Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Quảng Bác Thân Như Lai 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

29/01/202106:38(Xem: 13133)
Đức Quảng Bác Thân Như Lai 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼



Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 29 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Đức Quảng Bác Thân Như Lai.

 

Sư Phụ đã diễn xướng bài kệ này như sau:


Ngũ uẩn giai không thoát nghiệp trần

Tùy duyên ứng hiện bách thiên thân

Mộng trung ngộ mộng trùng mê mộng

Thân ngoại phi thân khước thị thân.

Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Quảng bác thân Như Lai.



Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch Việt:

 

Năm uẩn đều không, dứt nghiệp trần,

Tùy duyên ứng hiện trăm ngàn thân.

Trong mộng thấy mộng, chồng chất mộng,

Ngòai thân không thân, chính thật thân.

HÒA: Một lòng kính lạy đức Quảng Bác Thân Như Lai. 

 

 

Sư Phụ giải thích Đức Quảng Bác Thân Như Lai tiếng Phạn gọi là Vipulakàya-tathàgata, danh hiệu khác của đức Đại nhật Như lai, là hóa thân của Đức Tỳ Lô Giá Na. Vì thân của Ngài trùm khắp pháp giới nên gọi là Quảng bác thân. Theo kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ, nếu loài ngạ quỷ được nghe danh hiệu của đức Như lai Quảng bác thân thì liền nghiệp lửa trong cuống họng nhỏ như cây kim của họ ngừng đốt, được mát mẻ thanh lương, ăn uống món gì cũng đều được vị cam lộ ngon ngọt và no đủ như ý.

Bài kệ được Sư Phụ giải thích như sau:

1-Ngũ uẫn giai không thoát nghiệp trần.

Đức Phật giảng kinh Bát Nhã suốt 22 năm nhằm chỉ rõ về ngũ uẩn, sắc thọ tưởng hành thức.

Nếu thấy ngũ uẩn là không thì hành giả thoát khỏi mọi khổ đau.

Sắc thân thuộc về tứ đại: Đất là cơ thịt, xương. Nước là chất lỏng như máu. Gió là hơi thở. Lửa là thân nhiệt. Sắc thân nầy sẽ tan rã khi qua đời, là không thật là giả hợp.

Thọ uẩn, là vui buồn luôn thay đổi  do xúc chạm, không tồn tại, cũng là không thật.

Tưởng uẩn, là tri giác phán xét nhất thời như nhìn sợi giây tưởng là con rắn, cũng không thật.

Hành uẩn là ý định, là nhất thời, cũng không thật.

Thức uẩn  là sự nhận thức đưa tới hành động, hay thay đổi, cũng không thật.

Không thật có, không tự tánh nên vô thường là giả hợp, đều phải theo quy luật thành, trụ, hoại, không.

Khi nhận thức được ngũ uẩn là không thì không còn muốn bám víu, giữ chặt, nên không khổ đau khi mọi duyên hoại diệt. Tâm sẽ thảnh thơi tự tại, giải thoát mọi nhất thiết khổ ách.

2-Mộng trung ngộ mộng trung mê mộng.

Trong giấc mộng thường không biết là mộng nên đam mê hoặc hoảng sợ.

Đức Quảng Bác Thân Như Lai khuyên không nên bám víu vào thân tứ đại vốn là một giả hợp của ngũ uẩn, mà bị khổ lụy, nên từ thân ngũ uẩn này mà thanh tịnh hoá để đạt đạo.

 

 Sư Phụ có kể chuyện giấc mộng Nam Kha, trong mộng tưởng đã trải qua 30 năm, nhưng tỉnh dậy thì chỉ trong chốc lát.

 Giấc Nam Kha khéo bất bình
 Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.

 

Sư phụ kể câu chuyện “Mộng giữa ban ngày” của Tăng Hộ cháu ở vườn Kỳ Viên Cấp Cô Độc. Chuyện kể về vị Tăng Hộ cháu đứng quạt hầu Sư phụ của mình, vừa là cậu ruột vừa là Sư phụ có tên là Tăng Hộ, đứng quạt sau lưng Sư phụ nhưng tâm ý tán loạn mộng tưởng đủ điều.

