốn bay mất.Những hiểu biết về Phật pháp, những gốc rễ thiện pháp,tất cả đều là những đóa hoa cần được xâu lại. Đốitượng phải phòng hộ tất nhiên là ý môn, hay tâm. Nhưnghoạt động của tâm luôn luôn nương tựa trên các hành vicủa thân và miệng, do đó Thanh văn giới dựa trên nhữngcấm chỉ hành động về thân và miệng. Và cũng do ý nghĩađó, sự tồn tại của giới chỉ giới hạn trong sự tồntại của thân và miệng. Thí dụ, khi cận sự nam hay cậnsự nữ quy y và thọ năm giới cấm, hiệu lực phòng hộ củagiới ấy sẽ tồn tại cho đến hết đời hoặc đến khinào đương sự tuyên bố là không còn tin tưởng Tam bảo vàkhông thọ trì các cấm giới ấy nữa. Hoặc như giới bátquan trai chỉ có hiệu lực trong khoảng một ngày một đêm.Qua thời gian ấy, dù có tuyên bố hay không, giới vẫn hếthiệu lực.[39]

Bồtát giới thì trái lại, có phát nguyện thọ trì cũng có vấnđề vi phạm, nhưng không hề có vấn đề mất giới.[40] Bởivì giới cấm của Bồ tát đặt căn cứ trên Bồ-đề tâm,lấy Phật làm mục tiêu hướng đến. Luật Anh lạc nói: «Hếtthảy giới phàm thánh Bồ tát đều lấy tâm làm thể. Nếutâm cùng tận thì giới cũng cùng tận. Nhưng vì tâm khôngcùng tận nên giới cũng không cùng tận.»[41] Do đó, giớicấm của Bồ tát cũng được nói là tâm địa giới.[42]

II.BA TỤ TỊNH GIỚI

Lạinữa, khác với Thanh văn giới lấy sự thành tựu đạo đứccá nhân làm tiêu chuẩn, Bồ tát giới lấy sự thành tựuchúng sinh làm tiêu chuẩn cho nên chức năng của giới khôngchỉ là phòng hộ căn môn. Giới ấy có ba chức năng như luậtAnh lạc[43] nói: «Nay vì hết thảy các Bồ tát mà kết cănbản của hết thảy giới, tức là ba thọ môn.[44] Là giớinhiếp thiện pháp, gồm tám vạn bốn ngàn pháp môn; là giớinhiếp chúng sinh, từ, bi, hỷ và xả, đem lại sự an lạccho hết thảy chúng sinh; là giới nhiếp luật nghi, gồm mườiba-la-di.»

Bathọ môn hay ba tịnh giới, như được liệt kê trên, đượcnhắc đến với một thứ tự khác, theo Du-già sư địaluận[45] như sau:

Thứnhất, nhiếp luật nghi giới. Như chúng ta đã biết, trong giáopháp của Phật Thích-ca không có Bồ tát tăng riêng biệt,do đó trong sinh hoạt thường nhật Bồ tát vẫn phải thọtrì cấm giới theo luật nghi của bảy bộ chúng.[46] Nếu làBồ tát tại gia, giới căn bản vẫn phải là cận sự luậtnghi hay cận trụ luật nghi, năm giới và tám giới. Bởi vì,các luật nghi này ngoài chức năng phòng hộ căn môn ra, chúngcòn là những điều kiện tạo thành một nhân cách đạo đứcgương mẫu, nhờ vậy mà có thể gây tín tâm cho những ngườichưa hiểu biết Phật pháp. Vả lại, Bồ tát cũng cần cósự phòng hộ để có thể phát triển các môn thiền định,khai triển các phần tuệ học.

Thứhai, nhiếp thiện pháp giới. Đây là phướng hướng thiệntrong học giới của Bồ tát. Luận Du-già[47] nói: «Bồ tátsau khi thọ luật nghi giới, tất cả vì đại bồ-đề, dothân, miệng và ý mà tích tập các thiện căn. Gọi tổng quátlà giới nhiếp thiện pháp.» Tức là Bồ tát thực hiện vàtích tập các thiện pháp để hướng tới mục đích cứucánh là Phật thừa.

Thứba, nhiêu ích hữu tình giới. Ở Bồ tát hành động vì mưucầu hạnh phúc cho chúng sanh, cho nên luôn luôn tu tập pháttriển các vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả như luật Anh Lạcđã nói.

TIẾT2:BẤT TƯ NGHỊ ĐẠI THỌ

I.MƯỜIĐẠI THỌ

Cácbản sớ giải đều hiểu «thọ» có nghĩa là «lãnh thọ.»[48]Ở đây chúng ta cũng có thể hiểu «thọ» ấy đồng nghĩavới «nhiếp» trong ba nhiếp pháp trên.[49] Bởi vì học giớiBồ tát mà Thắng Man phu nhân tuyên thệ lãnh thọ này bao gồm(nhiếp) vô số điều học của Bồ tát cho nên được gọilà «đại thọ.» Nói là «bất tư nghị», vì học giới ấylấy tâm làm thể cho nên không chỉ có hiệu lực trong mộtđời này mà còn đến vô lượng đời khác nữa.

