Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống chết kiếp nhân sinh do không biết lối đi

29/03/201207:34(Xem: 3239)
Sống chết kiếp nhân sinh do không biết lối đi



ducphatthichca-2

SỐNG CHẾT
 
KIẾP NHÂN SINH
 
DO KHÔNG BIẾT LỐI ĐI





Chúng ta đến với nhau

Bằng tình yêu luyến ái

Là tự mình ràng buộc

Trong nhiều kiếp mai sau.

Muốn chấm dứt sống chết

Hãy diệt trừ tham ái

Chuyển hóa sự vô minh

Để sống đời hạnh phúc.


Sự có mặt của một chúng sinh hay con người là do nhiều nguyên nhân kết hợp lại mới hình thành. Khi nhân duyên đầy đủ, qua sự kết hợp của tình yêu thương nam và nữ, chất ái của tinh cha huyết mẹ, cùng với thần thức chờ tái sinh, cộng với sự mong mỏi tìm sự sống mà ta có nên hình hài này. Như khi ta uống một ly nước, nước ở trong ly được đưa vào cơ thể, tuy nước trong ly không còn nhưng không bị mất hẳn mà đang được thấm nhuần trong cơ thể chúng ta. Ta có mặt trong cuộc đời là sự biểu hiện của ý thức được tích tụ trong hiện tại mà biến hóa để được tồn tại theo nguyên lý nhân quả duyên sinh.

    Cũng giống như nước khi được đun sôi đã chuyển từ thể lỏng qua dạng bốc hơi rồi thành mây, khi gặp khí lạnh nó sẽ rơi xuống thành mưa và thấm nhuần vào cây cỏ, đất cát. Tình yêu thương nam nữ là sự kết hợp nhịp nhàng của con tim và khối óc hòa quyện cùng nhau tạo nên sự hưng phấn bằng chất ái của tình và nghĩa.

     Con người và muôn loài vật khác phải nương nhờ lẫn nhau trong đời sống cộng đồng. Thế giới này là một chuỗi dài nhân duyên nương tựa vào nhau mới bảo tồn sự sống. Con người khi còn nhỏ phải nương tựa cha mẹ và gia đình, người thân. Ai khi còn nhỏ đã mất cha mất mẹ thì cảm thấy mồ côi, sống trong cô đơn, không có điểm tựa khi phải tự bươn chải một mình. Khái niệm cô đơn vì không có tổ tiên ông bà, cha mẹ người thân. Chúng ta khi ấy cảm thấy buồn tủi với cảm giác trống trải, không có ai bên cạnh để động viên, an ủi, vỗ về.

     Khi con người lớn lên, nhu cầu chia sẻ và sự nương tựa vào nhau càng mạnh mẽ hơn. Chúng ta có thể tự vươn lên nhờ ý niệm ham sống sợ chết, sợ cô đơn mà luôn giữ mối quan hệ tương giao với mọi người. Chúng ta cần bạn bè, người thân, cần sự ăn uống, cần quần áo che thân và cần có tình yêu thương nhân loại. Trong cái vòng lẩn quẩn của cuộc đời, nguyên nhân chính yếu của sống chết-luân hồi là từ sự yêu thương, luyến ái mà ra. Một tác nhân khác là sự nhận thức mê lầm do vô minh hoặc nghiệp trong quá khứ dẫn khởi đến tái sinh thọ quả hiện tại. Nhân duyên không hẳn đơn thuần biểu hiện trong hiện tại mà có thể đã được tạo ra trong quá khứ và hằng hà sa số kiếp về trước. 

     Nếu xét qua liên hệ nhân duyên quả sinh khởi mật thiết trong hiện tại thì chúng ta cũng có thể biết được kiếp trước ta và người đã làm gì, ở đâu và đã tạo những nghiệp nhân nào trong quá khứ. Do đó, trong hiện tại chúng ta cũng có thể biết mình sau khi chết sẽ đi về đâu qua việc làm nơi hiện tại trong một thời gian dài, chính chúng sẽ quyết định đời sống kế tiếp của ta tốt hay xấu. Chính vì vậy, chúng ta muốn biết nhân đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn vào Chánh báo trong hiện tại; muốn biết quả báo trong tương lai thế nào thì cứ nhìn vào việc làm hiện tại chúng ta đang tạo tác và thực hiện. Chính vì thế, việc tạo nhân trong hiện tại sẽ quyết định quả khổ đau hay hạnh phúc ở tương lai khi hội đủ nhân duyên.

