Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảo Hành Vương Chính Luận

08/04/201311:49(Xem: 9537)
Bảo Hành Vương Chính Luận

mattong_2

Bảo Hành Vương Chính Luận

(Ratnavali - Rin-chen ‘phreng-ba)
Phẩm thứ ba: Tích Nhị Tư Lương[1]
Tạo Nhân Giác Ngộ

Trước tác: Long Thọ Bồ Tát

Dịch từ bản Anh ngữ của dịch giả Wulstan Fletcher[2]

201. Bây giờ, xin Đại Vương,

Cũng lắng nghe như vậy,

Theo truyền thống Đại Thừa,

Làm sao từ công đức,

Bất khả tư nghì kia,

Mà chư Phật đều sinh,

Đủ các tướng quý chính.

202. Các công đức tạo ra,

Toàn thể chư Độc Giác,

Các công đức tạo ra,

Quả nhập lưu đạo lộ,

Hữu Học và Vô Học,

Cộng thêm mọi công đức,

Có ở trong thế gian,

(Nhiều vô lượng như là,

Chính thế giới lớn này) —

203. Các công đức như thế,

Nếu nhân lên gấp mười,

Cũng chỉ bằng công đức,

Của một lỗ chân lông,

Trên thân của Thế Tôn,

Còn các chân lông khác,

Công đức như vậy cả.

204. Các công đức tạo ra,

Toàn thể những chân lông —

Nếu nhân lên trăm lần,

Cũng chỉ bằng công đức,

Của một tướng quý nhỏ,

205. Tất cả công đức thế,

Thưa Đại Vương, chỉ tạo,

Được một tướng quý nhỏ,

Cùng như thế, để tạo ,

Tám mươi tướng quý nhỏ,

Phải tạo tám mươi lần

Công đức đã kể trên.

206. Khối công đức tạo ra,

Tám mươi tướng quý nhỏ,

Nhân lên một trăm lần,

Mới tạo thành ra một

Tướng quý lớn của đấng

Đại Sĩ, Phật Thế Tôn.

207. Khối công đức to lớn

Tạo thành ba mươi hai

Tướng quý lớn của Phật

Nhân lên gấp ngàn lần,

Mới tạo một lọn tóc,

Xoắn tròn như mặt trăng.

208. Công đức một lọn tóc,

Nhân lên trăm ngàn lần,

Mới tạo được nhục kế,

Ẩn trên đảnh đầu Phật.

208a. Công đức tạo nhục kế,

Nhân mười triệu trăm ngàn,

(Mười vô lượng vô biên),

Nhân duyên tối thượng này,

Tạo thành khẩu ngữ Phật,

Gồm sáu mươi diệu âm.

209. Dù công đức vô biên,

Như thế giới thập phương

Nhân lên gấp mười lần,

Phương tiện nói công đức

Cũng hữu lượng đo được.

210. Và nếu nhân tạo ra,

Sắc Thân Phật vô biên

Như vũ trụ vô lượng,

Thì làm sao ước tính,

Nhân của Pháp Thân Phật ?

211. Vì chư pháp duyên sinh,

Từ những nhân nhỏ bé,

Tạo quả lớn khó lường,

Vậy chớ nên tưởng rằng,

Nhân Phật thật vô lượng,

Lại sinh quả hữu lượng.

212. Nguồn của Sắc Thân Phật,

Là kho tạng công đức,

Pháp thân Phật, tóm lại,

Thưa Đại Vương, khởi sinh

Từ kho tạng trí tuệ.

213. Hai tư lương là nhân

Đạt Phật quả Bồ Đề

Vậy, tóm lại, hãy luôn,

Hành trì tích tư lương,

Công đức và trí tuệ.

214. Luận và kinh sẽ tạo

Ra nhân đạt tinh tấn,

Nhờ công đức như thế,

Không chán nản buông rơi,

Là nguồn đạt giác ngộ.

