- Lời giới thiệu
- 1. Đại sư thứ nhất: Luipa - Nhà sư Du-già ăn lòng cá thối
- 2. Đại sư thứ 2: Lilapa - Đức vua ẩn sĩ
- 3. Đại sư thứ 3: Virupa - Chân sư của các thiên nữ
- 4. Đại sư thứ 4: Dombipa - Người cưỡi cọp
- 5. Đại sư thứ 5: Savaripa - Người thợ săn
- 6. Đại sư thứ 6: Saraha - Đại Bà-la-môn
- 7. Đại sư thứ 7: Kankaripa - Kẻ góa vợ
- 8. Đại sư thứ 8: Minapa - Con người xui xẻo
- 9. Đại sư thứ 9: Goraksa - Kẻ chăn bò bất tử
- 10. Đại sư thứ 10: Caurangipa - Trẻ lạc loài
- 11. Đại sư thứ 11: Vinapa - Nhạc sĩ
- 12. Đại sư thứ 12: Santipa - Nhà truyền giáo
- 13. Đại sư thứ 13: Tantipa - Người thợ dệt già
- 14. Đại sư thứ 14: Camaripa - Người thợ sửa giày
- 15. Đại sư thứ 15: Khadgapa - Tên trộm vô uý
- 16. Đại sư thứ 16: Nagarjuna - Hiền triết và nhà luyện kim
- 17. Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm
- 18. Đại sư thứ 18: Aryadeva - Độc nhãn đại sư
- 19. Đại sư thứ 19: Thaganapa - Kẻ dối trá
- 20. Đại sư thứ 20: Naropa - Con người bất khuất
- 21. Đại sư thứ 21: Syalipa - Linh cẩu đại sư
- 22. Đại sư thứ 22: Tilopa - Kẻ xuất thế
- 23. Đại sư thứ 23: Catrapa - Hành khất gặp may
- 24. Đại sư thứ 24: Bhadrapa - Kẻ độc nhất vô nhị
- 25. Đại sư thứ 25: Dukhandhi - Phu quét đường
- 26. Đại sư thứ 26: Ajogi - Người bị ruồng rẫy
- 27. Đại sư thứ 27: Kalapa - Người điên phong nhã
- 28. Đại sư thứ 28: Dhobipa - Người thợ giặt
- 29. Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ
- 30. Đại sư thứ 30: Kambala - Kẻ lắm lời
- 31. Đại sư thứ 31: Dengipa - Nô lệ chốn lầu xanh
- 32. Đại sư thứ 32: Bhandepa - Vị thần ghen tị
- 33. Đại sư thứ 33: Tantepa – Kẻ đánh bạc
- 34. Đại sư thứ 34: Kukkuripa - Người yêu chó
- 35. Đại sư thứ 35: Kucipa - Người bị bướu cổ
- 36. Đại sư thứ 36: Dharmapa - Kẻ không ngừng học hỏi
- 37. Đại sư thứ 37: Mahipa - Con người vĩ đại
- 38. Đại sư thứ 38: Acinta - Ẩn sĩ tham lam
- 39. Đại sư thứ 39: Babhaha - Kẻ khao khát tự do
- 40. Đại sư thứ 40: Nalinapa - Kẻ tự lực cánh sinh
- 41. Đại sư thứ 41: Bhusuku - Thầy tu giải đãi
- 42. Đại sư thứ 42: Indrabhuti - Ông hoàng giác ngộ
- 43. Đại sư thứ 43: Mekopa – Người có tia nhìn dữ dội
- 44. Đại sư thứ 44: Kotalipa – Người bán rong
- 45. Đại sư thứ 45: Kamparipa – Người thợ rèn
- 46. Đại sư thứ 46: Jalandhara - Người được chọn
- 47. Đại sư thứ 47: Rahula - Con người lẩn thẩn
- 48. Đại sư thứ 48: Dharmapa - Học giả uyên bác
- 49. Đại sư thứ 49: Dhokaripa - Người mang bình bát
- 50. Đại sư thứ 50: Medhini - Người nông dân mệt mỏi
- 51. Đại sư thứ 51: Pankajapa - Bà-la-môn thác sanh từ hoa sen
- 52. Đại sư thứ 52: Ghantapa - Người rung chuông
- 53. Đại sư thứ 53: Jogipa - Kẻ hành hương
- 54. Đại sư thứ 54: Celukapa - Kẻ biếng nhác
- 55. Đại sư thứ 55: Godhuripa - Người bẫy chim
- 56. Đại sư thứ 56: Lucikapa - Kẻ đào tẩu
- 57. Đại sư thứ 57: Nirgunapa - Trẻ thơ giác ngộ
- 58. Đại sư thứ 58: Jayanada – Vị điểu sư
- 59. Đại sư thứ 59: Pacaripa – Người bán bánh
- 60. Đại sư thứ 60: Campaka - Đức vua yêu hoa
- 61. Đại sư thứ 61: Bhiksanapa - Lưỡng xỉ đạo nhân
- 62. Đại sư thứ 62: Dhilipa - Con người hưởng lạc
- 63. Đại sư thứ 63: Kumbharipa – Người thợ gốm
- 64. Đại sư thứ 64: Carbaripa – Người chết sửng
- 65. Đại sư thứ 65: Manibhad - Bà nội trợ hạnh phúc
- 66. Đại sư thứ 66: Mekhala - Người chị dâng thủ cấp
- 67. Đại sư thứ 67: Kanakhala – Người em dâng thủ cấp
- 68. Đại sư thứ 68: Kilakilapa - Kẻ rộng mồm
- 69. Đại sư thứ 69: Kantalipa - Thợ khâu giẻ vụn
- 70. Đại sư thứ 70 : Dhahulipa – Người bện dây thừng
