Lê Sỹ Minh Tùng
TỨC LÀ VIÊN THÔNG VỀ KIẾN ĐẠI
Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vịBồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật :
- Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đờihiệu Vô Lượng Quang. Thời đó có 12 Đức Phật ra đời trong một kiếp. Đức Phật sauhết hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy cho tôi phép niệm Phật tam muội : Rằngthập phương Như Lai thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Nếu con cũng đồng nhớmẹ như mẹ nhớ con thì đời đời mẹ con không xa cách. Tâm chúng sinh nhớ tưởngPhật thì tâm ấy là Phật. Nhất định thấy Phật, không cần phương tiện nào khác.Ví như người ướp hương thì toàn thân thể sẽ thành thơm, ấy gị là hương quangtrang nghiêm. Chính tôi nhờ niệm Phật mà được vô sanh nhẫn. Nay ở cõi Ta bà,tôi nguyện hướng dẫn người niệm Phật để có được tịnh độ. Phật hỏi nhân duyênnào được viên thông, xin thưa: Tôi thu nhiếp tất cả sáu căn không vọng niệm. Dochánh niệm tương tục mà được Tam-ma-đề. Đối với tôi đấy là pháp môn thù thắngnhất.
Đại là vôngại tức là chẳng có gì lớn hơn, bao trùm tận hư không và gồm hết pháp giới. Dođó kiến đại tác động vào con mắt tạo thành tánh thấy bao trùm khắp cả. Nếu nói theo thứ tự thì kiến đại phải đứngtrước thức đại, nhưng ở đây lối trình bày của kinh là muốn giới thiệu kiến đạicủa Ngài Đại Thế Chí và Nhĩ căn viên thông của Đức Quán Thế Âm liên tục vớinhau để hành giả có cơ hội dễ dàng đối chiếu, tu học. Khi Ngài Đại Thế Chí làm một động tác như đưatay lên hay bước đi một bước thì thập phương thế giới đều rúng động vì thế danhhiệu Đại Thế Chí Bồ Tát là do oai thế của Ngài mà kiến lập. So với tất cả cácvị Bồ Tát thì Ngài là người có oai thần, trí lực cao nhất nên mới gọi là “Chí”.Trong Tây phương Tam Thánh nghĩa là những bậc thánh nhân xuất thế gian cònKhổng Tử hay Lão Tử là thánh nhân của thế gian thì Ngài Đại Thế Chí tượng trưngcho trí tuệ viên mãn rốt ráo, còn Quán Thế Âm Đại Sĩ tượng trưng cho đức đại từđại bi. Các họa sĩ người Trung Hoa vì giàu óc tưởng tượng đã vẽ hình tướng haiNgài Bồ Tát là hai mỹ nữ người Tàu, vóc dáng và xiêm y chẳng khác Tây Thi,Trịnh Đán ngày xưa. Đại Thế Chí và Quán Thế Âm là hai vị Đẳng giác Bồ Tát tứclà sự giác ngộ gần đồng như Phật. Xiêm y của hai Ngài là y phục của người Tàuvào thời phong kiến giống như cải lương hát bội. Không lẽ mấy ngàn năm Bồ Táthiện thân thành một người nữ chỉ có một lần và cả cái địa cầu rộng lớn bao la này tại sao Bồ Tát không ứnghiện tại Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Ấn Độ hay ngay cả Việt Nam mà duy nhấtở Trung Hoa? Không lẽ những quốc gia này không có chúng sinh cần độ hay sao?Ngày nay y phục này đã lỗi thời đâu còn ai mặc như thế nữa. Tại sao không phảilà chiếc áo bà ba đơn giản hay chiếc áo dài thanh thoát của người Việt Nam?Không riêng gì Phật giáo có sự lầm lẫn, cuồng tín tạo sự tin tưởng sai lầm chongười Phật tử, đạo Thiên Chúa giáo cũng thế. Vào thời đế quốc La Mã thiết lậptòa thánh Vatican thì hình tướng của Chúa Giê-Su đã thay đổi không biết baonhiêu lần. Có họa sĩ vẽ Ngài có tóc rất dài, mặt không có râu. Họa sĩ khác lạivẽ Ngài có tóc ngắn, mặt có râu. Có người vẽ nét mặt thon dài, lại có ngườikhác vẽ mặt Ngài hơi đầy đặn. Vậy hình nào là hình thật? Chẳng có hình nào làthật vì chẳng có ông bà họa sĩ nào thấy được mặt thật của Chúa cả. Ở đây các vịBồ Tát là những người khuất mặt siêu hình thì làm sao phàm nhân thấy được mà vẽhình này, tướng nọ. Trong thế gian vũ trụ, hễ có sinh tất có diệt cho dù đó làthế giới cực lạc của Phật A Di Đà. Do đó sau khi Phật A Di Đà nhập diệt, QuánThế Âm ngay lập tức thành Phật để tiếp nối và khi Quán Thế Âm nhập diệt, ĐạiThế Chí liền tiếp nối thành Phật.
Đức PhậtThích Ca trong cõi Ta bà, Phật A Di Đà trong thế giới Tây phương cực lạc, PhậtDược sư trong cõi Đông phương hay các Chư Phật trong mười phương pháp giới đềucó ba thân là :
1) Pháp thân(Dharmakaya) là pháp giới thanh tịnh củacác Đức Như Lai lan tỏa trong khắp không gian làm sở y bình đẳng cho Báo thânvà Ứng thân. Pháp thân thì luôn thường trụ, bất sinh bất diệt cũng được gọi làPháp giới tánh, Như Lai Tạng…Phật lấy Pháp Tánh Chân Như làm thân nên gọi làPháp thân. Pháp thân là chỗ sở y chứa tất cả công đức trong Pháp giới. Vì Phápthân là thường trụ nên Pháp thân ở khắp mọi nơi. Cho dù Phật nhập thế cứu độchúng sinh thì Pháp thân cũng không tăng hay Phật có xuất thế thì nó cũng khônggiảm, lúc nào cũng vậy mà thôi. Cái Pháp thân nầy Phật và chúng sinh đều có nhưnhau, nhưng ở Phật thì nó sáng suốt chiếu soi rực rỡ còn ở chúng sinh thì nó bịvô minh che mờ nên không hiển lộ. Pháp thân chính là cái mà con người sẽ trở vềsau khi diệt hết vô minh phiền não để phát huy trí tuệ sẳn có của mình. VậyPháp thân chính là cội nguồn, là Bản Thể của tất cả muôn sinh vạn vật. Đâychính là Bản Lai Diện Mục, là Phật tánh có sẳn trong tất cả mọi người.
2) Báo thân(Sambhogakaya) là thân tốt đẹp do côngphu tu hành trải qua bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp mà có. Vì thế mà Đức PhậtThích Ca có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp rực rỡ là vậy. Báo thân còn được gọi là “tựthọ dụng thân”.
Nếu chúng sinh đoạn trừ mọi vô minh phiền não thì tâm được hoàn toàn thanhtịnh. Cái thanh tịnh an lạc tự tại nầy chỉ có người đó biết và hưởng được cònngười khác không hề cảm nhận hay san sẻ được thì cái quả thanh tịnh an nhàn nầylà tự thọ dụng thân. Cũng như uống một tách trà thơm ngon thì chỉ người uốngtrà mới biết được hương vị thơm ngon như thế nào mà thôi. Do đó nếu chúng tabớt được một phần vô minh phiền não thì có được một phần thanh tịnh tức là cóđược một phần tự thọ dụng thân.
Còn Báo thân của chúng sinh thì gọi là Karmakayatức là thân nầy là do quả nghiệp của tiền kiếp tạo thành. Muốn có thân thể khỏemạnh sống lâu thì đừng bao giờ sát sinh. Muốn có giọng nói thanh tao trong trẻothì đừng nên vọng ngữ. Muốn thân hình được đoan trang, đẹp đẻ thì đừng nghĩ tớità dâm. Muốn gia đình được ấm no hạnh phúc thì đừng trộm cướp gian tham.
3) Ứng thân hay biến hóa thân(Nirmanakaya) Chư Phật do trí thành sởtác mà biến hóa ra thành vô lượng thân, ứng theo căn cơ của chúng sinh mà hóađộ. Phật A Di Đà là ứng thân của Phật trong cõi cực lạc và Đức Phật Thích CaMâu Ni là ứng thân của Phật trong cõi Ta bà nầy. Vì Ứng thân là thân thị hiệnnên phải ảnh hưởng bởi luật vô thường là sinh, lão, bệnh, tử. Ứng thân cũngđược gọi là “tha thọ dụng thân”.