Vìlà Bồ tát giới, tất nhiên mười đại thọ này là nhữngđiều khoản cụ thể được quảng diễn từ ba tụ tịnhgiới. Về sự phân tích mười đại thọ trên cơ sở ba tụtịnh giới, các bản sớ giải trình bày với một số dịbiệt như sau :

l.Nghĩa ký của Tuệ Viễn.[50] Mười đại thọ được phânthành hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất gồm chín đại thọ đầuđược gọi là «thế giáo giới» tức giới pháp để giáodục thế gian, và một đại thọ cuối cùng được gọi là«Chánh pháp giới.» Rồi trong chín đại thọ đầu lại đượcbao gồm trong ba tụ tịnh giới:

a.Nhiếp luật nghi giới: một đại thọ thứ nhất, không khởitâm vi phạm các học giới đã thọ.

b.Nhiếp thiện pháp giới: bốn đại thọ tiếp theo, trừ kiêumạn, trừ sân, trừ đố kị và trừ bỏn sẻn. Bốn điềunày, trong Địa trì kinh, tức phẩm giới trong phần «Bồ tátđịa trì» của Du-già sư điạ luận được gọi là bốntha thắng xứ hay bốn ba-la-di[51] của Bồ tát.

c.Nhiếp chúng sanh giới: hai thọ tiếp theo, thứ sáu và thứbảy, là hạnh nhiếp thủ tức những hành vi đem lại lợiích cho chúng sanh, không bao giờ rời bỏ chúng sanh, hai đạithọ tiếp theo nữa, thứ tám và thứ chín, là hạnh cứu bạt,tức những hành động quyết tâm đưa chúng sanh ra khỏi tộiác.

PhầnChánh pháp giới, một đại thọ cuối, là ý chí học hỏivà bảo vệ Chánh pháp, lần lượt trải qua các giai đoạntu chứng trong quá trình Bồ tát đạo cho đến quả vị Phật.

2.Bảo khốt của Cát Tạng,[52] trước hết đưa ra năm giảithích của các giảng sư đi trước, và chấp nhận giải thíchthứ năm. Theo đó, năm đại thọ đầu là nhiếp luật nghi,bốn đại thọ kế là nhiếp chúng sanh và một đại thọcuối là nhiếp thiện pháp. Quan điểm cũng đồng với Thuậtký của Khuy Cơ và Nghĩa sớ của Thánh Đức.

II.THA THẮNG XỨ

Ngoạitrừ đại thọ thứ nhất, luật nghi tổng quát, không có gìcần nói nhiều, vì cũng như giải thích của Tuệ Viễn trên.Bốn đại thọ tiếp theo cũng được giải thích như TuệViễn. Nhưng Bảo khốt sơ lược hơn. Thuật ký cũng giảithích theo luận Du-già như Tuệ Viễn nhưng chi tiết hơnmột chút. Luận Du-già gọi bốn điều này là bốn thathắng xứ. Thế nào là tha thắng xứ? Thuật ký[53] giải thích:«Ác pháp tổn hại mình gọi là tha thắng xứ. Thiện phápích lợi mình gọi là kỷ thắng xứ.» Về bốn tha thắngxứ, luận Du-già [54] nói: «Nếu các Bồ tát, do dục, thamcầu sự lợi dưỡng và cung kính mà khen mình chê người,đó là pháp tha thắng xứ thứ nhất. Nếu Bồ tát, hiện cótư tài, nhưng do tánh bỏn sẻn tài sản, khi những kẻ bầncùng khốn khổ, không nơi nương tựa, đến trước mặt cầuxin tư tài, mà tâm không thương tưởng, không tu tập huệthí; hoặc có người đến trước mặt cầu pháp, nhưng vìtánh bỏn sẻn đối với pháp nên dù có pháp mà không banbố cho, đây là tha thắng xứ thứ hai. Nếu Bồ tát mãi ômấp các oán hận, do nguyên nhân ấy chẳng những phát ra lờithô bạo mà thôi, mà còn do oán hận che lấp nên dùng tay,chân, đất, đá, đao, gậy, đánh đập gây thương tích chohữu tình, bên trong ôm giữ vui thích phẫn hận, nếu có làmsái mà người khác đến can ngăn lại chẳng chịu, chẳngnhận, không bỏ oán kết, đây là tha thắng xứ thứ ba. Nếucác Bồ tát báng bổ Bồ tát tạng, ưa thích tuyên thuyết,khai thị, thiết lập tương tợ pháp, đối với pháp tươngtợ ấy hoặc tự mình tin và hiểu hoặc lôi cuốn bởi ngườikhác, đây là tha thắng xứ thứ tư.»[55]

Trongbốn tha thắng xứ vừa kể, Thuật ký kết hợp tha thắngxứ thứ tư, điều khoản về khởi đại tà kiến, với đạithọ thứ hai; tha thắng xứ thứ ba với đại thọ thứ ba,tha thắng xứ thứ nhất (Thuật ký liệt kê là thứ hai) vớiđại thọ thứ tư, và tha thắng xứ thứ hai (Thuật ký liệtkê thứ nhất) với đại thọ thứ năm.