     Tự lập hay làm chủ bản thân là một khả năng kỳ diệu có thể có trong những người sống có hiểu biết chân chính, tự tin chính mình mà biết cách làm lành tránh dữ bằng trái tim hiểu biết. Yêu thương trong luyến ái là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy con người đi sâu vào đời sống cộng đồng, hình thành và phát triển, xây dựng, bảo vệ giống nòi nhân loại. Nương tựa vào nhau để được tồn tại và phát triển là nhu cầu cần thiết không thể thiếu trong đời sống nhân loại dù rằng mọi thứ đều mang tính vô thường. Ham muốn là điều kiện tạo ra nhân duyên để hình thành một chúng sinh hay một con người. Ham muốn vì lợi ích cộng động, xã hội sẽ đưa chúng ta đến 3 cõi trên như người, trời, A tu la. Ham muốn trong ích kỷ thấp hèn sẽ đưa ta đi vào 3 đường dữ là địa ngục, quỷ đói và súc sinh.

    Nhân duyên của luân hồi sống chết là một dây chuyền liên tục chuyền từ khâu này đến khâu khác trong một kiếp cũng như trong nhiều đời. Chẳng hạn, người muốn làm nghề luật sư và có ham muốn làm nghề luật sư nên cố gắng học hỏi, tham gia cộng đồng sinh viên các trường luật. Chúng ta muốn làm quen với cô gái kia vì thấy cô ấy dễ thương nên sinh lòng yêu thích mà tìm cách tạo đủ thứ nhân duyên để được gặp gỡ rồi từ đó hẹn hò, tiếp xúc mới phát sinh tình cảm và dẫn đến yêu thương, muốn chiếm hữu cho riêng mình.

     Vì con người muốn phát triển và tồn tại nên tìm cách chứng minh mình không cô đơn do đó chúng ta muốn có bạn bè, muốn có gia đình người thân, muốn có tình yêu thương chân thật; tức là muốn có sự kết nối yêu thương để biết ta vẫn còn sống và đang tồn tại. Xã hội ngày nay rất cần sự nương tựa giữa con người với nhau hơn xã hội ngày xưa. Cha mẹ nương tựa con cái, anh em nương tựa nhau, vợ chồng nương tựa nhau, hàng xóm nương tựa nhau, ngành công nghiệp này hợp tác nương tựa với ngành công nghiệp kia, quốc gia này hợp tác nương tựa với quốc gia kia. Cho nên, con người không bao giờ cô đơn vì chúng ta đã có tình yêu thương nhân loại bằng trái tim hiểu biết. Con người chúng ta có những nhu cầu để giúp lẫn nhau trong cuộc sống. Cái gọi là cần nhau này không chỉ đơn thuần là người này cần người kia như con cái cần cha mẹ và cha mẹ chăm sóc, giúp đỡ con cái.

     Vì thấy biết sai lầm nên chúng ta không hiểu sự vật trong bầu vũ trụ bao la này từ đâu mà có. Có người nghĩ vũ trụ do tự nhiên, khi không ngẫu nhiên sanh. Một số người lại cho rằng vũ trụ do một đấng thần linh thượng đế tạo ra. Theo đạo Phật thì bầu vũ trụ bao la này là vô thỉ, vô chung nghĩa là không có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, tất cả mọi hiện tượng sự vật phải nương nhờ nhau mà thành. Hay nói cách khác, từ con người cho đến muôn loài vật đều do nhân duyên mà có.

     Vì sao gọi là "nhân duyên"? “Nhân” là nguyên nhân, chỉ cho những sự vật chính nó là nhân trực tiếp sinh ra một vật khác, như hạt lúa làm nhân sinh ra cây lúa. “Duyên” là trợ duyên, chỉ cho những vật có tính cách trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp cho vật khác được hình thành; như phân, nước, ánh sáng, con người… là trợ duyên giúp cho hạt lúa phát triển thành cây lúa. Các vật đều là nhân, các nhân đó "duyên" với nhau mà thành ra các vật khác; như xi măng, cát, đá, gạch, ngói, gỗ, sắt, người… là nhân, các nhân này duyên vào nhau mà thành ra cái nhà. Vì các pháp trùng trùng duyên khởi nhiều lớp làm duyên cho nhau nên thành ra có nhiều hình tướng sai khác.

