Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

74. Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen

05/03/201115:52(Xem: 5863)
74. Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen

CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN
Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen

Long vương Basuka
chế ngự những con người đau khổ

bằng những trận mưa dầm dề.

Nơi có quyền năng cao nhất của Như Lai.

Long vương của trí tuệ

Ban những cơn mưa xuân mát mẻ của Bí mật pháp

Cho những ai may mắn hiểu được lý âm dương.


Truyền thuyết


Indrabhuti
cai trị vương quốc Kancigồm một triệu bốn trăm ngàn hộ, nhưng chưa có con nối nghiệp.


Ngài cùng hoàng hậu ngày đêm cầu khẩn Trời, Phật ban cho ngài một hoàng tử.


Sáu tháng sau, hoàng hậu nằm mộng thấy bà nuốt trọn ngọn núi Meru, uống cạn nước của một đại dương, gót hài của bà dẫm nát cả ba cõi thế giới.


Đức vua không đủ khả năng để giải thích giấc mộng. Ngài ban lệnh sẽ thưởng cho những ai có thể giải đoán được. Một đạo sĩ đến nói với ngài: “Đây là điềm báo trước sự ra đời của một bậc Đại trí, một vị Bồ Tát, hay một bậc Minh quân, một vì vua của Vương quốc chân lý. Ngay lúc ngài sinh ra sẽ có một trận mưa vàng bạc tưới đều khắp nơi.”


Quả nhiên sau đó hoàng hậu thụ thai. Và đúng như lời tiên đoán, đến kỳ khai hoa nở nhuỵ liền có một cơn mưa vàng bạc đổ xuống nơi nơi.


Sau khi cơn mưa dứt, người ta phát hiện ra một hài nhi nằm trên đóa sen lớn trong vườn thượng uyển.


Vị hoàng tử sơ sinh được đặt tên là Saroruha. Do công đức đời trước của hoàng tử nên từ khi ngài sinh ra, dân chúng luôn được sống trong sự sung túc.


Ít lâu sau, hoàng hậu lại sinh thêm một hoàng nam.


Khi đức vua băng hà, Saroruhatừ chối việc kế vị ngai vàng, trao vương quyền cho em. Bản thân ngài trở thành một tu sĩ.
Rời khỏi hoàng cung, Saroruhađi về phía Sri Dhanyakatakađể tìm Chân sư. Trên đường đi tầm sư học đạo, Saroruhađã gặp được Chân sư. Đây chính là hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.


Để thử thách Saroruha, Bồ Tát nói với Saroruharằng ngài cũng có thể hiển lộ pháp thân. Nhưng Saroruhathành thực thưa với thầy rằng ngài không thể tự mình đi đến giải thoát.


Saroruha
cung kính đảnh lễ vị Chân sư để cầu pháp. Bồ Tát liền hiện thân truyền pháp thiền định Hevajracho Saroruharồi biến mất.


Saroruha
tiếp tục đi đến Sri Dhanyakatakađể tu tập thiền định.


Một hôm, có một vị du tăng từ xa đến nơi ngài Saroruhađang tu tập để tìm hiểu giáo pháp. Vị này xin làm thị giả cho ngài với điều kiện là khi nào ngài đắc quả thì truyền pháp cho ông ta.
Sư đồng ý. Vị du tăng liền lưu lại trong hang động để phục vụ ngài trong suốt 12 năm.


Ngay vào lúc ngài Saroruhabắt đầu nhập thất, nạn đói hoành hành khắp nơi vì nắng hạn, người chết nhiều vô kể.


Sợ biến cố này làm kinh động đến Chân sư, trở ngại việc thiền định của thầy, nên người thị giả im lặng không tiết lộ.


Vào ngày cuối cùng của thiền thất trải qua 12 năm, người thị giả đến khất thực tại hoàng cung, nhưng ngay cả tại đây người ta cũng chỉ có thể cúng dường cho ông một chén gạo nhỏ.


Ông cẩn thận mang về dâng lên vị Chân sư. Rủi thay, khi về đến nơi, lúc bước qua ngưỡng cửa thì vị này vấp té, làm rơi bát gạo vung vãi khắp nơi.


Sư thấy thế, bèn hỏi: “Ngươi say à?”


“Thưa không! Đệ tử chỉ vì quá đói bụng nên đi không vững.”


“Ngươi không tìm được thức ăn à?”


Người thị giả thú thật rằng ông đã giấu thầy về nạn đói. Sư quở trách: “Cớ sao ngươi không cho ta biết? Ta có thể làm mưa để cứu dân lành.”


Saroruha
nhặt những hạt gạo bị đổ dưới đất rồi đi ra một dòng sông. Tại đây, ngài tác pháp cúng dường cho các Hộ pháp Long vương, đoạn dùng ấn chú triệu thỉnh tám vị Long vương đến quở trách cho đến khi đầu của bọn họ sắp vỡ tung. Ngài mắng rằng: “Nạn đói này là do các ngươi gây ra. Các ngươi phải chịu trách nhiệm. Hôm nay các ngươi phải làm một cơn mưa thực phẩm, ngày mai là mưa ngũ cốc, ngày kế tiếp lại là mưa thực phẩm, sau đó phải mưa vàng, bạc trong ba ngày. Đến ngày thứ bảy, hãy mưa như bình thường.”


Các vị Long vương vâng lệnh làm theo lời Sư.


Sau đó Sư truyền tâm pháp cho Rama, tên của vị thị giả, và dặn dò đệ tử: “Ngươi không được hành động vì lợi ích của bản thân mà hãy vì lợi ích của chúng sinh. Nếu không, ngươi sẽ không bao giờ đạt tới cứu cảnh giải thoát. Sau khi ta đi rồi, ngươi nên đến Sri Parvatamà tu tập.”


Nói rồi, như có đôi cánh, Sư bay vút vào không trung.


Sau khi Ramađến Sri Parvatathì lấy một nàng công chúa làm vợ, nhưng cả hai vợ chồng đều từ bỏ cung điện vào sống trong một khu rừng già cho đến khi tu chứng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com