Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 9

16/12/201016:20(Xem: 9060)
Phần 9

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 9

Bây giờ ôngDuy Ma Cật lại nói thêm. Nói tất cả tâm tướng của chúng sanh là không cấu. Cũngnhư vậy đó là không cấu. Bây giờ vọng tưởng là cấu, mà không vọng tưởng làtịnh. Điên đảo là cấu, không điên đảo là tịnh. Bây giờ mình thấy rõ cái tu củamình chưa. Mình bỏ vọng tưởng là để làm chi? Để tịnh. Hết vọng tưởng là tịnh.Tịnh tức là giải thoát. Giải thoát tức là giác ngộ. Nếu còn vọng tưởng thì đólà cấu là nhơ. Điên đảo với vọng tưởng cũng gần nhau, là anh em thôi, phảikhông? Có vọng tưởng mới có điên đảo. Không có vọng tưởng, có điên đảo không?Cho nên chỗ khác Bát Nhã kết luận thì vọng tưởng điên đảo phải không? Hai cáiđi chung. Nhưng đây thì phân riêng cho có thứ tự vậy thôi. Có vọng tưởng mới cóđiên đảo. Không vọng tưởng làm gì có điên đảo. Như vậy vọng tưởng điên đảo làcấu. Không vọng tưởng điên đảo là tịnh.

Chuyện nàythật là rõ như ban ngày. Chúng ta dù có giữ giới, giữ luật gì đi nữa, mà nếucái ngã mình chấp nặng thì giữ giới, giữ luật đó có giải thoát được không? Thídụ: tôi nói như giới luật thường của mình đó. Tỳ Kheo không được cuốc đất. TỳKheo không được làm cho cây cỏ bị hại. Thí dụ như không được bứt cỏ tươi... Mìnhgiữ luật đó hết sức là nghiêm trang. Nhưng mình thấy người này, thấy người kiakhông giữ được như mình, rồi mình khinh họ. Như vậy còn ngã không. Nếu còn ngãthì giải thoát nổi không? Giải thoát là chỗ không có ngã, dù cho mình lăn lộngiữa quần chúng mà cái chấp ngã mình không còn thì mình được thanh tịnh. Cònnếu mình làm cái gì, ngồi trong đạo tràng mà cái ngã mình cũng cao vòi vọi đó,cũng là cấu như thường. Chủ yếu là phải đừng chấp ngã. Bởi vì tất cả phiền não,ngã mạng, nóng giận, kiêu căng v.v... đều phát nguồn từ chấp ngã mà ra, phảikhông? có khi nào thấy mình không ra gì hết, mà người ta động tới mình giậnkhông? Nghĩa là thấy ta quan trọng, động tới cho nên nổi sân liền. Như vậy mọiphiền não gốc từ cái ngã. Nếu không ngã thì còn gì phiền não. Không phiền nãothì không phải tịnh là gì? Còn nếu còn ngã tất nhiên còn có phiền não. Cònphiền não cho nên gọi là cấu. Như vậy lời giảng của ông Duy Ma Cật rất là chílý, chỉ thẳng cái thực cho mình biết. Chớ đừng có chấp tướng. Nhiều khi mìnhchấp tướng. Vì trong kinh Phật cũng như trong luật Phật, Phật làm cái gì nó cóý nghĩa ngay trong thời đó. Rồi mình không biết, mình lấy ý nghĩa ngay trongthời đó, đem qua thời khác mình nhìn. Tôi nói thí dụ: Như luật Tỳ Kheo củachúng ta, trong đó phần y và bát hết bao nhiêu? Nếu nói y bát hết 1/3 số giớiluật rồi. Bây giờ y thì mình cũng không mang ba y. Bát thì mình cũng không quảybát đi khất thực. Như vậy làm sao? Thí dụ: Như bây giờ chúng ta ở Thiền viện,hay là một ngôi Già Lam. Chúng ta tu không có quấn y, không mang bát đi khấtthực. Với một người quấn y mang bát khất thực đúng y như trong luật dạy, họnhìn chúng ta họ khen hay họ chê? Họ chê. Mấy ông thầy này không giữ giới,không giữ luật. Nếu chúng ta ở trong Thiền viện, ở trong ngôi Già Lam, chúng tasống rất là bình dị, đơn giản, cái ngã chúng ta mất đi. Như vậy đối với ngườimang bình bát, quấn ba y đi khất thực mà cái ngã còn, thì ai hơn ai. Ai hơn ai?Như vậy cái trọng tâm không phải là giữ cái hình tướng. Mà trọng tâm phải pháđược cái gốc ở trong. Gốc ở trong là cái ngã phải không? Vì vậy mà sự tu củachúng ta phải thấu tường tận gốc rễ của nó. Hiểu vậy rồi, hiểu tại sao mà tinhthần Đại thừa lại không quan trọng những hình thức. Bởi vì hình thức là tướngbên ngoài, tạm trong lúc cần đó. Còn chủ yếu là bên trong. Làm sao phá được cáingã đó mới là gốc. Bởi vậy chúng ta tu phải thực. Nói vậy không phải một chiều.Nếu chúng ta tu, chúng ta không quấn y, không mang bát đi khất thực, mà chúngta lại thêm cái ngã lớn nữa thì trúng hay trật? Nếu mà không chấp tướng mà cònchấp ngã thì lại còn trật hơn nữa, phải không? Tuy không chấp tướng mà chấp ngãthì đó là bệnh thôi. Cho nên khi không chấp tướng thì cũng đừng chấp ngã nữamới trúng, phải không? Chớ không chấp tướng mà chấp ngã lại càng trật.

