- 1. Ý nghĩa của đời sống
- 2. Sự sống – điều bí ẩn muôn đời
- 3. Sự sống mong manh
- 4. Khát vọng sống còn
- 5. Những vị khách không mời
- 6. Thế giới của chúng ta
- 7. Câu chuyện nhân quả
- 8. Cùng chung cảnh ngộ
- 9. Những người quen cũ
- 10. Sát nghiệp của chúng ta
- 11. Phóng sinh - chuyện nhỏ khó làm
- 12. Sự giết hại gián tiếp
- 13. Từ bỏ sự giết hại
- 14. Thực hành phóng sinh mỗi ngày?
- 15. Thay lời kết
PHÓNG SINH - CHUYỆN NHỎ KHÓ LÀM
Nguyên Minh
Khi quan sát sự hình thành của một ngôi nhà, ta nhận ra được từng giai đoạn rõ rệt như chuẩn bị vật liệu, xây dựng, trang trí và hoàn tất... Tất cả những điều đó hoàn toàn có thể nhận biết được, và sự thay đổi trong mỗi một giai đoạn có thể giúp ta biết được hậu quả của nó trong kết quả sau cùng là sự tồn tại của ngôi nhà. Vật liệu xấu sẽ làm thành ngôi nhà xấu. Việc xây dựng cẩu thả, không đúng quy cách sẽ làm cho ngôi nhà không kiên cố... Mỗi một sự việc được quan sát trong suốt quá trình hình thành ngôi nhà đều có thể nhận biết và hiểu được. Ta không còn gì phải thắc mắc về sự hình thành của ngôi nhà.
Khi quan sát sự hình thành của một ngọn núi, một con sông, một mỏ than đá... ta không dễ dàng nhận biết tất cả như khi quan sát một ngôi nhà. Nhưng ta vẫn không đến nỗi bất lực. Với những kiến thức khoa học đã tích lũy qua nhiều thế hệ, ta vẫn có thể lý giải được sự hình thành của một ngọn núi, một con sông, một mỏ than đá... Ta có thể nói chính xác về những quãng thời gian kéo dài gấp trăm, gấp ngàn lần đời sống của một con người. Nhưng bằng vào những thành tựu của khoa học, ta có thể tin chắc rằng những kết luận đã được đưa ra là chính xác.
Rồi chúng ta vận dụng những hiểu biết của mình để quan sát sự hình thành của vũ trụ, và chúng ta vấp phải những giới hạn về thời gian cũng như không gian. Tuy vậy, chúng ta không hề nghĩ rằng sẽ hoàn toàn bất lực không thể vượt qua những giới hạn ấy. Những manh mối về nguồn gốc vũ trụ ngày càng rõ nét hơn. Chúng ta ngày càng biết được nhiều điều thú vị hơn. Ngày nay, đã có nhiều kết quả quan sát kỳ thú về vũ trụ, với những khoảng cách không gian và thời gian được biểu thị bằng những con số dài đến mức làm cho chúng ta phải chóng mặt và kinh ngạc... Nói tóm lại, vẫn còn rất nhiều điều chưa biết, nhưng chúng ta tin rằng rồi chúng ta sẽ biết. Chúng ta tin rằng, đến một lúc nào đó thì con người cũng có thể đưa ra những giải thích thỏa đáng về sự hình thành của trái đất, mặt trời, mặt trăng, thái dương hệ... cũng giống như hiện nay chúng ta đã biết được về sự hình thành của những ngọn núi, con sông, mỏ than đá...
Nhưng khi ta quan sát sự hình thành của sự sống thì mọi việc lại hoàn toàn không giống như vậy. Chúng ta có thể nhìn thấy nhưng lại không thể hiểu được rất nhiều điều. Từ sự nảy mầm của một hạt đậu bé tí rồi dần lớn lên thành cây đậu, ra hoa, kết trái... Chúng ta có thể nhìn thấy tất cả, mô tả được tất cả, nhưng không sao giải thích được vì sao sự sống ấy lại diễn ra theo một trình tự đúng như thế mà không phải là khác đi. Làm sao mà cái hạt đậu bé tí kia lại có thể chứa đựng trong nó tất cả những thông tin cần thiết để nảy mầm đúng vào lúc có đủ các điều kiện cần thiết, rồi lớn lên như thế nào để lại tiếp tục tạo thành những hạt đậu mới, nối tiếp sự sống của chủng loại này trong tương lai.
