- Lời giới thiệu
- 1. Đại sư thứ nhất: Luipa - Nhà sư Du-già ăn lòng cá thối
- 2. Đại sư thứ 2: Lilapa - Đức vua ẩn sĩ
- 3. Đại sư thứ 3: Virupa - Chân sư của các thiên nữ
- 4. Đại sư thứ 4: Dombipa - Người cưỡi cọp
- 5. Đại sư thứ 5: Savaripa - Người thợ săn
- 6. Đại sư thứ 6: Saraha - Đại Bà-la-môn
- 7. Đại sư thứ 7: Kankaripa - Kẻ góa vợ
- 8. Đại sư thứ 8: Minapa - Con người xui xẻo
- 9. Đại sư thứ 9: Goraksa - Kẻ chăn bò bất tử
- 10. Đại sư thứ 10: Caurangipa - Trẻ lạc loài
- 11. Đại sư thứ 11: Vinapa - Nhạc sĩ
- 12. Đại sư thứ 12: Santipa - Nhà truyền giáo
- 13. Đại sư thứ 13: Tantipa - Người thợ dệt già
- 14. Đại sư thứ 14: Camaripa - Người thợ sửa giày
- 15. Đại sư thứ 15: Khadgapa - Tên trộm vô uý
- 16. Đại sư thứ 16: Nagarjuna - Hiền triết và nhà luyện kim
- 17. Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm
- 18. Đại sư thứ 18: Aryadeva - Độc nhãn đại sư
- 19. Đại sư thứ 19: Thaganapa - Kẻ dối trá
- 20. Đại sư thứ 20: Naropa - Con người bất khuất
- 21. Đại sư thứ 21: Syalipa - Linh cẩu đại sư
- 22. Đại sư thứ 22: Tilopa - Kẻ xuất thế
- 23. Đại sư thứ 23: Catrapa - Hành khất gặp may
- 24. Đại sư thứ 24: Bhadrapa - Kẻ độc nhất vô nhị
- 25. Đại sư thứ 25: Dukhandhi - Phu quét đường
- 26. Đại sư thứ 26: Ajogi - Người bị ruồng rẫy
- 27. Đại sư thứ 27: Kalapa - Người điên phong nhã
- 28. Đại sư thứ 28: Dhobipa - Người thợ giặt
- 29. Đại sư thứ 29: Kankana - Nhà vua tu sĩ
- 30. Đại sư thứ 30: Kambala - Kẻ lắm lời
- 31. Đại sư thứ 31: Dengipa - Nô lệ chốn lầu xanh
- 32. Đại sư thứ 32: Bhandepa - Vị thần ghen tị
- 33. Đại sư thứ 33: Tantepa – Kẻ đánh bạc
- 34. Đại sư thứ 34: Kukkuripa - Người yêu chó
- 35. Đại sư thứ 35: Kucipa - Người bị bướu cổ
- 36. Đại sư thứ 36: Dharmapa - Kẻ không ngừng học hỏi
- 37. Đại sư thứ 37: Mahipa - Con người vĩ đại
- 38. Đại sư thứ 38: Acinta - Ẩn sĩ tham lam
- 39. Đại sư thứ 39: Babhaha - Kẻ khao khát tự do
- 40. Đại sư thứ 40: Nalinapa - Kẻ tự lực cánh sinh
- 41. Đại sư thứ 41: Bhusuku - Thầy tu giải đãi
- 42. Đại sư thứ 42: Indrabhuti - Ông hoàng giác ngộ
- 43. Đại sư thứ 43: Mekopa – Người có tia nhìn dữ dội
- 44. Đại sư thứ 44: Kotalipa – Người bán rong
- 45. Đại sư thứ 45: Kamparipa – Người thợ rèn
- 46. Đại sư thứ 46: Jalandhara - Người được chọn
- 47. Đại sư thứ 47: Rahula - Con người lẩn thẩn
- 48. Đại sư thứ 48: Dharmapa - Học giả uyên bác
- 49. Đại sư thứ 49: Dhokaripa - Người mang bình bát
- 50. Đại sư thứ 50: Medhini - Người nông dân mệt mỏi
- 51. Đại sư thứ 51: Pankajapa - Bà-la-môn thác sanh từ hoa sen