     “Vô minh” là không sáng suốt, là mề lầm, không nhận được bản tính duyên khởi chân thật. Do vô minh nên chúng ta không biết tất cả mọi hiện tượng sự vật đều do nhân duyên hội hợp giả có sinh ra, và mất đi do nhân duyên tan rã nên không có thực thể cố định. Chính vì chúng ta không biết rõ ràng như thế nên lầm nhận thân này là thật có “cái ta”, cho đến hoàn cảnh ta cũng cho là thật có, từ đó sinh ra chấp trước, luyến ái, bảo thủ.

     Với cái vòng lẩn quẩn của cuộc đời, nguyên nhân chính yếu của sống chết-luân hồi là từ sự yêu thương, luyến ái mà ra. Một đàng qua tác nhân nhận thức mê lầm do vô minh hoặc nghiệp trong quá khứ dẫn khởi đến tái sinh thọ quả hiện tại. Nhân duyên không hẳn đơn thuần biểu hiện trong hiện tại mà có thể đã được gây tạo trong quá khứ và vô lượng kiếp trước. Chính vì thế, nếu muốn biết nhân đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn vào Chánh báo trong hiện tại, muốn biết quả báo mai sau thế nào thì cứ nhìn vào việc làm trong hiện tại. Vì lẽ đó, việc tạo nhân trong hiện tại sẽ quyết định quả khổ đau hay hạnh phúc trong đời sống kế tiếp.      

     Nhân duyên cuộc đời là một sự kết nối liên tục, cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt, chuyền nối nhau từ sự đan xen chằng chịt của nhân duyên trong nhiều đời. Do có vô minh dẫn đến những tạo tác hành động (Hành) ở các đời quá khứ nên duyên khởi ra tâm thức (Thức) của đời này. Tâm thức ấy theo nghiệp báo mà duyên sinh ra danh sắc (hình hài). Danh sắc duyên sinh ra lục nhập (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý). Lục nhập duyên sinh ra xúc (xúc chạm, tiếp xúc). Xúc duyên sinh ra Thọ (cảm nhận). Thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ đều là quả báo của các nghiệp nhân đã gây ra từ nhiều đời trước. Khi tâm chúng sanh thọ nhận các quả báo đó thì do sự đối đãi giữa thân và cảnh lại sinh ra những điều ưa-ghét; ưa thì thích thú, bám víu; ghét thì muốn phá bỏ; rồi sinh ra luyến ái. Do có ưa-ghét mà gắn bó ta-người và hoàn cảnh. Vì chấp là thật có do không biết thân tâm và cảnh giới đều duyên khởi như huyễn (không thật) nên mới có thủ (chấp trước, dính mắc, bám víu).

    Do có chấp trước nên mọi sự vật vốn là huyễn hóa lại biến thành thật có. Thân cũng có, cảnh cũng có, ý thức phân biệt cũng có, mình cũng có, người cũng có; rồi từ đó sinh ra có gây nghiệp và có chịu quả báo. Đã có gây nghiệp và đã có chịu báo thì khi hết thân này, nghiệp báo sẽ dẫn dắt vào một thân khác trong tương lai.

    Đó là sanh, mà đã có sanh thì nhất định dẫn đến già-bệnh-chết; nhưng xét cho cùng thì chẳng những trong nhiều đời mà trong từng niệm ưa-ghét cũng đã tạo ra nhân duyên liên tục không gián đoạn. Trong cuộc sống, chúng ta do vô minh nên không nhận thấy đạo lý duyên khởi như huyễn hóa, không thật có nên tâm mới khởi vọng niệm phát sinh tạo ra thói quen đời này, đời sau tiếp nối nhau.

    Chúng ta có mặt trong cõi đời này là do niệm luyến ái mà tìm đến nhau, yêu thương nhau và gá nghĩa vợ chồng cùng nhau. Đối với cuộc đời, tình yêu thương nam nữ để bảo vệ giống nòi nhân loại có thể đẹp như trong mơ và đáng được ôm ấp trong vòng tay thân yêu, nhưng đối với người xuất gia vì phải đi ngược lại với dòng đời, nên không thể sống như người thế gian bằng tình yêu thương nam nữ.