215. Như mọi nơi, thập phương,

Không gian và đất, nước,

Lửa, khí đều vô biên.

Như thế, phải nói là,

Chúng sinh khổ vô lượng.

216. Chúng sinh vô lượng này,

Bồ Tát với từ bi

Dẫn họ vượt thoát khổ

Trụ vững trong Niết Bàn.

217. Chư vị trụ kiên định,

Trong đời, thức hay ngủ.

Trụ nguyện hạnh như thế,

Ngay trong lúc nghỉ ngơi.

218. Luôn tích tập công đức,

Lớn vô biên như là

Chúng sinh nhiều vô lượng,

Vì công đức vô lượng.

Nên Phật quả Bồ Đề ,

Vô biên không khó đạt.

219. Từ vô lượng thời kiếp,

Chư Bồ Tát trụ lại.

Độ vô lượng chúng sinh,

Đạt vô lượng giác ngộ

Và hoàn thành đức hạnh

Thật vô biên viên mãn.

220. Cho dù quả Bồ Đề,

Tuy rộng lớn vô biên,

Hành trì tứ vô lượng,

Làm sao mà chư vị

Chẳng giác ngộ nhanh chóng ?

221. Vô lượng công đức thế,

Và trí tuệ vô biên,

Phải nói sẽ mau chóng

Tiêu trừ mọi đau đớn,

Của thân và của tâm.

222. Đói, khát, mọi đớn đau

Thân khổ vì phải đọa,

Nẻo dữ do ác nghiệp.

Bồ tát chẳng tạo ác.

Nhờ công đức tích tập,

Chư vị chẳng khổ đau,

Dù tái sinh các kiếp.

223. Tham, sân, dục, sợ hãi:

Là khổ đau của tâm,

Bắt nguồn từ vô minh.

Bồ tát mau thoát khổ

Nhờ ngộ trí bất nhị[3]

Phiền não bổn vô căn.

224. Chư vị không bị hại

Bởi khổ đau thân tâm.

Vì sao mà chư vị

Chẳng nảnlòng, dẫn đạo,

Thế gian đến tận đích ?

225. Đau đớn trong giây lát

Cũng khó mà chịu được —

Huống hồ khổ lâu dài.

Chư Bồ tát không khổ,

Mà chỉ có niềm vui,

Đâu có gì hại được,

Chư vị, dù trải qua

Cả vô tận thời gian ?

226. Chư vị, thân không khổ

Làm gì có tâm khổ ?

Vì phát lòng từ bi,

Thấy thế gian đau khổ ,

Nên cố hằng trụ thế.

227. Người trí chẳng nản lòng,

Chẳng than “Phật quả xa”.

Hãy tinh tấn tu tập:

Trừ ác, tích hạnh lành.

228. Tham, sân, si là lỗi,

Nguyện dứt trừ tam độc.

Nhận biết thoát tam độc,

Là đức hạnh hành trì.

229. Do tham đọangạ quỷ,

Do sân, đọa địa ngục,

Do si, đọa súc sinh.

Dứt tam độc, sẽ được

Tái sinh cõi trời, người.

230. Dứt trừ các điều ác,

Hành trì các đức hạnh —

Đạo lộ sinh nẻo lành.

Nhờ trí tuệ phá chấp,

Đạo lộ đạt giải thoát.

231. Tôn kính và thành tâm,

Trên quy mô rộng lớn,

Xây tượng Phật, bảo tháp,

Xây chùa và tăng phòng,

Tạo tài sản phong phú.

232. Cầu xin Đại Vương dùng,

Những chất liệu trân quý

Tạo tượng Phật cân đối,

Điêu khắc thật tinh xảo,

Tọa tòa sen trang nghiêm

Điểm tô bằng châu báu.

233.Bảo tồn chăm sóc kỹ

Chánh Pháp, cùng thánh chúng.

Trang hoàng các bảo tháp,

Rèm, miện quý bằng vàng.