Đối với Phật giáo thì báo thân hay tự thọ dụng thân có giá trị tuyệt đốivì chỉ có người được thức tỉnh giác ngộ mới hưởng được cái hương vị thanh tịnhan vui tự tại của giải thoát giác ngộ mà không một người nào khác có thể biếtđược. Khi chư Phật hay Bồ-tát thị hiện để hoằng dương đạo pháp thì chúng sinhcó cơ hội học hỏi, tu sửa và sống theo Chân lý để tự mình có được giải thoátgiác ngộ thì ứng thân để cứu độ chúng sinh ra khỏi bể khổ sông mê gọi là thathọ dụng thân.
Tóm lại ba thân của Đức Phật là : Pháp thân là Thể, Báo thân là Tướng vàỨng thân là Dụng. Tuy nói ba mà là một, tuy một mà ba tức là một là tất cả vàtất cả là một.
Ngài XuyênLão Thiền Sư có viết rằng :
“Ứng Phật, Hóa Phật đều không thật
Bóng hình muôn thử thảy là quyền
Cái gì có tướng đều hư vọng
Chân Phật không hình vốn tự nhiên”.
Chữ “52” vịBồ Tát đồng tu là ám chỉ cho 52 đẳng cấp từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, ThậpHồi Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác và sau cùng là Diệu Giác. Đây là tiến trình từsơ phát tâm thẳng đến khi thành Phật. Pháp Vương Tử là con của đấng Pháp Vươngvà là những vị Bồ Tát ở địa vị Đẳng giác tức là gần ngang bằng với Phật. NgoàiĐại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi cũng là Pháp Vương Tử.
1) Thập Tín : Có khi nào chúng ta tự hỏitại sao mình lại phải học Phật? Tại sao phải tu thành Phật? Phật là chơn tâm,là bổn tánh của con người cho nên thành Phật là thành tựu trí tuệ viên mãn củatánh đức. Nhưng Phật chính là tự tâm, là bản lai diện mục, vốn sẵn có đủ vạnđức, vạn năng nên tu Phật là hồi đầu thị ngạn tức là quay thuyền trở lại bếnxưa mà thấy và sống được với Phật tâm, Phật tánh của chính mình. Muốn thành tựunhững điều này, chúng sinh phải có lòng tin để đánh tan tà kiến mà tiến thẳngvào Bồ Tát đạo. Con người sau khi tu viên mãn địa vị Thập Tín sẽ nhập vào SơTrụ tức là bước đầu của Đại Thừa.
2) Thập Trụ : là luôn trụ trong tam muộinghĩa là trụ trong thanh tịnh, sống trong chơn tâm thường trú và thể tánh tịnhminh, chẳng còn bị thoái chuyển.
3)Thập Hạnh : là thực hành pháp môn niệmPhật. Niệm Phật cũng ví như nấu nước sôi, cho dù là lửa lớn tức là công phunhiều nhưng không liên tục thì nước không sôi. Ngược lại người niệm Phật phảikiên trì cũng như lửa tuy yếu, nhưng tiếp tục nấu hoài thì nước sẽ sôi.
4) Thập Hồi Hướng : Xoay niệm hướng về tâmPhật và hồi hướng tất cả công đức mình đã tích lũy về Phật tâm và cho tất cảchúng sinh tức là phá Ngã chấp.
5) Thập Địa : Hồi hướng viên mãn liền nhậpPhật địa. Quả vị này rất gần với Phật.
Sau đó đi quaĐẳng giác rồi sau cùng tiến qua Diệu giác tức là thành Phật.
Trong vôlượng kiếp trước, có một vị Phật xuất thế tên là Vô Lượng Quang và sau đó có 12vị Phật nối tiếp nhau xuất hiện trong một kiếp, dạy cho Ngài Đại Thế Chí phépNiệm Phật tam muội.
1) Vô Lượng Quang Phậtcòn có tên Vô LượngThọ Phật tức là Phật A Di Đà. Vô Lượng Quang là chỉ cho ánh sáng chiếu sángrộng rãi khắp không gian vô cùng vô tận. Nói cách khác ánh sáng chiếu tới đâulà không gian tới đó hay không gian tới đâu thì ánh sáng tới đó. Do đó Vô LượngQuang là chỉ cho về mặt không gian. Còn Vô Lượng Thọ là biểu tượng cho thờigian. Vô Lượng Thọ là sống lâu vô lượng nghĩa là suốt trong chiều dài của quákhứ và mãi mãi cho vị lai mà Phật A Di Đà vẫn còn sống. Nói cách khác có thờigian là có Phật A Di Đà. Vậy Phật A Di Đà là Phật biểu tượng cho cả không gianvà thời gian. Nhưng trong thế gian cái gìlà biểu tượng cho không gian và thời gian? Đó chính là vũ trụ. Thế thì Phật ADi Đà là biểu tượng của vũ trụ. Nói cách khác Phật A Di Đà là ám chỉ cho khônggian thanh tịnh trùm khắp mười phương và thời gian thanh tịnh suốt ba đời. Dođó Phật A Di Đà là tự tánh thanh tịnh bản nhiên trùm khắp không gian và cáitánh thanh tịnh bản nhiên này cũng suốt cả chiều dài của quá khứ, hiện tại vàvị lai. Vậy chúng sinh hiện giờ là đang ở trong pháp thân thanh tịnh của Phật ADi Đà bởi vì con người đang ở trong không gian và thời gian.
2) VôBiên Quang Phậtlà Phật tiêu biểu cho giải thoát bình đẳng nhất như.
3) VôNgại Quang Phậtlà tiêu biểu cho “Thể tịch, dụng diệu”. Thể tịch là thểtánh thanh tịch, tịch tĩnh. Còn dụng diệu là khởi tác dụng nhiệm mầu tự tại.Nói cách khác thể tịch là chơn không còn dụng diệu là diệu hữu tức là bất biếntùy duyên.
4) VôĐẳng Quang Phậtlà do tâm đại bi kiến lập để cứu giúp chúng sinh diệt hếtnỗi khổ không ai có thể sánh bằng.
5) TríHuệ Quang Phậtlà trừ bụi nhơ vô minh để có lợi ích chân thật vì chỉ có trítuệ chân chánh mới phá được vô minh tăm tối.
6)Thường Chiếu Quang Phật : Chư Phật phóng quang, chiếu khắp thế giới. Tịchlà tâm thanh tịnh, chiếu là tâm bình đẳng.
7) ThanhTịnh Quang Phật : là giữ tam nghiệp thân, khẩu, ý thật thanh tịnh.
8) HoanHỷ Quang Phật : là làm cho tất cả chúng sinh an lạc.
9) Giảithoát Quang Phật : là muôn vàn gút mắc trong tâm đều tháo gở cả. Muốn cógiải thoát giác ngộ thì người tu Tiểu thừa phải phá tan Kiến hoặc, Tư Hoặc, Vitế hoặc và sau đó phá thêm Trần Sa Hoặc và Vô Minh Hoặc thì viên thành Đại ThừaPhật đạo.
10) AnỔn Quang Phật : Có sinh diệt là không được an ổn cho nên chúng sinh nênquay về với chơn tâm, với bổn tánh bất sinh bất diệt của mình thì cuộc sống sẽcó an vui tự tại.
11) BấtTư Nghì Quang Phật : Công đức và trí tuệ Phật là bất khả tư nghì, không thểnghĩ bàn.
12) SiêuNhật Nguyệt Quang Phật : là quang minh của Phật vượt xa mặt trời, mặttrăng.
Đây là những vị cổ Phật và Đức Phật A DiĐà thành Phật mới vừa mười kiếp. Chính Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai đã dạyNgài Đại Thế Chí phép niệm Phật tam muội. Vậy có bao nhiêu phương pháp niệmPhật và thế nào là niệm Phật tam muội?
Niệm Phật tức là niệm tâm và có bốn phươngpháp:
1) Trì Danh Niệm Phật : là thường xuyênchuyên niệm sáu tiếng “Nam Mô A Di Đà Phật”. Người niệm Phật nên nhất tâm chấptrì danh hiệu, chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp và không gián đoạn. Mỗi ngày từkhi mới thức dậy cho đến lúc đi ngủ, hành giả phải nhớ niệm Phật luôn, khôngcho xen hở, gián đoạn. Khi đi, đứng, nằm, ngồi ngay cả khi ăn và trước khi đingủ hành giả đừng bao giờ quên niệm Phật. Ngoài ra, muốn cho có hiệu quả hơn,hành giả cần phải theo phương pháp “kinh hành niệm Phật” hay “tọa thiền niệmPhật”. Mỗi khi niệm xong, hành giả đều hồi hướng cầu sinh về tịnh độ. Pháp mônniệm Phật là một pháp môn giúp chúng sinh phá trừ vọng tưởng, mê lầm, chấptrước. Pháp môn này không đòi hỏi hành giả hiểu biết nhiều về Phật pháp nênngười già, người trẻ, thượng căn, trung căn, hạ căn đều có thể niệm Phật, ngườikhỏe mạnh cũng như kẻ đau yếu đều có thể niệm Phật.