Đó chỉ là một ví dụ đơn giản, vì chỉ là một cây đậu vô tri vô giác. Vấn đề sẽ phức tạp hơn rất nhiều khi chúng ta quan sát một con ong, một con kiến, một con nhện... Có biết bao điều chúng ta hoàn toàn không sao lý giải được, nhưng những con ong, con kiến, con nhện... nhỏ bé kia lại biết rất rõ để thực hiện một cách chính xác không nhầm lẫn! Và hơn thế nữa, không có một trường học nào được mở ra trong thế giới của những con vật bé nhỏ này, nhưng từng thế hệ nối tiếp nhau chúng vẫn duy trì một cách chính xác những gì mà thế hệ trước đó đã từng làm được. Hơn thế nữa, chúng còn biết cải tiến, hoàn thiện công việc và điều chỉnh thích hợp mỗi khi có sự thay đổi môi trường.
Những hiểu biết về thế giới vật chất dường như không thể giúp chúng ta lý giải thỏa đáng về cái gọi là sự sống. Và những gì chúng ta có thể quan sát được, mô tả được, lại không phải là tất cả những gì tạo nên sự sống!
Có một khác biệt nữa của sự sống mà chúng ta không thể vận dụng những kiến thức và sự suy luận của lý trí để hiểu được như đối với thế giới vật chất, đó là tính chất lặp lại theo những chu kỳ nối tiếp nhau, dường như không có điểm khởi đầu hay kết thúc. Bạn sẽ trả lời như thế nào khi được hỏi là con gà và quả trứng, cái nào có trước? Không giống như một ngọn núi, con sông hay mỏ than đá... những sự vật mà chúng ta có thể dựa vào kiến thức khoa học để xác định chắc chắn là chúng đã hiện diện kể từ khoảng thời gian nào, hoặc sẽ tồn tại đến bao lâu... Những chu kỳ nối tiếp của sự sống không cho ta manh mối nào về một thời điểm khởi đầu hay kết thúc.
Thuyết tiến hóa của Charles Robert Darwin (1809-1882) ra đời như một bước tiến nhảy vọt trong sự hiểu biết của con người về sự sống. Nhưng điều nghịch lý ở đây là những hiểu biết mới lại như càng khơi thêm những bí ẩn mới. Giờ đây, thay vì đi tìm khởi điểm đầu tiên của con người – điều mà chúng ta vẫn chưa làm được – thì chúng ta lại biết rằng đó vẫn chưa phải là điểm kết thúc của cuộc truy tìm! Chúng ta biết là trước đó còn có sự tồn tại của một thủy tổ loài người, vốn là một loài động vật nào đó đã tiến hóa qua thời gian để trở thành con người. Tất cả như nằm ngoài những khả năng quan sát, nhận biết và lý giải của con người hiện nay.
Nhưng chúng ta không chỉ bất lực trong khía cạnh truy tìm khởi nguyên của sự sống nói chung. Ngay cả những gì đang hiện hữu trước mắt chúng ta cũng đòi hỏi những lời giải thích mà ta không có được. Tim, gan, phổi, thận... của chúng ta vẫn hoạt động liên tục trong từng giây phút để duy trì sự sống, nhưng mỗi chúng ta lại tự mình chẳng biết gì chúng, ngoài những mô tả nhận được từ người khác – từ sách vở, tài liệu y học, các nhà sinh vật học...! Khi cần quan sát lá gan – trong trường hợp có bệnh – ta phải nhờ đến máy móc, đến các chuyên gia y tế... còn bản thân chúng ta với tư cách là “chủ nhân” lại hoàn toàn chẳng biết gì! Thiết thực hơn nữa, những hoạt động trong từng giây phút của các cơ quan nội tạng là để duy trì cuộc sống của chính ta, nhưng ta lại hoàn toàn bất lực trong việc kiểm soát, điều khiển hay nhận biết về tình trạng hoạt động của chúng. Nói chung, chúng hoạt động như thể là thuộc về “một người khác” chứ không phải bản thân ta!