Trongbốn tha thắng xứ này, luận Du-già nói, chỉ cần phạmphải một điều khoản cũng đủ mất tư cách Bồ tát chânthật, vì không thể giữ gìn tư lương Bồ-đề rộng lớncủa Bồ tát. Nếu Bồ tát nhiều lần hiện hành bốn tha thắngxứ mà không hề tỏ ra hổ thẹn trái lại ưa thích và tưởngnhư vậy là công đức, đó là trường hợp thượng phẩmphạm, tức cực trọng. Với trường hợp này, Bồ tát đượccoi như tự động xả giới.

Theođại bộ phận của Bồ tát giới, tha thắng xứ hay ba-la-dicủa Bồ tát cũng đồng với các ba-la-di của Thanh văn giới,người vi phạm sẽ bị diệt tẩn tức đuổi khỏi tăng chúng.Nhưng điểm dị biệt giữa Bồ tát giới và Thanh văn giớiở chỗ, Bồ tát mặc dù vi phạm các tha thắng xứ hay ba-la-dinhưng không vì vậy mà mất hẳn Bồ tát giới nếu Bồ-đềtâm được xác nhận là chưa mất, do đó có thể thọ lại.Trong trường hợp mười đại thọ của Thắng Man, mặc dùxét theo nội dung thì có những điều khoản hệ trọng tươngđương các tha thắng xứ, nhưng về mặt xử lý các trườnghợp vi phạm thì không phân biệt. Nghĩa là, hoàn toàn khônghề có vấn đề mất giới trong các trường hợp vi phạm.

TIẾT3: GIẢI THÍCH CHI TIẾT

Dướiđây tổng hợp các bản sớ giải, chúng ta giải thích chitiết riêng từng điều khoản một.

Mỗiđại thọ đều bắt đầu bằng câu: «Bạch Thế Tôn, kểtừ hôm nay cho đến lúc thành tựu đạo Bồ-đề…» Nhưđã nói ở trên, vì giới của Bồ tát là tâm địa giớinên sau khi tuyên thệ lãnh thọ thì hiệu lực của nó giớihạn không chỉ một đời mà liên tục cho đến khi nào thànhPhật.

l.Giữ giới đã thọ: đối với hiện tại trong lúc Thắng Manphu nhân còn là một vương phi, thì giới đã thọ ở đâycố nhiên là năm giới tại gia của một cận sự nữ. Nhưngđối với các đời tương lai, tùy trường hợp, giới đãthọ ấy là một trong tám luật nghi của Thanh văn giới. Tuynhiên, Thanh văn giới lấy các hành động của thân và ngữlàm tiêu chuẩn cho các trường hợp vi phạm, ở đây, trongtâm địa giới của Bồ tát, móng khởi tâm niệm muốn viphạm cũng được coi là trường hợp đã vi phạm.

2.Giới không kiêu mạn: kính thuận các bậc tôn trưởng làphần đạo đức căn bản của người nữ. Huống chi, ThắngMan phu nhân đang ở địa vị cao cả, cảnh giác tâm kiêu mạnlại càng cần thiết. Tất nhiên, nhược điểm tâm tính củangười nữ, không cứ gì ở địa vị Thắng Man, mà ở tấtcả địa vị nào, kiêu mạn là tính chất dễ phát động.Do kiêu mạn thành khinh thường và sẽ đi đến chỗ tiếtmạn, mất phẩm cách và trật tự nhân luân. Thuật ký hiểu«mạn» ở đây như là tăng thượng mạn, tức cố chấp nhữngsở đắc thấp kém, không chịu học hỏi các điều sâu xatrong giáo pháp Đại thừa.

3.Giới không sân nhuế: đối với tôn trưởng thì không kiêumạn, đối với những người thấp hơn thì không giận dữ,không ôm lòng thù nghịch, không có ý gây thiệt hại cho người.Nghĩa là, không lăng loàn đối với kẻ trên, không lấn lướtngười dưới.

4.Giới không tật đố: không tật đố đối với người cósắc đẹp hơn mình, không ganh tức với người có nhiều tàisản hơn mình. Bởi vì đố kỵ cũng là một nhược điểmkhác ở tâm tánh của người nữ. Ở đây, với Thuật ký,là trường hợp tự tán hủy tha, khen mình chê người, trongbốn tha thắng xứ tức bốn trọng cấm theo hệ Bồ tát giớicủa luận Du-già.

5.Giới không bỏn sẻn: không bỏn sẻn đối với các pháp nộivà ngoại. «Các pháp nội và ngoại» chỉ cho bản thân vàtài vật. Bồ tát tu tập vô lượng tâm về xả, vì lợi íchcủa Chánh pháp, của mọi người, không hề tiếc nuối thânmạng và tài sản.

