PHÁP GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
a. Vô sắc giới là cảnh giới của những chúng sanh không còn lòng tham muốn hình sắc, nên không có hình thể. Cõi này còn phân chia thành bốn cảnh giới nhỏ hơn là Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
b. Sắc giới là cảnh giới của những chúng sanh không còn tham muốn nhưng vẫn còn hình thể, nhờ tu tập thiền định mà đạt đến, nên tuy có ăn uống mà đã dứt sạch được sự tham muốn, không còn cảm nhận khoái lạc nhục dục. Cảnh giới này lại phân chia thành bốn bậc, gồm 20 cảnh giới nhỏ hơn, tùy theo mức độ tu tập thiền định của chúng sanh ở đó.
Bậc Sơ thiền có 4 cảnh giới là Phạm thân thiên, Phạm phụ thiên, Đại phạm thiên và Phạm chúng thiên.
Bậc Nhị thiền có 3 cảnh giới là Thiều quang thiên, Vô lượng quang thiên và Quang âm thiên.
Bậc Tam thiền có 3 cảnh giới là Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên và Biến tịnh thiên.
Bậc Tứ thiền có 10 cảnh giới là Vô vân thiên, Phúc sinh thiên, Quảng quả thiên, Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu cánh thiên, Hòa âm thiên và Đại tự tại thiên.
c. Dục giới là cảnh giới của những chúng sanh còn sự ái luyến và tham dục trong tâm. Những chúng sanh sanh này tùy theo nghiệp quả đã tạo ra do sự ái luyến và tham dục đó mà phải thọ sanh vào sáu cảnh giới khác nhau trong cõi này, thường gọi là Lục đạo, bao gồm các cảnh giới trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
Các bậc giác ngộ đã dứt sạch nghiệp lực nên không còn phải thọ sanh trong ba cõi như chúng sanh, có thể vĩnh viễn an trụ trong cảnh giới Niết-bàn, vượt ngoài ba cõi. Tuy nhiên, các ngài do nguyện lực, vì lòng thương muốn cứu độ chúng sanh, nên tùy duyên mà hóa hiện trong ba cõi. Tuy hóa hiện trong ba cõi mà không bị trói buộc bởi ái luyến và tham dục, nên chỉ tùy duyên hóa độ chúng sanh mà không hề tạo tác các nghiệp thiện ác.
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
VŨ TRỤ VỚI VẠN VẬT
II. Ba cõi thế giới
Trong kinh Phật hay nói đến Tam giới, hay là ba cõi thế giới. Ba cõi bao gồm hết thảy chúng sanh, từ các bậc hiền thánh cho đến các hạng chúng sanh đang chịu khổ não, nếu chưa được giác ngộ hoàn toàn, còn chịu sự chi phối của nghiệp lực trong vòng luân hồi, thì đều không ra ngoài ba cõi. Phân chia như vậy là theo sự nặng nhẹ, tốt xấu của nghiệp lực, nhưng không phải là sự ngăn cách về mặt không gian. Bởi những chúng sanh có hạnh nghiệp tốt đẹp, cao thượng, cũng không phải bao giờ cũng sống tách biệt xa rời những chúng sanh nhiều tội lỗi.a. Vô sắc giới là cảnh giới của những chúng sanh không còn lòng tham muốn hình sắc, nên không có hình thể. Cõi này còn phân chia thành bốn cảnh giới nhỏ hơn là Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
b. Sắc giới là cảnh giới của những chúng sanh không còn tham muốn nhưng vẫn còn hình thể, nhờ tu tập thiền định mà đạt đến, nên tuy có ăn uống mà đã dứt sạch được sự tham muốn, không còn cảm nhận khoái lạc nhục dục. Cảnh giới này lại phân chia thành bốn bậc, gồm 20 cảnh giới nhỏ hơn, tùy theo mức độ tu tập thiền định của chúng sanh ở đó.
Bậc Sơ thiền có 4 cảnh giới là Phạm thân thiên, Phạm phụ thiên, Đại phạm thiên và Phạm chúng thiên.
Bậc Nhị thiền có 3 cảnh giới là Thiều quang thiên, Vô lượng quang thiên và Quang âm thiên.
Bậc Tam thiền có 3 cảnh giới là Thiểu tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên và Biến tịnh thiên.
Bậc Tứ thiền có 10 cảnh giới là Vô vân thiên, Phúc sinh thiên, Quảng quả thiên, Vô tưởng thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu cánh thiên, Hòa âm thiên và Đại tự tại thiên.
c. Dục giới là cảnh giới của những chúng sanh còn sự ái luyến và tham dục trong tâm. Những chúng sanh sanh này tùy theo nghiệp quả đã tạo ra do sự ái luyến và tham dục đó mà phải thọ sanh vào sáu cảnh giới khác nhau trong cõi này, thường gọi là Lục đạo, bao gồm các cảnh giới trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
Các bậc giác ngộ đã dứt sạch nghiệp lực nên không còn phải thọ sanh trong ba cõi như chúng sanh, có thể vĩnh viễn an trụ trong cảnh giới Niết-bàn, vượt ngoài ba cõi. Tuy nhiên, các ngài do nguyện lực, vì lòng thương muốn cứu độ chúng sanh, nên tùy duyên mà hóa hiện trong ba cõi. Tuy hóa hiện trong ba cõi mà không bị trói buộc bởi ái luyến và tham dục, nên chỉ tùy duyên hóa độ chúng sanh mà không hề tạo tác các nghiệp thiện ác.
Gửi ý kiến của bạn