Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HT Thánh Nghiêm nói vềc chuyện sinh tử

04/08/201009:08(Xem: 4128)
HT Thánh Nghiêm nói vềc chuyện sinh tử
htthanhnghiem-3
HOÀ THƯỢNG THÍCH THÁNH NGHIÊM
NÓI VỀ CHUYỆN SINH TỬ

Minh Bửu biên tập

Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.

- Nếu sau này có người nhắc đến “Sư phụ Thánh Nghiêm”, Ngài hi vọng họ sẽ nhớ gì về Ngài?

Hòa thượng: Hi vọng người khác nhớ gì về tôi? Trước giờ tôi chưa hề nghĩ đến vấn đề này. Trong thực tế những gì chúng ta nhớ về các nhân vật lịch sử đều có hạn, huống hồ tôi liệu có thể trở thành nhân vật lịch sử hay không. Dẫu có người đề cao tôi, nói tôi là nhân vật mang tính lịch sử, sau này chắc chắn sẽ lưu danh trong lịch sử. Nhưng, cho dù lịch sử có ghi lại tên tôi, cũng chưa hẳn sẽ ghi lại trong ký ức của những người đời sau, cách nghĩ, cách nhìn của người đời sau về tôi có thể có nhiều quan điểm khác nhau. Hiện tại cách nhìn của mọi người về tôi cũng khác nhau, một trăm người có một trăm cách nhìn. Phải đến khi đóng nắp quan tài mới có thể luận định, bây giờ nói những điều này quá dư thừa. Đã mất đi rồi còn quan tâm người đời sau có nhớ mình không, hoàn toàn không có ý nghĩa gì, cũng không có gì quan trọng.

thichthanhnghiem-35

Hòa Thượng khai bút đầu năm 2008 " Hòa kính bình an"

- Phải sống thế nào trong cuộc sống hiện tại?

Hòa thượng : Thời gian có quá khứ cũng có tương lai, nhưng quá khứ thì đã qua đi, tương lai thì vẫn chưa đến, đây không phải là chuyện hư không sao? Nhưng nếu chỉ nói về hiện tại, mà bỏ qua quá khứ và tương lai thì cũng là một sai sót. Với chúng ta mà nói, khoảng thời gian từ khi cha mẹ sinh ra đời cho đến bây giờ chính là “quá khứ” của chúng ta; với vũ trụ mà nói, sự bắt đầu của nó, các nhà khoa học cho rằng hình thành do vụ nổ lớn trong vũ trụ, nhưng trước vụ nổ lớn đó là gì, chúng ta vẫn chưa biết được, chỉ có thể hiểu theo những luận điểm của các nhà khoa học, nhưng đó đều là quá khứ. Những chuyện trong quá khứ, bây giờ đã không thể nắm bắt được.

Về những gì mà bản thân tôi trải qua, như nơi tôi sinh ra, bây giờ là đáy sông Trường Giang, chìm trong nước, nhìn không thấy nữa rồi. Khi tôi 70 tuổi, tôi từng trở về Đại Lục thăm lại miền quê thơ ấu của tôi, những công trình, sông hồ, cây cối, địa hình nơi đó bây giờ đều đã thay đổi, cũng chẳng còn ai quen biết. Nếu có hình ảnh, quá khứ chỉ có thể lưu lại trong hình ảnh, hoặc chỉ có thể lưu lại trong ký ức mà thôi. Còn tương lai thì vẫn chưa đến, chỉ có thể tưởng tượng, nhưng tưởng tượng thì chưa hẳn đã là sự thực. Ví như trước khi chúng ta đến thăm một vùng đất xa lạ, có thể chúng ta đã bắt đầu tưởng tượng về người, vật và kiến trúc ở nơi đó, sau khi đến nơi mới phát hiện tưởng tượng và sự thực có một khoảng cách. Vì vậy, quá khứ, tương lại là hư ảo, sống trong hiện tại, quan trọng nhất là nắm lấy hiện tại.