- 52. Đại sư thứ 52: Ghantapa - Người rung chuông
- 53. Đại sư thứ 53: Jogipa - Kẻ hành hương
- 54. Đại sư thứ 54: Celukapa - Kẻ biếng nhác
- 55. Đại sư thứ 55: Godhuripa - Người bẫy chim
- 56. Đại sư thứ 56: Lucikapa - Kẻ đào tẩu
- 57. Đại sư thứ 57: Nirgunapa - Trẻ thơ giác ngộ
- 58. Đại sư thứ 58: Jayanada – Vị điểu sư
- 59. Đại sư thứ 59: Pacaripa – Người bán bánh
- 60. Đại sư thứ 60: Campaka - Đức vua yêu hoa
- 61. Đại sư thứ 61: Bhiksanapa - Lưỡng xỉ đạo nhân
- 62. Đại sư thứ 62: Dhilipa - Con người hưởng lạc
- 63. Đại sư thứ 63: Kumbharipa – Người thợ gốm
- 64. Đại sư thứ 64: Carbaripa – Người chết sửng
- 65. Đại sư thứ 65: Manibhad - Bà nội trợ hạnh phúc
- 66. Đại sư thứ 66: Mekhala - Người chị dâng thủ cấp
- 67. Đại sư thứ 67: Kanakhala – Người em dâng thủ cấp
- 68. Đại sư thứ 68: Kilakilapa - Kẻ rộng mồm
- 69. Đại sư thứ 69: Kantalipa - Thợ khâu giẻ vụn
- 70. Đại sư thứ 70 : Dhahulipa – Người bện dây thừng
- 71. Đại sư thứ 71: Udhilipa - Người muốn hóa chim
- 72. Đại sư thứ 72: Kapalapa - Người mang bình bát đầu lâu
- 73. Đại sư thứ 73: Kirapalapa - Kẻ chinh phục
- 74. Đại sư thứ 74: Sakara – Người sinh từ hoa sen
- 75. Đại sư thứ 75: Sarvabhaksa - Kẻ háu ăn
- 76. Đại sư thứ 76: Nagabodhi - Kẻ trộm
- 77. Đại sư thứ 77: Darikapa - Ông vua nô lệ
- 78. Đại sư thứ 78: Putalipa - Kẻ mang ảnh tượng
- 79. Đại sư thứ 79: Upanaha - Thợ đóng giày
- 80. Đại sư thứ 80: Kokilipa - Kẻ sành điệu
- 81. Đại sư thứ 81: Anangapa - Kẻ ngớ ngẩn
- 82. Đại sư thứ 82: Laksminkara - Nàng công chúa điên loạn
- 83. Đại sư thứ 83: Samudra - Thợ mò ngọc trai
- 84. Đại sư thứ 84: Vyalipa - Nhà luyện kim thuật
Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 320 trang
CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN
Tập sách này trong nguyên ngữ Tây Tạng được biên soạn từ quyển Truyền thuyết về 84 vị Thánh tăng (Grub thob brgyad bcu tsa bzhi’i lo rgyus) do ngài Mondup Sherabghi chép từ lời kể của ngài Abhayadatta Sri(thế kỷ 12th) và quyển Tâm chứng của 84 vị Thánh tăng(Grub thob brgyad bcu rtogs pa’i snying po rdo rje’i lu) của ngài Vira Prakash, đã được Keith Dowmanvà Bhaga Tulku Pema Tenzindịch sang Anh ngữ. Phần giới thiệu và các chú giải, nhận xét là của Keith Dowman, hình minh họa là của H. R. Downs. Sách đã được phát hành tại Hoa Kỳ vào năm 1985 (The State University of New York Press, Albany, NY., 1985) với độ dày 454 trang. Sách cũng đã từng được dịch sang tiếng Đức vào năm 1991 với nhan đề Die Meister der Mahamudra(Diederichs, Munchen, 1991).