234. Đảnh lễ các bảo tháp

Dâng cúng hoa vàng, bạc,

Với kim cương, san hô,

Thúy lục, lam bảo châu,

Ngọc trai và lưu ly.

235. Tôn kính với chư vị

Thuyết Thánh Pháp bằng cách,

Làm chư vị hài lòng:

Cúng dường lên tứ sự[4],

Trụ vững trên đạo pháp.

236. Cúng kính nghe lời thầy,

Hầu hạ, cầu nguyện thầy,

Còn với chư Bồ Tát

Luôn thành tâm kính lễ.

237. Đừng tôn kính, cúng dường,

Ngoại đạo dạy tà pháp

Làm vậy khiến người si

Sẽ đắm nhiễm ác đạo.

238. Kinh, luật, luận tam tạng,

Giáo pháp của Thế Tôn,

Xin ban phát bút, mực

Mọi thứ để thành toàn

Việc ấn tống, đọc tụng.

239. Với học viện trong nước,

Ban sinh kế, ruộng đất,

Giúp giáo sư phương tiện

Hoằng bá, khai dân trí.

240. Giúp dân chúng bớt khổ,

Già, trẻ, kẻ tật nguyền,

Ban đất đai, trợ cấp

Quân y sĩ, bác sĩ.

241. Đại Vương là vua hiền,

Xây nhà trọ, công viên,

Cầu đường, ao, kho lẫm,

Bể nước, giường, thực phẩm,

Gỗ cây và rơm rạ.

242. Xây nhà kho thóc luá

Cho làng, chùa, thị trấn,

Xây bể nước bên đường,

Những nơi thiếu nước uống.

243. Luôn từ bi chăm sóc,

Người bệnh, khổ, không nhà,

Người bần cùng, thấp kém.

Tôn trọng ban cho họ,

Cơ hội để phục hồi.

244. Banthóc lúa, hoa quả

(Thức ăn, uống tùy mùa)

Cho chư tăng khất thực

Đừng lấy gì của họ.

245. Nơi bể nước, hãy ban

Dép, ô dù, lọc nước,

Cho nhíp để nhổ gai,

Kim, chỉ, và quạt gió.

246. Ba loại trái cây lành,

Ba loại thuốc trị sốt,

Bơ, mật, thuốc thoa mắt,

Thuốc giải độc—ban phát,

Ở những nơi như thế,

Viết dược chú, đơn thuốc.

247. Thuốc, dầu thoa thân, đầu…

Mền len, ghế, thức ăn,

Nồi niêu, rìu, các thức—

Xin ban phát như vậy,

Tại các nơi chứa nước.

248. Cũng thế, xin Đại Vương,

Đặt vại chứa thóc, gạo,

Mè, đường, thức ăn uống,

Ở những nhà nghỉ mát.

249. Ở miệng các tổ kiến,

Hãy đặt người tin cậy,

Rắc thức ăn, uống, đường,

Và vài đụn lúa gạo.

250. Trước, sau, khi thọ thực,

Xin thí cho ngạ quỷ,

Chó, chim, kiến, các loài,

Có thức ăn thích hợp.

251. Hãy ban phát chẩn tế,

Cho những kẻ bị cướp,

Người mất mùa, bị thương,

Bệnh dịch, vùng loạn lạc.

252. Hãy ban cho nông gia

Bị thất bại, khổ cùng,

Thóc hạt, cùng thức sống.

Xóa nợ, giảm thuế lúa.

253. Dạy dân hành thiểu dục,

Xoá thuế hoặc giảm tô.

Giúp giảm khổ, buồn lo,

Thương nhân chầu tại cửa.

254. Hãy diệt trừ trộm cướp,

Trong nước, vùng lân cận,

San lợi nhuận, giá hàng,

Xin vừa phải, hợp lý.

255. Hãy nghe kỹ lời khuyên

Từ các quan đại thần,

Mưu phúc lợi cho dân,

Là bổn phận nhà vua.

256. Như Đại Vương quan tâm,

Đến điều lợi cho mình,

Nay xin đặc biệt lo

Tạo phúc lạc cho người.

257. Như đất, nước, lửa, gió,

Như thảo dược, rừng cây,

Dù chỉ trong giây phút,

Hãy là người cung cấp

Mọi nhu cầu của họ.

258. Vì Bồ Tát khởi nguyện,

Chỉ trong vòng bảy bước

Xả ly mọi tài vật

Tạo công đức vô biên

Như hư không khó lường.

259. Ban cho người mỹ nữ,

Đại Vương sẽ chứng đắc

Thần lực trí tuệ, nhớ,

Lời, nghĩa của Thánh Pháp.

260. Thế Tôn trong quá khứ,

Ban phát tám mươi ngàn,

Mỹ nữ, đồ trang sức ,

Cùng của cải, tế nhuyễn,

261. Y phục, đồ trang sức,

Nước hoa cùng vòng hoa

Đồ tiện dụng, đẹp đẽ

Bi mẫn tặng hành khất.

262. Người khổ, thiếu phương tiện

Chẳng thể hành trì Pháp

Chu cấp giúp cho họ

Chẳng quà nào quý hơn.

263. Nếu thuốc độc hữu ích,

Cũng nên ban cho người !

Dù cam lộ, chớ cho,

Nếu làm hại đến họ.

264. Ngón tay bị rắn cắn,

Tốt hơn nên cắt bỏ,

Thế Tôn dạy hãy làm

Điều lợi lạc chúng sinh

Dù làm họ phiền não.

265. Hãy tôn kính Thánh Pháp,

Cùng chư vị năng thuyết.

Thành tâm lắng nghe Pháp,

Và thực hành Pháp thí.

266. Đừng ái nhiễm chuyện đời

Hoan hỷ pháp siêu thế,

Hãy gieo trồng thiện pháp

Trong tim mình và người.

267. Đừng tự mãn sở học,

Văn, tư, tu, thật nghĩa,

Cầu Đại Vương tận tâm

Cúng dường chư Đạo Sư.

268. Đừng nói như đoạn diệt,

Hay như kẻ thế gian;

Hãy từ bỏ tranh cãi,

Để thỏa lòng kiêu mạn.

Đừng tự khoe đức hạnh;

Tán thán đức hạnh người,

Dù họ là kẻ thù.

269. Đừng đá đáp với người,

Đừng nói lời ác ngữ,

Ngược lại hãy xét kỹ,

Từng lỗi lầm của mình.

270. Hãy bỏ hết lỗi lầm,

Mà người trí chê trách.

Hãy hết sức cổ vũ,

Kẻ khác làm y vậy.

271. Nếu người khác hại mình,

Cũng chớ nổi sân hận,

Hãy quán do nghiệp nợ.

Nên cố dứt ác nghiệp,

Để chấm dứt khổ đau.

272. Thi ân, đừng cầu báo,

Gánh khổ đau hộ người

Còn hạnh phúc của mình

Hãy mang chia cho người.

273. Dù giàu như chư thiên,

Đừng phát sinh kiêu mạn.

Đừng nản dù trầm nịch,

Như ngạ quỷ đói, thèm.

274. Luôn nói lời chân thật,

Cho dù phải mất mạng,

Hay bị mất ngai vua.

Nếu chẳng thể nói thật.

Thì nên giữ im lặng.

275. Giáo pháp luôn giảng dạy,

Giữ giới trong hành động,

Đấy là cách Đại Vương,

Thành minh quân lỗi lạc.

276. Mọi lúc, mọi hoàn cảnh,

Tìm hiểu kỹ thật nghĩa

Tự hậu y theo làm.

Phân biệt rõ tình huống,

Đừng làm vì tin người.

277. Với chính sách như vậy,

Vương quốc sẽ thịnh vượng.

Nơi nơi đều ca ngợi,

Ân đức thấm mười phương,

Các đại thần kính phục.