Hiện lại là gì? Như tôi bây giờ là một Hòa thượng, làm một ngày Hòa thượng thì phải gõ chuông một ngày, trách nhiệm của tôi là gì, chức vụ của tôi là gì, công việc của tôi là gì, nơi tôi ở thế nào, ở thời điểm nào hiện tại đều không thể tách khỏi những điều này. Tôi phải nắm vững cuộc sống hiện tại của mình, phải chịu trách nhiệm và làm tốt nghĩa vụ của mình, cũng chính là nắm vững hiện tại từ lập trường của mình. Nếu như thế, tôi vô cùng tích cực, không hư không cũng không thất vọng. Người ta sở dĩ cảm thấy thất vọng là vì mơ mộng về tương lai, kết quả tương lai với những gì mơ tưởng đều không giống nhau, cho nên thất vọng. Sống trong hiện tại chính là thực hiện ước mơ tương lai. Sống trong hiện tại là vui vẻ nhất, nếu bỏ qua hiện tại, luôn nghĩ về quá khứ và mơ về tương lai, vậy hiện tại là hư không, đó là một việc hết sức bi ai.

- Thế còn về bệnh tật và tín ngưỡng Ngài nghĩ thế nào?

Hòa Thượng :Nhìn từ quan điểm nhân quả đơn thuần, bị bệnh là một việc rất tiêu cực, giống như trước đây tôi đã làm việc xấu, bây giờ phải chịu quả báo là bị bệnh. Tuy cách giải thích này không thể nói là sai, nhưng cũng không hẳn là hoàn toàn chính xác. Như đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến thế giới này độ chúng sinh, nhưng trong cuộc đời của Ngài đã trải qua nhiều khổ nan; hay như Huyền Trang Đại Sư đến Ấn Độ thỉnh kinh, suốt chặng đường đi trải qua hơn 80 nạn kiếp, chẳng lẽ đó là nghiệp báo nhân quả sao? Hay là vì trước đây họ làm việc xấu cho nên kiếp này phải chịu quả báo khổ nạn? Ngoài ra, chúng ta còn thấy nhiều cao tăng trong lịch sử, họ đều bước ra từ trong gian khổ. Có vị Cổ Đức từng nói: “Không trải qua mùa đông lạnh giá, sao có thể thấy được hoa mai nở”.

Đối với người tu hành Phật giáo, bất luận là mong muốn trở thành Phật hay một vị cao tăng, đều phải trải qua sự thử thách của khổ nạn, rất nhiều ví dụ đều như vậy. Pháp sư Thích Ấn Thuận viên tịch cách đây không lâu (năm 2005). Hơn 10 tuổi đã mắc bệnh nặng, ông sống nhờ vào uống thuốc và chích thuốc. Nhưng cũng chính vì bệnh, sức khỏe yếu kém, mà chuyên tâm nghiên cứu kinh Phật, cuối cùng cũng có một thành tựu lớn trong Phật học. Cuộc đời của tôi tuy không thể sánh với họ, nhưng vì sống trong thời đại chiến tranh liên miên, cho nên cả cuộc đời tôi đều là khổ nạn. Khi mới ra đời tôi đã không được khỏe mạnh, đến 5, 6 tuổi vẫn chưa biết nói, lúc 8, 9 tuổi mới bắt đầu đi học. Tuy tôi chưa học qua bậc trung học và đại học, nhưng trong hoàn cảnh đó, tôi hoàn toàn dựa vào nổ lực của bản thân, cuối cùng nhận được học vị tiến sĩ ở Nhật Bản. Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của tôi vẫn không tốt.

