Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 11

16/12/201016:21(Xem: 8300)
Phần 11

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 11

Chỗ này làmcho chúng ta sáng thêm về ý nghĩa đạo tràng. Thường thường nói đạo tràng là cáigì? Chữ tràng là trường, là chỗ, là nơi mà mình tụ hội lại để nghe kinh, để họcđạo, để tụng, để ngồi thiền... chỗ đó thường gọi là đạo tràng phải không? đạotràng là nơi tụ hội để học đạo, để tu thì gọi đó là đạo tràng. Thường nếu mìnhnghe nói người đó từ đạo tràng ra, thí dụ có người ở trong thành phố ra, họ tớitrước cửa Thường Chiếu. Ra tới đó thấy có người ở trong cổng Thường Chiếu đi ra.Hỏi huynh ở đâu lại. Nói làm sao? Nói tôi ở trong đạo tràng Thường Chiếu mớira, phải không? Nói đạo tràng tức là chỗ tu. Từ chỗ tu mà ra. Còn cái này mộtông từ trong thành đi ra, ông nọ ngoài thành đi vào, không có chùa chiền, khôngcó tịnh xã, không có gì hết, mà đi vào chợ. Hỏi ông từ đâu vào, nói từ đạotràng vào. Như vậy cái đạo tràng của ông Duy Ma Cật khác với cái đạo tràng màquan niệm các người tu bây giờ hay người tu thuở đó. Như vậy cái đạo tràng củachúng ta thấy là đạo tràng hình tướng. Chỗ hội hợp tu hành thì gọi đó là đạotràng. Còn đạo tràng của ông Duy Ma Cật thấy là đạo tràng gì? Đạo tràng ở ngaytrong tâm hạnh của mình, phải không? Trong tâm mình mà làm những điều tốt, làmnhững điều hay, ứng dụng những pháp để được tỉnh giác thì đó là đạo tràng. Dùđi đâu, dù ở chỗ nào mà mình đều sống được với những cái đó thì chỗ nào cũng làđạo tràng hết. Còn nếu mình ngồi thiền ở trên chùa, đó là đạo tràng không? Là đạotràng rồi. Nhưng lúc đó tâm mình nghĩ xấu, nghĩ bậy thì lúc đó phải đạo tràngkhông? Vậy thì đạo tràng của chúng ta chỉ là đạo tràng hình thức. Chớ còn chưađi sâu trong vào tâm tánh.

Còn ông DuyMa Cật nói đạo tràng là đi thẳng vào tâm tánh. Cho nên ông mới dẫn những điềuông nói trực tâm là đạo tràng, rồi phát hạnh là đạo tràng. Hai câu đó quí vịthấy, trực tâm là đi thẳng vào tâm ngay thẳng, đó là đạo tràng. Phát hạnh đó làviệc làm. Khởi làm những điều thiện, đó là đạo tràng. Rồi thâm tâm là đạotràng. Bồ Đề tâm là đạo tràng. Rồi Bố Thí là đạo tràng. Trì giới là đạo tràng.Chó tới lục độ đều là đạo tràng hết. Như vậy cho tới hàng ma nè, cho tới giảngpháp, giảng kinh... lúc nào cũng là đạo tràng.

Nói tóm lạicho dễ hiểu, đạo tràng của ông Duy Ma Cật là đạo tràng của tự tâm, đạo tràngcủa hành động chân thật, từ tâm chân thật phát hiện. Như vậy những cái đó điều làđạo tràng. Đạo tràng đó rất là bao la, rất là rộng rãi, phải không? Bởi vì ởđâu mà chúng ta tâm được thanh tịnh, tâm hợp với đạo lý, ở đó có đạo tràng. Ởđây mà chúng làm lợi ích cho chúng sanh, làm lợi ích cho mọi người mà không cóngã, không có người thì chỗ đó cũng là đạo tràng.