2) Quán Tượng Niệm Phật : là thỉnh mộtbức tượng A Di Đà, rồi vừa niệm Phật vừa quán tưởng tướng hảo trang nghiêm củaPhật A Di Đà đặc biệt là ánh hào quang, tướng bạch hào giữa hai mắt. Hành giảquán tưởng cho đến khi dù không có tượng, lúc mở mắt nhắm mắt đều thấy hìnhtượng Phật hiện rõ nơi trước mặt. Phương pháp này tương đối hơi khó vì cần phảicó tinh lực mạnh, ký ức sâu và phương tiện khéo. Nếu hành giả không khéo dùngphương tiện thay đổi, bị hư hỏa xông lên mang chứng bệnh nhức đầu khó trị. Tuyhơi khó, nhưng phương pháp này giúp người niệm Phật dễ đắc Niệm Phật tam muộivà sau cùng đạt tới Nhất tâm bất loạn.
3) Quán Tưởng Niệm Phật : Phương phápnày chỉ đơn thuần quán tưởng, không cần phải có tượng Phật trước mặt. Trongmười sáu phép quán, mười hai phép quán đầu đều là quán tưởng, phép quán thứmười ba là quán tượng và phép quán thứ mười sáu là trì danh niệm Phật. Vậychúng sinh quán tưởng cái gì?
Hành giả dựa theo kinh Quán Vô Lượng Thọđể quán tưởng y báo, chánh báo nơi cõi Cực lạc. Kinh dạy có mười sáu phép quán,nếu hành giả quán thuần thục thì lúc mở mắt hay nhắm mắt đều thấy cảnh Cực lạchiện tiền, tâm thần dạo chơi nơi cõi tịnh và khi chết chắc chắn sẽ được vãngsinh. Công đức của pháp này lớn lao không thể nghĩ bàn, nhưng vì cảnh quán quávi tế nhiệm mầu sâu thẳm nên ít người hành trì được thành tựu. Trong Khế Kinhcó dạy : ”Nếu người quán tưởng Pháp thân Chân như của Đức Phật A Di Đà, thườngtinh tấn tu hành, cuối cùng được vãng sinh, đạt được chánh định (tam muội).
Quán rằng :
A Di Đà thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di
Cám mục trừng thanh tứ đại hải
Quang trung hóa Phật vô số ức
Hóa Bồ Tát chúng diệc vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sinh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
Chúng sinh quán tưởng bài kệ tán thán Phậtnày cũng có thể đắc Niệm Phật tam muội.
4) Thực Tướng Niệm Phậtlà niệm ĐứcPhật nơi tự tánh, là niệm tánh Phật bản lai của chính mình. Đây là quán phápthân thật tướng của Phật, kết quả sẽ chứng được Chân Như tam muội. Phương phápnày là thuộc về Thiền, nhưng cảnh giới do tâm Thiền hiển lộ lại là Tịnh độ nêncũng nhiếp về Tịnh độ. Pháp môn này không gồm thâu bậc trung, hạ căn và nếukhông phải là bậc thượng thượng căn tất không thể ngộ nhập. Vì thế pháp môn nàyít được đề xướng trong Tịnh độ tông. Nói cách khác thực tướng niệm Phật tứcniệm mà không niệm, không niệm mà niệm thì thời điểm đó hành giả đi vào thamthiền. Cho nên người hiểu rõ niệm Phật chân chính không phản đối tham thiền vàngược lại người hiểu rõ thiền thì không chống đối người niệm Phật.
Vì Thật Tướng, Quán Tưởng và Quán Tượngniệm Phật tương đối hơi khó cho người niệm Phật, nên Ấn Quang Đại Sư dạy rằng :
“Chỉ duy trì danh mà chứng thật tướng,
Không cần quán tưởng cũng thấy Tâyphương”.
Pháp môn Trì Danh Niệm Phật là phương phápniệm Phật phổ thông nhất hiện nay, nhưng cũng được áp dụng với nhiều cách thứckhác nhau tùy theo căn tánh của mỗi người.
1) Phản Văn Trì Danh : Đây là phươngpháp mà miệng vừa niệm Phật, tai vừa nghe tiếng niệm vào trong và kiểm soáttừng chữ từng câu thật rành rẽ rõ ràng. Nghe có hai cách, hoặc dùng lỗ tainghe, hoặc dùng tâm để nghe. Tuy nói là nghe vào trong, nhưng không trụ nơi đâurồi lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời giankhông gian, sau cùng chỉ còn một câu Phật hiệu. Đây là phương cách dễ gạn trừvọng tưởng, mau đạt được nhất tâm.
2) Sổ Châu Trì Danh : Phương pháp nàythì miệng vừa niệm Phật mà tay vừa lần chuỗi. Lúc đầu ý niệm còn ràng buộc nơitràng hạt, nhưng sau lần buông bỏ đi đến cảnh nhất tâm. Tu theo lối này khiếncho niệm lực thêm mạnh mẽ, phát triển định tâm. Niệm như thế lâu ngày đượcthuần thục, không niệm vẫn tự niệm.
3) Tùy Tức Trì Danh : Là niệm Phậtthầm, nương theo hơi thở. Mỗi hơi thở ra vào đều một câu Phật hiệu. Mạng sốngcon người nương theo từng hơi thở nên biết nương theo đây mà niệm, lúc nào cũngcó Phật trong tâm.
4) Truy Đảnh Trì Danh : là cánh niệmPhật nhỏ nhỏ tiếng, mỗi chữ mỗi câu đều kế tiếp nhau liên tỏa chặt chẽ thànhhình thế chữ sau đuổi theo chữ trước, câu nọ gối đầu câu kia. Nhờ sự kín đáobền chặt, trung gian không xen hở nên tạp niệm không có chỗ len vào làm cho tâmmiệng dũng tiến, oai lực của chánh niệm bao trùm tất cả khiến cho nghiệp tưởngvô minh tạm thời chìm lắng và ánh mầu Tam Muội bộc phát chiếu xa. Đây là phươngcách tốt nhất cho những ngời tu tịnh nghiệp trong lúc tình tưởng mênh mang rốiloạn.
5) Giác Chiếu Trì Danh : là một mặtniệm Phật, một mặt hồi quang soi trở lại chân tánh của mình. Do niệm như thế,hành giả sẽ đi vào cảnh giới hư linh siêu tuyệt, chỉ còn cảm giác thân tâm củamình hòa đồng vào chơn tâm của Phật, sáng tròn rực rỡ, đầy rộng mênh mang. Niệmtheo đây thì tuy báo thân chưa mãn đã chứng tịch quang, Phật hiệu vừa tuyênliền vào Tam Muội. Đây là lối tu dành cho bậc thượng thượng căn mà thôi.
6) Lễ Bái Trì Danh : Phương thức này làvừa lạy vừa niệm Phật. Hành giả niệm một câu, lạy một lạy cho thật nhẹ nhàngchậm rãi, lễ niệm song hành, thân miệng hợp nhất. Nếu thêm vào đó ý thành khẩntha thiết thì thành ra ba nghiệp đều tập trung. Đây là phương pháp phá trừ hôntrầm, công đức và hiệu lực rất to lớn vì hành giả phải vận dụng cả ba nghiệp đểtrì niệm.
7) Ký thập Trì Danh : là cách niệm kýsố nghĩa là cứ lấy mỗi mười câu làm một đơn vị. Sau khi niệm đủ mười câu thì lần quan một hạt chuỗi. Niệm theo lối nàythì tâm đã niệm Phật lại còn phải ghi nhớ số cho nên không chuyên bắt buộc phảichuyên bởi vì nếu không chuyên thì số mục liền sai lạc. Cách thức này rất côngdụng cho người nhiều nhiều tạp niệm.
8) Liên Hoa Trì Danh : Lấy bốn sắc hoasen xanh, vàng, đỏ, trắng vừa niệm vừa tưởng, luân lưu chuyển tiếp. Khi hànhgiả niệm câu Phật hiệu thứ nhất thì tưởng trước mặt mình hiện ra một dóa senxanh to lớn phóng ánh sáng xanh. Câu thứ hai, tưởng hoa sen vàng phóng ánh sángvàng. Cho đến câu thứ ba, thứ tư là hoa sen đỏ, trắng, màu nào phóng ánh sángấy. Kế tiếp tục tưởng lại hoa sen màu xanh, cứ như thế luân lưu mãi.
9) Quang Trung Trì Danh : Đây là phươngpháp vừa niệm Phật, vừa tưởng mình đang ngồi giữa vừng ánh sáng trong suốt torộng. Khi tâm đã an định trong vùng quang minh ấy, hành giả cảm thấy thần trísáng suốt mát mẻ, không còn những tạp tưởng và các tướng uế ác cũng tiêu tan.