Đây thêm mộtđoạn, ông nói rằng tất cả pháp sanh diệt không dừng như huyễn, như điện. Cácpháp không đối đãi cho đến một niệm cũng không dừng. Các pháp đều do vọng kiến,như mộng, như ánh nắng, như là mặt trời trong nước, như là bóng trong gươngv.v... đều do vọng tưởng sanh. Như vậy nếu ai thấy được các pháp như huyễn nhưhóa, như trăng trong nước, như bóng trong gương. Hằng thấy như vậy và biết tấtcả đều do vọng tưởng sanh, thì người đó là người giữ giới, giữ luật. Tại saovậy? Sở dĩ giới luật cấm là không cho chúng ta tham ngũ dục. Không cho chúng tanhiễm ngũ dục. Không cho chúng vì ngũ dục mà tạo nên tội lỗi. Bây giờ chúng tathâý ngũ dục như là bóng, như là trăng đáy nước, như là huyễn hóa thì còn gì màtham. Không tham thì còn gì mà nhiễm. Thấy đúng như vậy đó là mình giữ giới,giữ luật rồi. Còn mình thấy nó thật thì chưa được trọn vẹn. Ngài cũng nói rằngnếu người nào biết được như vậy mới gọi là khéo hiểu.

Như vậy đoạntrước ông chỉ cho chúng ta thấy được rằng tánh tội không thật. Từ tâm mà ra.Tâm cũng không thật nữa, cho nên tâm không thật, tội không thật đều trở vềnhư.

Rồi đến đoạnhai chỉ rằng, tất cả tâm cấu thì ngã củng là cấu, chúng sanh cấu đó. Tâm mà nhơthì chúng sanh cũng nhơ. Tâm mà sạch thì chúng sanh sạch. Cho tới vọng tưởng lànhơ. Hết vọng tưởng là sạch v.v... Như vậy chỉ cho thấy rằng tất cả tội gốc từtâm mà ra. Nếu tâm thanh tịnh thì muôn tội theo đó đều hết.

Thứ ba là chochúng ta thấy tất cả pháp như huyễn như hóa. Biết rõ các pháp như huyễn nhưhóa, không kẹt, đó là người chân chánh giữ luật. Khi các thầy Tỳ Kheo này ngheông Duy Ma Cật nói như vậy rồi, họ lãnh hội được, họ phát tâm bồ đề.

Phật bảo LaHầu La:

( Ông đi đếnthăm bệnh ông Duy Ma Cật.