Như vậy hiểuđược nghĩa đạo tràng này chúng ta mới thấy, người tu có khỉ ở chỗ vắng vẻ, ởtrong chùa, ở những ngôi tịnh xá để tâm an lành tu. Nhưng cũng có khi mình phảiđi giáo hóa nơi này nơi nọ, ở chỗ chợ búa, xóm làng. Nhưng nếu ở trong chùa, ởtại tịnh xá mà mình được thanh tịnh, tâm ý trong sạch, việc làm trong sạch thìđó là đạo tràng. Đi ra chợ búa, vào xóm làng mà tâm thanh tịnh, việc làm thanh tịnhthì ở đó cũng đạo tràng. Đừng vì chấp phải ở chùa, phải ở tịnh xá mới đạotràng. Ra chợ búa, vào làng xóm không phải đạo trang. Nếu mình chấp như vậy đólà bệnh, phải không? Cho nên hành động của Bồ Tát là luôn luôn mỡ rộng. Chỉnhắm vào tâm. Bởi nhắm vào tâm cho nên có khi hành động ở chỗ không hợp đạo lýmà vẫn thấy đạo lý. vì các Ngài không kẹt, không mắc. Hiểu vậy mới thấy ý nghĩacủa đoạn này.

Phật bảo BồTát Kỳ Thế:

( Ông đi đếnthăm bệnh ông Duy Ma Cật.

Bồ Tát Kỳ Thếbạch Phật rằng:

( Bạch ThếTôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ lại thuở xưa con ởtrong tịnh thất. Khi đó Ma Ba Tuần đem 1 muôn 2000 Thiên nữ, dáng giống như làĐế Thích, đánh nhạc, ca hát, đi đến chỗ của còn cùng những quyến thuộc của nó,đầu lễ dưới chân con, chấp tay cung kính đứng qua một bên. Con nghĩ nó là ĐếThích nên nói rằng: Lành thay! Kiều Thi Ca. Tuy có cái phước được như vậy.không có nên tự buông lung. Phải quán ngũ dục là vô thường đề gốc lành nơithân, mạng, tài mà tu pháp kiên cố.

Liền khi ấychúng nói với con rằng:

( Này ChánhSĩ! nên nhận 1 muôn 2000 Thiên nữ này có thể đủ để quét dọn cái thất củaNgài.

Còn nóirằng:

( Kiều ThiCa! Không nên đem vật phi pháp mà cúng dường cho Sa môn Thích Tử. Đây khôngphải chỗ ta nên nhận.

Con vừa nóirồi thì khi ấy có ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng:

( Không phảilà Đế Thích. Âúy là ma nó đến nhiễu loạn ông vậy!

Như vậy đoạnnày là Ngài Kỳ Thế tuy là Bồ Tát rồi, nhưng Ngài con tu hạnh rất thanh tịnh ởchỗ thất vắng. Tâm hồn Bồ Tát nhưng chưa nhập thế, còn yên tu thanh tịnh. Chonên ma đánh lừa Ngài. Nó tới giả ra Thiên Đế Thích. Ngài tưởng thiệt là ThiênĐế Thích. Nó thưa hỏi xong xuôi, nó còn đem 1 muôn 2000 Thiên nữ cúng dường choNgài. Ngài nghĩ mình là người tu. Như vậy Bồ Tát này là Bồ Tát xuất gia phải không?Cho nên nghiêm trì giới luật, nói không được ông đem nhưng người này cúng chota là phi pháp. Ta không nhận. Lúc đó gặp ông Duy Ma Cật, tức là ông già bụiđời. Cho nên gặp ông thì ông nhận hết. Khi gặp ông rồi, ông liền giảng trạchcho Ngài Kỳ Thế biết rằng đó không phải là Thiên Đế Thích, mà là Ma Ba Tuần. Đểcho Ngài biết Ngài đã lầm. Bây giờ đây là ông bắt đầu nói chuyện với ma.

Ngài Duy MaCật liền nói với ma rằng:

( Những ngườinữ này có thể đem cho tôi. Như tôi thì mới đáng mà nhận (Đáng thọ nhận).

Ma liền hoảngsợ, nghĩ rằng ông Duy Ma Cật đâu không làm não hại ta. Muốn ẩn hình đi (tứcmuốn tàng hình trốn đi) mà không thể ẩn. Dùng hết thần lực của nó cũng khôngthể đi được. Liền nghe trong hư không có tiếng rằng:

( Ba Tuần,hãy đem những người nữ này cho đi (nghĩa là cho ông đó) thì mới có thể điđược.

Ma vì sợ nênmới miễn cưởng mà cho (sợ quá miễn cưỡng cho. Khi ma cho thì Ngài nói làmsao.). Khi ấy Ngài Duy Ma Cật mới bảo những người nữ ấy rằng:

( Ma đã đemcác chị cho tôi rồi. Này các chị đều phải phát tâm vô thượng chánh đẳng chánhgiác.