Bất luận là đến Nhật Bản hay Mỹ, tôi đều nổ lực trong hoàn cảnh không ai giúp đỡ. Khi đó giới Phật giáo không có khái niệm bồi dưỡng nhân tài, vì Phật giáo khi ấy không có người, cũng không có khả năng. Nhìn thấy Phật giáo suy yếu như vậy, tôi chỉ biết nổ lực hết sức mình, đồng thời tôi cũng phát nguyện, bản thân tôi không thể học đại học, nhưng sau này tôi sẽ mở trường đại học, để mọi người xuất gia đều có học vị.

Về quá trình này mà nói, chẳng lẽ là vì trước đây tôi đã làm việc xấu, cho nên bây giờ phải chịu trừng phạt hay sao? Không phải thế. Trái lại tôi vô cùng cảm ơn cuộc đời cho tôi có cảnh ngộ như thế, cảm ơn Phật Bồ Tát đã an bày cho tôi một cuộc đời như thế, để tôi có cơ hội cống hiến sức mình.

Lúc hơn ba mươi tuổi tôi đã viết rất nhiều sách, mấy mươi năm gần đây, cho dù có bận rộn, mệt mỏi thế nào, mỗi năm cũng cố gắng viết mấy quyển sách, cho nên đến bây giờ tôi đã viết hơn 100 quyển sách. Là vì điều gì? Là nhân quả chăng? Kỳ thực là Phật Bồ Tát đã ban cho tôi sứ mệnh ấy, cũng là tâm nguyện từ nhỏ của bản thân tôi. Từ nhỏ tôi đã có một tâm nguyện, tôi nghĩ “Phật pháp tốt như thế, nhưng người hiểu sai về Phật pháp rất nhiều! người hiểu đúng về Phật pháp rất ít” Vì vậy, tôi muốn dốc hết sức mình truyền bá, chia sẻ với mọi người trên thế giới về những điều hay của Phật pháp, về trí năng của Phật pháp. Nhưng những gì tôi biết, những gì tôi có thể thì rất có hạn, cho nên tôi phải phong phú tri thức bản thân mình để có thể đủ năng lực truyền bá và chia sẻ Phật pháp. Giống như vừa rồi cha Đơn Quốc Tỉ đã nói, đốt một ngọn đèn cầy nhỏ, có thể chiếu sáng cả không gian, để ta bước đi dễ dàng, cũng để những người khác trong không gian được hưởng lây, được chiếu sáng.

Vì vậy, tâm nguyện của tôi chính là chia sẻ với mọi người trên thế giới về điều hay, về trí năng của Phật pháp. Những năm gần đây tôi đề xướng dùng “tâm linh bảo vệ môi trường”để “nâng cao chất lượng con người, xây dựng một môi trường sống trong sạch, mong rằng những người khổ nạn trên đời đều có thể chia sẻ được sức mạnh của lòng từ bi và trí tuệ của Phật pháp; có người mang ánh sáng của lòng từ bi và trí tuệ Phật pháp chiếu gọi khắp nơi, có người được chiếu gọi bởi ánh sáng ấy. Không phải tôi hi vọng biến mọi người trên thế giới này thành đệ tử Phật môn, đây cũng là việc không thể, nhưng phải quan tâm đến thế giới này, chia sẻ lợi ích Phật pháp, giúp đỡ người đời giảm bớt phiền não, cho dù là giảm bớt một phần nhỏ nhoi cũng đã tốt rồi.

Vì vậy trong cuộc đời này, dẫu có nhiều bệnh, dẫu có gian khổ, nhưng tôi vẫn tràn đầy lòng cảm ơn. Mọi người biết thận tôi có vấn đề, bây giờ phải định kỳ rửa thận; tôi cũng từng đến gần biên giới của cõi chết, đã đi vài lần trước quỷ môn quan, nhưng bây giờ tôi vẫn có thể ở đây, là vì tâm nguyện của tôi vẫn chưa hoàn thành.