6.Giới không tích tụ tư hữu: không súc liễm tài vật vì íchlợi bản thân. Trong sinh hoạt thế tục, Bồ tát có bổn phậntích tụ tài sản để làm giàu, nhưng những gì Bồ tát làmra đều phải hướng đến mục đích chẩn tế mọi người,do đó học giới của Bồ- tát không cấm chỉ việc tạo dựngtài vật.

7.Thực hành bốn nhiếp sự[56] không vì tư lợi: bốn nhiếpsự là bốn nguyên tắc duy trì sự đoàn kết của đời sốngtập thể, nhỏ thì giới hạn trong phạm vi gia đình, thânthuộc, lớn thì cho đến tất cả chúng sinh. Bằng bố thí,sẵn sàng cung cấp tất cả những gì mình có cho những aithiếu thốn. Bằng ái ngữ, nói năng nhã nhặn, từ ái, gâytin tưởng và hòa thuận giữa mọi người. Bằng lợi hành,thiết thực giúp đỡ mọi người tránh khỏi những thiệthại về vật chất và tinh thần, hướng dẫn những kẻ sốngbằng ác pháp đến với thiện pháp, từ tà kiến đến vớichánh kiến. Bằng đồng sự, hỗ trợ những ai muốn thànhtựu mục đích cao thượng mà thiếu phương tiện vật chấthay năng lực ý chí, tinh thần. Bằng bốn nhiếp sự, bao dung,bình đẳng giữa những kẻ thù nghịch cũng như những ngườithân thuộc.

8.Giới phải san bằng nỗi khổ: Bồ tát không từ khó nhọc,không sợ nguy hiểm, không tránh xa những nơi mà chúng sanhbị đọa đày, bị áp bức, bần cùng, khốn nạn, yếu đuốikhông nơi nương tựa cậy nhờ.

9.Giới phải diệt trừ tội ác: Bồ tát biết rõ rằng tộiác là nguyên nhân đưa đến nỗi khổ của thế gian cho nêncương quyết diệt trừ. Bồ tát không để cho các ác luậtnghi hiện hành trong phạm vi mà uy tín và quyền lực của mìnhcó thể chi phối. Ác luật nghi là hành động tội ác, gieokhốn khổ cho kẻ khác. Với những hành động ấy, có thểchiết phục bằng sự khuyến giáo. Nhưng trong trường hợpcần phải chiết phục bằng cưỡng bức, Bồ tát không từchối việc sử dụng quyền lực thế gian. Thắng Man phu nhânnói: «Khi nào có đủ năng lực, gặp những chúng sanh nhưvậy, ở nơi này hay nơi kia, đối với hạng cần phải chiếtphục con sẽ chiết phục; đối với hạng cần phải nhiếpthọ con sẽ nhiếp thọ.» Năng lực được nói đến đó tứcuy tín đạo đức của mình, hay sức mạnh thế tục mà mìnhcó thể chi phối, như uy quyền của vương vị chẳng hạn.Với những chúng sanh ngoan cố cần phải cưỡng bức khôngđể chúng thực hiện các ác luật nghi. Với hạng dễ bảothì cần được nhiếp thọ, tức bảo vệ chúng tránh xa nhữngác luật nghi.

10.Giới nhiếp thọ chánh pháp: Bồ tát không bao giờ lãng quênviệc hộ trì và bảo vệ Chánh pháp. Hộ trì hay bảo vệbằng thực học và thực chứng. Bảo khốt nêu lên hai giảithích về ý nghĩa này: «Có người nói, Chánh pháp tức lụcđộ vạn hạnh, nhiếp tức nhiếp lục độ… Lại có ngườinói, lý thật tướng của các pháp gọi là Chánh pháp, chứngpháp tại tâm gọi là nhiếp thọ.» Và Bảo khốt tổng hợpcả hai giải thích ấy dưới hai phương diện: lý và hành,tức học hỏi và thực hành. Thuật ký giải thích: «Nhiếpcó nghĩa là bao hàm, tu tập thiện pháp của pháp giới. Thọtức lãnh nạp, tu niệm các thiện pháp.» Ý nghĩa của nhiếpthọ Chánh pháp sẽ được quảng diễn trở lại ở chươngsau này.