Mình giảinghĩa có đầu đuôi gốc ngọn. Lát chị, lát ngươi, nghe lộn xộn. Ăn nói không cótrật tự, phải không? Nếu là chị thì chị hết. Ngươi thì ngươi hết. Gặp chữ “tỷ” thìgọi là chị. Gặp chữ “nhĩ” thì gọi là ngươi. Cũng nói với mấy người đó thôi màsao lộn xộn vậy. Cho nên ở đây phải biết rõ.

Liền tùy căncơ thích hợp mà vì nói pháp, khiến cho các vị đó phát đạo ý. Lại nóirằng:

( Các chị đãphát đạo ý, có pháp lạc có thể tự vui. Không nên lại vui theo ngũ dụcnữa.

Các Thiên nữliền hỏi rằng:

( Những gì làpháp lạc?

Ngài đáprằng:

( Cái lạcthường tin nơi Phật. Cái lạc vốn nghe pháp. Cái lạc cúng dường chúngTăng.

Như vậy 3 cáivui đầu của người học đạo. Cái vui thứ nhất là tin Phật. Cái vui thứ 2 là nghepháp. Cái vui thứ 3 là cúng dường chúng Tăng. Đó là ba cái vui. Ba cái vui đầulà vui về Tam bảo. Rồi tới cái vui kế, vui lìa ngũ dục.

Vui quán ngũấm như là quán tặc. Vui quán tứ đại như là rắn độc. Vui quán nội nhập như làcái xóm rỗng1 (hay là cái nhóm rỗng).

Mấy cái vuinày là vui gì? Ba cái vui trước là vui đối với tam bảo. Vòn vui lìa ngũ dục.Vui quán 5 ấm như quán tặc. Vui quán tứ đại như rắn độc. Vui quán các nhập haylà nội nhập như là nhóm rỗng. Cái vui đó là vui về cái gì? Vui nhìn vào cáithân của mình. Thân của mình đầu tiên thì phải làm sao? Lìa ngũ dục. Lìa ngũdục đó là vui. Rồi vui xét thấy thân 5 ấm này như oán tặc, tức là như giặc thù.Năm ấm làm sao như giặc thù? Bởi vì thân 5 ấm này luôn luôn là phiền nhiễu,luôn luôn là khổ đau. Cho nên nói không có cái gì là vui thích. Không có cái gìđáng cho mình phải mến yêu, mà mình lại lầm sanh ra mến yêu nó. Cho nên phải quánthân năm ấm này như là oán tặc. Rồi vui quán tứ đại như 4 con rắn độc, nó chựchại nhau. Mình hằng quán thích quán như vâỵ, đó là vui. Rồi vui quán nội nhập,tức là lục nhập của mình, như là một nhóm rỗng vậy thôi, không có cái gì thậthết.

Như vậy trongmấy cái vui, cộng lại mấy cái? Vui lìa ngũ dục là một. Vui quán 5 ấm như oántặc là 2. Quán tứ đại như rắn độc là 3. Vui quán lục nhập như nhóm rỗng là 4.Bốn cái vui này là nhìn thẳng vào thân của mình.

Vui tùy hộđạo ý. Vui làm lợi ích cho chúng sanh. Vui cung kính bậc sư trưởng.

Ba cái vuinày về cái gì? Tùy hộ đạo ý tức là vui tùy hỷ. Ai có tâm đạo mình bảo bọc chohọ để tâm đạo không bị mất, không bị lui sụt. Đó cũng là cái vui của mình. Vuilàm lợi ích cho chúng sanh. Rôi vui cung kính các bậc sư trưởng. Hay là vuicúng dường cung kính các bậc sư trưởng. Đó là ba cái vui bên ngoài, thầy bạn.Rồi tới cái

Vui rộng làmviệc Bố thí. Cái vui để gìn giữ giới cho được vững vàng. Cái vui nhẫn nhục đượcnhư hòa. Cái vui siêng năng làm các căn lành. Cái vui thiền định không có loạn.Cái vui lìa cấu được trí tuệ sáng suốt.

Mấy cái vuinày thuộc về vui gì. Cái gì? Là cái vui lục độ phải không? Thứ nhất là vui Bốthí. Thứ hai là vui Trì giới. Thứ 3 là vui Nhẫn nhục. Thứ 4 là vui Tinh tấn.Thứ 5 là vui Thiền định. Thứ 6 là vui Trí tuệ. Mỗi khi làm một pháp đều có lợiích của riêng nó. Cho nên Thiền định thì tâm không loạn. Trí tuệ thì lìa đượccấu.