Ngài La HầuLa bạch Phật rằng:

( Thế Tôn conkhông kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ thuở xưa ở thành Tỳ Xá Lycó các ông trưởng giả đến chỗ của con cúi đầu làm lễ, hỏi con rằng:

( Vâng! NgàiLa Hầu La. Ông là con của Phật đã bỏ ngôi Chuyễn Luân Thánh Vương đi xuất gia,hành đạo. Xuất gia đó có lợi ích gì? Con liền đúng như pháp vì họ mà nói lợiích của công đức xuất gia.

Khi ấy ôngDuy Ma Cật đến bảo con rằng:

( Vâng! NgàiLa Hầu La. Không nên nói cái lợi công đức của người xuất gia. Vì cớ sao? Khôngcó lợi, không có công đức, ấy là xuất gia.

Nghe ngượcngạo quá phải không? Như vậy tới chỗ này mình có hai cái nhìn. Cái nhìn củaNgài La Hầu La là nhìn trên hình tướng. Nếu người xuất gia sẽ có những lợi gì,được những công đức gì? Trong kinh Phật cũng đã nói cái lợi ích đó chỉ là cáiích lợi đối đãi của tướng hữu vi thôi. Chớ không phải là nói tới ích lợi củacái vô vi.

Còn ông DuyMa Cật thì ông nhìn người xuất gia là đi thẳng về chỗ vô vi, không có tướng.Không có tướng thì nói gì có lợi, có công đức.

Chỗ này giốngvới chỗ mà vua Lương Võ Đế hỏi Ngài Đạt Ma, phải không? Nói ông tạo chùa, cấtchùa và nuôi Tăng chúng v.v... rất là nhiều. Vậy có lợi ích, có công đức gìkhông? ngài liền nói:

( Không!Không có công đức.

Như vậy cáinhìn của ôg Duy Ma Cật gần với cái nhìn của nhà Thiền. Bởi vì nói công đức, nóiphước đức thì chỉ là cái hình tướng sanh diệt. Còn chỗ chân thật đó ra ngoàicác tướng đối đãi. Cho nên nói là không. Ở đây ông nói cũng giống hết như vậy.Nghĩa là nếu nói xuất gia thì không có lợi, không có công đức. Nhưng mà bây giờđa số người nói xuất gia không lợi, không công đức thì họ có muốn xuất giakhông? Có lợi. Có công đức gì mới ham tu chớ. Không lợi, không công đức tu làmchi. Nhưng đây là lẽ thực, bởi vì đi tới chỗ vô vi giải thoát thì không còn nằmtrên giả tướng thì làm gì thấy có lợi, có công đức. Cho nên sau mới nói thêmcho rõ.

Pháp hữu vithì có thể nói có lợi, có công đức. Còn phàm người xuất gia là vì pháp vô vi.Mà trong pháp vô vi thì không có lợi, không có công đức.

Như vậy ôngxác nhận, sở dĩ ông nói không có lợi, không công đức là đứng trên mặt vô vi mànói, phải không? Thí dụ: Như mình mình nói bây giờ người xuất gia thì khỏi bậnchuyện gia đình, khỏi lo con cái nên rảng rang tu hành. Cái lợi đó toàn là cáilợi của hình thức thôi, phải không? Chớ đâu có phải là đi thẳng trong vô vi.Chủ yếu người xuất gia có người nào xuất gia mà chỉ muốn được cái phước tươngđối đâu, phải không? Đề muốn giải thoát. Mà giải thoát tức là đi tới chỗ vô vi.Cho nên đây là nói thẳng mục đích, cứu cánh đó. Đến trường hợp thứ hai.