TIẾT4:CÁCH THỨC THỌ GIỚI

I.ÝNGHĨA NGHI THỨC THỌ GIỚI

Giớipháp của Bồ tát không đồng với Thanh văn cho nên hình thứctrao truyền và lãnh thọ tất nhiên cũng khác. Thắng Man khôngnói đến cách thức thọ giới. Ở đây đơn giản chỉ cóviệc Thắng Man phu nhân đứng trước Phật mà tuyên thệ.Trong tất cả các nghi thức tuyên thệ, kể cả Thanh văn giớivà Bồ tát giới, đối diện trước Phật mà tuyên thệ làhình thức cao nhất, có hiệu lực nhất. Nhưng trong nhữngtrường hợp không có sự hiện diện của Phật, thì cả Thanhvăn giới và Bồ tát giới đều cần một số nghi thức. Cácnghi thức này được quy định tùy theo bản chất của họcgiới. Loại giới nào chỉ liên hệ đến đạo đức cá nhân,nghĩa là nếu có vi phạm thì sự thiệt hại chỉ xảy ra chobản thân, thì sự tuyên thệ được thực hiện trong phạmvi cá nhân, hoặc tự mình tuyên thệ, hay đối diện trướcmột người đã thọ trì học giới ấy. Loại học giới nàoliên hệ đạo đức tập thể, nếu vi phạm thì làm thiệthại uy tín của tập thể, học giới ấy cần phải đốitrước tập thể mà tuyên thọ.

Tấtcả học giới của Bồ tát đều gồm cả hai mặt, đạo đứccá nhân và tập thể. Nhưng bản chất của nó là tâm địagiới, cho nên sự tuyên thệ có thể tự mình, hoặc đốidiện trước một người đã thọ, hay trước tập thể.[57]

Môitrường hành đạo của Bồ tát là ở ngay giữa lòng xã hộinhân sinh. Nhưng thế giới nhân sinh là tập hợp những cộngđồng vô cùng sai biệt. Khác nhau về chủng tộc; khác nhauvề đẳng cấp xã hội; khác nhau về nghề nghiệp sinh sống.Vì vậy, hệ thống học giới của Bồ tát rất phức tạp,không giống như của Thanh văn. Mặc dầu luật của Thanh văncó phân chia thành nhiều bộ phái khác nhau, nhưng các nguyêntắc thọ giới, nguyên lý trì phạm, tất cả đều có chungmột nền tảng. Giới Bồ tát không phải vậy. Vì vậy, đốivới luật Phạm võng, Bồ- tát có đến muời pháp ba-la-di,nhưng với Du-già sư địa, chỉ có bốn.

II.CÁC TRUYỀN BẢN THỌ GIỚI

Căncứ trên các bản dịch Hán về Bồ tát giới được lưu truyềncho đến nay, hệ thống học giới của Bồ tát có thể phânloại thành ba nhóm, do sự khác nhau về các điều khoản ba-la-di:

1.Luật Phạm võng và Anh lạc. Luật Phạm võng được nói làdo chính bản thân đức Lô-xá-na thuyết.[58] Phật Thích-cakết tập Bồ tát giới ngay khi vừa mới thành đạo tại Bồ-đềđạo tràng. Luật Anh lạc không nói đến bản thân Lô-xá-na.Nhưng Bồ tát giới cũng được đức Thích-ca kết tập tạiBồ-đề đạo tràng. Tức là giới được kết tập vào thờiHoa-nghiêm. Hệ thống luật này thiết lập mười pháp ba-la-dicủa Bồ tát. Trong mười ba-la-di, bốn ba-la-di đầu đồngnhất với luật Tỳ-kheo. Xu hướng Phạm võng-Anh lạc là thiếtlập một cộng đồng Bồ tát xuất gia, tuy bản chất khôngphải là Tăng đoàn.[59] Cộng đồng như vậy ràng buộc cácthành viên của nó lại với nhau qua thọ giới và trì giớiBồ tát, cùng mỗi nửa tháng họp một lần để tụng giới,để kiểm thảo tư cách Bồ tát của mỗi thành viên căn cứcác điều khoản của giới bổn.

2.Luật Du-già. Phát xuất từ Du-già sư địa luận,[60] đượcnói là do đức Di-lặc thuyết. Luật Du-già chỉ có bốn ba-la-di.Luận quy định rằng, trước khi thọ Bồ tát giới, ngườicầu thọ giới phải là người đã thọ các giới Thanh văn,tức giới của bảy chúng đệ tử Phật.[61] Xu hướng củaDu-già là không lập chúng Bồ tát thành một cộng đồng riêngbiệt ngoài cộng đồng bốn chúng đệ tử. Bồ tát giớinhư vậy là phần hướng thượng, phát triển lên từ giớiThanh văn.

3.Luật Ưu-bà-tắc giới kinh. Luật quy định có sáu ba-la-dicủa Bồ tát. Trong đó, năm điều khoản đầu là năm giớicủa tại gia. Phổ thông, Phật tử tại gia hành đạo mangtính cách cá nhân. Thỉnh thoảng, ngay trong thời Phật, cũngcó cư sỹ tổ chức thành một nhóm để cùng khích lệ nhautu tập, như nhóm Thủ trưởng giả.[62] Họ vẫn giữa nămgiới tại gia. Nhưng ràng buộc nhau bằng bốn nhiếp sự. Nay,luật Ưu-bà-tắc giới kinh nâng năm giới vốn có bản chấtđạo đức cá nhân thành các điều khoản của cộng đồng.Đó là một cộng đồng sinh hoạt hoàn toàn theo thế tục,nhưng ngay trong sinh hoạt thế tục, các thành viên của nóthực hiện Bồ tát đạo. Ưu-ba-tắc giới kinh nói: «Giớinày có khả năng làm căn bản cho Sa-di thập giới, Đại tỳ-kheogiới và Bồ tát giới, cho đến A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.»[63]