Bản dịch Việt ngữ được giới thiệu lần này là của Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng, được dịch từ bản tiếng Anh Masters of Mahamudra of the Eighty-four Buddhist Siddhascủa Keith Dowman.
Kính dâng
Một con người luôn luôn hoan hỷ tùy thuận chúng sinh trong niềm an lạc; người mà mỗi lời nói ra là một sự khai thị thích hợp với trình độ căn cơ của người nghe; người mà mọi cử chỉ, thái độ, oai nghi đều là nguồn thông tin diễn đạt chân pháp; người mà biết rõ tâm mình và tâm kẻ khác; người mà có khả năng truyền sự an lạc của mình đến các bằng hữu và khách quen, khiến cho tất cả đều hoan hỷ đến cùng tột như lên đến được các vì sao để hoà mình vào điệu múa của vũ trụ. Người đó chính là một vị Lạt-ma. Trước hết tôi cung kính đảnh lễ một con người như thế. Con người kỳ diệu ấy là Lạt-ma Kanjur. Ngài sinh ra ở miền đông Tây Tạng, trở thành một nhà sư bác học và uyên áo thuộc tu viện Riwoche, tỉnh Amdo, Tây Tạng. Ngài kết thúc cuộc đời như một kẻ di tản đến vùng Djeeringnước Ấn Độ ở tuổi tám mươi tư. Nguyện cầu cho những lời chú nguyện của Ngài trực truyền đến tâm chúng ta và xin hồi hướng công đức này đến tất cả chúng hữu tình khiến họ thoát vòng sinh tử luân hồi, đồng chứng vào pháp giới.
LỜI TỰA
Mahamudralà một thuật ngữ để chỉ pháp tu tối thượng của Mật tôngnhằm đạt tới đạo quả vô thượng, tức Phật tính; tự thân phảp môn này là cứu cánh rốt ráo. Theo nghĩa của từ nguyên, Mahalà to lớn, Mudralà dấu ấn. Như vậy, Mahamudratức Đại thủ ấn. Đại thủ ấnvừa là phương tiện thiện xảo, vừa là cứu cánh rốt ráo.
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấntruyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12. Những thiền sư này đã hình thành và sáng tạo những phương cách thiền định đặc thù để tự tu tập và giác ngộ. Về sau, các môn đồ của họ cũng đã thành công khi áp dụng những phương cách thiền định này. Các bậc thiền sư Đại thủ ấnkhi ngộ được chân tính thì được gọi là Đại thành tựu giảMahasiddha).
Tác phẩm này được rút tỉa từ kinh văn Tây Tạng, gọi là Truyền thuyết về tám mươi tư vị thánh tăng(Grub thob brgyad bcu tsa bzhi’i lo rgyus) được đánh giá rất cao vì tính sử liệu và cụ thể của các phương pháp tu tập mà những đại thiền sư này đã áp dụng và thành tựu.
Trước hết, về mặt lịch sử có một số mẩu chuyện kể về các thiền sư kiệt xuất và có thật trong lịch sử Phật giáo như các ngài Nagarjuna, Sahara, Luipa, Virupa... với pháp lực, thần thông và trí tuệ xuất chúng của các ngài. Những mẩu chuyện thú vị có tính cách giải trí này lại là một kiểu sách giáo khoa của các dòng tu Mật tôngẤn Độ, được bậc thầy truyền lại cho các môn đồ từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.
Thứ hai, thông qua những truyền thuyết về các đạo sư này, chúng ta có thể lãnh hội các mẩu chuyện đó như những phúng dụ (allegory) mà trong đó các giai thoại (anectote) có những nét tương đồng và tính ẩn dụ dùng làm phương tiện khai tâm cho môn đồ thuộc các dòng tu mật. Một số truyền thuyết được thu gọn lại chỉ bao gồm các chi tiết về tiểu sử và các pháp thiền định.
Thứ ba, bởi vì các truyền thuyết này được viết lại sau cái chết của vị đạo sư cuối cùng trong số 84 vị nên có những sai sót về lỗi chính tả trong các bản sao lục và ở các di bản khắc gỗ. Dù vậy, chúng ta vẫn có một lịch sử tương đối trọn vẹn về tám mươi tư vị thánh tăng kiệt xuất này.