Nhưng cho dù bất lực trong việc tìm hiểu, lý giải về sự sống, sự thật là chúng ta vẫn sống. Vì thế, ta không còn cách nào khác hơn là phải chấp nhận một sự thật: sự sống vẫn còn đầy bí ẩn đối với tất cả chúng ta.
Nguyên Minh
Sự sống – điều bí ẩn muôn đời
Cho đến nay, con người vẫn bất lực trong việc dùng lý trí để giải thích về sự sống. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi những nền tảng mà lý trí dựa vào để suy luận, phân tích và giải thích vốn chỉ là những sản phẩm của chính con người, mà sự sống thì thực sự không do con người tạo ra nên không thể nằm trong những khuôn khổ đó.Khi quan sát sự hình thành của một ngôi nhà, ta nhận ra được từng giai đoạn rõ rệt như chuẩn bị vật liệu, xây dựng, trang trí và hoàn tất... Tất cả những điều đó hoàn toàn có thể nhận biết được, và sự thay đổi trong mỗi một giai đoạn có thể giúp ta biết được hậu quả của nó trong kết quả sau cùng là sự tồn tại của ngôi nhà. Vật liệu xấu sẽ làm thành ngôi nhà xấu. Việc xây dựng cẩu thả, không đúng quy cách sẽ làm cho ngôi nhà không kiên cố... Mỗi một sự việc được quan sát trong suốt quá trình hình thành ngôi nhà đều có thể nhận biết và hiểu được. Ta không còn gì phải thắc mắc về sự hình thành của ngôi nhà.
Khi quan sát sự hình thành của một ngọn núi, một con sông, một mỏ than đá... ta không dễ dàng nhận biết tất cả như khi quan sát một ngôi nhà. Nhưng ta vẫn không đến nỗi bất lực. Với những kiến thức khoa học đã tích lũy qua nhiều thế hệ, ta vẫn có thể lý giải được sự hình thành của một ngọn núi, một con sông, một mỏ than đá... Ta có thể nói chính xác về những quãng thời gian kéo dài gấp trăm, gấp ngàn lần đời sống của một con người. Nhưng bằng vào những thành tựu của khoa học, ta có thể tin chắc rằng những kết luận đã được đưa ra là chính xác.
Rồi chúng ta vận dụng những hiểu biết của mình để quan sát sự hình thành của vũ trụ, và chúng ta vấp phải những giới hạn về thời gian cũng như không gian. Tuy vậy, chúng ta không hề nghĩ rằng sẽ hoàn toàn bất lực không thể vượt qua những giới hạn ấy. Những manh mối về nguồn gốc vũ trụ ngày càng rõ nét hơn. Chúng ta ngày càng biết được nhiều điều thú vị hơn. Ngày nay, đã có nhiều kết quả quan sát kỳ thú về vũ trụ, với những khoảng cách không gian và thời gian được biểu thị bằng những con số dài đến mức làm cho chúng ta phải chóng mặt và kinh ngạc... Nói tóm lại, vẫn còn rất nhiều điều chưa biết, nhưng chúng ta tin rằng rồi chúng ta sẽ biết. Chúng ta tin rằng, đến một lúc nào đó thì con người cũng có thể đưa ra những giải thích thỏa đáng về sự hình thành của trái đất, mặt trời, mặt trăng, thái dương hệ... cũng giống như hiện nay chúng ta đã biết được về sự hình thành của những ngọn núi, con sông, mỏ than đá...
Nhưng khi ta quan sát sự hình thành của sự sống thì mọi việc lại hoàn toàn không giống như vậy. Chúng ta có thể nhìn thấy nhưng lại không thể hiểu được rất nhiều điều. Từ sự nảy mầm của một hạt đậu bé tí rồi dần lớn lên thành cây đậu, ra hoa, kết trái... Chúng ta có thể nhìn thấy tất cả, mô tả được tất cả, nhưng không sao giải thích được vì sao sự sống ấy lại diễn ra theo một trình tự đúng như thế mà không phải là khác đi. Làm sao mà cái hạt đậu bé tí kia lại có thể chứa đựng trong nó tất cả những thông tin cần thiết để nảy mầm đúng vào lúc có đủ các điều kiện cần thiết, rồi lớn lên như thế nào để lại tiếp tục tạo thành những hạt đậu mới, nối tiếp sự sống của chủng loại này trong tương lai.