Cóhai điểm đặc biệt mà luật Ưu-bà-tắc giới kinh khác vớicác luật khác. Thứ nhất, luật này không hỏi «Ngươi đãphát bồ-đề tâm chưa?» trước khi truyền giới. Thứ hai,hỏi già nạn mà các luật khác không hề có. Già nạn tứccác điều kiện được nêu lên để xác nhận tư cách ngườithọ giới. Nếu không thỏa mãn, không được phép thọ. Rõràng, Ưu-ba-tắc giới kinh muốn lập riêng một chúng tạigia, do đó qui định các tiêu chuẩn chọn lựa thành viên củanó.

Nóitóm lại, thọ giới không chỉ có nghĩa phát nguyện thọ trìnăm điều hay mười điều luật mà Phật đã thiết chế.Thọ giới, đó là sự tuyên thệ gia nhập cộng đồng; chấpnhận nghĩa vụ một thành viên của cộng đồng, để phụcvụ cho lý tưởng của cộng đồng mà mình chấp nhận. Vớiý nghĩa này, việc thọ giới rất quan trọng đối với Bồtát. Bởi vì Bồ tát đạo không chỉ là lý tưởng hay nguyệncủa một cá nhân, mà là con đường phụng sự tập thể.

Trongý nghĩa đó, việc thọ giới đối với Thắng Man phu nhâncũng không chỉ là phát nguyện của một cá nhân. Tuy rằngtrong lịch sử truyền thừa, hệ thống Bồ tát giới theo ThắngMan không được phổ biến, nhưng không phải vì vậy mà khôngcó. Hạn chế đó là tất yếu do lịch sử phát triển xãhội. Trong giai đoạn mà vai trò xã hội của người nữ chưađược thừa nhận, thì sự hình thành một cộng đồng Bồtát gồm các thành viên nữ để phụng sự theo chức năngthiên bẩm của mình, là điều khó có thể chấp nhận. Chonên, trong hàng Thanh văn xuất gia, có cộng đồng nữ là Tỳ-kheo-nităng. Nhưng trong hàng Bồ tát, không có cộng đồng Bồ tát-niriêng biệt.

LuậtPhạm võng không đề cập đến nghi thức thọ giới, mà chỉnói đến trường hợp đắc giới «Nếu thọ giới của Phật,thì hoặc quốc vương, vương tử, bách quan, tể tướng, tỳ-kheo,tỳ-kheo ni, mười tám Phạm thiên, lục dục thiên tử, thứdân, huỳnh môn, dâm nam, dâm nữ, nô tì, tám bộ quỷ thần,kim cang thần, súc sinh, cho đến loài người biến hóa, hễhiểu được tiếng nói của pháp sư là được thọ giới,đều được gọi là bậc đệ nhất thanh tịnh.»[64]

LuậtAnh lạc nói đến ba trường hợp thọ giới khác nhau: đốidiện trước Phật hay Bồ tát mà tuyên thệ thì được giớithượng phẩm chân thật. Sau khi Phật hay Bồ tát đã diệtđộ, trong khoảng một nghìn dặm có pháp sư đã thọ Bồtát giới rồi thì thỉnh vị ấy truyền giới cho, đó làgiới trung phẩm. Hoặc trường hợp sau khi Phật và Bồ tátđã diệt mà trong vòng một nghìn dặm cũng không có pháp sưthì có thể đối trước tượng Phật và Bồ tát mà tự mìnhphát nguyện thọ giới, đó là giới hạ phẩm. Luật cũngnói rằng trong vòng lục thân quyến thuộc đều có thể làmpháp sư truyền giới cho nhau.[65]

Ngoàihai bộ luật nói trên, cũng nên nói thêm nghi thức thọ giớiBồ tát theo luận Du-già mà ngài Huyền Tráng đã dẫn yếuthành bộ Bồ tát giới yết ma văn.[66]

[35]Anh lạc, quyển hạ, tr. 1020b22.

[36]Đại trí độ, quyển 34, Đại 35, tr. 311c10: «Chư Phật phầnnhiều chỉ có Thanh văn tăng, không lập riêng Bồ tát tăng.Bởi vì Phật Thích-ca không có Bồ-tát tăng riêng biệt, nêncác Bồ-tát như Di-lặc, Văn-thù, khi vào chúng, được phânngôi thứ theo thứ tự của Thanh văn tăng.»

[37]Đại trí độ, quyển 10, sđd., tr. 130b13: «Đệ tử của Phậtcó 7 chúng: Tỳ-kheo (Skt. Bhikṣu), Tỳ-kheo-ni (Bhikṣuni), Họcgiới ni (Śikṣamāṇā) Sa-di (Śrāmaṇera), Sa-di-ni (Śrāmaṇerikā),Ưu-bà-tắc (Upāsaka), Ưu-bà-di (Upāsikā).»