Vui rộng pháttâm Bồ đề rộng rãi. Cái vui hàng phục các ma. Vui đoạn các thứ phiền não. Vuilà thanh tịnh cõi nước Phật. Cái vui thành tựu những tướng tốt. Cho nên tu các côngđức cái vui trang nghiêm đạo tràng.

Như vậy mấycái vui? Vui khi phát Bồ đề tâm rộng lớn. Vui hàng phục các ma. Rồi vui đoạntrừ phiền não. Vui là thanh tịnh cõi nước Phật. Vui thành tựu các tướng tốt.Vui trang nghiêm đạo tràng. Mấy cái vui đó là vui tu những công đức để được dứthết phiền não. Dứt hết các ma và trang nghiêm cõi Phật, trang nghiêm đạotràng.

Vui nghenhững pháp thâm sâu mà không sợ. Vui ba môn giải thoát chẳng ưa việc phithời.

Hai cái vuinày, vui nghe pháp mà thích tam giải thoát môn (tam giải thoát môn là không, vôtướng, vô nguyện).

Vui gần nhữngngười đồng học. Vui đối với những người không phải đồng học mà tâm không giậncũng không có ngại. Vui đem sự bảo hộ những người ác tri thức. Vui gần gũi nhữngthiện tri thức.

Mấy cái vuinày nó hơi khó. Vui thứ 1 gần gũi bạn đồng học thì dễ phải không? Cái vui thứ 2là những người không phải là bạn đồng học mà tâm không có sân, cũng không cóngại với họ nữa. Vui đó dễ hay khó. Người đó không phải là bạn đồng học tứcngười không phải cùng một tư gống mình, cùng một tâm trọng tu hành giống mình.baay giừo họ ngược ngạo với mình, mình sống chung với họ, mình không giận, cũngkhông có chướng ngại gì hết. Vui đó dễ hay khó? Cái đó ráng tập vui đó. Vui đómới là vui tiến bộ dữ à! Kế đó vui đem bảo bọc cho những người ác tri thức nữa.Thiện tri thức mình bảo bọc phải rồi, bổn phận phải không? Aïc tri thức mìnhcũng bảo hộ họ nữa. Như vậy cái vui đó dễ hay khó? Người mình biết là ác trithức đó, mình làm sao? Mình ghét. Tìm cách này cách nọ cách kia, mình tống họđi phải không? Họ đi được là vui. Bây giờ họ ở mình mình phải vui với họ đó dễhay khó. Như vậy mà vui được đó mới thật là học hạnh của Bồ tát. Các khó làmcủa người tu theo hạnh Bồ tát là ở chỗ đó. Những cái thông thường, hợp đạo, hợplý mình vui thì phải. Cái không hợp đạo lý mà mình cũng vẫn vui với họ. Điều đóhết sức là khó.

Như vậy haiphần ở đây thấy rõ. Phần thứ nhất là gần những bạn đồng học, đó là người thuậnchiều. Phần thứ 2 là những người không đồng học mà mình cũng không giận, khôngngại, đó là cái nghịch chiều. Rồi tới cái sau là đối với thiện tri thức thìmình gần gũi. Thân cận, gần gũi đó thuận chiều. Ác tri thức mà mình vẫn bảo hộhọ, đó là nghịch chiều. Như vậy hai chiều thuận và nghịch mình vẫn xử sự đềutốt hết. Đó mới là tâm của Bồ Tát.

Vui tâm hỷthanh tịnh. Vui tu vô lượng đạo pháp (hay là đạo phẩm). Ấy là pháp vui củanhững vị Bồ Tát.

Như vậy cácpháp vui của Bồ Tát, ở đây quí vị thấy mình dễ được cái pháp vui đó không?Nghĩa là vui tâm tùy hỷ được thanh tịnh. Vui tu hết vô lượng đạo pháp. Cái đó tươngđối cũng dễ. Còn mấy cái trên thật là khó. Nhưng muốn được nguồn vui đó mìnhphải ráng hằng ngày, hằng tháng, hằng năm huân tập những tính tốt. Những tínhtốt: Nhẫn nhục, nhu hòa để tránh những điều trái mà mình không bị chướng.