Thật vậy, chúng ta có tám mươi tư truyền thuyết đáng tin cậy, tám mươi tư khuôn mẫu phương cách thiền định, tám mươi tư nhân cách mà một số mang tính lịch sử và một số mang tính tiêu bản, sống ở Ấn Độ trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
Tựa đề của tám mươi chương trong tác phẩm này đều là tên của các vị thánh tăng. Dưới những tựa đề là các bài kệ gọi là Chứng đạo ca(songs of realization) được dịch từ một tài liệu Tây Tạng, có tên là Tâm chứng của tám mươi tư vị thánh tăng(Grub thob brgyad bcu rtogs pai’i snying po rdo rge’i glu). Các đạo ca này do một học giả có tên Prakasathu thập và biên soạn. Đây là những bài hát miêu tả bản chất chứng ngộ của các bậc thầy và con đường mà họ đã đi qua để đạt đến đích. Tất cả đều được diễn đạt bằng ngôn ngữ của Phật giáo và giàu hình ảnh của pháp môn Đại thủ ấntruyền thống. Bên dưới mỗi bài kệ là truyền thuyết về vị đạo sư và ở đoạn giữa là phép hướng dẫn thiền định của đạo sư ấy. Các truyền thuyết này do một học giả người Ấn Độ là Abhayadatta, kể lại cho một nhà sư Tây Tạng có tên Mondrup Sherbvào thế kỷ thứ 12.
Phần giới thiệu tác phẩm này cũng là phần giới thiệu và giải thích căn bản về Mật tôngPhật Giáo, có thể giúp cho người đọc thâm nhập vào nội dung của tác phẩm và các phương cách thiền định của Đại thủ ấn, cũng như thâm nhập vào các ý niệm và thuật ngữ của pháp thiền trong các truyền thuyết. Sau mỗi câu chuyện là lời bình dành cho những độc giả có ý muốn xem các truyền thuyết là khuôn mẫu để tu tập, phương cách thiền định trong Tantragọi là Sadhana, tạm gọi là sự hành trì.
Sadhanacó nghĩa là “sự nỗ lực và phép tu luyện để tồn tại một cách có chủ đích” (the endeavour and method of intentional existential praxis). Tài liệu trong phần này chủ yếu là định nghĩa các từ ngữ và nói về ý nghĩa của giáo pháp được đề cập. Các tư liệu soạn thảo được rút tỉa từ nhiều nguồn khác nhau: từ các kinh văn truyền khẩu ở Tây Tạng do một Lạt-matái sinh của tu viện Arunachal Pradeshở Ấn Độ, tên là Bhaga Tulkuthuộc dòng tu Nyingma; từ một học giả cư sĩ tên là Se Kusho Chompel Namgyel; từ các phương pháp thiền định tương tự được khẩu truyền trong các dòng tu, đặc biệt là Đại thủ ấndo cố Lạt-maGyelwa Karmapavà các lạt-makhác của dòng Kahgyu; từ các giai đoạn tu tập “phát sinh” và “thành tựu” được giảng dạy trong dòng Nyingmavà giáo lý của Đại cứu kính(dzogchen); từ các Tantragốc, đặc biệt là của các dòng Mật giáo Samvara, Guhysamaja, Hevajravà Candamaharosama; từ các nghi thức thiền định của Kim cương Du-già Thánh nữ(Vajra Yogini) trong nhiều hoá thân; và từ những đạo ca(doha) của các bậc thánh tăng.
Nhưng dù chúng ta có được những khẩu quyết và lý thuyết, những nghiên cứu kinh viện và óc phân tích, cũng không thể dựa vào đó để tu tập có kết quả, vì hầu hết các phương thức thiền quán trong Mật tôngđều được dạy một cách tóm lược và tùy căn cơ khác nhau của từng môn đồ.
Việc được pháp tu tập Mật tông, sự điểm đạo để nhập vào đàn pháp(mandala) và việc truyền trao các phương thức thiền định chỉ là những giai đoạn sơ cơ để hành giả có những bước chuẩn bị cần thiết, trong đó có việc quán tưởng một hình ảnh (Im). Việc nhận ra các thực thể tâm linh và kích xúc chúng được minh thị bằng những biểu tượng phức tạp nơi hình ảnh của một vị Hộ thần(Deva), ví dụ như việc nhận ra các trạng thái tỉnh giác khác nhau của tâm. Điều đó chỉ có thể thực hiện trong thiền quán, nghĩa là trong những điều kiện tối ưu. Dó đó, phần bình luận phản ánh những kinh nghiệm trong truyền thống tu thiền của các bậc đạo sư mà bản thân người phê bình cũng đã có được sau 12 năm tu tập.
Các hành giả sơ cơ ở phương Tây tìm kiếm bản chất của tâm qua trung gian của Tantrathường không gặp trở ngại về khả năng tu tập, nhưng việc giải thích sai lệch ý nghĩa của các biểu tượng thiêng liêng và ảnh tượng của vị thủ thần(Yidam) khiến họ không thể thâm nhập vào chân nghĩa của các thuật ngữ và các ý niệm của Mật tôngcũng như những vấn đề của thế giới luận(the realm of hermeneutics) tạo ra cho họ những trở ngại lớn nhất.
Do đó, việc nghiên cứu các bản dịch của kinh văn Mật giáo mà không có lời bình giảng hay thiếu sự khẩu truyền của một bậc thầy đã chứng ngộ chính bằng phương pháp kể trên sẽ tạo ra các kết quả trái ngược, nếu không muốn nói là một mối nguy hiểm thật sự đối với sự lành mạnh.
Phần minh chứng cho các luận giải và các bản sao dịch được tìm thấy ở Tây Tạng và Ấn Độ trong thời kỳ giáo lý Mật tôngbắt đầu được truyền bá một cách rộng rãi và công khai, những phương thức quan trọng của pháp môn này cũng được công bố lại bằng các phương ngữ (idioms) của hai quốc gia đó.
Ngôn ngữ trong phần giới thiệu và lời bình đôi khi đề cập đến những ý niệm phương Tây khá xa lạ với các độc giả của truyền thống Tây Tạng. Chẳng hạn, độc giả đã từng quen thuộc với phép đồng lượng vị cănhomeopathy) mới có thể lãnh hội các phương pháp tu tập của Mật Giáo thông qua lý thuyết được cô đọng bằng các ngạn ngữ gốc La-tinh với nghĩa rộng của nó như “độc trị độc” (the poison is the panacea) hay “liều lượng nhỏ, hiệu quả cao”, hoặc cụm từ “giao hợp nửa vời” (coitus interruptus) rất quen thuộc với người phương Tây với nghĩa rộng của cụm từ này, nó ám chỉ những nét tương đồng trong cách tu thiền định của Mật Giáo. Đây là phương tiện để diễn đạt ý nghĩa.(
Ví dụ sau cùng là hình ảnh của một nhà sư hay đạo sĩ đi xuyên tường, bay giữa hư không, hay ăn đất, ăn đá, không xa lạ gì với cách nghĩ của người phương Đông, nhưng nghe chừng có vẻ rất khó chấp nhận đối với những người phương Tây có đầu óc duy lý.
Trong ý nghĩ của người phương Đông, tâmkhông đối kháng với vật. Một quan niệm như thế tất nhiên sẽ có hiệu quả hơn trong việc giải thích công dụng của tâm. Tại sao những con người sùng tín đạo Phật ở phương Tây lại phải chồng chất thêm vào đầu óc họ những quan niệm của phương Đông và cách suy nghĩ rập khuôn, trong khi họ đã sẵn có đầy đủ tư lương để đi vào cửa đạo? Nhưng bằng cách nào đi nữa, họ cũng phải từ bỏ chính bản thân mình, nếu không muốn nói là trừ sạch chấp ngã, mới có thể đến chốn đạo tràng.
Do đó, mặc dù phương thức căn bản về giáo pháp được áp dụng trong phần bình luận, vốn được truyền thừa trên 1.200 năm, nhưng ở đây lời bình phẩm phản ánh những kinh nghiệm cá nhân bằng một thứ ngôn ngữ dễ lãnh hội.
Sau phần bình luận về phương thức thiền định (sadhana) là phần sử liệu.
Tất cả các tư liệu lịch sử có liên hệ xa gần với một đạo sư (siddha) như địa vị trong dòng tu hay khoảng thời gian trụ thế của ngài... được viết chung trong phần biên niên sử. Ngoài ra còn có những truyền thuyết hay giai thoại về các đạo sư lỗi lạc được sưu tập từ các nguồn khác, cũng được đưa vào phần này để làm sáng tỏ thêm vấn đề. Ở phần nào không có đủ tài liệu tham khảo về một đạo sư, chúng tôi chỉ đề cập đến danh hiệu của vị ấy mà thôi.
Tên của các vị đạo sư trong tác phẩm này có nguồn gốc Sanskritvà đã được xác minh qua cách phân tích từ nguyên để thay cho Tạng ngữvà thổ ngữ Apabharamsa, và nhiều từ sai sót trong một số tư liệu có liên quan đến nguồn gốc tiếng Tây Tạng đã được điều chỉnh.
Thông thường một vị đạo sư có nhiều danh hiệu khác nhau, nhưng do sự hiếm hoi về các tư liệu có giá trị lịch sử nên chúng ta chỉ đạt được kết quả ở một mức độ nhất định nào đó trong việc giải quyết tính chất đa diện của vấn đề lịch sử có liên hệ tới các đạo sư và thời đại của các ngài.
Ngoài việc kiểm tra tư liệu một cách toàn diện và tái thẩm định các nguồn tư liệu phổ biến có nguồn gốc Tạng ngữ, các khám phá mới cũng quan trọng không kém trước khi cây phả hệ có thể được xem như một công cụ để xác định niên hiệu và mối quan hệ truyền thừa giữa các đạo sư.
Pháp hiệu của các đạo sư được lấy làm tiêu đề cho tám mươi tư truyền thuyết, giúp cho người đọc dễ nhớ. Tuy nhiên, cũng có một số pháp hiệu sai sót về mặt từ nguyên ngay trong nguyên tác hay do vay mượn từ Tạng ngữ. Hậu tố “pa” đứng sau tên của các đạo sư là rút gọn của Phạn ngữ“pada”. Đây là hình thức tôn vinh một bậc thánh hay một đạo sư, hoặc để chỉ chung cho phái nam trong ngôn ngữ Tây Tạng. Để xác định địa vị của một vị đạo sư, chủ yếu phải dựa trên căn bản phương pháp tu tập của vị ấy, chứ không dựa vào địa vị trong tông phái.
Ngoài ra, các danh hiệu Đại đạo sưhay Đại thành tựu giả(Mahasiddha) thật ra cũng có ý nghĩa như Đạo sưmà thôi. Theo ngữ pháp của tiếng Sanskritthì từ giống cái của Mahasiddhalà Mahsiddh, nhưng các chi tiết ngữ pháp như thế này không được dịch sang Tạng ngữ.
Phần phụ lục gồm định nghĩa và chú giải các Phạn ngữsử dụng trong tác phẩm. Riêng các từ trong ngoặc vì chỉ sử dụng một lần nên không được chú giải.
Bởi vì các vị đạo sư đều dùng tiếng Phạn (Sanskrit) hoặc thổ ngữ Prakithay thổ ngữ Apabhramsanên chúng tôi cho rằng Phạn ngữlà ngôn ngữ thích hợp trong việc mô tả các thuật ngữ Phật giáo. Tuy nhiên, Tạng ngữlà ngôn ngữ được sử dụng để ghi lại các truyền thuyết nên người viết cũng chua thêm vào sau các từ Sanskritđề tiện đối chiếu.
Các bức phác họa chân dung trong tác phẩm là do họa sĩ Hugh R. Downsthực hiện, xuất phát từ những cảm hứng khi ông ta nghiên cứu nền hội họa cổ truyền Tây Tạng mô tả các hành giả tu chứng. Thông thường, khi tạo mẫu các họa sĩ có những nét vẽ góp ý nhưng phải giữ lại bố cục của nguyên tác nhằm không làm mất đi ý nghĩa chính hay những nét đặc trưng của tác phẩm.
Trong công việc chuyển dịch các đặc điểm lịch sử, chúng tôi mạn phép mở rộng phạm vi đề tài chứ không chỉ trình bày các nguyên tắc vật lý siêu hình cố hữu trong khi mô tả hình tượng, do vậy có thể có những nét vẽ được sửa đổi một cách tinh tế. Việc sửa đổi một vài nét nhỏ trong hình ảnh của một số các đạo sư là để cho phù hợp với yêu cầu của những hệ phái đặc biệt thuộc Mật tông. Chúng tôi cũng có một số nét thay đổi trong các bức họa và phần này là trách nhiệm của họa sĩ Hugh R. Downs.
Họa sĩ Hugh R. Downstừng theo học môn hội họa truyền thống Tây Tạng dưới sự hướng dẫn của một nhà sư họa sĩ Du-giàlà Sherpa Au Lashe. Ông ta có kinh nghiệm trong việc diễn đạt các hình ảnh được mô tả trong kinh văn Mật tông. Điều này đã được xác nhận qua tác phẩm “Nhịp điệu làng Hy-mã” (Rhythms of a Hymalayan village), ấn hành năm 1980 tại San Fransisco, Hoa Kỳ.
Phần trình bày của ông mô tả phong thái uy nghi nhất của một đạo sư, lại nhấn mạnh vào yếu tố tu tập khổ hạnh, tính thẩm mỹ và những nét an vui tinh tế trong phong thái của ngài. Phần chú thích bên dưới các bức minh họa được trích dẫn từ các tác phẩm Tây Tạng nhưng không rõ nguồn gốc nguyên thủy.
Tôi mang ơn sự giúp đỡ của nhiều người để có được những thuận duyên hoàn thành tác phẩm này trong thời gian mười năm, đặc biệt là món nợ tích lũy nhiều năm đối với các Lạt-macủa tôi. Vì vậy, tất cả công đức của việc thực hiện quyển sách này tôi xin cung kính hồi hướng đến quý ngài.
Tôi cũng vô cùng biết ơn Lạt-maKalzangđã giúp tôi trong việc ấn hành tác phẩm, ngài là người ban cho tôi nguồn cảm hứng; ngài Chatral Rimpoche chủ biên, ngài Dujom Rimpoche đã ban phép lành cho tác phẩm và cho phép tôi có thẩm quyền dịch thuật, ngài Bhga Tulku truyền khẩu, các ngài Taklung Rimpoche và Sekusho Chomphel Namgyel đã giúp tôi dịch những đoạn văn khó và tất cả những ai đã đóng góp phần hiểu biết về truyền thống của các đạo sư.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Roger Dean, Donald Lehmkuhl, Noel Cobb, Peter Cooper(Ngawong Tenzin), Peter Hansenquá cố, Georgie Downes, Keith Redmanvà đặc biệt là Meryl, vợ tôi, về những giúp đỡ thực tiễn, những đóng góp cả công sức và tiền của cũng như sự yểm trợ tinh thần.
Tôi cũng cảm tạ Tony Luthenherger, Fred Lane, Stuart Hammilvà những người đã giúp tôi có những tiện nghi sinh hoạt trong lúc di chuyển từ nơi này đến nơi khác, thư viện Mimi Churchvề tư liệu các đạo sư.
Cuối cùng tôi cảm tạ ý kiến đánh giá cao của Michele Martinvề giáo pháp và các phương thức tu tập trong tác phẩm, cũng như những góp ý quý giá để tác phẩm được ấn hành một cách thuận lợi. Đó chính là điều biết ơn nhất của tôi.
KEITH DOWNMAN
Chabahil Ganeshantan
Kathmandu - Nepal
Tháng Chạp – 1984
Source: rongmotamhon