Tâm nguyện cuối cùng của tôi là xây dựng trường đại học Pháp Cổ. Khi bệnh tình của tôi nguy kịch, tôi cầu nguyện trước Phật Bồ Tát: “Nếu nhiệm vụ của tôi đã hết, không có việc gì cần tôi làm, thì cứ để tôi đi, nếu Phật Bồ Tát còn nhiệm vụ mong muốn tôi hoàn thành thì hãy để tôi sống tiếp”. Kết quả là tôi sống tiếp, mà nguyện vọng của tôi chính là xây dựng trường đại học Pháp Cổ.

Với tôi bây giờ mà nói, chết hay sống không còn quan trọng nữa, nhưng sống là nhiệm vụ, là sứ mạng mà Phật Bồ Tát đã giao cho tôi, tôi phải sống hết mình, sống có tinh thần, có sức sống. Vừa rồi Cha đạo có nói, sau khi chết đi thì sẽ sống trong vòng yêu thương của Chúa; nhưng sau khi tôi mất đi, thì có chung một sứ mệnh, một thân xác, một vùng đất, một thế giới với chư Phật tam thế, thì tôi còn gì để cầu mong chứ?

Tôi bây giờ rất nhỏ nhoi, thời gian cũng có hạn, người tôi có thể giúp cũng không nhiều; nhưng sau khi tôi mất đi, không chỉ ở Đài Loan, không chỉ ở quả đất hay vũ trụ hữu hạn này, mà là trong thế giới vô hạn. Như thế, nơi nào cần tôi, tôi sẽ đến đó! Lúc nào cần tôi thực hiện sứ mệnh, tôi sẽ đi! Trong thời không vô hạn, có rất nhiều chúng sinh cần sự giúp đỡ và độ hóa, chỉ cần có duyên với nơi nào đó, tôi sẽ đến đó!Đó chính là nhân quả quan của tôi. Nhân quả lớn nhỏ và tùy vào nơi tái sinh. Cũng không phải là tôi đã làm nhiều việc tốt cho trái đất này, cho nên mong muốn trở lại trái đất này để hưởng phước, đấy không phải là quan niệm Phập pháp chân chính, vì phạm vi của tâm thánh nhân thời không như thế, như thế là quá nhỏ hẹp. Người tu, tâm nguyện không có biên giới, và công năng của lòng từ bi và trí tuệ không có giới hạn, như thế mới quảng độ tất cả chúng sinh.

Ngài cảm thấy cuộc đời của Ngài đến bây giờ, có điều gì hối tiếc không? Hoặc là cảm thấy việc gì vẫn chưa làm, cần phải nổ lực hoàn thành? Ngoài ra, đa số những người nổi tiếng trên thế giới, bao gồm cả những người thuộc lĩnh vực tôn giáo, đều là sống vinh chết bi ai, Ngài đã làm chủ của rất nhiều tang lễ, đã chứng kiến biết bao chuyện bi quan ly hợp, xin hỏi Ngài sẽ sắp xếp thế nào về “Chặng đường cuối cùng” của mình? Mong muốn những người quan tâm đến Ngài, yêu thương Ngài thực hiện những gì?

Hòa Thượng: Có người từng hỏi tôi, trong cuộc đời này, có điều gì hối tiếc không? Nếu phải chết ngay lập tức, còn điều gì muốn giao phó không? Với tôi mà nói, tôi đã từng phạm rất nhiều lỗi, nhưng đó không phải là nuối tiếc, mà vì không biết cho nên phạm lỗi. Nhưng tôi sẽ không tái phạm những lỗi mà tôi đã phạm phải, cũng chính là không có tiếc nuối. Về việc còn điều gì muốn làm mà chưa làm được? Quả thực là có rất nhiều việc muốn làm nhưng vẫn chưa làm được.