     Một cô gái nọ là một tiếp viên nhà hàng, lần đầu tiên cô gặp một chàng trai và con tim đã thổn thức, rung động. Niệm thương chàng trai đó khởi lên trong lòng cô rất mãnh liệt dù chỉ lần đầu tiên họ gặp nhau và từ đó họ bắt đầu quen nhau rồi yêu nhau. Tuy nhiên, chàng trai sau đó lại thay đổi tính tình, kết bạn với thành phần xấu và đi vào thế giới ảo của xì ke ma tuý. Cô gái bây giờ không dứt ra được vì thương chàng quá mãnh liệt dù biết có nhiều nguy hiểm nếu tiếp tục duy trì tình yêu thương ấy. Chàng trai thì dính mắc vào việc ăn chơi sa đọa, cô gái thì luyến ái yêu thương nên không thể rời xa được. Cả hai đang tự hành hạ lẫn nhau vì đã trót yêu thương trong dại khờ, mê muội. Yêu thương không đúng cách có thể dẫn đến đổ vỡ rất mau và kết nên oan trái làm đau khổ cho nhau.

    Tương tự như vậy. Một người mẹ có đứa con trai duy nhất đã đến tuổi trưởng thành, hai mẹ con từ xưa nay thương nhau hết mực không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ thương con như biển hồ lai láng nên hai mẹ con nương tựa nhau giống như cây cau và dây trầu, chàng trai mỗi ngày đi làm về luôn ân cần chăm sóc mẹ chu đáo. Rồi thời gian trôi qua, một hôm đứa con đi nhậu về nói năng lạng quạng, không còn giữ được phong cách như ngày nào. Người mẹ lên tiếng quở trách thì không ngờ trong men say vật vờ, đứa con không làm chủ được bản thân khi nghe những âm thanh nặng nề, khó chịu mà từ xưa nay chẳng bao giờ có nên mất bình tĩnh đánh mẹ một cái như trời giáng. Người mẹ té ngã và bị gãy chân. 

     Vô minh là sự không sáng suốt, thấy biết sai lầm hay nhìn nhận sai lệch về sự thật giả của cuộc đời. Thế gian này khi hai người thương nhau và quyết định thành chồng vợ, bắt đầu làm tờ giấy kết hôn và làm đám cưới ra mắt gia đình, họ hàng hai họ thì từ đó sợi dây tơ hồng đã ràng buộc hai người vui khổ cùng có nhau.

    Chúng ta vì bị vô minh che lấp nên có ảo giác cái gì cũng thực có bền bỉ, lâu dài nên sinh ra luyến ái và tham đắm. Ta ảo giác về sắc thân là thật có nên ham thích và muốn chiếm hữu cho riêng mình. Chiếm hữu ở đây có thể hiểu là muốn nắm giữ nó mãi mãi. Thực ra, tâm luyến ái vẫn không thể thỏa mãn được vì nó chỉ là cảm giác nhất thời rất ngắn ngủi và mau chóng trôi qua.

    Tất cả cũng chỉ vì mình thương “cái ta” riêng mình nên mới yêu thương người khác để được người thương yêu lại. Sỡ dĩ người đàn ông hay ngoại tình hoặc có nhiều thê thiếp là vì lòng ham muốn mạnh mẽ và háo sắc. Đam mê, dính mắc, tham đắm vào sắc đẹp rồi sinh luyến ái muốn chiếm giữ là điều kiện tạo duyên cho sự tái sinh của đời sau.

Chúng ta đến với nhau

Bằng tình yêu luyến ái

Là tự mình ràng buộc

Trong nhiều kiếp mai sau.

Muốn chấm dứt sống chết

Hãy diệt trừ tham ái

Chuyển hóa sự vô minh

Để sống đời hạnh phúc.