Khi ấy BaTuần mới bảo những Thiên nữ rằng:

( Tôi muốncùng các vị trở về Thiên cung.

Các vị Thiênnữ mới nói:

( Đã đemchúng tôi cho ông Cư sĩ này rồi, có pháp vui, chúng tôi rất là vui. Không cótrở lại vui cái vui ngũ dục nữa.

Mới giảng sơmấy bà đã được vui rồi, phải không? Còn quý vị nghe có vui chưa? Như vậy thìthua, thua mấy bà Thiên nữ ở trên kia. Cho nên phải biết, cái pháp Bồ Tát nókhó nhưng người có tâm dễ nhận dễ hiểu đó là cũng có chủng tử tốt rồi. Nhiềukhi chúng ta cứ môt bề nói họ là ma thì cho họ là đủ thứ xấu hết. Nhưng biếtđâu ma phát tâm cũng tốt vậy. còn nhiều khi mình tu mình tốt. Cũng có khi mìnhcũng có phát tâm xấu vậy, phải không? Cho nên đừng lầm cho ma 1 bề xấu hết. Cókhi nó cũng tốt.

Ma vương liềnnói với cư sĩ:

( Ông có thểxã những người nữ này (Bây giờ ông mới lấy đạo lý nói đây). Tất cả những cái gìmình có mà đem thí cho người, ấy mới gọi là Bồ Tát.

Nếu ông tu BồTát hạnh thì tất cả cái gì mình có nên thí cho người mới gọi là Bồ Tát. Bây giờthôi thí hết mấy người nữ này trả về cho tôi, Ngài mới là Bồ Tát hạnhchớ.

Ông Duy MaCật liền bảo:

( Tôi đã xảrồi. Ông hãy đem những người đó đi, khiến cho tất cả chúng sanh được cái phápnguyên đầy đủ.

Tôi xả, muốnnguyện cho tất cả chúng sanh đều được pháp nguyện đầy đủ.

Khi ấy nhữngvị Thiên nữ hỏi ông Duy Ma Cật rằng:

( Chúng tôilàm sao mà ở trong cung ma được?

Ông Duy MaCật mới nói:

( Vì phát BồĐề tâm rồi. Mà pháp Bồ Đề tâm thì ra khỏi cung ma chớ ở cung ma sao được. Nàycác chị, có pháp môn tên là Vô Tận Đăng. Các chị phải học Vô Tận Đăng đó. Thí nhưcó ngọn đèn sáng, rồi mồi trăm ngàn ngọn đèn, những chỗ tối đều sáng. Sáng trọnkhông cùng tận. Như thế các chị phàm một vị Bồ Tát đã mở được đạo (tức là đã khaimở con đường đạo) thì trăm ngàn chúng sanh khiến đều được phát tâm vô thượngchánh đẳng chánh giác. Đối với đạo kia ý cũng không có diệt hết. Tùy chỗ nóipháp mà tự tăng trưởng lợi ích tất cả pháp lành, ấy gọi là Vô Tận Đăng.

Bây giờ ôngmới giảng pháp Vô Tận Đăng cho mấy vị ma nữ này biết. Tuy rằng ở trên cung manhưng một người đã sáng, thì giống như một ngọn đèn đã thắp sáng thì có trămngàn ngọn đèn khác đem tới mồi đều sáng, phải không? Một ngọn đèn sáng, thìtrăm ngàn ngọn đèn khác mồi cũng được sáng. Mà trăm ngàn ngọn đèn mồi đều sáng,thì còn chỗ nào tối không? Tất cả chỗ tối đều sáng hết. Như vậy gọi đó là VôTận Đăng. Bây giờ quí vị đã phát tâm Bồ Đề rồi thì lên cung ma hướng dẫn ngườita. Khai đạo tức là hướng dẫn người ta cho được trăm ngàn chúng sanh phát tâmvô thượng Bồ đề nữa.

Như vậy đốivới đạo ý của những người đó nó không có diệt hết. Tùy chỗ nói pháp làm chotăng trưởng những điều lành. Đó gọi là Vô Tận Đăng.

Các chị tuy ởtrong cung ma, do pháp Vô Tận Đăng này khiến cho vô số Thiên tử, Thiên nữ pháttâm vô thượng chánh đẳng chánh giác để mà đền ơn Phật, cũng là làm lợi ích cho tấtcả chúng sanh vậy.