La Hầu La,người xuất gia đó, không kia, không đây, cũng không trung gian. Lìa 62 kiếnchấp ở nơi Niết bàn, người trí thọ nhận (tức là chỗ thọ nhận của người trí) làchỗ sở hành của hàng thánh giả, hàng phục chúng ma (như vậy thì người xuất gialà người thoát khỏi ngã, chúng sinh. Bỉ thử tức là ngã, nhơn, chúng sanh đó) vàlìa tất cả kiến chấp hừng ở nơi Niết bàn. Độ được 5 đạo (độ tức là qua được ngũthú đó. Ngũ đạo hoặc ngũ thú cũng giống nhau. Qua được ngũ thú tức là không cònsanh trong năm đường đó nữa.). Trong sạch được ngũ nhãn, được ngũ lực, đứngtrên ngũ căn (hay thành lập được ngũ căn). Không có não hại người khác. Lìa cáctạp ác, dẹp pháp các ngoại đạo. Vượt khỏi các giả danh. Ra khỏi chỗ bùn lầy.Không bị trói buộc. Không có ngã sở. Không có sở thọ. Không có bị nhiễu loạn. Ởthì ôm lòng vui vẻ, bảo hộ cái ý kia. Tùy thuận Thiền định, lìa các lỗi ác. Nhưvậy đó là tinh thần xuất gia. Nếu hay như vậy đó, ấy là người chơn xuấtgia.

Chơn xuất giaở đây ông nói là mình phải rời cả ngã và ngã sở và hằng đứng trên bờ Niết bàn.Hằng vượt ra khỏi mọi trói buộc, nhiễm ô và hằng ở trong Thiền định. Như vậymới thật là xuất gia.

Xuất giachúng ta nhớ có mấy nghĩa? Một là xất thế tục gia. Hai là xuất phiền não gia.Ba la xuất tam giới gia. Như vậy chỗ này ông nói là xuất cái gì gia? Tức làchúng ta phải ra khỏi tam giới, phải đứng trên bờ Niết bàn. Chớ không phải chỉra khỏi nhà thế tục thôi. Bây giờ phần nhiều chúng ta hay nói xuất gia có lợiích là xuất gia ở trong nhà thế tục. Từ nhà thế tục mà ra khỏi có lợi ích gì?Chớ mà ít có xuất phiền não gia. Xuất tam giới gia mà xuất phiền não gia là haichỗ mà ở đây ông muốn nói. Như vậy tất cả mọi người nếu chúng ta nhìn lại,nóirằng chỉ khi nào bỏ nhà cha mẹ vào chùa là xuất gia. Nếu hiểu ngang chừng đóthì đời tu chưa có giá trị gì, phải không. Nếu chưa phá được phiền não, mìnhchưa ra khỏi tam giới tức là chưa được giải thoát, thì xuất gia chưa đúng nghĩaxuất gia. Muốn đúng nghĩa xuất gia là phải dẹp sạch phiền não, phải được giảithoát sanh tử. Ra khỏi tam giới tức là giải thoát sanh tử. Đó mới là mục đíchcứu cánh của người xuất gia. Cho nên ở đây ông nói chơn chánh xuất gia là phảinhư vậy đó. Như vậy đó là làm cho sáng tỏ thêm nghĩa xuất gia của người tu. Chớkhông phải là ông nói lý suông.

Khi đó ôngDuy Ma Cật bảo các Trưởng giả rằng: “Các ông nên ở trong chánh pháp mà phát tâmxuất gia. Vì cớ sao? Vì Phật ra đời rất khó được gặp.

Như vậy thìcác ông nên ở trong chánh pháp mà phát tâm xuất gia. Tại sao? Bởi vì khó gặpđược đức Phật ra đời. Các ông Trưởng giả mới nói rằng (Trưởng giả này là Trưởnggiả tử là con đó, chớ không phải Trưởng giả lớn.

Các Trưởnggiả này thưa rằng:

( Thưa cư sĩ,chúng tôi nghe Phật nói cha mẹ không cho thì không được xuất gia (tức là cha mẹkhông cho phép thì không được xuất gia).

Ông Duy MaCật nói:

( Đúng vậy!Các ông liền phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Âúy là xuất gia, ấy tứclà thọ giới cụ túc.

Ở đây ôngkhông nặng về hình thức xuất gia là cạo tóc, vô chùa phải không? Ông bảo xuấtgia là phải phát tâm cầu thành Phật, đó là xuất gia, đó là thọ giới cụ túc. Bởivì tất cả người xuất gia có người nào không cầu thành Phật mà xuất gia không.Phải không? Cầu thành Phật là mục tiêu cứu cánh. Như vậy mình nhắm vào mục tiêucứu cánh đó mà làm mà tiến. Đó gọi là xuất gia.

