Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài IX: Giản Đồ Ý

29/12/201011:12(Xem: 3822)
Bài IX: Giản Đồ Ý


Mind Maps (Giản Đồ Ý)

Cácbạn thân mến,

Khác với các bài trước,phương pháp sau đây được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh cuả bộ não. Nó có thể dùng như 1 cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng cuả lược đồ phân nhánh. Khác với computer, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện cuả 1 câu truyện) thì nó còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp minh hoạ tận dụng cả hai khả năng này của bộ não.

Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hoá và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng "tản mạn" trong giới SV/HS trước mỗi kì "gạo bài".

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng Mind Maps, tổng thể cuả vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tưọng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thay vì dùng chữ viết để mô tả (một chiều) Mind maps sẽ phơi bày cấu trúc một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra "dạng thức" cuả đối tượng, sự quan hệ (hỗ tương giữa các khái niệm liên quan (tạm gọi là "điểm chốt") và cách liên hệ giưã chúng với nhau bên trong cuả một vấn đề lớn.

Mind Maps cũng được dùng cho:
* Tổng kết dữ liệu
* Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau
* Động não về 1 vấn đề phức tạp
* Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc cuả toàn bộ đối tượng

Lich sử cuả Phương Pháp:

Được phát triển vào cuối thập niên 60 (cuả thế kỉ 20) bởi Tony Buzan ( http://www.mind-map.com/) như là một cách để giúp học sinh "ghi lại baì giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Các ghi chép này sẽ nhanh hơn và dễ nhớ và dễ ôn tập hơn .

Giưã thập niên 70 Peter Russell ( http://www.peterussell.com/pete.html) đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục

mindmap

hình1: giản đồ ý đơn giản nhất về các loại câu hỏi

Ưu Điểm Cuả Phương Pháp

so với các cách thức ghi chép truyền thống:

  • Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng
  • Sự quan hệ hổ tương giưã mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trong thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính
  • Sự liên hệ giưã các khái niệm then chốt sẽ được chấp nhận lập tức
  • Ôn và nhớ sẽ hiêu quả và nhanh hơn
  • Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn
  • Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau dể dàng hơn cho việc gợi nhớ

Phương Thức Tiến Hành:

mindmap_sixhats

Hình 2: giản đồ ý cho phương pháp Six Thingking Hats

Có nhiều cách đây là 1 ví dụ:

  1. Viết hay vẽ đề tài cuả đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ 1 vòng bao bọc nó - Xử dụng màu. Nêú viết chữ thì hãy cô dọng nó thành 1 từ khoá chính (danh từ kép chẳng hạn)

  2. Cho mỗi ý quan trọng vẽ 1 "đường" phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm (xem hình ví dụ)

  3. Từ mỗi ý quan trọng trên lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ xung cho nó

  4. Từ các ý phụ này lại mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý

  5. Tiêp tục phân nhánh như thế cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây ma gốc chính là đề tài đang làm việc)

Lưu ý:Khi tiến hành một giản đồ ý nên

  • Xử dụng nhiều màu sắc

  • Xử dụng hình ảnh minh hoạ nếu co thể thay cho chư viết cho mỗi ý

  • Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khoá ngắn gọn

  • Tâm ý nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tuởng nhanh hơn là khi viết ra

Việc dùng kí hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ:

Các kí hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ giản đồ sống động hơn

  • 18HE]uˆ´¶ÏCác hình mũi tên thường chỉ ra chiều hướng và kiểu liên hệ giưã các đối tượng
  • Kí tư đặc biệt như ! ? {} & *| © ® " $ ' @sẽ tăng "chất lượng cô đọng cuả ý và làm rõ nghiã cho giản đồ hơn
  • Cac' hình vẽ DO©¨Đ¯ñ Để hình tượng hoá các ý và giúp biểu thị các kiểu lời giải
  • "@~Ñ:Biểu thi các đặc tính kĩ thuật (thí du khi muốn dùng phưong pháp hoá học thì ta vẽ 1 cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùng hình buá kềm, sinh hoc thì vẽ cây ,...)
  • Màuscsẽ giúp nhớ dễ hơn

Ứng Dụng Cuả Phương Pháp (thay cho phần ví dụ):

  • Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện...) -- Dùng cách này sẽ có nhiều điểm mạnh so với các phương pháp khác như là:

  1. Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình bất chấp thứ tự cuả sự trình bày

  2. Nó khuyến khích làm giảm sự mô tả cuả mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành 1 từ (hay từ kép)

  3. Toàn bộ ý cuả giản đồ có thể "nhìn thấy" và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh --Loại trí nhớ gần như tuyệt hảo

  • Sáng Tạo các bài viết và các bài tường thuật:

Với Mind map người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ý đó bên cạnh những ý có liên hệ. Điều này biến phương pháp trở thành công cụ mạnh để soạn các baì viết và tường thuật, khi mà nhừng ý iến cần phải được ghi nhanh xuống. Sau dó tùy theo các từ khoá (ý chính) thi các câu hay đoạn văn sẽ được triển khai rộng ra

  • Phương tiện dể dàng cho học vấn hay tìm hiểu sự kiện

Một ví dụ điển hình là việc đọc sách nghiên cứu khoa hoc, thay vì chỉ đơn thuần đọc, dùng mind map trong khi đọc mỗi lần bạn "tóm" được vài ý hay hoặc quan trọng thì chỉ thêm chúng vào đúng vị trí trong cái giản đồ

Sau khi đọc xong cuốn sách thì bạn cũng có 1 trang giấy tổng kết tất cả những điểm hay và mấu chốt cuả cuốc sách đó. Bạn cũng có thể thêm thắt vào nhiều ý tưởng bạn nghĩ ra trong lúc đọc. Điều này sẽ làm tăng chất lượng hấp thụ kiến thức từ cuốn sách

Nêú bạn muốc nắm thật tường tận các đữ liệu đọc được thì chỉ việc tiến hành vẽ lại cái giản đồ ý này bằng trí nhớ vài lần.

  • Tiện lợi cho nhóm nghiên cứu

Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 giản đồ ý bởi các bước sau:

  1. Mỗi cá nhân vẽ các mind map về những gì đã biết được về đối tượng

  2. Kết hợp với các cá nhân để thành lập mind map chung về các yếu tố đã biết

  3. Quyết định xem nên học những gì dựa vào cái giản đồ này cuả nhóm

  4. Mồi người tự nghiên cứu thêm về đề tài, Tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vào cùng 1 lãnh vực dể đào sâu thêm hay chia ra mỗi người 1 lãnh vực để đẩy nhanh hơn quá trình. Mỗi người tự hoàn tất trở lại mind map cuả mình

  5. Kết hợ lần nưã để tạo thành giản đồ ý cuả cả nhóm.

  • Dùng trong Diễn Thuyết:

Dùng 1 giản đồ ý bao gồm toàn bộ cac ghi chép sẽ có nhiều tiện lợi so với các kiểu ghi chép khác là vì:

  1. Súc tích: chỉ cần 1 trang giấy duy nhất

  2. Không phải "đọc theo" -- Mỗi ý kiến đã dược thu gọn trong 1 từ; bạn sẽ không phải đọc theo những gì đã soạn thành baì văn

  3. Linh Hoạt: Nếu như có người đặt câu hỏi bạn có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ cuả câu hỏivới giản đồ ý. Như vậy bạn sẽ không bị lạc khi tìm cho ra chỗ mà câu trả lời cần đến.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com