10) Quán Phật Trì Danh : Đây là phươngthức lấy trì danh làm chánh, quán Phật làm phụ. Hành giả mỗi ngày sau khi niệmPhật nên để riêng một thời tịnh tâm quán tưởng sắc tướng quang minh của Phật ADi Đà. Tưởng Đức A Di Đà thân cao một trượng sáu, sắc vàng ròng, đứng bên bờthất bảo, lông trắng giữa đôi mày. Tướng bạch hào rỗng không trong suốt nhưbạch ngọc.
Phương pháp niệm Phật thì nhiều không kểhết được, nhưng mười lối trì danh ở trên là để đối trị với tâm bệnh của ngườiniệm Phật. Quý Phật tử có thể thử qua để thí nghiệm sự tác dụng của mỗi phươngpháp và sau cùng đem ra áp dụng một lối niệm nào mà thích hợp với mình nhất.
Vì sở thích và túc căn của chúng sinh cósự sai khác nên con người mới phân chia ra thành Thiền, Giáo, Mật, Tịnh. NhưngPhật pháp không hề có sai khác, cứu cánh giải thoát giác ngộ cũng không saikhác. Phương tiện tuy khác nhau, nhưng sau cùng cũng quy về một cứu cánh duynhất là giải thoát giác ngộ cũng như trăm sông cùng đổ về biển lớn.
Trong phần này, tuy là nói về niệm Phật,nhưng hành giả cũng có thể cộng thêm thiền, giáo, mật vào để tăng thêm công lựcmà mau có nhất tâm.
1) Thiền Tịnh song tu : có những hànhgiả lấy niệm Phật làm chánh, tham thiền làm phụ, nhưng lại lấy sự vãng sinhTịnh độ làm yếu điểm chung cuộc còn việc thấy tánh ngộ đạo chỉ thuộc phần tùyduyên.
2) Giáo Tịnh song tu : Hành giả lấyniệm Phật làm chánh, tụng kinh làm phụ. Về phần tụng kinh, có người thích tụngKinh Kim Cương hay Di Đà, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa hay phẩm Phổ Môn và Phổ HiềnHạnh. Trong Pháp Bảo Đàn kinh có câu chuyện nói về một vị tăng tên Pháp Đạt đếntham vấn Lục Tổ với tâm niệm tự phụ vì đã tụng 3.000 lần bộ kinh Pháp Hoa. KhiLục Tổ hỏi về nghĩa kinh thì Pháp Đạt thú nhận là không hiểu ý cùng căn bổn củakinh. Lục Tổ sau khi giảng về “tông” của kinh thì có nói thêm rằng:
- Người thế gian, ngoài mê thì dính tướng,trong mê thì dính Không. Nếu đối với tướng mà lìa tướng, đối với Không mà lìaKhông thì trong ngoài chẳng mê. Nếu hiểu rõ pháp này, một niệm tâm mở sáng, ấylà mở “Tri kiến Phật”.
Sau khi tỏ ngộ, Pháp Đạt có hỏi :
- Nếu vậy, hiểu được nghĩa, thì chẳng cầntụng kinh?
LụcTổ đáp :
- Kinh có lỗi gì, há có ngăn trở sự tụngniệm của ngươi đâu. Miệng tụng mà tâm làm theo nghĩa kinh, tức là mình chuyểnkinh. Ngược lại, miệng tụng mà tâm chẳng làm theo kinh, tức là mình bị kinhchuyển.
3) Mật Tịnh song tu : Hành giả lấy niệmPhật làm chánh, trì chú làm phụ. Trong việc trì chú, mỗi người có thể chọnnhững chú như: Đại Bi, Chuẩn Đề, Vãng sanh, Công Đức Bảo Sơn, Văn Thù Ngũ Thanhthần chú, Lục Tự Đại Minh chân ngôn hay Thủ Lăng Nghiêm thần chú.
4) Thuần Tịnh : Hành giả chỉ chuyênniệm Phật, không xen tạp môn nào khác.
Tuy sởthích và túc căn của mỗi người có sai khác và mặc dù có tu theo những pháp mônkhác, hành giả Tịnh độ cũng cần lưu ý đến hai phần chánh và trợ cho được phânminh. Dĩ nhiên phần chánh luôn luôn nhiều hơn phần trợ. Có như thế thì đường tumới không mất mục tiêu và sự vãng sinh cũng không bị chướng ngại.
Tạisao dễ niệm Phật mà kết quả khó thành?
Người niệm Phật tuy miệng niệm nhưng tâmlại lạc vào trạng thái mê mờ, nặng nề muốn ngủ, nhà Phật gọi là vọng chướng hôntrầm. Hoặc miệng thì niệm Phật, nhưng tâm lại vẩn vơ nghĩ chuyện đâu đâu tức làvọng duyên tán loạn khiến cho hành giả không thể vào chánh định. Đôi khi cónhững trường hợp hành giả lúc đang hành trì, vọng tưởng chìm lặng, câu niệmPhật vẫn nghe đều đều, tâm tư êm dịu quên cả hiện tượng ngoại giới như nóng bứchay lạnh giá…Trạng thái này kéo dài từ nửa tiếng đến một giờ đồng hồ, có khi ramồ hôi ướt cả áo mà không hay đến khi chợt tỉnh mới cảm biết trong người nóngbức hay lạnh buốc khó chịu. Đây là trạng thái hôn trầm nhưng thuộc về phần vi tếnhẹ nhàng chớ không phải tâm mình được an định.
Vọng tưởng cũng có hai phần là thô và tế.Vọng tưởng thô thì dễ biết vì hành tưởng nó rất rõ ràng. Khi niệm Phật dụngcông chặt chẻ kín đáo thì vọng tưởng thô cố nhiên phải lặng chìm, nhưng rất khónhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế. Chỉ có những người niệm Phậtlâu, đến trình độ nước trong tâm lặng thì mới thấy biết được vọng tưởng vi tế.Ngài Bạch Thánh pháp sư, một buổi sáng từ nơi giường bước lại ghế ngồi, trongkhoảng chừng ba giây đồng hồ đã phát giác trong tâm mình nổi lên đến vài mươivọng niệm khác nhau. Đủ biết vọng tưởng vi tế nguy hiểm, tác hại biết bao.
Ngài Quang Huệ và Giới Diễn là hai vịthiền sư đều ngộ đạo. Một hôm trong khi cùng ngồi thiền, nơi tiềm thức của NgàiGiới Hiền chợt nổi lên một niệm sắc ái. Ngài liền diệt trừ, nhưng bên kia thiềnsư Quang Huệ đã hay biết. Sau khi xuất định, Ngài Quang Huệ làm bài kệ có ýtrêu cợt Ngài Giới Diễn. Thiền sư Giới Diễn buồn thẹn, liền thâu thần nhậpdiệt. Ngài Quang Huệ hối hận, cho gọi đệ tử đến phó chúc rằng:”Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắcái, sau tất lụy về sắc, vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tam Bảo. Lỗiấy một phần do ở nơi ta, nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả”.Dặn dò xong, Ngài cũng viên tịch theo luôn. Sau Quang Huệ chuyển thân làm thiềnsư Phật Ấn còn Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha. Vì Đông Pha kiếp trước cótu nên thi đổ Tiến Sĩ vào đời vua Tống Nhân Tông (1056 Tây lịch) làm quan đếnchức Hàn Lâm Học sĩ kiêm Binh Bộ Thượng Thơ tương đương với chức Bộ Trưởng GiáoDục và Bộ Trưởng Quốc Phòng thời nay. Ông thông minh trí tuệ mà cũng đa tài đatình, có đến bảy người vợ và thường đem sự thông minh bác lãm của mình mà vấnnạn các vị thiền sư. Về sau Ngài Phật Ấn chiết phục, ông mới quay về đường lốitu Phật. Bất cứ đi đâu, ông cũng mang theo bên mình một bức tượng tranh củaPhật A Di Đà và bảo cùng với mọi người rằng : ”Đây là quyển sổ Niệm Phật của tôi”. Đến khi tuổi già, nằm trêngiường bệnh, trong giờ phút tối hậu, có Thiện Tri Thức nhắc nhở niệm Phật, ôngphều phào trả lời rằng :
- Tôi vẫn biết niệm Phật có công đức khôngthể nghĩ bàn. Nhưng khổ nỗi, hiện giờ thân thể tôi đau nhức quá, không sao niệmPhật được.
Nói xong đoạn qua đời. Tiếc thay cho NgàiGiới Diễn, một cao tăng ngộ đạo khi xưa mà kiếp này như thế! Chẳng biết kiếpsau sẽ lạc về đâu trong sáu nẻo luân hồi!
Vì thế vọng tưởng vi tế rất nguy hiểm ngaycả những bậc chân tu còn phải e dè co nên cổ nhân cũng có câu :
“Công phu không thiếu cũng không dư
Muôn kiếp tham si chữa dễ trừ”.
Khi loạn tưởng nhiều, hành giả nên ngồiyên nhiếp tâm niệm Phật. Lúc hôn trầm đến thì nên đứng lên vừa niệm vừa kinhhành. Cứ dùng hai oai nghi này thay đổi mãi, lâu ngày chướng duyên ấy sẽ tiêutrừ. Thêm nữa, hành giả lắng tai nghe rành rõ từ tiếng từ câu niệm Phật thì tâmkhông tán loạn.
Thếnào là Niệm Phật tam muội?
Tam muội có nghĩa là chánh định hay chánhthọ. Vì thế niệm Phật khi có được chánh định thì gọi là niệm Phật tam muội.Chánh thọ nghĩa là khi tâm đã thanh tịnh thì chánh thọ sẽ thành bất thọ tức làkhông còn thọ cái gì cả. Hằng ngày, con người thọ biết bao thứ trên cõi đời,nào là thọ vui, thọ buồn, thọ khổ, thọ mừng, thọ ghét, thọ yêu, thọ giận… Càngthọ thì chúng sinh càng khổ, tâm càng bất tịnh. Vậy thọ chính là biểu tượng củavô minh, là nhân của đau khổ cho nên nếu không thọ tức thì vô minh mất, khổ đautan biến. Không thọ thì không đặt niềm hy vọng mà không hy vọng thì không sợ bịthất vọng nên không còn khổ. Khi những ma chướng như tham-sân-si dấy khởi làmcho con người sống trong chập chồng đau khổ, bây giờ biết quay về niệm Phật.Niệm cho đến khi vọng tưởng tan biến, tâm không còn giận, còn hờn, còn tham đắmsi mê thì con người đã dùng lửa tam muội đốt sạch vô phiền não rồi. Vậy lửa tammuội không gì khác hơn là năng lực niệm Phật hay tham thiền để xoay tâm trở vềvới tự tánh bản nhiên thanh tịnh mà có an lạc Niết bàn.
Người niệm Phật khi đến chỗ tuyệt đỉnh tậncùng khiến tâm rất định thì cái định thể này là Niệm Phật tam muội. Hành giả sẽcảm nhận cảnh hư linh sáng lặng, vọng giác tiêu tan và tâm chỉ còn trụ nơitướng hảo hoặc hồng danh của Phật. Tuy nói là trụ, nhưng thật ra là vô trụ vìâm thanh sắc tướng đưởng thể như huyễn tức là không. Khi chúng sinh chuyên nhấtniệm Phật, luôn giữ chánh niệm, quên hết thân tâm ngoại cảnh, tuyệt cả khônggian thời gian đến khi sức cực công thuần thì nơi đương niệm trần vọng bỗngthoạt tiêu tan, tâm thể bừng sáng, chứng vào cảnh giới vô niệm vô bất niệm tứclà niệm mà không niệm, không niệm mà niệm nghĩa là không thấy biết mới là sựthấy biết chân thật còn có thấy biết tức lạc theo ngoại trần. Đến đây thì tâmthể hoàn toàn sáng suốt rỗng rang, tịch mà chiếu, chiếu mà tịch, đều còn đềumất, tuyệt đãi viên dung.
Kinhdạy Phật nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con vànếu con cũng nhớ mẹ thì đời đời không ngăn cáchnghĩa là tuy Phật vì lòngtừ bi thương xót chúng sinh còn lặn hụp trong sông mê bể khổ, muốn đem giáopháp nhiệm mầu để cứu vớt họ đến bờ giải thoát, nhưng nếu chúng sinh không hồiđầu thị ngạn quay về nương tựa nơi Phật pháp thì Phật cũng chẳng độ được tức làmẹ con vẫn xa cách nghìn trùng. Trong tất cả mọi chúng sinh, ai ai cũng đều cóPhật tâm, Phật tánh như nhau, nhưng vì sống trong điên đảo, chạy theo vô minhphiền não nên mới xa dần chơn tánh của mình. Do đó nếu bây giờ biết thức tỉnhquay thuyền trở lại bến xưa, nương tựa nơi chánh pháp thì Phật tánh hiện tiềntức là Phật và chúng sinh là một nghĩa là mẹ con tương ngộ tương phùng.
Kinhlại dạy tiếp rằng : “Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật thì tâm ấy làtâm Phật, nhất định sẽ thấy Phật”. Nhưng thấy Phật bằng cách nào? Thấy Phậtbằng tướng hay bằng định? Thấy tướng là còn thấy sinh diệt, còn thấy trong địnhlà tâm chẳng còn tán loạn. Ngày nay người niệm Phật thì nhiều, nhưng thành côngthì ít, nguyên nhân là do miệng niệm Phật nhưng tâm không niệm, niệm thứ nhấtvừa mới tinh thuần thì niệm thứ hai bèn xen tạp nên không có định, vọng tưởngvẫn còn dấy khởi nên không có kết quả.
Conngười vì chẳng thể đoạn tham cầu ái dục, các thứ hưởng thụ trong cuộc sống nênlòng lưu luyến khó buông xả. Sợi dây ràng buộc càng to, càng rắn chắc thì càngkhó đứt. Nó chính là căn nguyên cội rễ phát sinh ra Kiến hoặc, Tư hoặc tạo rabiết bao phiền não để cột chặt con người vào những hệ lụy của phiền não khổđau, vào vòng sinh tử trầm luân. Vì thế trong pháp “Như huyễn Tam-ma-đề” giúpchúng sinh nhận thấu vạn pháp giai không, như huyển, không bền không chắc nêndễ tháo gút mở dây.
Tất cảphương cách niệm Phật trên thực tế chỉ là “Sự Niệm” vì tâm còn dựa theo sắctướng âm thanh tức là còn lấy thức tâm sinh diệt làm nhân địa tu hành thì khôngbao giờ thành giác. Nhưng sự diệu dụng nhiệm mầu của Phật pháp là ban đầu hànhgiả tuy có nương theo âm thanh sắc tướng, nhưng dần theo thời gian âm thanh sắctướng cũng tiêu tan, biến mất và sau cùng đạt được mục đích tối hậu là niệmPhật đến chỗ vô niệm thì thấy được Pháp thân thanh tịnh của mình. Nhưng thế nàolà vô niệm? Niệm là ý niệm, là ý nghĩ. Vô là không. Dựa theo lời giải thích củaLục Tổ Huệ Năng thì Vô là không vọng niệm, còn Niệm là thường niệm chơn như bổntánh. Nói thế “chơn như bổn tánh là thể và niệm là dụng”. Do đó nếu chơn như tựtánh không khởi niệm thì sáu căn cho dù có thấy nghe cũng không vì thế mà đắmnhiễm với ngoại trần. Được như thế là vô niệm. Nói cách khác niệm Phật đến mộtcông phu nhất định, lúc ấy vọng thức không còn, tâm hằng thanh tịnh thì sẽ nhậpvào “Lý Niệm” tức là có thể thấy được Pháp thân thường trụ của mình, thấy Phậtnơi tự tánh, Phật tâm bình đẳng thanh tịnh.
Vì thếLục Tổ Huệ Năng cũng dạy rằng : ”Kẻ mêthì niệm Phật hy vọng vãng sinh Tây phương, người ngộ cũng niệm Phật nhưng chỉcần thanh tịnh tâm mình”. Tại sao? Người mê thì thấy mình và Phật là haithực thể khác nhau, cách biệt ngàn trùng nên mới cầu đến phương Tây để gặpPhật, ngược lại kẻ thức tỉnh giác ngộ biết rằng tâm mình chính là tâm Phật nênchỉ sống với tâm thanh tịnh an lạc thanh nhàn mà không cần cầu Phật ở đâuxa.
Đối với người sơ cơ thì Phật Thích Ca dạycó Phật A Di Đà ở cõi Tây phương cách xa trái đất mười vạn ức cõi Phật, nhưngđây chỉ là phương tiện, là Phật nói quyền giúp chúng sinh tin theo đó mà niệmPhật để giải trừ vô minh, vọng chấp. Cũng ví như câu chuyện tham tiền niệm Phậtvậy. Ban đầu vì tham tiền mà niệm Phật, càng niệm thì càng có nhiều tiền. Nhưngniệm đến khi vô niệm vô biệt niệm tức là có được nhất tâm thì tiền cũng khôngtham, thấy tiền như thấy rác. Do đó khi đã hiểu đạo rồi và một khi tâm mìnhđược thanh tịnh thì ở nơi đó và ngay trong thời điểm đó Phật A Di Đà hiển hiệntrong tâm của ta rồi. Lúc ấy lầu vàng gác tía cũng chẳng ham, vãng sinh cũngchẳng mong cầu vì sống với chơn tâm thường trú và thể tánh tịnh minh là có Cựclạc, là được vãng sanh rồi. Vì thế mà kinh Duy Ma Cật nói rằng“Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh” nghĩalà một khi tâm mình thật thanh tịnh thì nơi ấy chính là cõi Phật A Di Đà. Vìthế mà Đức Phật Thích Ca và biết bao đệ tử của Ngài ở đâu và bất cứ lúc nào tâmcũng hằng thanh tịnh, tự tại Niết bàn. Ngược lại chúng sinh phàm phu tâm bấttịnh, phiền não vô minh lúc nào cũng nổi dậy, lòng còn tham đắm dục tình nên tuhành là phải xả bỏ mà lại muốn hưởng cao sang phú quý và an dưỡng nơi giàu sangCực lạc.