     Mười hai nhân duyên này liên quan mật thiết với nhau, vừa làm quả cho nhân trước, vừa làm nhân cho quả sau, nối tiếp không dứt và làm cho chúng sinh phải mãi mãi xoay tròn trong vòng luân hồi sống chết. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2024(Xem: 854)
Thân-Khẩu-Ý (身-口-意; P: Kāya-Vacī-Mano; S: Kāya-Vak-Mana; E: Body-Speech-Thought) là 3 thứ tách biệt nơi con người, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Ý là yếu tố có sự tác động đến cả Thân và Khẩu. Nếu một hành động của Thân hay lời nói của Khẩu mà không có Ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
19/10/2024(Xem: 463)
Ba-la-mật = Ba-la-mật-đa 波羅蜜多 (P: pāramī; S: pāramitā; E: perfection) được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (到彼岸: đạt đến bờ bên kia), Độ (度), Cứu cánh (究竟: thực tại tối hậu). Ba-la-mật đặc trưng cho hành động của bậc giác ngộ vượt lên nhị nguyên đối đãi, vượt thoát các dính mắc, các phiền não gây ra bởi Tham-Sân-Si, nghĩa là mọi hành động của bậc giác ngộ đều hợp với chân lý Duyên khởi, đồng nghĩa là mọi hành động này đều xuất phát từ một nội tâm Vô ngã, được gọi là Duy tác (惟作; P: Kiriyā; S: Kriyā; E: Only-action).
19/06/2024(Xem: 1269)
Đọc tụng Chú Đại Bi chẳng phải để cầu phước mà nương theo oai lực của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để tạo an vui lợi lạc cho đời. Do đó, theo học hỏi riêng tư: -Khi đến chùa, với tâm Đại Bi bạn sẽ không thấy ai là Phật tử thông minh, ai là Phật tử ngu độn. Bạn sẽ không thấy ai là Phật tử giàu sang, ai là Phật tử nghèo hèn. Bạn sẽ không thấy ai đẹp mà cũng chẳng thấy ai xấu. Bạn nhớ lời Phật dạy trong Kinh Viên Giác, “Không kính người trì giới, không ghét người phá giới, không trọng người học lâu, không khinh người mới học. Vì sao vậy? Tất cả là tính giác. Ví như con mắt sáng, thấy rõ cảnh trước mắt. Cái sáng ấy tròn khắp, không có yêu, không có ghét.”
01/10/2023(Xem: 1439)
Nhiều Phật tử thường nói với nhau như một lời nhắn nhủ: "Tiền tài danh vọng dù giàu nứt đố đổ vách, hằng tỉ đô la, siêu xe, dinh thự, quyền cao chức trọng...khi nhắm mắt xuôi tay chẳng mang được gì ngoài nghiệp“. Vậy nghiệp là gì, là quá trình trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý, không chỉ kiếp này mà kể luôn những kiếp trước, những hành động dù thiện hay ác đều tạo nên nghiệp. Nghiệp tốt đến từ ý tưởng và hành vi tốt sẽ có kết quả tốt. Trái lại nghiệp xấu sẽ mang lại khổ đau. Đơn giản vậy thôi.
09/09/2023(Xem: 2232)
Lộ Trình Tu Tập: Giới, Định và Tuệ
04/11/2022(Xem: 3043)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
23/09/2022(Xem: 2507)
Tại Pháp, cơn đại dịch thực sự bắt đầu vào khoảng tháng ba năm 2020, với các lịnh phong tỏa, hạn chế những sinh hoạt bình thường của dân chúng như mua bán, di chuyển, tụ họp, ngay cả các công ty, công sở, các văn phòng cũng phải hạn chế số nhân viên, nhân công…Nhưng oái ăm thay, tại các bệnh viện thì bịnh nhân quá đông mà bác sĩ, y tá, phụ tá, cho đến hạ tầng cơ sở, các lao công lo phần vệ sinh, quét dọn cũng không đủ để đảm nhiệm cho xuể mọi công việc. Khởi đầu nạn dịch quả thật đem lại nhiều lo âu cho mọi người. Nhưng rồi, phía chính phủ cũng như dân chúng, ai cũng phải cố gắng, hi sinh để đương đầu với đại nạn. Và dần dà những khó khăn ban đầu cũng được khắc phục.
20/09/2022(Xem: 2664)
Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng) -Kẻ ngu si kết bạn bừa bãi, thường rủ rê đi các nơi ăn chơi như phòng trà ca vũ, quán nhậu, hát karaoke, hoặc tổ chức ăn nhậu ồn ào ở nhà khiến vợ con phải hầu hạ, buồn phiền. Rồi chỉ vì một cử chỉ hay lời nói gì đó mà vung dao giết nhau. Chính vì thế mà kẻ ngu si thường đem giặc cướp về nhà. Kẻ trí tuệ tiếp bạn một cách trang trọng. thanh lịch, lễ độ và chừng mực. “Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Tiểu nhân chi giao điềm như mật”.
15/06/2022(Xem: 3677)
Bản ngã là một chủ đề từ lâu các nhà chú giải và quý giảng sư thường nhắc đến. Người viết chưa đủ khả năng lạm bàn, nhưng sở dĩ bài viết này có được…đó nhờ mục hỏi đáp của Trung tâm Hộ Tông với tiêu đề “ BẢN NGà VÀ ĐẠI NGÔ qua các câu hỏi của tứ chúng từ khắp nơi trong và ngoài nước gửi về và đã được Hoà Thượng Viên Minh hồi đáp.
24/02/2022(Xem: 8508)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]