Như vậy ởngay trong cung ma mà đem pháp Phật này để giáo hóa cho người ta đều phát tâmvô thượng chánh đẳng chánh giác. Vậy là đền ơn Phật, là làm lợi ích cho chúngsanh. Đó vẫn là tốt, vẫn làm đạo được.

Khi ấy Thiênnữ đầu lễ dưới chân ông Duy Ma Cật rồi đi theo ma trở về cung, bổng nhiên chẳnghiện.

Bạch Thế Tôn!Ông Duy Ma Cật có thần lực trí tuệ biện tài tự tại như thế cho nên con khôngkham đến thăm bệnh ông.

Như vậy đoạnnày có ý nghĩa thế nào? Bởi vì lâu nay chúng ta có quan niệm kêu bằng hơi chấpcứng, chấp chặt, cái gì là ma là cía đó đáng ghét, đáng sợ, phải không? Có aikhông sợ ma không? Bởi vì ma là cái gì đáng ghét, cái gì đáng sợ. Tưởng chừngma không bao giờ phát tâm Bồ đề được. Tưởng không bao giờ ma chịu tu phảikhông? Mình luôn luôn nói phá sự tu. Phá tu thì làm gì ma tu được. Nhưng ở đâycái hình ảnh ma phát tâm Bồ đề để cho chúng ta thấy rằng, ma là ngầm nói lênnhững người xấu, người ác. Những kẻ xấu, ác, chúng ta cứ quan niệm người nàoxấu, người nào ác là người đó không thể tu. Nhưng đó là tại mình chưa có phươngtiện phải không? Bởi mình chưa đủ phương tiên. Cũng như ở đây Ngài Kỳ Thế cũnglà Bồ tát nhưng nó nói gạt Ngài, Ngài cũng bị gạt tỉnh bơ, phải không?

Còn ông DuyMa Cật cũng là hạnh Bồ tát nhưng thấy nó liền biết. biết liền ngay trong khinói tới, nó phá, nó làm nhiễu loạn Bồ tát. Ngược lại Ngài Duy Ma Cật giáo hóanó trở thành phát tâm Bồ đề. Như vậy ma thật xấu hay là không xấu. Sở dĩ ma 1bề nhiễu loạn chúng ta là tại sao? Tại vì chúng ta không có cái phương tiệnphải không? Không có đủ sức thần thông phương tiện để chuyển hóa nó, cho nên nóphá chúng ta. Ngược lại chúng ta có đủ phương tiện thì chúng ta chuyển nóđược.

Như vậy quacâu chuyện này chúng ta lại càng thấy rõ hơn những người chung quanh mình. cónhiều người cho là xấu, là ác, không thể xài được. Cái đó lỗi tại họ mà cũnglỗi tại ai nữa? Tại sao mình lỗi? Tại mình chưa đủ trí tuệ, tài năng để chuyểnhọ. Chớ nếu ai đủ trí tuệ, tài năng thì cũng chuyển họ được. Như vậy họ là bẩmsinh không tốt rồi chúng ta chũng thiếu tài ba nữa, phải không? Như vậy họ 1phần lỗi, mình cũng 1 phần lỗi, chứ đừng đổ trút cho họ hết. Cái thứ này xàikhông được. Không phải vậy. cũng có cái lỗi là mình không nổi hay là mình khôngđủ khả năng để chuyển hóa họ.

Như vậy quývị thấy 2 vị Bồ tát, ông Bồ tát xuất gia, ông Bồ tát cư sĩ, phải không? Mà ôngBồ tát xuất gia bị nó gạt. Ông Bồ tát cư sĩ lại giáo hóa được nó. Như vậy đâuphải là 1 bề ma chỉ có hại người thôi. Ma nếu khéo chuyển thì nó cũng phát Bồđề tâm được vậy. Cho nên dù cho kẻ trộm, kẻ cướp, những kẻ xấu xa, nếu chúng tacó đủ phương tiện, có đủ đức độ, cũng có thể cảm hóa nó được, chứ không phải làkẻ thường thôi. Còn cảm hóa không được là chứng tỏ ta chưa đủ tài năng đức độ.Chứ không phải một bề trút tội trên đầu họ hết, mà mình cũng có một phần tráchnhiệm trong đó. Hiểu như vậy, thấy như vậy mình mới là người sáng suốt, làngười thực công bình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567