Khi ấy 32 ngườicon ông trưởng giả đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên conkhông kham đến thăm bệnh ông ấy.

Như vậy chúngta có thể tóm lại cho dễ nhớ. Ở đây Ngài Duy Ma Cật muốn nói cái nghĩa xuất gialà đi thẳng vào giải thoát, là pháp vô vi. Chớ không phải xuất gia là pháp hữuvi. Cho nên khuyên Ngài La Hầu La đừng lấy cái lợi của pháp hữu vi mà nói vớicác con ông Trưởng giả. Rồi tới đoạn kế muốn giảng trạch rằng người xuất gia làngười phá được tất cả phiền não ra ra khỏi nhà tam giới. Đứng ở trên bờ Niếtbàn. Đó mới là người chân thật xuất gia. Như vậy chúng ta thấy ý nghĩa xuất gianày thật là thâm sâu. Kế đó là Ngài A Nan. Ngài A Nan thật là đángthương.

Phật bảo NgàiA Nan:

( Ông đi đếnthăm bênh ông Duy Ma Cật.

A Nan bạchPhật rằng:

( Thế Tôn!Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ thuở xưa Thế Tôn thâncó chút ít bệnh, phải dùng sửa bò. Con liền mang bát đến nhà đại Bà La Môn đứngở dưới cổng (hay là dưới cửa. Đứng ở dưới cổng vì nhà người có có cái cổng lớnở trước. Đứng ở dưới cổng tức là ngay trước cửa nhìn vô, chờ người ta thấy đểngười ta kêu vô cho). Khi ấy ông Duy Ma Cật đến hỏi con rằng:

( Vâng! NgàiA Nan, vì sao mà sáng sớm mang bát đến đứng đây (chữ này là “Triêu” chớ khôngđọc là “Triều” được)?

Con nóirằng:

( Này cư sĩ!Thân Thế Tôn có chút ít bệnh phải dùng sửa bò. Cho nên tôi đến đứng đây.

Ông Duy MaCật nói:

( Thôi! Thôi!A Nan chớ có nói lời ấy. Thân Như Lai là thể Kim cang. Các cái ác đã dứt. Cáccái thiện đã đầy đủ. Làm gì mà có bệnh, làm gì mà có não. Thôi lặng lẽ đi ANan. Chớ có chê bai Như Lai (đuổi đi). Chớ có khiến những ngoại đạo nghe lờithô này. Không khiến cho những chư Thiên có đầy đủ oai đức và những vị Bồ tát ởcác cõi Tịnh độ khác được nghe lời này. Thôi ông đi đi (lặng lẽ đi đi. Chớ đừngđể ngoại đạo nghe hoặc chư Thiên hoặc các vị Bồ tát ở cõi khác nghe. Cái nàyxấu hổ lắm.). A Nan! Vị Chuyển Luân Thánh Vương chỉ có một chút ít phước mà cònđược không bệnh. Huống nữa là Như Lai được vô lượng phước đức, khắp cả thùthắng thay (Khắp thắng giả tai tức là khắp hết thù thắng đó ư!) Hãy đi A Nan!Chớ khiến chúng tôi nhận ra lời này mà sanh hổ thẹn (Hay là chớ khiến cho chúngtôi phải sinh ra hổ thẹn)! Ngoại đạo thậm chí nếu nghe được lời này thì khởinghĩ thế này: Sao gọi là thầy. Tự mình bệnh mà không có thể cứu được mà hay cứubệnh cho người khác. Như vậy thôi đi A Nan. Ông đừng để cho chúng tôi hổthẹn.

Tại sao hổthẹn? Vì ngoại đạo thậm chí nghe nói lời này thì họ liền đặt câu hỏi. Tại saomà Thầy là Thầy mà bệnh mình không cứu được mà nói cứu bệnh người khác. Vô lýphải không? Bởi vậy tôi nói mấy chú tu ráng. Bệnh có hai thứ: Bệnh thân và bệnhtâm. Thân cũng khuyên Phật tử tu hành. Ngồi thiền ít bệnh mà mình bệnh rề rề.Thật là xấu hổ cho tôi biết mấy, phải không? Mỗi khi nói với Phật tử, tôi nóingười ngồi thiền ít bệnh mà mấy chú cứ rề rề, rề rề hoài. Thực là điều tủi nhụccho tôi, phải không? Tôi nói ít bệnh, mấy chú ngồi thiền giỏi thì ít bệnh. Chớthầy nói ngồi thiền ít bệnh, mà mấy thầy đây đêm nào cũng ngồi thiền mà thầynào cũng rên bệnh hết thì có phải xấu hổ cho tôi không? Đó là nói vềthân.

