- Bài I: Tập Kích Não
- Bài II: Thâu Thập Ngẫu Nhiên
- Bài III: Nới Rộng Khái Niệm
- Bài IV: Kích Hoạt
- Bài V: Six Thinking Hats (Tạm Dịch: Lục Mạo Tư Duy)
- Bài VI: DOIT
- Bài VII: Simplex (Tạm Dịch: Đơn Vận)
- Bài VIII: Khái Quát Hoá và Khái Niệm Hoá
- Bài IX: Giản Đồ Ý
- Bài X: Tương Tự Hoá và Cưỡng Bức Tương tự Hoá
- Bài XI: Tư Duy Tổng Hợp (Synectics)
- Bài XII: Đảo Lộn Vấn Đề
- Bài XIII: Cụ Thể Hoá và Tổng Quát Hoá
- Bài Kết
Random Input (Thâu Nhập Ngẫu Nhiên): Phương pháp này rất hữu ích khi bạn cần những ý kiến sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong quá trình giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp bổ xung thêm cho quá trình tập kích não.
Xu hướng chung về sự suy nghĩ cuả con người là tư duy bởi sư nhận ra các kiểu mẫu (hay hiểu nôm na là "phương pháp" hay "nền nếp suy nghĩ"). Chúng ta phản ứng lại các mẫu đó dưạ trên những kinh nghiêm trong quá khứ và mở rộng các kinh nghiệm này. Mặc dù vậy, đôi khi, chúng ta sẽ bị giam bên trong lối tư duy cuả mình. Với một nền nếp (phương pháp) tư duy đặc thù có thể sẽ không đủ để kiến tạo một lời giải tốt cho một loạt các vấn đề đặc trưng.
Một ví dụ điển hình là trường hợp cuả các học sinh PTTH, chúng ta biết rất rõ, đa số khi giải các bài toán tích phân hay các bài toán hoá học định tính, các em dã được "gạo sẵn" các dạng toán theo một loại "công thức hay mẫu mã" đã được cung cấp bởi các thầy dạy (ở các trung tâm luyện thi)và cứ như thế "nhắm mắt" mà giải các đề bài cho đến khi gặp những bài tưởng chừng dùng công thức này hay công thức nọ có thể làm ra nhưng lại lay hoay mãi mà không tìm ra được 1 giải thuật đúng đắn
Random Input là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với kiểu tư duy mà chúng ta đang sử dụng. Cùng với sự có mặt cuả kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có cùng sẽ được nối vào với nhau.
Các bước tiến hành:Nếu thấy các bước này có phần khó hiểu, thì xin hãy đọc tiếp phần ví dụ sau đó.
Chọn ra ngẫu nhiên một danh từ trong một tự điển hay trong một danh mục các từ vựng đã được chuẩn bị từ trước. Thường danh từ được chọn là danh từ cụ thể sẽ giúp ích hơn (tức là những danh từ chỉ vật mà mình có thể nhận biết bằng giác quan hay sờ mó được ) hơn la chọn một danh từ trừu tượng hay một khái niệm tổng quát. Dùng danh từ nay như là diểm khởi đầu cho giải quyết vấn đề bằng tập kích não.
Bạn có thể thấy ra mình có thêm nhiều tri thức sáng suốt nếu như chữ được chọn không nằm trong phần chuyên môn cuả bạn
Nếu như đó là chữ thích hợp, bạn sẽ thêm được một dãy những ý kiến và khái niệm vào quá trình tập kích não. Trong khi một số từ lưạ ra trở nên vô dụng, thì hy vọng bạn sẽ tìm ra chút ánh sáng cho vấn đề. Nếu bạn kiên trì nhiều lần, thì ít nhất bạn có thể tìm ra bước đột phá.
Ví Dụ:
Giả sử vấn đề muốn giải quyết là "giảm ô nhiểm từ các loại xe lưu động". Theo lối nghĩ thông thường chúng ta đều thấy cách giải thông thường là xử dụng thiết bị "xúc tác để chuyển hoá các chất thải gắn trong ống khói xe hơi" và dùng các loại xang "sạch" hơn (và có khả năng cháy gần như hoàn toàn trong buồng đốt)
Bay giờ lưa ngẫu nhiên một danh từ trích từ tưạ cuả những cuốn sách trên tủ, bạn có thể tìm thấy chữ "cây cỏ" (thực vật). Tập kích não từ chữ này bạn có thể "đào" ra một "mớ" ý mới:
- Cây xanh trên các vệ đường có thể chuyển hoá CO2 thành O2.
- Tương tự, nếu thổi khí thảy ra từ máy xe một dung môi cuả tảo (algae) thì cũng chuyể hoá được CO2sang O2. Và có lẽ, bộ lọc không khí từ các phi thuyền không gian dùng cách này?
- Chưá vi trùng "sulfur-metabolizing" vào bộ chuyển hóa khí thảy để làm sạch chúng. Có phải hợp chất cuả Nitơ (Nitrogen) sẽ làm "giàu" giống vi trùng này?
- Sản phẩm cuả các loại cây cỏ là giấy. Giấy có thể dùng làm màng lọc cuả các bộ lọc không khí (air filter) ở các máy điều hoà nhiệt độ, các động cơ nổ (xe hơi, xe gắn máy)
- Sản phẩm cuả cây cao su là nhưạ có thể làm nguyên liệu chế tao bộ lọc không khí thaỷ ra.
- ...
Trên đây là những ý kiến thô thiển nảy sinh. Một số có thể sai và không thực tế. Tuy nhiên, một trong chúng có thể dùng làm cơ sở cho những phát triển lợi ích.
Xem bài III: Nới rộng khái niệm