Ngày xưa vua Trần Thái Tông rời cung điện nguy nga, leo trèo lặn lội, núihiểm suối sâu tìm lên núi Yên Tử để tìm Phật thì Quốc sư Trúc Lâm nói rằng : ”Trongnúi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết gọi là Chơn tâm.Nay bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc cầu bên ngoài”.
Câu giảng rất nổi tiếng của Ngài Mã Tổ Đạo Nhất (đệ tử đời thứ hai của LụcTổ Huệ Năng) là “Tức Tâm Tức Phật”. Ngài đã giảng nó như sau : “Phàmngười cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không có Phật, ngoài Phật khôngcó tâm, không lấy thiện chẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy”.Ngài dạy thêm : ”Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháp tánh sẵn có, có chẳng nhờ tu”.Ngài muốn nhắc nhở chúng sinh là ai ai cũng đều sẵn có Chơn tâm, Phật tánh chớkhông phải vì tu tập đắc đạo mới có. Ngài nhấn mạnh rằng Tâm đó tức là Phật dođó nếu con người đi tìm Phật ở ngoài Tâm đó là làm một điều vô ích chẳng khácnào “mang Phật đi tìm Phật”. Sau cùng Mã Tổ còn dạy rằng:”Tâm bình thường là Đạo”.Theo Ngài thì thế nào là tâm bình thường? Đó là không tạo tác, không hơn thuaphải trái, không thủ xả, không đoạn thường, không phàm thánh.
Vậy niệm Phật có những lợi ích gì?
1) Nếu nói về Sựthì niệm Phật sẽ trừ đượccác phiền não. Tâm của chúng sinh cũng như dòng nước luôn tuôn chảy, nếu phanhững chất dơ bẩn thì nước trở thành vẫn đục, nhơ nhớp. Ngược lại nếu pha vàodòng nước những chất thơm tho thì nước sẽ trở thành thơm mát. Do đó nếu tâm chỉnghĩ đến những cảnh tượng phiền não khổ đau thì luôn luôn sẽ bị phiền não khuấyđục. Ngược lại niệm Phật một giờ thì có một giờ an lạc, một ngày thì có mộtngày an lạc. Chúng sinh hằng ngày chuyên nghĩ đến những điều tội lỗi nhưtham-sân-si…và miệng thốt ra những lời tội ác, thân làm những việc xấu xa. Naynếu biết niệm Phật thì bộ ba thân, khẩu, ý không có cơ hội thực hành những ácnghiệp, tâm trí sẽ sáng suốt, bệnh tật cũng vì thế mà thuyên giảm và cuộc đờisẽ vô cùng an vui tự tại.
2) Lợi ích về Lý : Khi hành giả niệm Phậtđến chỗ nhất tâm bất loạn thì không còn các vọng tưởng và chơn tâm thanh tịnhhiện ra. Chơn tâm thường trú không sinh diệt hư hoại nên gọi là “Thường” và thểtánh tịnh minh sáng suốt là “Quang” và tâm thanh tịnh vắng lặng là “Tịch”. Dođó cảnh “Thường, Tịch, Quang” Tịnh độ chỉở nơi chơn tâm ta chớ không đâu khác.
Thêmnữa, chơn tâm không hoại diệt là “Phật Vô Lượng Thọ”, chơn tâm chiếu soi vô tận là “Phật Vô LượngQuang” và đó tức là “Thanh tịnh diệu Pháp thân” của Phật A Di Đà.
Nói chocùng, người niệm Phật đến khi hết vọng, ngộ nhập chơn tâm rồi thì Phật A DiĐà hay cảnh Tịnh độ cũng chỉ nơi tâm mình hiện ra, chớ không phải ở đâu xa.Vì thế nên Kinh dạy rằng : ”Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ” làvậy.
Đến đâychắc có người sẽ thắc mắc về Phật A Di Đà và cảnh giới cõi Cực lạc, chúng tôixin kể lại câu chuyện của một vị tăng hỏi Ngài Triệu Châu rằng :
- Con chó có Phật tánh không?
Ngài Triệu Châu đáp :
- Có.
Vị tăng khác lại hỏi :
- Con chó có Phật tánh không?
Ngài Triệu Châu bây giờ đáp :
- Không.
Tại sao Ngài có lúc nói có, có lúc nóikhông?
Ngài Triệu Châu chỉ dùng phương tiện màphá cái chấp của chúng sinh. Đối với người chấp có Phật tánh (Phật A Di Đà) thìNgài nói là không tức là dùng cái không để phá chấp có. Còn người chấp khôngthì nói có nghĩa là dùng cái có để phá chấp không. Phật tánh là chơn không, vôhình vô tướng thì làm sao diễn tả được mà nói là có hay không. Con người phảilìa văn tự, ngữ ngôn thì mới ngộ được chơn tâm, Phật tánh. Vì thế trong kinhKim Cang, Phật dạy rằng : ”vô pháp khảthuyết gọi là thuyết pháp” nghĩa là không có pháp để cho Như Lai thuyết bởivì cái mà nói được thì nằm trong vòng lẩn quẩn tương đối, sinh diệt còn chân lýlà pháp tuyệt đối, vô hình vô tướng, bất sinh bất diệt thì làm sao nói được. Dóđó “có “ hay “không” chỉ là phương tiện để đối trị với bệnh chấp của chúngsinh.
Trong kinh Lăng Già có câu : ”lìa tứ cú, tuyệt bách phi”.
Vậythế nào là tứ cú?
Có là cú thứ nhất, không là cú thứ nhì,cũng có cũng không là cú thứ ba, chẳng có chẳng không là cú thứ tư.
Con người chấp cái “có” thì Phật nói“không” để đối trị cái có. Chúng sinh chấp “không” thì Phật thấy bệnh chấp vẫncòn nên dùng “có” để phá. Chúng sinh thấy Phật phá có, phá không cho là “chẳngcó, chẳng không” thì lại chấp chẳng có, chẳng không. Phật thấy chúng sinh bệnhchấp vẫn còn nên phải dùng “cũng có, cũng không” để phá. Phật dùng phương tiệnđể phá mà chúng sinh tưởng thật nên tin “cũng có, cũng không” là chân lý nênsau cùng Phật phải đối lại “chẳng có, chẳng không”. Vì vậy có cũng phá, không cũng phá,chẳng có chẳng không cũng phá, cũng có cũng không cũng phá nghĩa là tứ cú đềuphá hết, không trụ nơi có, không trụ nơi không, không trụ nơi chẳng có chẳngkhông, không trụ nơi cũng có cũng không tức là vô sở trụ thì lúc ấy Phật tánh (ADi Đà) mới hiện tiền.
Kinhdạy tiếp : ”Đến đây thì như người ướphương, thân có mùi thơm gọi là Hương Quang Trang Nghiêm”. Đứng về mặt bảnthể chơn tâm mà nói, tâm Phật và tâm chúng sinh vốn nào có khác, cùng đồng mộtbản thể thanh tịnh. Trong thế gian, phàm nhân dùng tưởng tượng, dùng duy tư,dùng duy tưởng để nhận biết thì cái biết này là “thế trí biện thông” nghĩa làcái biết, cái trí thức thông thường còn sai lạc. Ngược lại, một người tâm đãđịnh thì cái định này như tấm gương, tịnh như nước lặng mới có thể đưa hành giảthấy được chân tướng, thật tướng của nhân sinh vũ trụ, có thể thấy rõ ràng quákhứ, hiện tại và vị lai. Đó là định tuệ bình đẳng phát sinh tức là có định thìtrước sau cũng phát sinh trí tuệ. Khi đã có Bồ-đề, có giác ngộ thì tham-sân-si,mạn, nghi biến mất. Những ô nhiễm trần thế không còn thì thân tâm bây giờ hoàntoàn thanh tịnh, sáng suốt rỗng rang nên tỏa mùi hương (Giới-Định-Tuệ) trangnghiêm khắp cùng thế giới. Vậy hương ở đây chính là Giới-Định-Tuệ giải thoát, giảithoát tri kiến hương cho nên nếu đem hương này chia cho toàn thể thế giới thìcũng không bao giờ hết. Ngửi thấy mùi hương là thâm nhập giới, định, tuệ hươngnên có giải thoát làm cho thân tâm được thanh thoát nhẹ nhàng.