Nói về tâm,mình là người tu. Mình nói tu là để diệt phiền não, để hết khổ đau, phải vậykhông? có người nào nói tôi tu là tôi nuôi phiền não. Đâu có ai nói vậy. Đã nóilà diệt phiền não thì ít ra vào chùa ở 5 tháng, 10 tháng cũng thấy mấy thầycười hoài mới phải chớ. Hết phiền não. Còn nếu không hết cũng bớt phiền nãorồi. Chớ ít bữa thấy người này sân. Ít bữa thấy người kia quạu. Ít bữa nữa thấyngười kia khóc. Như vậy còn phiền não không? Nói rằng tu để diệt phiền não thìcũng chưa có nữa. Nếu mình chưa diệt được phiền não mà dạy người ta diệt phiềnnão là làm sao. Được không?

Bởi vậy nhiềukhi tôi nói tôi xấu hổ khi có mấy người Phật tử nói: “Thầy con hôm trước giậnmấy ông điệu, muốn bỏ đi. Tụi con lại năn nĩ hết sức Thầy mới ở lại”. Nghe vậycó xấu hổ không? Nếu Thầy không có phiền não thì Thầy đâu có bỏ đi. Mà Thầy bỏđi tức là Thầy phiền não quá. Nhờ Phật tử an ủi Thầy mới bớt phiền não. Như vậykhi phiền não của Phật tử, họ khổ sở, họ tới họ nhờ Thầy an ủi cho bớt. Rồi bâygiờ Thầy phiền não thì nhờ Phật tử tới an ủi lại. Như vậy mình và Phật tử cóhơn bao nhiêu không? Kiểm lại coi hơn bao nhiêu? Như vậy cái đó là để thấy xấuhổ của người tu. Mình tu phải là người để an ủi, để dạy dỗ, để khuyên lơn họ.Mà muốn an ủi, dạy dỗ, khuyên lơn họ, cái đó mình đã qua rồi, phải không? Quarồi mới dạy họ chớ. Nếu mình chưa qua, mình bảo họ làm, thì điều đó thực là...theo thế thường là đổi công cho nhau đó. Bữa nay họ phiền não tới mình an ủi.Mai mình phiền não thì họ tới an ủi. Đổi qua đổi lại chớ không ai hơn ai hết.Như vậy không có nghĩa là Thầy nữa. Cho nên mấy chú ráng. Nhiều khi tôi thấy cónhững lúc muốn bực, muốn la lận. Mà nghĩ nếu la mấy chú nói mình sân, phảikhông? Còn không la thì mấy chú cứ tưởng làm như vậy là hay. Cứ nay chú nàyrên, con bệnh quá. Mai chú kia rên, bệnh quá, ngồi thiền không nổi. Như vậy tạisao không gan. Đó rồi thêm một cái, ít bửa chú này phiền não chú kia. Chú kiaphiền não chú nọ. Như vậy thiệt là... đi tới đây để cốt dứt trừ phiền não, mànói bị phiền não. Vô lý quá! Bị thì bỏ đi. Bị phiền não thì bỏ đi phức đi chorồi. Khỏi thưa hỏi cho mất thì giờ. Nhưng mà không chịu, cũng ôm đó để đi thưa,đi trình. Như vậy mới thấy rằng chưa gan, chưa dám dứt khoát. Chớ tất cả nhữngcái đó là những cái mình bỏ được dễ ợt chớ gì.