Mấy năm nay, chúng ta đều đưa ra những hoạt động xã hội, ví dụ như, chúng ta tiến hành cải cách trong việc cúng kiến, đốt tiền vàng bạc, đốt pháo trong dân gian, trước đây dân gian Đài Loan thường thấy tình trạng tập tục cúng kiến từ thôn này ăn đến thôn khác, từ thị trấn này ăn đến thị trấn khác, bây giờ đã giảm dần rồi.

Ngoài ra, mấy năm trước phát động phong trào “Trái tim ngũ tứ”, chính là chủ trương phong trào cuộc sống mới bắt đầu từ “trái tim”. Giống như xã hội bây giờ khi tiếp xúc vấn đề hay hiện tượng nào đó, chúng ta cần phải tập đối diện, tiếp nhận, xử lý, và bỏ lại… có rất nhiều người áp dụng cách sống như thế, và nó trở thành một phương thức sống cần thiết thường ngày.

Năm ngoái, chúng tôi đưa ra phong trào “Tâm lục luân”. Bởi vì “Ngũ Luân” trong cổ đại Trung Quốc đã không còn thích hợp với xã hội bây giờ, có một số quan niệm trở nên cổ hữu, con người thời đại mới, nhất là người trẻ, không dễ dàng chấp nhận, cho nên chúng ta thông qua các phương tiện truyền thông truyền hình, báo chí, tạp chí đẩy mạnh phong trào “Tâm lục luân”.

Năm nay, chúng ta đưa ra phong trào “Hảo nguyện tại nhân gian”, kêu gọi mọi người ước điều tốt lành, làm việc tốt, đổi vận tốt. Nhưng những phong trào xã hội này không thể chỉ phát động trong một khoảng thời gian là đủ, mà cần phải tiếp tục phổ biến và mở rộng.

Thế gian này có hạn, nhưng trong trái tim tôi, ước nguyện của tôi rất nhiều, chỉ cần có ích cho xã hội là thứ mà xã hội cần thiết, tôi đều đồng ý làm. Nếu bản thân tôi không làm được, tôi kêu gọi mọi người cùng làm; nếu kiếp này tôi vẫn chưa làm hết, mong rằng kiếp sau lại được tiếp tục phát động, kêu gọi mọi người cùng thực hiện. Cho nên, cuộc đời này tôi không có gì hối tiếc, nhưng tâm nguyện của tôi thì rất nhiều. Cho dù sau khi chết, tôi mong được bên cạnh Phật Bồ Tát, sau đó, nếu Phật Bồ Tát muốn tôi về đâu, tôi sẽ về đó, hoặc là sẽ đi theo tâm nguyện của tôi.

Sau khi tôi mất, người ta bình luận thế nào về tôi, là việc của người ta, chẳng liên quan gì đến tôi. Khi nãy Đức cha có nói, sau khi chết không mong có người dâng hoa, không mong có người ca tụng công đức, cũng không mong phô trương, truy điệu. Trước đây, khi cha La Quang qua đời, tôi đến tưởng niệm, nhìn thấy quan tài của cha đặt trong đại sảnh, xung quanh chẳng có gì cả, đây là một gương mẫu rất tốt.

Nhưng trong giới Phật giáo, trước đây có một số tang lễ tương đối phô trương, linh đường to lớn, bố trí rất đẹp, đồng thời còn cử hành truy điệu, truyền cúng. Truyền cúng chính là tập hợp nhiều pháp sư trưởng lão lại cúng bái 10 món chay, sau đó từng món từng món truyền đi, có thể nói là ai vinh sau khi mất đi.

Nhưng sau khi tôi mất, tôi không cần những điều đó. Tôi đã sớm lập di chúc, mà còn được luật sư và tòa án công chứng; bản thân tôi không có tài sản, tác phẩm của tôi thuộc về giáo đoàn; di thể của tôi bỏ vào trong quan tài gỗ mỏnglà được, sau khi hỏa thiêu, không lập bài vị, không lập bia, không xây mộ, cũng không cần xây tháp.