Thếnào là ngộ vô sanh nhẫn?
Vô sanh nhẫn tức là vô sanh pháp nhẫn. Khitư duy quán chiếu để nhìn vạn pháp vô sanh thì cũng có nghĩa là nhìn vạn phápvô diệt. Thí dụ khi nhìn một nụ hoa thì làm sao biết được tánh vô sanh của nó?Khi nhìn đóa hoa mới nở thì chắc chắn là nụ hoa sanh và vài tuần sau, hoa tànthì nói rằng nụ hoa diệt. Nhưng đây chỉ là cái nhìn thiển cận của phàm nhân,còn cái nhìn của Bồ-tát tu hành chứng đắc, ngộ được vô sanh là ngay trong lúcnụ hoa mới nở thì cái sinh đã có diệt trong đó rồi. Ngược lại trong lúc nó tànúa thì các vị Bồ-tát lại nhìn cái diệt là bắt nguồn cho cái sinh khác. Đó làhiện tượng quy về bản thể và bản thể duyên khởi thành ra hiện tượng thành ra cócái gì là thật sinh hay cái gì là thật diệt đâu. Nói cách khác sinh để rồidiệt, diệt rồi lại sinh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận nên sinh diệt, sốngchết là chuyện thường, chẳng có gì quan trọng nên không còn lo sợ, khổ đau.Chúng sinh khi thấy mình già yếu, bệnh tật thì đau khổ buồn phiền. Ngược lại,đối với Bồ-tát thì sống chết là chuyện bình thường, tử sanh là trò dâu biển nằmtrong chu kỳ bất biến tùy duyên rồi tùy duyên bất biến thế thôi. Vì vậy với tuệnhãn của Bồ-tát hay Phật nhãn của chư Phật thì nhìn vạn pháp sanh mà không thậtsanh và diệt nhưng không phải là mất hẳn nghĩa là sinh để rồi diệt và diệt rồiđể lại sanh, sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận. Đây là chứng ngộ chân lý vôsanh pháp nhẫn vậy.
Trên đây là lối lý luận dựa theo tinh thầnBát Nhã vì thế người chứng được vô sanh nhẫn là đã đạt đến trình độ Bát địa hayCửu địa trong Thập địa nghĩa là họ dùng tịnh niệm chân chính để diệt trừ tàkiến, vọng tưởng và các thứ nhiễm ô tư tưởng. Nói cách khác, trước kia thấy đờilà năm thứ ác trược, bây giờ tâm thanh tịnh rồi thì cũng cái thế giới đó màthấy rất thanh tịnh. Vì thế kinh Duy Ma Cật cũng dạy rằng : ”Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh”nghĩa là một khi tâm mình thanh tịnh thì thế giới chung quanh là cõi Phật thanhtịnh tức là tâm an thì thế giới an vậy.
Kinh lại dạy rằng : ”Phật chẳng độ chúng sinh” nghĩa là tâm Phật và tâm chúng sinh vốnđồng một thể, nhưng chúng sinh chạy theo tâm sinh diệt, tâm hư vọng nên thấytoàn tướng hư vọng. Đến khi tâm được hoàn toàn thanh tịnh, rỗng rang thì chơntâm, Phật tánh hiển bày. Vì thế Phật chẳng độ là khả năng tự chứng được haykhông là do công phu của chính mình tức là tự lực. Ngài Đại Thế Chí chỉ nhờ chuyêncần niệm Phật tức là hoàn toàn nhờ vào khả năng tự lực mà chứng được vô sanhpháp nhẫn, có được trí tuệ trong sáng, viên thông tự tại. Trong 48 đạinguyện của Phật A Di Đà có 31 điều mà hàng Bồ Tát, nhơn, thiên phải tự lực tuhành. Có 16 điều nói về những thù thắng của cõi Cực lạc. Chỉ có một điều, đó làđiều thứ 18 liên hệ đến tha lực của Phật A Di Đà. Điều 18 đại ý nói rằng :”Thập phương chúng sinh chí tâm tín mộ muốn sinh về cõi Cực lạc chỉ cần 10 niệmlà được toại nguyện, trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp”. Nhưngtrong 31 điều tự lực, hành giả phải dùng Thiền định để đạt được “Niệm Phật NhấtTâm bất loạn” mà chứng được Bát Nhã tam muội, Không tam muội và Vô Tranh tammuội…
Có một Thiền sư tu đắc đạo, đạt được minhtâm kiến tánh nên danh tiếng truyền tới kinh thành. Nhà vua rất ái mộ, sai quanlớn lên núi thỉnh Thiền sư về kinh thành để vua hỏi pháp. Thỉnh một lần cũngkhông đi, hai lần cũng không đi đến lần thứ ba vua nổi giận mà phán rằng :
- Nếu kỳ này thỉnh Thiền sư không đi thìđem cái đầu ông ấy về kinh thành.
Viên đại quan lên núi thuật lại với Thiềnsư và lời phán của vua và nói rằng :
- Tôi không dám lấy đầu của Ngài, nhưngtôi về không thì vua sẽ lấy đầu của tôi. Ngài hãy thương tôi mà đi.
Thiền sư đáp :
- Đi thì đi.
Rồi Thiền sư hỏi trong số đệ tử có ai muốnđi theo không?
Có một đệ tử ra nói :
- Con theo thầy đi.
Thiền sư hỏi :
- Một ngày con đi được mấy dặm?
- 5 0 dặm.
Thiền sư đáp :
- Không được.
Đệ tử khác nói :
- Con xin đi theo thầy?
- Một ngày con đi bao nhiêu dặm?
- 70 dặm.
- Không được
Một đệ tử khác cũng xin đi.
- Một ngày con có thể đi bao nhiêu đặm.
- 90 dặm.
- Không được.
Người nào cũng không được, sau cùng ngườithị giả nói :
- Con xin theo thầy.
Thiền sư lại hỏi :
- Một ngày con đi bao nhiêu dặm?
Thị giả đáp :
- Không biết, thầy đến đâu thì con đến đó.
Thiền sư hài long :
- Vậy là được.
Thiền sư ngồi ngay lại liền tịch diệt(nhập diệt) và người Thị giả cũng tịch theo luôn. Quan lớn thấy thế hoảng sợ,chứng tỏ oai quyền của vua chỉ áp chế cho người thường, chớ không thể áp dụngcho bậc chứng đắc được. Bởi vì Thiền sư đạt được minh tâm kiến tánh, chứng vôsanh pháp nhẫn nên sanh tử tự do, nói đi là đi liền.
Sau khi thành đạo, Đại Thế Chí Bồ Tát nguyện hướng dẫn người niệm Phật để có đượctịnh độ. Vì thực hành ”Như huyển Tam-ma-đề” nên Bồ Tát thấy mình là huyển,vào huyển thế gian, độ cho huyển chúng sinh đắc thành huyển quả và có huyểntịnh độ. Đối với Bồ Tát thì trên đời này chẳng có cái gì là thật cả. Nếu thế gianlà không thật thì tịnh độ làm sao thật được? Các Ngài vào thế gian để giáo hóa,hướng dẫn chúng sinh biết niệm Phật, biết nhiếp tâm vào câu niệm Phật để hóagiải hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà có được nhất tâm. Nhất tâm chínhlà chơn tâm, là tự tánh thanh tịnh bản nhiên của tất cả mọi người. Nếu chúng sinh niệm danh hiệu Phật A Di Đà để dẹp trừ vọngtưởng, chấp trước thì mỗi câu niệm sẽ quét sạch vọng tưởng làm tâm thanh tịnh. Vínhư ngọn đèn vốn sáng, nhưng vì gió lay động làm ánh sáng bị lu mờ. Nếu bây giờchụp cái bóng che gió vào thì ngọn đèn sẽ bừng sáng. Do đó, nếu chúng sinh suốt ngày trì niệm danh hiệu Phật A DiĐà, biết chú tâm vào hồng danh nầy khi làm việc, lúc nghỉ ngơi cho đến lúc nhấttâm bất loạn thì cái ảo ảnh nhị nguyên của vô minh, cái tâm phân biệt, có chúngsinh có Phật sẽ chấm dứt và họ sẽ chứng ngộ được chân lý nhiệm mầu ngay. Khitâm đã hoàn toàn thanh tịnh thì cảnh Tịnh độ cũng chỉnơitâm mình hiện ra, chớ không phải đâu xa bởi vì cảnh giới cho dù là tận hư khôngcùng khắp pháp giới đều là do tâm tánh con người biến hiện.
Vậythế nào là nhiếp trọn sáu căn?