Thí dụ: Bâygiờ huynh nào đó nói hơn mình hoặc chỉ trích mình không đúng. Họ chỉ tríchkhông đúng, thì họ thấy sai, họ thấy bậy, bỏ qua cho rồi, phải không? Thưa kiệnlàm chi cho mất thì giờ. Đó là những điều mà tôi nói lẽ thực như vậy, đó màcũng đi thưa. Dễ nổi giận không? Nổi giận mà nạt thì... Muốn nạt là nạt để chothấy cái đó không xứng đáng. Lý đáng là mình đã qua rồi mà còn mang lại làm gì.Nhưng nếu nạt thì nói Thầy còn sân, cũng còn phiền não. Thôi bỏ qua đừng giận.Đó là những cái mấy chú thấy, nghĩa là sự thực của tu đó. Nó là gốc để mình đitới chỗ giải thoát. Gốc giải thoát mà mình không chịu ôm cái gốc đó. mình cứvin những cành phiền não, những lá phiền não mà mình mệt nhọc với nó làm chi,phải không? bởi vậy mình phải gan. Gan dạ một chút mới có thể tiến được. Tôikhoe với người ta, tôi nói tôi hồi xưa bệnh phổi, trị chưa được hết lắm mà tôingồi thiền riết hết. Bây giờ mấy chú ho khẹt khẹt 3,4 bữa, lại thưa thầy chắc conbệnh phổi rồi. Tôi rầy, tôi nói không có bệnh phổi đâu mà sợ. Nói vậy mấy chúnói mình không thương, phải không? Thành ra nó khó thật. Còn nếu người nào ngồithiền rồi ít bữa ho cũng la bệnh phổi hết. Như vậy lối tu mà mình nói với thiênhạ trở thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn ngay trong hàng ngũ của mình phải không? Chonên mấy chú tập gan một chút để giữ uy tín. Không phải tôi nói giữ uy tín suôngmà chính là để cho mấy chú có một sức chịu đựng, thắng được những cơn bệnh nhỏvà gan dạ trong cuộc tu hành, chớ đừng yếu đuối. Yếu đuối rồi trở thành mâuthuẫn với việc làm của mình. Đó là tôi nói câu ông thầy mà ổng còn bệnh thì làmsao cứu được người bệnh khác, người khác bệnh, phải không? Vậy mấy chú muốn khinào khuyên lơn ai thì nhớ dòm lại mình coi đã. Mình bệnh nhiều, bệnh ít. Nếumình gần hết bệnh thì khuyên họ dễ. Còn mình bệnh như họ, e rằng khuyên mắc cỡlắm. Hổ thẹn lắm đó.

Phải lén đimau chớ khiến cho người ta nghe. Phải biết! A Nan thân Như Lai tức là pháp thânkhông phải thân tư dục. Phật là bậc Thế Tôn vượt qua cả tam giới. Thân Phậtkhông có lậu, các lậu đã dứt (lậu tức là mầm phiền não làm rơi trong tam giớiđã dứt). Thân Phật là vô vi, không có rơi vào các số (số tức là các loại. Loạingười bậc này, bậc nọ). Thân như thế ấy thì nào có bệnh gì. Đâu có bệnhgì.

Như vậy ở đâybiểu Ngài A Nan phải lén đi cho nhanh, chớ đừng để cho người ta nghe. Tại saovậy? Vì ông phải biết thân Phật là pháp thân. Pháp thân là thân đã vượt ra khỏitam giới. Cái thân đó nó là vô vi, nó không còn bệnh gì nữa hết.

Bạch Thế Tôn!Khi ấy con thật là hổ thẹn. Được gần gũi Phật mà có thể nghe lầm hay sao?

Như vậy lúcđó ông hổ thẹn quá! Con bị đuổi đi hoài, cho nên tự tủi. Rồi không biết mìnhgần Phật mà không biết mình có nghe lầm không? Phật nói Phật bệnh. Bây giờ mìnhđi xin sữa cho Phật mà ổng đuổi như vậy đó. vậy mình có nghe lầm chăng?

Nhưng liềnkhi ấy ở trong không trung có tiếng: Này! A Nan! Như lời của cư sĩ nói.

Như vậy xácnhận thêm nữa. Trong đó xác nhận ông cư sĩ nói đúng.