[38]Phòng hộ căn môn, hay căn luật nghi, Skt. indriya-saṃvara, hayPāli: indriyesu guttadvāro, «canh chừng cánh cửa nơi các giácquan.» Cf. M.i. 269: So cakkhunà rūpaṃ disvā na nimittaggāhī hoti(…) rakkhati cakkhundriyaṃ, cakkhundriye saṃvaraṃ āpajjati. Sotena(…), «Vị tỳ-kheo ấy, khi nhìn thấy sắc, không nắm chặtcác hình tướng (…), giữ gìn giác quan con mắt, canh chừngnơi giác quan con mắt.» Phòng hộ (Skt. saṃvara), Hán cũng dịchlàluật nghi. Có ba loại luật nghi: căn luật nghi (Skt. indrya-saṃvara),phòng hộ các giác quan; biệt giải thoát luật nghi (Skt. prātimokṣa-saṃvara),phòng hộ bằng các điều học giới đã phát nguyện thọ;và vô lậu luật nghi (Skt. anāsrava-saṃvara), phòng hộ do chứngpháp vô lậu. Về bản chất, có ba loại luật nghi: 1. Biệtgiải thoát luật nghi (prātimokṣa-saṃvara); 2. Tĩnh lự luậtnghi (dhyānaja-saṃvara), năng lực phòng hộ phát sanh do thiềnđịnh; 3. Vô lậu luật nghi (anāsrava-saṃvara), phòng hộ tựnhiên vì không còn phiền não nhiễm ô.

[39]Quan điểm của Hữu bộ (Sarvāstivāda) về sự tồn tại củagiới thể, xem Câu-xá, quyển 14, Đại 29, tr. 74cff.

[40]Anh lạc, quyển hạ, Đại 24, tr. 1021b: «Phật tử, sau khi thọ10 vô tận giới, (…), từ đời này sang đời khác, giớinày không mất, luôn luôn đi theo người đã thọ cho đếnthành Phật. (…) Vì vậy, Bồ tát giới có thọ pháp nhưngkhông có xả pháp…»

[41]Anh lạc, tr. 1021b20.

[42]Phạm võng, Đại 24, tr. 997c4: «Ta đã trải qua hằng trăm a-tăng-kỳkiếp tu hành tâm địa, do nhân đó mới xả phàm phu thànhĐẳng chánh giác.» Cf. Trí Khải Đại sư, Bồ-tát giới nghĩasớ, Đại 40 tr. 563a: «Luật nghi của Bồ-tát phòng hộ khắpcả ba nghiệp. Tâm, ý và thức; tự thể là đồng nhất, nhưngtên gọi thì khác. Trong ba nghiệp, ý nghiệp là chủ, còn thânvà ngữ là thứ yếu. Căn cứ vào sự trổi vượt, do đó(giới Bồ-tát) được gọi là tâm địa (giới).»

[43]Anh lạc, tr. 1020b29.

[44]Ba thọ môn, tức ba tụ tịnh giới (Skt. tri-vidhāni śīlāni):1. Luật nghi giới (śīla-saṃvara-śīla), 2. Nhiếp thiện phápgiới (kuśaladharma-saṃgrāhaka-śīla), 3. Nhiêu ích hữu tìnhgiới (sattvārtha-krīyā-śīla).

[45]Đại 30 , tr. 511a11.

[46]Liệt kê của Du-già nt: Bí-sô giới, tức giới của tỳ-kheo(bhikṣu). Bí-sô-ni giới tức giới của Tỳ-kheo-ni (bhikṣunī),Chánh học giới hay thức-xoa-ma-na (śikṣamāṇā), Cần sáchnam giới tức giới của sa-di (śrāmaṇera), Cần sách nữ giớitức giới của sa-di-ni (śrāmaṇerī), Cận sự nam giới tứcgiới của cư sỹ nam (upāsaka), Cận sự nữ giới tức giớicủa cư sỹ nữ (upāsikā).

[47]Sđd., nt. tr. 511a.

[48]Cf. Tuệ Viễn, Thắng Man nghĩa ký (Vạn 30, tr. 568a): «GiớiBồ-tát rộng lớn, tinh thâm khó dò, nên nói là bất tư nghị.Không còn gì có thể thêm vào được, nên nói là đại. Đượctiếp nhận bởi tâm, nên nói là thọ.» Cát Tạng, Bảo khốt,tr. 20b20): «Phức Pháp sư nói: Hư tâm kỉnh nạp, khắc kỷphụng hành, nói là thọ.» Khuy Cơ, Thắng Man Thuật ký (Vạn30, tr. 596a): «Đại, vì vượt qua Nhị thừa. Thể và dụngbao la rộng lớn, nên nói là đại. Sự dung nạp của cái đại,gọi là thọ.»