Đó chỉ là một ví dụ đơn giản, vì chỉ là một cây đậu vô tri vô giác. Vấn đề sẽ phức tạp hơn rất nhiều khi chúng ta quan sát một con ong, một con kiến, một con nhện... Có biết bao điều chúng ta hoàn toàn không sao lý giải được, nhưng những con ong, con kiến, con nhện... nhỏ bé kia lại biết rất rõ để thực hiện một cách chính xác không nhầm lẫn! Và hơn thế nữa, không có một trường học nào được mở ra trong thế giới của những con vật bé nhỏ này, nhưng từng thế hệ nối tiếp nhau chúng vẫn duy trì một cách chính xác những gì mà thế hệ trước đó đã từng làm được. Hơn thế nữa, chúng còn biết cải tiến, hoàn thiện công việc và điều chỉnh thích hợp mỗi khi có sự thay đổi môi trường.
Những hiểu biết về thế giới vật chất dường như không thể giúp chúng ta lý giải thỏa đáng về cái gọi là sự sống. Và những gì chúng ta có thể quan sát được, mô tả được, lại không phải là tất cả những gì tạo nên sự sống!
Có một khác biệt nữa của sự sống mà chúng ta không thể vận dụng những kiến thức và sự suy luận của lý trí để hiểu được như đối với thế giới vật chất, đó là tính chất lặp lại theo những chu kỳ nối tiếp nhau, dường như không có điểm khởi đầu hay kết thúc. Bạn sẽ trả lời như thế nào khi được hỏi là con gà và quả trứng, cái nào có trước? Không giống như một ngọn núi, con sông hay mỏ than đá... những sự vật mà chúng ta có thể dựa vào kiến thức khoa học để xác định chắc chắn là chúng đã hiện diện kể từ khoảng thời gian nào, hoặc sẽ tồn tại đến bao lâu... Những chu kỳ nối tiếp của sự sống không cho ta manh mối nào về một thời điểm khởi đầu hay kết thúc.
Thuyết tiến hóa của Charles Robert Darwin (1809-1882) ra đời như một bước tiến nhảy vọt trong sự hiểu biết của con người về sự sống. Nhưng điều nghịch lý ở đây là những hiểu biết mới lại như càng khơi thêm những bí ẩn mới. Giờ đây, thay vì đi tìm khởi điểm đầu tiên của con người – điều mà chúng ta vẫn chưa làm được – thì chúng ta lại biết rằng đó vẫn chưa phải là điểm kết thúc của cuộc truy tìm! Chúng ta biết là trước đó còn có sự tồn tại của một thủy tổ loài người, vốn là một loài động vật nào đó đã tiến hóa qua thời gian để trở thành con người. Tất cả như nằm ngoài những khả năng quan sát, nhận biết và lý giải của con người hiện nay.
Nhưng chúng ta không chỉ bất lực trong khía cạnh truy tìm khởi nguyên của sự sống nói chung. Ngay cả những gì đang hiện hữu trước mắt chúng ta cũng đòi hỏi những lời giải thích mà ta không có được. Tim, gan, phổi, thận... của chúng ta vẫn hoạt động liên tục trong từng giây phút để duy trì sự sống, nhưng mỗi chúng ta lại tự mình chẳng biết gì chúng, ngoài những mô tả nhận được từ người khác – từ sách vở, tài liệu y học, các nhà sinh vật học...! Khi cần quan sát lá gan – trong trường hợp có bệnh – ta phải nhờ đến máy móc, đến các chuyên gia y tế... còn bản thân chúng ta với tư cách là “chủ nhân” lại hoàn toàn chẳng biết gì! Thiết thực hơn nữa, những hoạt động trong từng giây phút của các cơ quan nội tạng là để duy trì cuộc sống của chính ta, nhưng ta lại hoàn toàn bất lực trong việc kiểm soát, điều khiển hay nhận biết về tình trạng hoạt động của chúng. Nói chung, chúng hoạt động như thể là thuộc về “một người khác” chứ không phải bản thân ta!
Nhưng cho dù bất lực trong việc tìm hiểu, lý giải về sự sống, sự thật là chúng ta vẫn sống. Vì thế, ta không còn cách nào khác hơn là phải chấp nhận một sự thật: sự sống vẫn còn đầy bí ẩn đối với tất cả chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn