Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nhận nguồn sông trăng

27/01/201322:55(Xem: 2452)
Cảm nhận nguồn sông trăng

moon_1             
 CẢM NHẬN NGUỒN SÔNG TRĂNG

                                         * Giác Lượng Tuệ Đàm Tử

 

 

       Cảm ơn tác giả: Nữ sĩ Tuệ Nga đã gởi tặng tập thơ “Từ Giòng Sông Trăng” do Cội Nguồn xuất bản vào giữa năm 2005, sách dày 400 trang giấy thắm, chuyên chở ý thơ như giòng suối tràn tuôn từ dòng tư tưởng ảnh hiện bóng trăng, soi qua cuộc đời trong sáng, với những giòng sông mênh mông tràn về biển cả.

     “Từ giòng Sông Trăng” chẳng những một đề tài đơn độc của tập thơ nầy để diễn tả sự mầu nhiệm của trăng mà chúng ta không thể dùng lời nói hết. Riêng Nữ sĩ Tuệ Nga có cái biệt tài đưa trăng vào thơ một cách tự nhiên không hề gượng ép. Mỗi chữ trăng là mỗi vần thơ. Mỗi dòng hạ bút là thơ trăng huyền.

 

Ý đời huyền diệu vô vi

Tờ hoa phất phới gió về sông trăng.

 

Hoăc:                    Vần thơ thanh thản ánhTrăng Thiền.

                                                     (Trong bài Trăng Thiền, ở tập Mây Hương, trang 17)

 

      “Từ Giòng Sông Trăng” là đề tài một bài thơ mà tôi nhớ không lầm đã in trong tập “Mây Hương” do Nguồn Sống xuất bản vào năm 1987, bìa do Họa sĩ Trương thị Thịnh trình bày, Tuệ Đàm Tử đề tựa. Qua 54 bài thơ trong toàn tập “Mây Hương” đã có ba đề tài “Trăng” như: Trăng Thiền (trang 17) Từ Giòng Sông Trăng (37) Giòng Trăng Vô Lượng (41). Và phảng phất trong nhiều bài thơ có đề cập đến “Trăng”; nhờ trăng mà tác giả đã diễn tả  ý thơ một cách sống động diệu kỳ.

 

Trăng nghiêng nửa mái thơ cài.

Đường về Tịnh độ, hỏi người bao xa ?

                                                              (trong bài Hoa Mưa ở tập Mây Hương, trang 18)

Hoặc :

 

Bàng bạc tơ trăng sương mai lóng lánh.

Hương Đà La thơm gió bến Chân Như.

                                                    (Mầu Nguyên Thuỷ -  Mây Hương, trang 70)

Bài,

Từ giòng sông trăng đó

Hoa ngủ quên kiếp sầu

Từ giòng sông trăng đó

                                                    Đá trầm lời biển dâu

 

Từ giòng sông trăng đó

Thơ ngát  ý nguyện cầu.

 

 

 

 

- 2 -

 

         Ai có ngờ, Nữ sĩ Tuệ Nga đã cảm nhận được lẽ vô thường của cuộc đời như bóng trăng trên giòng tịnh thuỷ. Ba vạn sáu ngàn ngày cũng trôi đi không hề dừng lại cho đời người giữa kiếp phù du. Có hiểu đạo thâm sâu, Tuệ Nga mới dệt thành bức tranh vô thường huyễn ảo  như giấc mộng trầm kha, mấy ai thức tỉnh.

 

Đêm mơ dưới ánh trăng thâu

Quẩy kinh ai đổ trên cầu nhân sinh

Sáng ra thức giấc hỏi mình

Là hư hay ảo, cội hình phù du.

 

Từ giòng sông trăng đó

Đá ướm hỏi lòng thu

Vàng rơi bao kiếp nữa

Cây đứng lặng trầm tư

Sắc không vô hình tướng

Sao hỏi có vàng thu ?

 

Từ giòng trăng vô lượng

Kinh hoa nở muôn mùa

Từ giòng kinh thi hóa

Tiếng đời êm tiếng thơ

 

Đêm qua chợp giấc lại mơ

Quẩy kinh ai đổ bên bờ suối hoa

Tiếng chim hót giữa rừng xa

Âm thanh lảnh lót ngân hà sông trăng.

                                              ( Mây Hương , trang 37)

 

       Từ ý thức đạo mầu, Phật Pháp thâm sâu mà giấc mơ lành hiện đến .

Té ra: Bờ mê bến giác không xa. Ta Bà Tịnh độ chỉ qua chiếc cầu.

Chiếc cầu nhân sinh mà có người đưa đường dẫn lối thì giấc mơ lành sẽ biến thành sự thật.  Do vậy mà Nữ sĩ Tuệ Nga đã ngưỡng mộ “giòng sông trăng” một cách yêu quí tuyệt vời. Và cũng từ “giòng sông trăng đó” mà nhà thơ của chúng ta đã dùng làm đề tài cho tập thơ thứ mười, xuất bản vào cuối  mùa hè năm 2005.

 

 

Cũng  ;                                        Từ giòng sông trăng đó

Thơ ngát ý nguyện cầu.

 

 

          Có một điều lạ nơi Nữ sĩ Tuệ Nga  như đã nhập tâm về chữ  “Trăng”  vào kho tàng tư tưởng, vì nó bàng bạc trong 10 tập thơ đã xuất bản, thỉnh thoảng đều có chữ “Trăng” trong những bài thơ ưng ý nhất. Riêng trong tập “Từ giòng Sông Trăng”

 

 

- 3 -

 

nầy, có trên 200 bài thơ đủ thể loại mà đã có đến 21 bài mang đề tài  về  “Trăng”   Và “Từ Giòng Sông Trăng Đó” đã chiếu ánh trăng vào trong 82 bài thơ bàng bạc có nhiều chữ “Trăng” mà chúng ta không ngờ,  tác phẩm nầy đã tràn ngập Ánh Trăng Vàng  trải dài trong toàn tập trên 223 chữ “Trăng” êm mát dịu dàng, len vào từng dòng thơ nhịp nhàng âm điệu, thanh thản trôi xuôi nơi từng bài, từng trang trong toàn thi phẩm, chúng ta không thể không lưu ý  như:

 

Lòng yêu quê hương như trăng tỏ đêm Rằm.

 

Hoặc:

Hồn Trưng, Triệu, Trăng muôn đời sáng tỏ.

                             (Yêu mãi nữ quân nhân, trang 288)

 

Hay như:

Ánh trăng Rằm trăng lung linh sáng lạn

Ngợp trong tôi vùng Ánh Sáng Từ Bi

                       (Hạt bụi trên vách đá, trang 293)

 

        23 chữ “Trăng” nằm trong một bài thơ mà độc giả chúng ta không thể tưởng tượng được một cách tài tình. Nữ sĩ đã dựng lên một bức tranh, thể hiện được chữ tình, chữ nghĩa, chữ yêu quê hương thắm thiết nồng nàn. Yêu Đạo, yêu Đời, yêu người đồng chủng, yêu văn hóa ngàn năm lưu truyền hậu thế. Bài thơ đã nói lên tinh thần Việt tộc, đã vẽ lên cảnh trạng sầu tuôn, ngút ngàn tức tưởi, kể từ giặc ngoại xâm lăng, cho chí đến giống nòi chia rẽ, chấp tranh, lấn giành chủ thuyết. Nhiều kẻ bán đứng lương tâm theo gót dày xâm lược, đã khiến cho lòng kẻ sĩ luống những ngẩn ngơ, Nữ sĩ Tuệ Nga đã cảm thông để thay lời cho bao lớp người thao thức,  mà thốt ra những lời thơ chí thiết, chí tình:

 

Bài :     Quê Hương Một Giòng Trăng

……………………………

……………………….

Một giòng trăng bạc chơi vơi

Trăng soi, soi hết ngậm ngùi thế nhân !

Khối sầu tôi gởi sông Vân

Nguyện cầu, trăng sáng mùa Xuân Thanh Bình

 

Mẹ già, chiều, sớm Kệ, Kinh

Dịu dàng em gái đẹp tình trăng, thơ

Trăng ơi ! Lòng vẫn mong chờ

Vầng trăng sáng rỡ đôi bờ quê hương.

……………………………………………..

 

 

 

 

- 4 -

 

 

Lại nghe huyền thoại … Trăng Hiền

Quê hương ta đẹp ba miền trăng mơ

Cho lòng ai luống ngẩn ngơ

Dòng trăng diễm tuyệt, nguồn thơ an bình

Ai nghe Cổ Tích quê mình

Hội Mùa Trăng, đẹp Miếu, Đình làng xưa

Quê Hương Một Giòng TrăngThơ…

 

 

(xin đọc hết bài thơ  bảy đoạn nơi trang 45 và 46 mới thấy rõ,

 nghe sâu vào tâm não của người lữ thứ tha phương, trên đường tỵ nạn !)

 

Phải chăng Nữ sĩ Tuệ Nga đã:

 

“Mượn” Trăng làm bạn với Thơ

Hương quan gối mộng giấc mơ Liên đài.