Trên Pháp Cổ Sơn có khu vườn bảo vệ môi trường núi Lập Kim huyện Đài Bắc, là công viên thực táng, là nơi Pháp Cổ Sơn quyên đất cho chính quyền huyện Đài Bắc, sau đó chính quyền huyện Đài Bắc giao lại cho Pháp Cổ Sơn quản lý, bảo vệ.

Cái gọi là thực táng chính là lấy tro cốt phân làm nhiều phần rải chôn ở những nơi khác nhau trong công viên, như thế để người đời sau không thể nhận ra được nơi nào là nơi đã chôn cất người thân của mình. Bất luận người theo tôn giáo nào, dân tộc nào, chỉ cần nguyện mang tro cốt thực táng ở công viên, chúng tôi đều chấp nhận, trong quá trình thực táng, cũng không có bất kỳ nghi thức tôn giáo nào. Người đến công viên không được dâng hoa, đốt tiền vàng bạc, thắp hương hay đốt đèn cầy, chỉ có tưởng niệm.

Kỳ thực con người sau khi mất đi, đã biến mất trên thế giới này, hoặc tạm thời có người nhớ đến, nhưng 10 năm, 20 năm sau, mọi người sẽ quên hết. Những tang lễ ngày trước không văn minh, cũng không kinh tế, rất lãng phí, cho dù anh có một ngôi mộ rất lớn, nhưng qua 50 năm, 100 năm sau rồi cũng bị lãng quên, như Tần Thủy Hoàng trong lịch sử Trung Quốc, lăng mộ của ông giờ chỉ là một nơi tham quan, chứ không phải đi tưởng nhớ ông ấy. Hiện tại, khu công viên bảo vệ môi trường trên Pháp Cổ Sơn đã thực táng rất nhiều người, 10 năm sau, có thể lên đến mấy ngàn người. Nếu có người đến tưởng niệm, thì sẽ tưởng niệm cùng lúc mấy ngàn người. Sau này, tro cốt của tôi cũng sẽ thực táng ở đó, cho nên sau khi tôi mất đi,tro cốt có thể trở thành phân bón, vì xung quanh công viên đã trồng nhiều trúc xanh, sau này còn có thể có những măng tre mới, tro cốt sẽ trở thành phân bón. Vì vậy, cách nghĩ của tôi với Đức cha rất giống nhau, mong rằng cách làm của chúng tôi có thể trở thành một tập tục mới, cũng mong rằng sau này có nhiều danh nhân, cao tăng đại đức cũng làm như thế, để xã hội của chúng ta thực sự đi vào thời đại văn minh.