- 71. Đại sư thứ 71: Udhilipa - Người muốn hóa chim
- 72. Đại sư thứ 72: Kapalapa - Người mang bình bát đầu lâu
- 73. Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục
- 74. Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen
- 75. Đại sư thứ 75: Sarvabhaksa - Kẻ háu ăn
- 76. Đại sư thứ 76: Nagabodhi - Kẻ trộm
- 77. Đại sư thứ 77: Darikapa - Ông vua nô lệ
- 78. Đại sư thứ 78: Putalipa - Kẻ mang ảnh tượng
- 79. Đại sư thứ 79: Upanaha - Thợ đóng giày
- 80. Đại sư thứ 80: Kokilipa - Kẻ sành điệu
- 81. Đại sư thứ 81: Anangapa - Kẻ ngớ ngẩn
- 82. Đại sư thứ 82: Laksminkara - Nàng công chúa điên loạn
- 83. Đại sư thứ 83: Samudra - Thợ mò ngọc trai
- 84. Đại sư thứ 84: Vyalipa - Nhà luyện kim thuật
Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Đại sư thứ 11: Vinapa - Nhạc sĩ
Từ thuở hoang sơ khi chưa có sự bắt đầu
Những cái rễ của cây vô danh
Được vun tưới bằng những cơn mưa
Của thói quen vọng tưởng
Chúng lớn mạnh thành những nhánh vô minh
Hôm nay ta đốn cây vô minh ấy
Bằng chiếc rìu giáo pháp của chân sư
Bạn ơi! Hãy nghĩ suy, cân nhắc mà tu tập
Truyền thuyết
Vinapavốn là hoàng tử con vua xứ Gauda. Đạo sư của ngài là Buddhapa. Là con duy nhất, nên Vinaparất được cha mẹ cưng chiều. Thuở nhỏ, Vinapađã tỏ ra say mê âm nhạc và rất có năng khiếu về bộ môn nghệ thuật này. Ngài chơi đàn vinarất thành thạo và đam mê đến nỗi không còn quan tâm đến việc học hành.
Triều đình cùng hoàng tộc lấy làm lo lắng cho cơ đồ của giang sơn xã tắc, vì Vinapalà người sẽ kế vị ngai vàng. Ngài cần phải học cách cai trị thần dân hơn là trở nên một nhạc sĩ.
Để giải quyết chuyện này, nhà vua mời đạo sư Buddhapapháp thuật cao cường, tài trí vô song đến để chữa trị chứng say mê âm nhạc của hoàng tử.
Quả nhiên, phong cách và đạo hạnh của vị thánh tăng này làm cho hoàng tử có phần lung lạc. Sau một thời gian gần gũi, tiếp xúc với hoàng tử, đại sư thấy đã đến lúc hoá độ cho Vinapa, bèn gợi ý về chuyện tu tập. Hoàng tử đáp: “Thầy nói rất đúng. Nhưng đối với ta, âm nhạc là thiền định. Vả lại ta rất bận học chơi đàn vina, ta lại còn mê âm thanh của đàn tamburanữa. Nếu thiền định của nhà Phật vi diệu thì cần gì buộc ta phải từ bỏ âm nhạc?”
Đại sư nói: “Ta sẽ dạy con thiền định bằng âm nhạc. Con không cần phải từ bỏ âm nhạc mà sẽ dùng âm nhạc như một phương tiện để để thiền định.”
Hoàng tử nghe thế liền hoan hỷ nhận lời.
Sư bèn điểm đạo và khai tâm cho hoàng tử. Ngài dạy cho hoàng tử cách chú tâm vào tiếng đàn. Dừng lại tất cả sự can thiệp của tâm tưởng vào âm thanh. Chấm dứt tạp niệm để chú tâm thưởng thức âm thanh thanh tịnh.
Hoàng tử tuân theo giáo pháp, tu luyện trong 9 năm thì dứt được vô minh, tâm trí trở nên thanh tịnh. Ánh sáng bùng lên trong tâm ngài như một ngọn đèn. Chính lúc ấy hoàng tử đắc Đại thủ ấnvà các thần thông tự nhiên hiển lộ.
Hành trì
Vinalà một loại nhạc cụ có 7 dây, thùng đàn làm bằng quả bầu khô, phía cuối cần đàn lại gắn một quả bầu thứ hai để khảy lên âm thanh phát ra lớn và vang lâu. Còn tamburalà nhạc cụ có 4 dây dùng để đàn đệm theo đàn vina. Trong cổ nhạc Ấn Độ, người ta quan niệm rằng âm thanh trầm bổng của đàn tamburachính là âm thanh của vũ trụ. Đó là âm om. Tiếng đàn vinalà giọng âmvà tiếng đàn tamburalà giọng dương.
Sự kết hợp âm thanh của hai nhạc cụ này hàm chứa tất cả âm thanh trong vũ trụ.
Tất cả âm thanh của vũ trụ hợp lại thành âm sabda, tức âm chỏi với âm nadađược phát ra từ thanh quản. Ở Tây Tạng không có sự phân biệt như thế, vì âm sgratrong Tạng ngữ bao hàm cả hai nguyên lý này.