Chỉ vì Phậtmuốn ra khỏi đời ngũ trược ác thế mà hiện pháp này để độ thoát chúngsanh.

Hiện cái phápnày là hiện trong cảnh còn có già, còn có bệnh, còn có tử đó, để độ thoát chúngsanh.

Vậy thì hãyđi A Nan. Ông nhận lấy sữa chớ có hổ thẹn.

Bạch Thế Tôn!Ông Duy Ma Cật trí tuệ biện tài như thế. Thế nên con không có dám đến thăm bệnhông.

Như vậy đếnchỗ chót này là nói thẳng quan niệm về thân Phật. Hàng Nhị Thừa quan niệm vềthân Phật thế nào? Hàng Bồ tát quan niệm về thân Phật thế nào?

Hàng Nhị Thừaquan niệm thân Phật là thân có 32 tướng tốt hiện ở thế gian. Cho nên chúng tađọc sử mà muốn tìm sự thật thì các phần trong kinh sử của Nguyên Thủy rất làxác thực. Còn nếu chúng ta đọc sử mà lấy những phần ở trong giáo lý Đại Thừanày thì sử đó thuộc về lý tưởng không xác thực. Tại sao vậy? Tại vì bên kianhìn Phật là thân hiện hữu ở thế gian này, có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp v.v...Thân đó là thân Phật.

Nhưng bêntinh thần Đại thừa thấy Phật là pháp thân. Pháp thân là thể kim cương, bấtsanh, bất diệt. Ở thế gian có gì goi là cứng nhất? Đó là kim cương. Cho nêndùng chữ kim cương làm thí dụ. Vì thân Phật là không sanh không diệt. Đó làpháp thân.

Như vậy mộtbên nhìn thân Phật hiện tại gọi là báo thân hay là ứng thân. Còn bên kia nhìnvề pháp thân. Pháp thân là cái thân lý tưởng chớ không phải thân cụ thể trongkhi Phật còn ở Ấn Độ. Nhớ rõ như vậy. Bên đây nhìn là báo thân hay là ứng thâncho nên thấy có bệnh. Rồi đi xin thuốc trị bênh. Còn bên kia nhìn Phật là phápthân. Pháp thân thì không có tướng. Không có tướng làm sao có bệnh. Không cóbệnh mà nói là đi xin thuốc trị bệnh là chuyện vô lý.

Như vậy haivị, mỗi vị nhìn khác nhau, mình nói ai đúng? Ai cũng đúng hết. Vì một bên nhìnvề báo thân, bên nhìn về pháp thân, hay bên nhìn về ứng thân, bên nhìn về phápthân. Cứu cánh của người tu là mình phải đạt được pháp thân. Bởi vì ứng thânhay báo thân là tướng sinh diệt. Có nó, dù nó đẹp nhưng rồi cũng phải hoại,phải không? Nếu tu rồi hưởng trong mấy chục năm, rồi hoại, thì cái đó chưa xứngđáng. Cho nên chúng ta tu là phải đạt được pháp thân bất sinh, bất diệt. Đó mớilà cái cứu cánh, cái mục đích của người tu.

Như vậy chỗcứu cánh của người tu là phải đến pháp thân. Pháp thân là lý tưởng cứu cánh củamình. Chớ không phải là ứng và báo. Cho nên bên này nhìn về chỗ cứu cánh saucùng. Bên kia nhìn về cái tướng hiện hữu. Hai cái khác nhau. Tuy khác nhưng rồicũng từ cái này mà đạt đến cái kia. Như mình bây giờ đang mang thân này là thânsinh diệt. Nhưng bây giờ muốn đạt được pháp thân, mình bỏ cái sinh diệt nàyđược không? Cũng không được. Cho nên từ tướng sanh diệt để tiến tới chỗ vôsanh, đó mới đúng với chân thật. Như vậy qua phần của Ngài A Nan. Bây giờ tómkết.

Như thế 500vị đại đệ tử mỗi vị hướng về Phật nói về duyên trước kia, để khen ngợi ông DuyMa Cật, lời nói ông Duy Ma Cật. Đều nói rằng không kham đến thăm bệnh ôngấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com