Đại Thế Chí Bồ Tát “nhiếp trọn sáu căn” làNgài làm chủ sáu căn của mình không cho nó chạy theo khách trần phiền não. Sáucăn, sáu trần tự chúng là bản nhiên thanh tịnh phát xuất từ Như Lai Tạng bảnthể thì làm gì có tội lỗi, xấu xa. Nhưng nếu con người không biết tự chủ mà đểcho sáu căn dính mắc nơi sáu trần thì vọng tưởng mê lầm chắc chắn sẽ xảy ra.Đức Phật và các đại đệ tử của Ngài cũng còn nguyên mắt, tai, mũi, lưỡi, thân vàý như tất cả mọi người, nhưng vì biết tự chủ sáu căn nên các Ngài luôn có Bồ Đềvà tâm thường trụ Niết bàn. Các vị Tổ của Tịnh độ phát minh ra sâu chuỗi có 18hột là biểu tượng cho sáu căn, sáu trần và sáu thức. Khi niệm Phật, hành giảnắm chắc từng hột một nghĩa là thu nhiếp từng căn không cho nó chạy tán loạntrong trần cảnh. Cái khó khăn nhất của pháp môn này là khi không niệm Phật,không thu nhiếp được sáu căn thì vọng tưởng sẽ nổi dậy trở lại vì “Định” chỉ cóthể kềm chế chớ không tiêu diệt được “vọng tưởng”. Chỉ khi nào từ Định sang Tuệthì vọng thức mới bị tiêu trừ. Vì vậy Ngài Đại Thế Chí dạy chúng sinh phải thựchành tịnh niệm tương tục.
Tịnh là không còn tạp niệm, không còn vọngtưởng. Vậy “tịnh niệm tương tục” có nghĩa là niệm Phật liên tục, không giánđoạn, ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ, năm này qua năm nọ, đời đờikiếp kiếp không lúc nào ngừng nghỉ cho đến khi đạt được nhất tâm. Có được nhấttâm bất loạn tức là tâm đã định và khi tâm định thì trí tuệ sáng suốt sẽ phátsinh nghĩa là chứng đắc Tam-ma-đề tức là định-tuệ viên dung hay là định-tuệkhông “hai”.
Người tu Tịnh độ nói rằng pháp môn niệmPhật rất dễ, trăm người tu trăm người chứng, ngàn người tu ngàn người chứng.Thực tế có dễ như vậy chăng? Pháp môn niệm Phật được xếp hạng thứ 24, chỉ đứngsau Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông, thì tầm mức của nó dĩ nhiên rất là quantrọng, nhiệm mầu. Nếu người niệm Phật chỉ trong một sát na để tâm chạy theo ngũdục lạc của thế gian là sắc, tài, danh lợi, ăn ngon, ngủ nghỉ thì làm sao cònlà tịnh niệm được? Dựa theo Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát thì nhiếp trọn sáu cănnghĩa là mắt không thấy tướng xấu đẹp, tai không nghe tiếng khen chê, mũi khôngngửi mùi thơm thúi, lưỡi không nếm mùi ngon dở, thân không tiếp xúc nóng lạnhấm êm và ý không phân biệt buồn vui, thương ghét cho đến khi đạt được công phunhất tâm bất loạn. Nếu nói dễ thì quý vị đã nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tươngtục được chưa? Hay dễ hơn là có nhiếp được căn nào không? Tịnh niệm còn khôngcó tức là hằng ngày chỉ nghĩ nhớ ngũ dục lạc của thế gian thì là sao có đượcniệm trong sạch mà nói dễ hay khó?
Vậy khó, dễ là do tâm mình tạo chứ khôngphải các pháp khó dễ. Không giống như các viên thông ở đoạn kinh trước, chỉ lựachọn từng căn để hạ thủ công phu, ở đây Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử nhiếpphục cả sáu căn, quy cả sáu căn đều thâu về nơi nhất niệm niệm Phật, không đểtán loạn dong ruổi theo ngoại duyên. Tịnh niệm thường nối đuôi, không xen tạpmột niệm nào khác mà chứng được niệm Phật tam muội tức là có được chánh định màđạt đến cứu cánh nhất tâm bất loạn, giải thoát viên thông tự tại.
Thếnào là Cực Lạc?
Cực Lạc là cực kỳ an lạc, không còn khổ.Có thể hiểu đó là cõi tâm hoàn toàn thanh tịnh, an lạc. Con người vì có nhiềutham đắm với hình tướng nên Phật mới đưa ra phương tiện hình ảnh để dụ chúngsinh hồi đầu thị ngạn. Cũng như trong kinh Pháp Hoa, Phật dùng phương tiện dạychúng sinh hiện đang ở trong căn nhà lửa. Nếu biết sự tai hại của lửa tham sânsi, đốt cháy cả tâm linh thì nên hồi quy một lòng niệm Phật. Dần dần niệm Phậtsẽ thay thế toàn bộ ác niệm khiến tâm tịnh dần và đi tới thuần tịnh thì có cõiTịnh độ rồi. Khi ấy hành giả sống trong an lạc, trong cõi Cực Lạc ngay trongcõi đời này tức là “Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh” vậy.
Vì thếNgài Đại Thế Chí Bồ Tát nói rằng : “Nếuđứng trên cương vị của tôi, với kinh nghiệm tu hành và sở đắc của bản thân tôitừ vô lượng kiếp cho đến nay và nếu hỏi tôi pháp môn nào là thù thắng nhất thìtôi xin thưa rằng tôi không chú ý đến các pháp môn khác, chỉ pháp môn thâunhiếp lục căn, tịnh niệm luôn luôn tương tục, đắc tam-ma-đề, là đệ nhất”.
Saucùng, cổ thi có câu :
“Ngàytrước đầu đường còn ruỗi ngựa,
Hôm naytrong quách đã nằm yên”.
Hoặc là :
“Chớhẹn đến già rồi niệm Phật,
Đồnghoang mồ trẽ thấy đông người”.
Chúngsinh nếu muốn phòng ngừa cơn vô thường chợt đến, mỗi thời khắc phải gắng chămniệm Phật. Như thế, gặp giây phút cuối cùng mới không bối rối, hốt hoảng taychân như Tô Đông Pha.
Vô thường và bệnh chết nó đến với mọi người bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâucho nên người học Phật đã biết nó như thế thì không sợ vô thường và coi thườngbệnh chết. Vì thế cổ nhân cũng có câu :
”Mạc đãi lão lai phương niệm Phật,
Cô phần đa thị thiếunguyên nhân”
Nghĩa là cái bệnh chết nó đến bất cứ lúc nào và bất cứ ai chonên không phải già mới chết mà tuổi trẻ đầu xanh vẫn chết như thường vì thếchúng sinh cần tu tâm, niệm Phật ngay bây giờ chớ đừng đợi đến lúc già, lúc gầnchết mới tu.
Tóm lại, dưới cái nhìn của phàm phu thì sanh tử là ưu bi khổnão, là buồn khổ đau thương vì phải xa lìa tất cả những gì mà con người yêuthương lưu luyến. Cũng vì có bản ngã và ngã sở nên chúng sinh thấy mình, ngườivà vũ trụ là thật, là chắc chắn, là của mình nên khi phải lìa xa nó thì dĩnhiên sẽ đau khổ vô cùng. Khi đã biết rõ những khổ đau, bất toàn như thế thìcon người cố niệm Phật để lìa xa thế gian tội lỗi nầy mà có được sự an vui tịchdiệt của Niết bàn. Nhưng dưới cái nhìn tuệ giác của Bồ Tát hay Phật nhãn củachư Phật thì “vạn pháp giai không” nghĩa là một khi con người lìa Tướng trạngmà thấy được thật Tánh của mình thì sinh tử là Không và ngay cả Niết bàn cũnglà Không bởi vì cuộc đời là giả huyễn, là không thật nên sinh là không, tử làkhông và Niết bàn cũng là không. Không cột thì cần gì phải tháo gút, không ràngbuộc thì cũng không cần giải thoát và không sanh thì không có diệt. Thêm nữa,vì quán biết sinh tử là không nên sinh không tham cầu và dĩ nhiên không sợ cáichết. Khi không còn chấp ngã thì không quan trọng cho cái thân giả huyển nầy,sống thì an vui tự tại, không chạy theo tham đắm dục tình và lúc ra đi cũng annhiên tự tại không lo, không sợ, không buồn, không tiếc. Vì thế nếu chúng sinhquán “vạn pháp giai không” để biết “nhiếp trọn sáu căn” và “tịnh niệm tươngtục” thì dễ đạt đến niệm Phật tam muội mà có được nhất tâm. Nhất tâm là có tâmtự tại, tâm thanh tịnh tức là có Niết bàn, cực lạc rồi cần gì phải tìm cầu ởđâu xa.