278. Duyên tử vong thì nhiều,

Còn nhân trợ mạng sống,

Lại chẳng có bao nhiêu,

Chết có thể tức thì,

Xin tinh tấn hành thiện.

279. Nếu Đại Vương hành thiện,

Quả phúc lạc sẽ sinh,

Cho ngài và thế giới,

Là quả thù thắng nhất.

280. Hành thiện ngủ an lành,

Khi thức giấc an vui.

Nội tâm không nhiễm ác,

Thấy điềm lành trong mộng.

281. Do chăm sóc cha mẹ,

Cung kính lễ tổ tiên,

Khéo quản dụng tài sản,

Với nhẫn nhục, bố thí,

Cùng ái ngữ, chân thật

Không ác ngữ, hai chiều —

282. Trì giới hạnh như trên,

Tái sanh thành Đế Thích,

Vua của các vị trời,

Nhiều kiếp làm thiên đế:

Do đó, hãy phát tâm,

Hành giới hạnh như thế.

283. Bố thí ngày ba lần,

Ba trăm tô thức ăn,

Phúc chẳng bằng hành từ

Dù chỉ trong sát na.

284. Chư thiên nhân ái mộ,

Quỷ thần sẽ hộ trì.

Tâm Đại Vương an, hỷ,

Dù độc dược, vũ khí,

Chẳng thể hại đến ngài.

285. Thành tựu chẳng dụng công,

Tái sinh cõi Phạm Thiên;

Dù chưa đạt giải thoát,

Đạt tám đức từ bi[5].

286. Nếu giáo hoá chúng sinh,

Kiên cố Bồ Đề tâm

Sẽ đắc Bồ Tát đức,

Trụ vững như sơn vương.

287. Do tín lìa bát nạn,

Trì giới sinh cõi lành.

Do nhuần nhuyễn tánh Không,

Chẳng kẹt vào pháp ái[6].

288. Tinh tấn, đạt niệm căn[7],

Hằng tư, đạt huệ căn,

Sùng kính, đắc Giáo nghĩa,

Hộ Pháp, đạt diệu trí.

289. Do pháp thí, thọ pháp

Nên Chư Phật hộ trì,

Luôn ở cạnh Đại Vương,

Mau thành tựu mọi nguyện.

290. Không chấp, nên thành tựu,

Không san[8], tăng tài vật.

Dứt mạn, đạt thượng phẩm.

Pháp nhẫn, đắc tổng trì[9].

291. Bố thí năm thực phẩm,

Và ban vô úy thí,

Sẽ được mọi an lành,

Ma chẳng thể làm hại,

Đạt tối thượng uy lực.

292. Cúng hoa đăng trước tháp,

Thắp đèn nơi tăm tối,

Cúng dầu đốt như thế,

Sẽ đắc tịnh thiên nhãn.

293. Do cúng dường âm nhạc,

Khi kính lễ bảo tháp,

Chuông, trống, cùng loa ốc,

Sẽ đắc tịnh thiên nhĩ.

294. Chẳng nói lỗi của người,

Chẳng chê kẻ tật nguyền,

Che chở tâm chúng sinh,

Sẽ đắc tha tâm thông.

295. Phục vụ kẻ yếu kém,

Cúng giầy dép, phương tiện

Để tôn sư di chuyển,

Sẽ đắc như ý thông.

296. Giúp cho người học Pháp,

Nghĩ nhớ kinh điển, nghĩa,

Hoặc tịnh tâm thí Pháp,

Sẽ đạt túc mạng minh.

297. Chứng tri chân thật nghĩa,

Chư pháp vô tự tánh,

Sẽ đạt đệ lục thông,

Tối thắng, dứtnhiễm cấu.

298. Thiền quán bình đẳng trí,

Như như, nhuần từ bi,

Giải thoát mọi chúng sinh ,

Sẽ thành đấng Thế Tôn,

Đầy đủ mọi tướng quý.

