Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

29. Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ

05/03/201115:52(Xem: 5917)
29. Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ

CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN
Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ

Viên ngọc như ý Chân đế
Phát ra ánh sáng giác ngộ

Thoả đáp tất cả nhu cầu

Thông qua hành vi ảo diệu

Kẻ nào nếm được vị này

Tức thời thành tựu viên mãn


Truyền thuyết


Đức vua xứ Visnunagarcai trị một vương quốc giàu có, thịnh vượng. Nhà vua luôn tìm cách để thoả mãn những thú vui ngũ dục.


Một ngày nọ, có một nhà sư Du-giàđến hoàng cung để khất thực, nhà vua cúng dường vật thực cho sư một cách rất hào phóng.


Đáp lại tấm lòng hào hiệp của nhà vua, sư khuyên: “Tâu bệ hạ! Vua và vương quốc thực ra chỉ là những danh từ rỗng tuếch. Cho dù địa vị thế tục của ngài như thế nào đi nữa cũng vô ích. Bởi vì tất cả chúng sinh đều phải chịu đau khổ như nhau. Tử rồi sinh, sinh rồi tử nối tiếp nhau không dứt, nỗi khổ đau lại có vô số muôn vàn hình tướng. Ngay cả các vua ở cõi trời, một khi phước báo đã cạn còn phải chịu khổ đau sinh tử, huống chi địa vị phàm phu của ngài. Mong bệ hạ từ bỏ thú vui ảo ảnh vì chúng giống như những giọt sương mai, và hãy tu tập thiền định.”


“Thầy nói chí phải! Nhưng ta không thể mặc giẻ rách đi xin ăn. Thầy có cách gì khiến ta có thể tu tập thiền định mà không cần từ bỏ thú vui ngũ dục và ngai báu hay không?”


“Cách tốt nhất là bệ hạ nên từ bỏ tất cả.”


“Không! Không! Cái cảnh tượng ăn cơm bằng bình bát đầu lâu, mặc giẻ rách, ăn thức ăn thừa làm ta phát khiếp.”


“Nếu bệ hạ không thay đổi thái độ, niềm tự hào và sự lạm dụng quyền lực sẽ tạo nên nghiệp báo khiến về sau bệ hạ phải tái sinh nơi hạ tiện. Cách sống phạm hạnh đã mang lại cho tôi một niềm vui vô tận. Tuy nhiên, tôi có một phương pháp đặc biệt giúp ngài có thể tu tập thiền định mà không cần phải từ bỏ những thú vui thường ngày.”


“Nếu vậy, xin thầy từ bi chỉ giáo cho quả nhân.”


“Bệ hạ hãy quán tưởng ánh sáng của viên ngọc được đeo ở cổ tay bệ hạ và tâm không tham dục của bệ hạ là một.


Hãy chăm chú nhìn

Ánh sáng nơi mặt ngọc

Để thấy được

Niềm vui chân thật

Sẵn có trong tâm ngươi

Tất cả trang phục

Của báu ngọc ngà

Nhà cửa đền đài

Vô số màu sắc

Đều hiện ra trong mặt ngọc

Nhưng bản chất của ngọc

Không hề thay đổi

Tất cả các pháp

Vạn tượng sum la

Tất cả sắc ý

Khởi lên trong ngươi

Đều vọng Tự tâm ngươi không lay động

Vẫn sáng chói như mặt ngọc kia.


Nhà vua thực hành thiền định bằng cách chú mục vào mặt ngọc và ngộ được chân lý. Sáu tháng sau đó, nhà vua đạt được thần thông Đại thủ ấn.


Một hôm, những người hầu cận nhà vua nhìn qua cửa phòng thấy nhà vua đang thiền định trên ngai vàng và quanh ngài là vô số các thiên nữ.


Triều thần biết rằng nhà vua đã tu hành thành tựu bèn đến cầu pháp. Nhà vua dạy rằng:


Niềm vui thanh tịnh là vương quốc

Thấy biết chân lý là đức vua

Các ngươi cũng sẽ là hoàng đế

Nếu như tu pháp thiền định này.


Từ đó vua lấy pháp hiệu là Kankanapada, độ cho dân chúng vùng Visnunagatu tập pháp thiền định và thọ đến 500 tuổi.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com