[49]Thọ (Skt. samādāna), có nghĩa là thọ giới, cũng có nghĩathọ trì, thọ sanh, nhiếp thọ, nhiếp thủ, thệ nguyện. «Nhiếpthọ» trong Hán dịch thường do từ Skt. saṃgrāha, hoặc parisaṃgrāha.

[50]Vạn 30, tr. 0568ff.

[51]Ba-la-di (Skt. pārājika), nguyên thủy, chỉ nhóm tội cực trọngcủa luật Tỳ-kheo. Tứ phần, Đại 22, tr. 571c6): «Cũng nhưngười đã bị chặt đầu không còn sống dậy được nữa.Tỳ-kheo cũng vậy. Phạm điều khoản này, không còn là tỳ-kheonữa, nên gọi là ba-la-di.» Căn bản Tát-bà-đa bộ luật nhiếp(Đại, tr. 522c21): «Ba-la-thị-ca, có nghĩa là cực ác. Ai phạmtội này, cực kỳ đáng kinh tởm. Cũng có nghĩa là tha thắng.Vì kẻ phạm điều khoản này, bị các vị tịnh hạnh kháckhinh thường, bị thua kém.» Đoạn sau, tr. 523b12, giải thíchtiếp: «Kẻ phạm ba-la-thị-ca, như con của Pháp vương đãbị quân địch đánh bại, không còn được tôn kính nữa.»Cf. Bồ-tát địa trì kinh (Đại 30, tr. 913bff): ba-la-di xứ pháp;Du-già (Đại 30, tr. 515c): tha thắng xứ pháp.

[52]Đại 39, T. 1744, tr. 21cff.

[53]Khuy Cơ, Thuật ký (Vạn 30, tr. 597a).

[54]Du già, tr. 515b22.ff.

[55]Về các ba-la-di của Bồ-tát giới, luật Phạm võng và luậtAnh lạc có 10; Du-già có 4; Bồ tát thiện giới kinh có 8; luậtƯu-bà-tắc giới kinh có 6.

[56]Nhiếp sự, hay cũng nói là nhiếp pháp; Skt. saṃgrāhavastu.Về 4 nhiếp sự của Bồ-tát, xem Du-già (Đại 30, tr. 529c.ff).

[57]Về nghi thức thọ Bồ tát giới lưu hành tại Trung quốc,trước sau có sáu truyền bản : 1. Phạm võng bản, y theo Phạmvõng Bồ tát giới kinh, do Cưu-ma-la-thập truyền. 2. Địa trìkinh, do Đàm-vô-sấm truyền, theo bản dịch Bồ tát địa trìkinh, bản dịch khác của Du-già sư địa. 3. Bản Cao xương,do Đạo Tiến, vốn được truyền bởi Đàm-vô-sấm, nhưngĐạo Tiến tự thọ do lễ sám 7 ngày đêm mộng thấy PhậtThích-ca trực tiếp truyền; so với chính bản của Đàm-vô-sấmcó ít nhiều canh cải. 4. Anh lạc bản, y theo Bồ tát Anh lạcbản nghiệp kinh. 5. Tân soạn bản, lưu hành đời Tùy do cácluật sư Đại thừa thời bấy giờ tập thành. 6. Bản chùaChế chỉ, do Cầu-na-bạt-ma truyền, Xem Trí Khải, Bồ tátgiới nghĩa sớ, Đại 40, tr. 568a.ff.

[58]Lô-xá-na (Skt. Rocana), trong Hoa nghiêm tông, đồng nhất vớiTỳ-lô-giá-na (Skt. Vairocana: Đại Nhật), danh hiệu chỉ Phápthân Phật. Thiên thai tông phân biệt: Tỳ-lô-giá-na là danhhiệu chỉ Pháp thân (Dharma-kāya); Lô-xá-na chỉ Báo thân (Saṃbhoga-kāya);Thích-ca chỉ Hoá thân (Nirmāṇa-kāya).

[59]Cộng đồng Bồ tát, tiếng Skt. gọi là gaṇa, chứ không gọilà saṅgha, mặc dù cả hai từ đều có Hán dịch là chúng.

[60]Bồ-tát thiện giới kinh, tuy có 8 ba-la-di, nhưng cũng thuộcvào hệ này, vì cùng xuất xứ từ Du-già sư địa.

[61]Đại 30, tr. 514b14. Xem thêm, Bồ-tát giới yết-ma văn, Đại24, tr 1104c.ff.

[62]Xem Trung, quyển 9, có hai kinh về Thủ trưởng giả; Đại 1,tr. 482ff. Theo tài liệu Pāli, A.i. 26, ông tên là Hatthaka, chứngquả A-na-hàm, hướng một tập thể tại gia gồm 500 người,bằng bốn nhiếp sự (catūhi vatthūhi parisaṃ saṇgaṅhantānaṃ).

[63]Đại 24, tr. 1047c27.

[64]Đại 24, T. 1484, tr. 1004b7.

[65]Đại 24, T. 1485, tr. 1020c.ff.

[66]Xem Thư mục tham khảo ở cuối sách.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com