Minh Bửu (biên dịch)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2024(Xem: 179)
Quý Phật tử (bất bộ phái: theo Nam Tông, Phật Giáo Nguyên Thủy, theo Bắc Tông, hay Tịnh Độ Tông, Mật Tông vv) với lòng tin chân thành, nhất tâm hướng về Như Lai và Pháp của Như Lai, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ về Như Lai và Pháp của Như Lai, thời sẽ vui như hội trăng rằm quanh năm vì Chân Pháp của Thế Tôn là Pháp Quang, vượt xa ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tỏa rạng khắp nơi, làm cho khai ngộ, mang lại niềm hỷ lạc cho bất kể hữu tình nào với tâm hân hoan tín thọ, và pháp thọ. Trong kho tàng Pháp Bảo đồ sộ của bậc Thiện Thệ, Bát Trai Giới thanh tịnh dù chỉ trong một ngày một đêm, sẽ mang lại công đức không thể luận bàn cho bất kể Quý Pháp hữu nào hân hoan tín thọ, vì với công đức chân thật này, sẽ tái sanh lên cõi trời, một trong sáu tầng trời dục giới, hoặc sẽ tái sanh về Tây Phương Cực Lạc tùy theo tâm nguyện của họ.
22/08/2024(Xem: 1007)
Khi thấy Đức A Di Đà Phật xuất hiện, Cụ Ông 80 tuổi, vào hai đêm trước ngày ra đi, mặc dù bị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối, vẫn mỉm cười niệm Nam Mô A Di Đà Phật; ngay trước giờ xả bỏ báo thân, Cụ Ông, lại một lần nữa, thấy Đức A Di Đà Phật hiện ra; và sau đó tỉnh táo, sáng suốt ra đi an lành. Tâm Tịnh và Hoa Chí cùng con cháu của Cụ có duyên lành hỗ trợ Cụ Niệm Phật suốt tám ngày và tám đêm, khai thị, khuyến khích, làm cho Cụ phấn chấn, đặc biệt, Tâm Tịnh đã tận mắt chứng kiến sự ra đi nhẹ nhàng của Cụ vào lúc 9.40 sáng ngày 11 tháng 07 Quý Mão (2023). Để kỷ niệm một năm giỗ đầu của Cụ, và như một lời hứa khả với quý đạo hữu Tịnh Độ, Tâm Tịnh xin hân hoan tường thuật lại những gì mắt thấy, tai nghe trong suốt thời gian trợ duyên Niệm Phật cùng với Cụ cho đến thời khắc ra đi, kể cả thời gian ban đầu khi nhập viện và thời gian hộ niệm sau khi tắt thở. Từ những gì diễn ra trong những ngày cùng Cụ Niệm Phật, có thể đúc kết thành 14 chỉ dấu sau đây, làm cơ sở cho niềm tin rằng Th
21/01/2024(Xem: 1715)
Tỉnh Thức Đối Diện với Bệnh tật và Cái Chết_Tỳ Kheo Analayo_Bình Anson dịch
06/06/2023(Xem: 6991)
Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Chúng ta theo một tôn giáo mà không biết quan niệm nhân sinh trong tôn giáo ấy như thế nào, thực là một khuyết điểm lớn lao. Ở đây, chúng ta chỉ riêng bàn về phần nhân sinh quan Phật giáo để tìm hiểu Phật giáo quan niệm về đời sống con người như thế nào ?
21/05/2023(Xem: 1923)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất. Việc giữ gìn, duy trì sự sống là một điều cơ bản mà bất cứ ai sống trên đời này cũng phải làm để mong mình sống lâu, sống thọ chứ không ai mong mình chết sớm, hay nói đúng hơn là ai cũng sợ cái chết bởi không có một loài động vật có máu huyết nào lại không sợ chết, nhưng sợ chết, không muốn chết thì con người vẫn không thể thoát được cái chết, cho nên thay vì sợ hãi thì chúng ta hãy tập đối diện với quy luật sinh tử như thế nào để vừa giữ được tinh thần lạc quan, vừa duy trì được sự sống của mình một cách trọn vẹn nhất.
22/03/2022(Xem: 3571)
Tôi không ngạc nhiên lắm khi biết dù tác phẩm Chết và Tái sinh ( Death & Rebirth ) đó TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch ấn bản lần đầu tiên vào năm 2001 và được tái bản đến 9 lần rồi mà vẫn không đủ cung cấp, cho nên sắp tới Tu Viện Quảng Đức cho tái bản lần thứ 10 để cống hiến bạn đọc gần xa. May mắn thay trong thư viện tí hon của tôi có tác phẩm này được tái bản lần thứ bảy vào mùa Vu Lan báo Hiếu 2007 mà lời ngỏ của tác giả đã đánh động đến con tim của người đọc …qua câu chuyện Luật Sư Brendan Keilar sinh sống tại Melbourne / Australia đã bị bắn chết thật kinh hoàng khi tuổi mới 43 để trả giá cho hành động rất ngưỡng phục ( vì đã can thiệp cứu người).
02/12/2021(Xem: 19606)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
01/08/2021(Xem: 12310)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
26/06/2021(Xem: 15100)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
01/11/2020(Xem: 19213)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com