299. Do nguyện hạnh vô cấu ,

Đạt thanh tịnh cõi Phật.

Nhờ cúng dường châu báu,

Đến chư vị Thánh Trí,

Nên phát vô biên quang.

300. Nhờ hiểu rõ nhân quả,

Nên hành trì lợi tha,

Do thế, Đại Vương thành

Bồ Tát tự lợi mình.

Đến đây chấm dứt Bảo Hành Vương Chính Luận, phẩm thứ 3: Tích Nhị Tư Lương Tạo Nhân Giác Ngộ.

Bản Anh ngữ 2006, do dịch giả Wulstan Fletcher biên soạn.

Bản dịch Việt ngữ do Sonam Nyima Chân Giác (Canada) và Diệu Hạnh Giao Trinh (France) biên soạn, chuẩn bị cho pháp hội thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nantes tháng 8, 2008.

với sự tham khảo các văn bản sau:

1. Buddhist Advice for Living & Liberation – Nagarjuna’s Precious Garland.

Analyzed, translated, and edited by Jeffrey Hopkins, Snow Lion Publications, 1998.

2. Đại chánh tân tu đại tạng kinh, nguyên bản Hán ngữ: Bảo Hành Vương Chính Luận,Vol. 32, No. 1656, do Tam Tạng Trần Chân Đế dịch.

© Ly Bui & Giao Trinh Vo - 2007



[1]Nhị tư lương nghĩa là hai món ăn của người tu: 1. phước (công đức), 2. tuệ

[2]Chuẩn bị cho pháp hội thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nantes tháng 8, 2008. Bản dịch Việt ngữ do Sonam Nyima Chân Giác và Diệu Hạnh Giao Trinh biên soạn, phối hợp với các từ ngữ dùng trong bản dịch Hán văn của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Daisho Tripitaka).

[3]Bất nhị trí (cũng là vô nhị trí): trí không hai, bất phân biệt, rốt ráo.

[4]Cúng dường tứ sự : y phục, ngọa cụ, thực phẩm, y dược.

[5]Từ bi bát đức (tạng ngữ: byams pa'i yon tan brgyad): nếu đạt được tâm từ bi sẽ có (1) Hoan hỷ chư thiên (2) Được hộ pháp che chở (3) Không bị thuốc độc làm hại (4) Không bị vũ khí làm hại (5) Được tâm an lạc (6) Thực chứng nhiều niềm hạnh phúc (7) Sẽ đạt được nguyện ước không khó khăn (8) dù chưa đạt giải thoát ngay tức thì, cũng sẽ được tái sinh lên các cảnh giới cao nhất.

[6]Tham ái, phóng dật vào mọi pháp.

[7]Ngũ căn : 1.Tín Căn 2. Tấn Căn 3. Niệm Căn 4. Định Căn 5. Huệ Căn

[8]San tham là bỏn sẻn, không bố thí.

[9]Tổng trì là nhớ thuộc hết mọi giáo pháp.

