Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống chết kiếp nhân sinh do không biết lối đi

29/03/201207:34(Xem: 2674)
Sống chết kiếp nhân sinh do không biết lối đi



ducphatthichca-2

SỐNG CHẾT
 
KIẾP NHÂN SINH
 
DO KHÔNG BIẾT LỐI ĐI





Chúng ta đến với nhau

Bằng tình yêu luyến ái

Là tự mình ràng buộc

Trong nhiều kiếp mai sau.

Muốn chấm dứt sống chết

Hãy diệt trừ tham ái

Chuyển hóa sự vô minh

Để sống đời hạnh phúc.


Sự có mặt của một chúng sinh hay con người là do nhiều nguyên nhân kết hợp lại mới hình thành. Khi nhân duyên đầy đủ, qua sự kết hợp của tình yêu thương nam và nữ, chất ái của tinh cha huyết mẹ, cùng với thần thức chờ tái sinh, cộng với sự mong mỏi tìm sự sống mà ta có nên hình hài này. Như khi ta uống một ly nước, nước ở trong ly được đưa vào cơ thể, tuy nước trong ly không còn nhưng không bị mất hẳn mà đang được thấm nhuần trong cơ thể chúng ta. Ta có mặt trong cuộc đời là sự biểu hiện của ý thức được tích tụ trong hiện tại mà biến hóa để được tồn tại theo nguyên lý nhân quả duyên sinh.

    Cũng giống như nước khi được đun sôi đã chuyển từ thể lỏng qua dạng bốc hơi rồi thành mây, khi gặp khí lạnh nó sẽ rơi xuống thành mưa và thấm nhuần vào cây cỏ, đất cát. Tình yêu thương nam nữ là sự kết hợp nhịp nhàng của con tim và khối óc hòa quyện cùng nhau tạo nên sự hưng phấn bằng chất ái của tình và nghĩa.

     Con người và muôn loài vật khác phải nương nhờ lẫn nhau trong đời sống cộng đồng. Thế giới này là một chuỗi dài nhân duyên nương tựa vào nhau mới bảo tồn sự sống. Con người khi còn nhỏ phải nương tựa cha mẹ và gia đình, người thân. Ai khi còn nhỏ đã mất cha mất mẹ thì cảm thấy mồ côi, sống trong cô đơn, không có điểm tựa khi phải tự bươn chải một mình. Khái niệm cô đơn vì không có tổ tiên ông bà, cha mẹ người thân. Chúng ta khi ấy cảm thấy buồn tủi với cảm giác trống trải, không có ai bên cạnh để động viên, an ủi, vỗ về.

     Khi con người lớn lên, nhu cầu chia sẻ và sự nương tựa vào nhau càng mạnh mẽ hơn. Chúng ta có thể tự vươn lên nhờ ý niệm ham sống sợ chết, sợ cô đơn mà luôn giữ mối quan hệ tương giao với mọi người. Chúng ta cần bạn bè, người thân, cần sự ăn uống, cần quần áo che thân và cần có tình yêu thương nhân loại. Trong cái vòng lẩn quẩn của cuộc đời, nguyên nhân chính yếu của sống chết-luân hồi là từ sự yêu thương, luyến ái mà ra. Một tác nhân khác là sự nhận thức mê lầm do vô minh hoặc nghiệp trong quá khứ dẫn khởi đến tái sinh thọ quả hiện tại. Nhân duyên không hẳn đơn thuần biểu hiện trong hiện tại mà có thể đã được tạo ra trong quá khứ và hằng hà sa số kiếp về trước. 

     Nếu xét qua liên hệ nhân duyên quả sinh khởi mật thiết trong hiện tại thì chúng ta cũng có thể biết được kiếp trước ta và người đã làm gì, ở đâu và đã tạo những nghiệp nhân nào trong quá khứ. Do đó, trong hiện tại chúng ta cũng có thể biết mình sau khi chết sẽ đi về đâu qua việc làm nơi hiện tại trong một thời gian dài, chính chúng sẽ quyết định đời sống kế tiếp của ta tốt hay xấu. Chính vì vậy, chúng ta muốn biết nhân đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn vào Chánh báo trong hiện tại; muốn biết quả báo trong tương lai thế nào thì cứ nhìn vào việc làm hiện tại chúng ta đang tạo tác và thực hiện. Chính vì thế, việc tạo nhân trong hiện tại sẽ quyết định quả khổ đau hay hạnh phúc ở tương lai khi hội đủ nhân duyên.

     Tự lập hay làm chủ bản thân là một khả năng kỳ diệu có thể có trong những người sống có hiểu biết chân chính, tự tin chính mình mà biết cách làm lành tránh dữ bằng trái tim hiểu biết. Yêu thương trong luyến ái là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy con người đi sâu vào đời sống cộng đồng, hình thành và phát triển, xây dựng, bảo vệ giống nòi nhân loại. Nương tựa vào nhau để được tồn tại và phát triển là nhu cầu cần thiết không thể thiếu trong đời sống nhân loại dù rằng mọi thứ đều mang tính vô thường. Ham muốn là điều kiện tạo ra nhân duyên để hình thành một chúng sinh hay một con người. Ham muốn vì lợi ích cộng động, xã hội sẽ đưa chúng ta đến 3 cõi trên như người, trời, A tu la. Ham muốn trong ích kỷ thấp hèn sẽ đưa ta đi vào 3 đường dữ là địa ngục, quỷ đói và súc sinh.

    Nhân duyên của luân hồi sống chết là một dây chuyền liên tục chuyền từ khâu này đến khâu khác trong một kiếp cũng như trong nhiều đời. Chẳng hạn, người muốn làm nghề luật sư và có ham muốn làm nghề luật sư nên cố gắng học hỏi, tham gia cộng đồng sinh viên các trường luật. Chúng ta muốn làm quen với cô gái kia vì thấy cô ấy dễ thương nên sinh lòng yêu thích mà tìm cách tạo đủ thứ nhân duyên để được gặp gỡ rồi từ đó hẹn hò, tiếp xúc mới phát sinh tình cảm và dẫn đến yêu thương, muốn chiếm hữu cho riêng mình.

     Vì con người muốn phát triển và tồn tại nên tìm cách chứng minh mình không cô đơn do đó chúng ta muốn có bạn bè, muốn có gia đình người thân, muốn có tình yêu thương chân thật; tức là muốn có sự kết nối yêu thương để biết ta vẫn còn sống và đang tồn tại. Xã hội ngày nay rất cần sự nương tựa giữa con người với nhau hơn xã hội ngày xưa. Cha mẹ nương tựa con cái, anh em nương tựa nhau, vợ chồng nương tựa nhau, hàng xóm nương tựa nhau, ngành công nghiệp này hợp tác nương tựa với ngành công nghiệp kia, quốc gia này hợp tác nương tựa với quốc gia kia. Cho nên, con người không bao giờ cô đơn vì chúng ta đã có tình yêu thương nhân loại bằng trái tim hiểu biết. Con người chúng ta có những nhu cầu để giúp lẫn nhau trong cuộc sống. Cái gọi là cần nhau này không chỉ đơn thuần là người này cần người kia như con cái cần cha mẹ và cha mẹ chăm sóc, giúp đỡ con cái.

     Vì thấy biết sai lầm nên chúng ta không hiểu sự vật trong bầu vũ trụ bao la này từ đâu mà có. Có người nghĩ vũ trụ do tự nhiên, khi không ngẫu nhiên sanh. Một số người lại cho rằng vũ trụ do một đấng thần linh thượng đế tạo ra. Theo đạo Phật thì bầu vũ trụ bao la này là vô thỉ, vô chung nghĩa là không có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, tất cả mọi hiện tượng sự vật phải nương nhờ nhau mà thành. Hay nói cách khác, từ con người cho đến muôn loài vật đều do nhân duyên mà có.

     Vì sao gọi là "nhân duyên"? “Nhân” là nguyên nhân, chỉ cho những sự vật chính nó là nhân trực tiếp sinh ra một vật khác, như hạt lúa làm nhân sinh ra cây lúa. “Duyên” là trợ duyên, chỉ cho những vật có tính cách trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp cho vật khác được hình thành; như phân, nước, ánh sáng, con người… là trợ duyên giúp cho hạt lúa phát triển thành cây lúa. Các vật đều là nhân, các nhân đó "duyên" với nhau mà thành ra các vật khác; như xi măng, cát, đá, gạch, ngói, gỗ, sắt, người… là nhân, các nhân này duyên vào nhau mà thành ra cái nhà. Vì các pháp trùng trùng duyên khởi nhiều lớp làm duyên cho nhau nên thành ra có nhiều hình tướng sai khác.

     “Vô minh” là không sáng suốt, là mề lầm, không nhận được bản tính duyên khởi chân thật. Do vô minh nên chúng ta không biết tất cả mọi hiện tượng sự vật đều do nhân duyên hội hợp giả có sinh ra, và mất đi do nhân duyên tan rã nên không có thực thể cố định. Chính vì chúng ta không biết rõ ràng như thế nên lầm nhận thân này là thật có “cái ta”, cho đến hoàn cảnh ta cũng cho là thật có, từ đó sinh ra chấp trước, luyến ái, bảo thủ.

     Với cái vòng lẩn quẩn của cuộc đời, nguyên nhân chính yếu của sống chết-luân hồi là từ sự yêu thương, luyến ái mà ra. Một đàng qua tác nhân nhận thức mê lầm do vô minh hoặc nghiệp trong quá khứ dẫn khởi đến tái sinh thọ quả hiện tại. Nhân duyên không hẳn đơn thuần biểu hiện trong hiện tại mà có thể đã được gây tạo trong quá khứ và vô lượng kiếp trước. Chính vì thế, nếu muốn biết nhân đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn vào Chánh báo trong hiện tại, muốn biết quả báo mai sau thế nào thì cứ nhìn vào việc làm trong hiện tại. Vì lẽ đó, việc tạo nhân trong hiện tại sẽ quyết định quả khổ đau hay hạnh phúc trong đời sống kế tiếp.      

     Nhân duyên cuộc đời là một sự kết nối liên tục, cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt, chuyền nối nhau từ sự đan xen chằng chịt của nhân duyên trong nhiều đời. Do có vô minh dẫn đến những tạo tác hành động (Hành) ở các đời quá khứ nên duyên khởi ra tâm thức (Thức) của đời này. Tâm thức ấy theo nghiệp báo mà duyên sinh ra danh sắc (hình hài). Danh sắc duyên sinh ra lục nhập (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý). Lục nhập duyên sinh ra xúc (xúc chạm, tiếp xúc). Xúc duyên sinh ra Thọ (cảm nhận). Thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ đều là quả báo của các nghiệp nhân đã gây ra từ nhiều đời trước. Khi tâm chúng sanh thọ nhận các quả báo đó thì do sự đối đãi giữa thân và cảnh lại sinh ra những điều ưa-ghét; ưa thì thích thú, bám víu; ghét thì muốn phá bỏ; rồi sinh ra luyến ái. Do có ưa-ghét mà gắn bó ta-người và hoàn cảnh. Vì chấp là thật có do không biết thân tâm và cảnh giới đều duyên khởi như huyễn (không thật) nên mới có thủ (chấp trước, dính mắc, bám víu).

    Do có chấp trước nên mọi sự vật vốn là huyễn hóa lại biến thành thật có. Thân cũng có, cảnh cũng có, ý thức phân biệt cũng có, mình cũng có, người cũng có; rồi từ đó sinh ra có gây nghiệp và có chịu quả báo. Đã có gây nghiệp và đã có chịu báo thì khi hết thân này, nghiệp báo sẽ dẫn dắt vào một thân khác trong tương lai.

    Đó là sanh, mà đã có sanh thì nhất định dẫn đến già-bệnh-chết; nhưng xét cho cùng thì chẳng những trong nhiều đời mà trong từng niệm ưa-ghét cũng đã tạo ra nhân duyên liên tục không gián đoạn. Trong cuộc sống, chúng ta do vô minh nên không nhận thấy đạo lý duyên khởi như huyễn hóa, không thật có nên tâm mới khởi vọng niệm phát sinh tạo ra thói quen đời này, đời sau tiếp nối nhau.

    Chúng ta có mặt trong cõi đời này là do niệm luyến ái mà tìm đến nhau, yêu thương nhau và gá nghĩa vợ chồng cùng nhau. Đối với cuộc đời, tình yêu thương nam nữ để bảo vệ giống nòi nhân loại có thể đẹp như trong mơ và đáng được ôm ấp trong vòng tay thân yêu, nhưng đối với người xuất gia vì phải đi ngược lại với dòng đời, nên không thể sống như người thế gian bằng tình yêu thương nam nữ.

     Một cô gái nọ là một tiếp viên nhà hàng, lần đầu tiên cô gặp một chàng trai và con tim đã thổn thức, rung động. Niệm thương chàng trai đó khởi lên trong lòng cô rất mãnh liệt dù chỉ lần đầu tiên họ gặp nhau và từ đó họ bắt đầu quen nhau rồi yêu nhau. Tuy nhiên, chàng trai sau đó lại thay đổi tính tình, kết bạn với thành phần xấu và đi vào thế giới ảo của xì ke ma tuý. Cô gái bây giờ không dứt ra được vì thương chàng quá mãnh liệt dù biết có nhiều nguy hiểm nếu tiếp tục duy trì tình yêu thương ấy. Chàng trai thì dính mắc vào việc ăn chơi sa đọa, cô gái thì luyến ái yêu thương nên không thể rời xa được. Cả hai đang tự hành hạ lẫn nhau vì đã trót yêu thương trong dại khờ, mê muội. Yêu thương không đúng cách có thể dẫn đến đổ vỡ rất mau và kết nên oan trái làm đau khổ cho nhau.

    Tương tự như vậy. Một người mẹ có đứa con trai duy nhất đã đến tuổi trưởng thành, hai mẹ con từ xưa nay thương nhau hết mực không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ thương con như biển hồ lai láng nên hai mẹ con nương tựa nhau giống như cây cau và dây trầu, chàng trai mỗi ngày đi làm về luôn ân cần chăm sóc mẹ chu đáo. Rồi thời gian trôi qua, một hôm đứa con đi nhậu về nói năng lạng quạng, không còn giữ được phong cách như ngày nào. Người mẹ lên tiếng quở trách thì không ngờ trong men say vật vờ, đứa con không làm chủ được bản thân khi nghe những âm thanh nặng nề, khó chịu mà từ xưa nay chẳng bao giờ có nên mất bình tĩnh đánh mẹ một cái như trời giáng. Người mẹ té ngã và bị gãy chân. 

     Vô minh là sự không sáng suốt, thấy biết sai lầm hay nhìn nhận sai lệch về sự thật giả của cuộc đời. Thế gian này khi hai người thương nhau và quyết định thành chồng vợ, bắt đầu làm tờ giấy kết hôn và làm đám cưới ra mắt gia đình, họ hàng hai họ thì từ đó sợi dây tơ hồng đã ràng buộc hai người vui khổ cùng có nhau.

    Chúng ta vì bị vô minh che lấp nên có ảo giác cái gì cũng thực có bền bỉ, lâu dài nên sinh ra luyến ái và tham đắm. Ta ảo giác về sắc thân là thật có nên ham thích và muốn chiếm hữu cho riêng mình. Chiếm hữu ở đây có thể hiểu là muốn nắm giữ nó mãi mãi. Thực ra, tâm luyến ái vẫn không thể thỏa mãn được vì nó chỉ là cảm giác nhất thời rất ngắn ngủi và mau chóng trôi qua.

    Tất cả cũng chỉ vì mình thương “cái ta” riêng mình nên mới yêu thương người khác để được người thương yêu lại. Sỡ dĩ người đàn ông hay ngoại tình hoặc có nhiều thê thiếp là vì lòng ham muốn mạnh mẽ và háo sắc. Đam mê, dính mắc, tham đắm vào sắc đẹp rồi sinh luyến ái muốn chiếm giữ là điều kiện tạo duyên cho sự tái sinh của đời sau.

Chúng ta đến với nhau

Bằng tình yêu luyến ái

Là tự mình ràng buộc

Trong nhiều kiếp mai sau.

Muốn chấm dứt sống chết

Hãy diệt trừ tham ái

Chuyển hóa sự vô minh

Để sống đời hạnh phúc.

     Mười hai nhân duyên này liên quan mật thiết với nhau, vừa làm quả cho nhân trước, vừa làm nhân cho quả sau, nối tiếp không dứt và làm cho chúng sinh phải mãi mãi xoay tròn trong vòng luân hồi sống chết. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2018(Xem: 6431)
Các Phân Khoa Phật Giáo Thích Thái Hòa Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu. Trong Phật giáo có năm phân khoa như sau: 1/ Phật giáo Đại chúng Thời Phật, xã hội Ấn Độ phân chia thành bốn giai cấp, gồm: - Bà-la-môn (Brāhmaṇa): Giai cấp Tăng lữ, giai cấp học giả của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Họ tự nhận sinh ra từ miệng Phạm-thiên. Giai cấp này làm mai mối giữa thần linh với con người. Họ có sáu quyền hạn: Tự ý làm đền thờ trời; làm thầy tế để tế trời; tự ý đọc Phệ đà (veda); dạy người khác đọc Phệ đà (veda); tự bố thí và tự nhận sự bố thí.
23/05/2018(Xem: 3662)
Bài viết này để trả lời một vài câu hỏi nhận được gần đây. Nếu giúp được một số độc giả, xin hồi hướng công đức từ bài viết để Phật pháp trường tồn. Trường hợp các câu trả lời bất toàn hay sơ sót, người viết, với vốn học và vốn tu đều kém cỏi, xin lắng nghe quý tôn đức chỉ dạy thêm.
10/03/2018(Xem: 8523)
To give the briefest conclusion that I can think of to the question- 'Do you think that sectarian diversity affects the stability of Buddhism as a whole?', I would have to say, 'Yes' and 'No'. My intention here is not to give a definitive answer, but to give readers 'food for thought', to enable each of us to be responsible and maintain pure intentions, to think for ourselves and develop genuine wisdom and compassion. In the spirit of the Dharma, rather than dwelling on any possible problems, we should mainly focus on solutions to any such problems. With the hope of maintaining the integrity and purity of Buddhism in this world.
03/02/2018(Xem: 14253)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
06/01/2018(Xem: 13580)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
08/12/2017(Xem: 15597)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
19/11/2017(Xem: 6960)
Tình, Tưởng. Cả hai đều thuộc về phạm trù của Tâm con người, không có ở trong các loài súc sinh, mặc dù súc sinh có cái biết bằng Giác (giác hồn, sinh hồn) nhưng, không tinh khôn bằng loài người, do Phật tánh bị chìm sâu bởi thú tính cao vời. Chỉ có loài người, Phật tánh được hiện hữu ở ba cấp thượng, trung, hạ, cho nên loài người là linh vật, chúa tể của muôn loài có khả năng dời núi, lấp sông do bởi cái tâm có tánh giác tinh anh Phật, Bồ Tát, Thánh, Phàm. Nói khác hơn, con người chỉ có một tâm nhưng, nó tự chia ra hai phần : Chủ tể và phụ tể. Nói theo Duy Thức Học; là Tâm vương, Tâm sở. Vai trò của Tâm vương là chủ động tạo tác ra vô số lời nói, hành động thiện, ác. Vai trò Tâm sở là duy trì, bảo vệ những thành quả (sở hữu) mà cũng chính nó tức tâm vương đã sáng tạo ra. Nghĩa là cái Tâm con người, nó vừa tạo tác ra các nghiệp, lại vừa đóng vai
19/11/2017(Xem: 6003)
Con người trong mọi giới ngoài xã hội hiện nay tại các nước có Phật Giáo như Việt Nam, đến chùa xin Quy Y Tam Bảo được thấy rõ, là một tryền thống do con người tự chọn cho mình con đường giải thoát giống như ngày xưa lúc Phật còn tại thế, do tự nhận thức : Đạo Phật là con đường giải thoát, chứ Đức Phật từ ngàn xưa và chư Tăng rại các nước trên thế giới có Phật Giáo hiện hữu hôm nay, không khuyên mọi người phải và nên Quy Y Tam Bảo. Bởi vì đạo Phật, là đạo tự giác, tức là để cho con người tự do tìm hiểu giáo lý Phật. Sau đó thấy được đạo Phật là con đường giải thoát sinh tử khổ đau thực sự mà phương tiện là giáo lý, qua quá trình tự tu, tự giác ngộ, thì mới phát nguyện xin quy y Tam Bảo. Qua đây cho ta thấy đạo Phật không phải là đạo cứu rỗi, bang phước giáng họa cho bất cứ ai.
19/11/2017(Xem: 19199)
Trong kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện, Đức Phật nói lời khẳng định với Bồ Tát Xá Lợi Phất : “Này Xá Lợi Phất, chư Phật chỉ vì một việc trọng đại lớn duy nhất mà thị hiện ra nơi đời (cõi người), đó là “khai thị chúng sanh, ngộ nhập tri kiến Phật”.
19/11/2017(Xem: 5931)
Trên mặt trái đất đã và đang có núi cao, đồi thấp, suối cạn, ghềnh thác, đất, cát, đá cuội, ao, hồ, sông dài, biển rộng, bầu trời, mây bay, gió thổi, nắng, mưa, bão tố, không khí nóng, mát, lạnh lẻo, các loại cỏ, hoa, cây cối…Đó là chúng sanh không có tình. Muôn loài Súc Vật lớn, nhỏ trên khô, dưới nước, và các chủng loại Con Người. Đó là chúng sanh có tình. Tất cả, đều do vô số Duyên giả hợp lại mà có bản thể, chứ mỗi loài không thể tự có thân (không tự thể), như đã được nói rõ ở bài “Khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Tri kiến Phật”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567