                               (Từ Trăng làm bạn với thơ, trang20)

 

Người xa quê ắt phải muôn vàn nhớ nước, lòng canh cánh bên lòng những khóm trúc hàng tre,mà nhà thơ phải :

 

Ngẩn ngơ sóng nước đôi bờ

Em hong áo lụa nghe bơ vơ sầu !

 

Lại còn cảm nhận được những khúc âm vang:

 

Lâm râm tiếng Mẹ niệm câu Di Đà.

Mùa xưa trăng sáng hiên nhà

Hương cau lãng đãng, bút hoa gieo vần.

                             (Nụ hồng có nở đầu Xuân, trang 143)

 

        Đọc, tôi đã đọc mải mê “Những giòng Sông Trăng” hết bài nầy đến bài nọ, hết trang nầy tới trang khác, càng đọc lại càng thấy ra những âm hưỏng mới lạ, từ cách gieo vần hay những dòng thơ điệp tự, mà  thấy như có một sắc thái chuyên biệt về Thơ Trăng, với nhạc điệu nhẹ nhàng thanh thoát nơi bài Thơ: Vầng Trăng Huyền Diệu, nơi trang 303, xét thấy hết sức là độc đáo.

Nơi đây tôi tạm khép lại bài viết, với những dòng cảm nhận nguồn thơ, vì biết rằng: Dẫu sao nói cũng không cùng, mong Nữ sĩ hiểu cho với tâm hồn đồng điệu.

 

San Jose, trọng thu năm Ất dậu (2005)

Giác Lượng Tuệ Đàm Tử

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22222)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
16/04/2024(Xem: 180)
Chiều về trên sông vắng, dòng sông Long Hồ chảy xiết vào mùa nước lũ, bao bọc quanh cái huyện Long Hồ, nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, bị Sông Tiền chia cắt thành hai khu vực trông giống như hình một con chó bông nhìn nghiêng. Về vị trí địa lý Long Hồ giáp với nhiều huyện lỵ, tỉnh thành nổi tiếng như: phía Đông giáp huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Tam Bình và phía Bắc giáp 2 huyện Cái Bè và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang với ranh giới là Sông Tiền. Một vùng sông nước liên kết như thế là nơi bà Mộng Chi chọn lựa để kinh doanh kiếm tiền trong thời buổi gạo châu củi quế hồi sau giải phóng 75.
15/04/2024(Xem: 560)
Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát quan trai giới! Mỗi tháng một ngày, cho Phật Tử tại gia Gìn giữ trọn vẹn 8 giới Đức Phật đã chế ra (1) Phật tử còn ràng buộc gia duyên, cần phát nguyện, tinh tấn thực hành trọn vẹn(2) Sẽ tích lũy vô lượng công đức khi thực hiện ! Đặc biệt hôm nay 14/4/2024 nhân dịp chuyến du hành của HT Pháp Tông, trú trì chùa Huyền Không tại cố đô Huế /VN cũng là nhà Sư VIỆT NAM đầu tiên cũng là nhà sư nước ngoài đầu tiên được HOÀNG GIA THÁI LAN cúng dường TƯỚC HIỆU CAO QUÝ - CHAO KHUN (TĂNG CANG ĐỆ NGŨ PHẨM). Tu viện Quảng Đức đã dành cho các đạo hữu khoá tu bát quan trai một sự lợi lạc hoan hỷ vô cùng khi mời được HT Pháp Tông đến với bài pháp thoại chủ đề “Phật học tu tập” và sau đó là những câu hỏi của quý đạo hữu đã trải nghiệm và có chướng ngại gì để cùng Ngài thảo luận. Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát qua
08/04/2024(Xem: 505)
Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ tết lớn trong năm, nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tết Thanh Minh cũng không có ngày cố định thời gian, mà là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, nó có thể rơi vào mùng 4 hoặc mùng 5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân phân). Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí (theo quan niệm của các nước phương Đông). Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, trong 24 tiết khí sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Vào dịp Tiết Thanh minh trời mát mẻ quang đãng, thường bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày). Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày.
06/04/2024(Xem: 505)
Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.
03/04/2024(Xem: 821)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
03/04/2024(Xem: 523)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
03/04/2024(Xem: 723)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
28/03/2024(Xem: 157)
Trên tay bạn,chiếc đồng hồ đeo tay đắt giá, hoặc người yêu, người thân quý tặng...bạn không thể không dùng nó. Có thể, bạn phải đeo mang nó suốt đời... Bạn muốn buông đi, hơi khó buông : Vì, e bạn đã tự coi thường bạn mình. Khi trao tặng bạn, sở hữu chủ đã hàm ý: Tôi yêu quý bạn trọn cả đời tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567