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2024(Xem: 81)
Cư sĩ Huyền Thanh, thế danh là Nguyễn Vũ Tài, sinh ngày 01/04/1958 tại Thị xã Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Thân phụ tên là Nguyễn Vũ Nhan, nguyên quán tại làng Xối Đông, tổng Thần Lộ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Thân mẫu tên là Vũ Thị Ni, nguyên quán tại làng Lịch Diệp, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ Nguyễn Vũ Tài đã Quy Y với Hòa Thượng Thích Thanh Chiên, Trụ trì chùa Hải Vân ở khu Ấp Chợ, xã Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định và được Thầy ban cho Pháp Danh là Huyền Thanh. Năm 1978, tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm khoa Toán Lý và đi dạy môn Toán cấp II từ năm 1979 cho đến năm 2003 thì chuyển qua làm công tác Giám Thị ở các trường Trung học Cơ sở Ngô Quyền quận Tân Bình, trường Trung học Cơ Sở Hoàng Hoa Thám quận Tân Bình, và trường Trung học Cơ Sở Nguyễn Gia Thiều quận Tân Bình cho đến khi chấm dứt công tác vào năm 2010.
25/03/2022(Xem: 4884)
Đừng quên vị bổn sư; Hãy cầu nguyện với người trong mọi lúc. Đừng tán tâm; Hãy nhìn vào tinh túy của tâm. Đừng quên cái chết; Hãy để nó thúc giục con tu tập Pháp. Đừng quên chúng sanh; Với lòng bi mẫn, hãy hồi hướng công đức cho chúng sanh, và cầu nguyện với lòng khát vọng.
02/12/2021(Xem: 16163)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
03/09/2021(Xem: 30608)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
01/11/2020(Xem: 16626)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
04/03/2020(Xem: 38334)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
26/11/2019(Xem: 8053)
Giáo dục, phạm vi rộng, có nghĩa truyền thừa kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát… Mỗi chuyên ngành có những đặc tính cần truyền thụ cho lớp kế thừa, đó là giáo dục chuyên môn. Trong nhà Phật, việc giáo dục chú hướng vào nhận thức bản thể, hiểu biết về thân tâm, nắm rõ luật nhân quả, cải tạo nhân cách và làm chủ cảm xúc,làm chủ tâm hành, có nghĩa hành giả cần làm chủ sanh tử trong cõi tử sanh.
28/08/2019(Xem: 6361)
Lần đầu tiên chùa Đức Viên (2440 McLaughlin Avenue, San Jose, California) hội đủ duyên lành cung thỉnh chư Tăng tu viện Namgyal (Ithaca, New York) kiến tạo một đàn tràng thiêng liêng bằng cát màu tuyệt đẹp trong hai tuần (từ ngày 12/8 đến ngày 24/8/2019). Đó là Kalachakra Mandala Thời Luân (Bánh Xe Thời Gian), biểu tượng cho vũ trụ để cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Thời Luân là cung trời an lành, nơi trú xứ của các vị Thánh Hộ Phật, mang lại nguồn an lạc, có năng lực gia trì mạnh mẽ của chư Phật, và thanh tịnh hóa tại địa điểm khởi tâm cung thỉnh. Trong Thời Luân có 28 con thú trên lưng nở hoa sen là: 7 con heo, 7 con ngựa, 7 con voi và 7 con sư tử kéo xe chở các vị Thánh Hộ Phật.
07/08/2019(Xem: 4350)
Tỉnh Thức Rực Rỡ: Đọc Sách “Vivid Awareness”, Bài này sẽ giới thiệu và tóm lược tác phẩm “Vivid Awareness: The Mind Instructions of Khenpo Gangshar” (sẽ viết tắt là: VA) của đại sư Khenchen Thrangu, dựa vào bản Anh dịch của David Karma Choephel, ấn bản 2011, nhà xuất bản Shambhala. Sách này nói về một Thiền pháp của Kim Cang Thừa. Lý do chọn sách này vì qua đây có thể hiểu được và thâm nhập được Thiền Tông – tức là Thiền Trúc Lâm của Việt Nam.
24/05/2019(Xem: 5375)
Sau 12 năm học tập và làm việc tại nước Nga, năm 1995 tôi về Việt Nam và vào làm việc tại công ty FPT. Chân ướt chân ráo chưa hiểu nhiều về công việc và cuộc sống trong nước, may thay tôi được anh Phan Ngô Tống Hưng, lúc đó là phó Chủ tịch HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc dẫn đi đảnh lễ Thượng tọa Thích Viên Thành. Và thế là Thượng tọa trở thành người thầy sơ tâm đầu tiên của tôi cho đến ngày Thầy viên tịch năm Nhâm Ngọ -2002. Thượng tọa Thích Viên Thành là Tổ thứ 11 của Tùng Lâm Hương Sơn và luôn là người thầy tôn kính của tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567