Sư phụ diễn đọc bài thơ “Gá Thân Mộng” của Hoà Thượng Thanh Từ rất hay:

“Gá thân mộng,

Dạo cảnh mộng.

Mộng tan rồi,

Cười vỡ mộng.

Ghi lời mộng,

Nhắn khách mộng.

Biết được mộng,

Tỉnh cơn mộng”.

 

Sư Phụ có đọc câu đảnh lễ rất chí thành tôn kính Hoà Thượng Thanh Từ như sau: Chí tâm đảnh lễ Nam Mô Trúc Lâm Thiền Viện Thanh Từ Hòa Thượng Tôn Sư.

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho bài pháp, ngũ uẩn giai không, rất thiết thực về khổ do chấp ngã, nhưng đòi hỏi hành giả phải hiểu và tự quán chiếu, tự giải khổ.

Bạch Sư Phụ, trong mùa cách ly vì bệnh dịch Covid ,Sư Phụ vẫn không ngừng nghỉ biên soạn trao truyền những bài pháp lợi dưỡng cho chúng Phật tử khắp nơi đuợc sáng tỏ đạo lý giải thoát của Đức Thế Tôn.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montréal, Canada).


29_TT Thich Nguyen Tang_Duc Quang Bac Than Nhu Lai
Ngũ Uẩn Giai Không- 
Duyên sanh giả hợp - 
Đương thể tức Không.

Kính dâng Thầy bài thơ về Đức Quảng Bác Thân Như Lai.. kính bạch Thây đây là tiêu đề Ngủ Uẩn rất khó vì liên quan rất nhiều đến Duy Thức , Như vậy nghi thức tụng niệm của HT Thích Trí Thủ có lẽ phù hợp cho trình độ rất cao. Kính trình pháp theo sự hiểu biết của con , nếu còn sơ sót kính xin Thầy chỉ dạy ...Kính đa tạ Thầy và kính chúc sức khỏe Thày, HH

 Kệ nghi thức tụng niệm quy về  Ngũ Uẩn 
Chỉ là duyên sanh giả hợp...sống mộng mà thôi
Tan mộng ..cố làm sao đến Tây Vức xa xôi 
Nơi Phật Quốc ...quy ngưỡng chấp tay đảnh lễ 


Quảng Bác Thân Như Lai....thanh lương bốn bể 
Cũng chính là Đại Nhật Như Lai ( Tỳ Lô Giá Na) 
Nghe danh Ngài,  cuống họng ngạ quỷ thông ra 
Năng lực nghiệp lửa biến đi trở nên mát dịu ! 

 Kính mời nghe lời kệ như một lời hiệu triệu :

"Ngũ uẩn đều không ....dứt nghiêp trần 
Tuỳ  duyên ứng hiện  trăm , ngàn thân 
Trong mộng thấy mộng chồng chất mộng 
Ngoài thân không thân...chính thật thân "

Ngẫm suy ..căn cơ nào ...tỉnh giác để hiểu ? 
Tuy biết năm uẩn : một sắc, bốn danh 
Bát Nhã tâm kinh ...lý thuyết khó thực hành ! 
Đang  trong mộng Ta Bà bao giờ ....thành Thánh? 


Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức ...không có tự tánh 
Duyên sanh giả hợp đương thể tức Không
Quảng Bác Thân ...Tỳ lô Hải mênh mông
Vị trí giữa Mạn  Đà La,  Biến Nhất  Thiết Xứ  !

Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Quảng Bác Thân Như Lai! 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2024(Xem: 1364)
Thật là một hoan hỷ đặc biệt đối với con khi được nghe về Tịnh Độ Mật Giáo và những vấn đề ngộ nhận dù rằng từ hơn 15 năm nay con đã khám phá, tìm tòi, học hỏi , rồi chia sẻ về THIỀN, TỊNH, MẬT theo cách phát triển cá nhân, theo quan điểm thọ nhận của mình bằng những bước đi tuần tự như thu thập bằng cách đọc, nghe và dành thời gian để suy ngẫm, tiêu hóa những kiến thức đã thu thập được.
04/10/2024(Xem: 3079)
Talk show: Đi Tu Để Làm Gì ? (Sean Le, Channel Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn: HT Thích Như Điển)
25/09/2024(Xem: 1429)
Chúng ta thấy rằng cuộc đời của Ngài Thiếu Khang rất là kỳ đặc, sanh ra cho tới năm bảy tuổi Ngài không nói tiếng nào hết, tới năm bảy tuổi bà mẹ mới dẫn Ngài đi chùa, bản tánh của người mẹ rất thương con, dù con không nói được tiếng nào nhưng bà vẫn nói chuyện, vẫn tâm sự với con, dẫn vào Chánh điện lễ Phật chỉ vào tượng Phật hỏi mới biết con mình biết nói, Bà rất cảm động vui mừng vì không ngờ con mình im lặng bảy năm trời hôm nay mới mở miệng nói, mà nói đúng tên Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vị Giáo chủ của cõi Ta Bà, thật là tuyệt vời. Khi đọc tiểu sử của Ngài Thiếu Khang Thầy nhớ tới câu chuyện của Tổ thứ chín của Thiền tông Ấn Độ là Tổ Phục Đà Mật Đa (Budhamitra) đệ tử của Tổ Phật Đà Nan Đề, sanh ra sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khoảng ba trăm năm.
25/09/2024(Xem: 3882)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
21/09/2024(Xem: 2949)
Con trộm nghĩ nếu câu Niệm Phật được thực hiện đúng, nghĩa là luôn được gắn chặt vào một suy nghĩ bất cứ lúc nào thì suy nghĩ duy nhất này sẽ đẩy ra tất cả những suy nghĩ khác thì đương nhiên tác động kỳ diệu của việc niệm Phật rất giống với Thiền.( một yếu tố bắt buộc trong việc học Phật .) Hơn thế nữa con được nghe rằng “ Học lịch sử mà không làm sống lại được nhân vật và hoàn cảnh lịch sử thì nào có bổ ích gì" nhấn mạnh rằng việc học lịch sử không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng, hay tên tuổi mà còn phải hiểu rõ bối cảnh, tâm tư và động lực của những nhân vật trong lịch sử. Nếu chỉ học theo cách máy móc mà không thể thấu hiểu và cảm nhận được những giá trị ẩn sau sự kiện, ta sẽ bỏ lỡ những bài học quan trọng nhất.
17/09/2024(Xem: 1421)
Từ lâu, con đã học được ý nghĩa câu nói tuyệt vời của Ngài “ Mahatma Gandhi” như sau: “Hãy sống như thể bạn sẽ chết vào ngày mai. Hãy học như thể bạn sẽ sống mãi mãi.” Theo sự hiểu biết của con : Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống và không ngừng học hỏi. Sống với sự ý thức rằng thời gian có hạn sẽ thúc đẩy mình tận dụng mỗi ngày một cách tối đa, nhưng đồng thời hãy luôn duy trì tinh thần ham học hỏi, giống như mình còn nhiều thời gian để khám phá thêm những điều mới mẻ.
17/09/2024(Xem: 1651)
Chương trình Hoằng Pháp và gây quỹ xây dựng Học Viện PG Viên Giác (Đức Quốc) của Hòa Thượng Thích Như Điển tại Cali vào tháng 10-2024
01/09/2024(Xem: 2548)
Kính bạch Ngài, trước khi vào buổi thuyết giảng, nhờ biết trước chủ đề được giảng là “ TỰ LỰC VÀ THA LỰC TRONG TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN “ nên con đã nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan về chủ đề này nhất là tác phẩm “ Tìm hiểu giáo nghĩa của Chân tông Tịnh Độ Nhật Bản “ được Giáo Sư Định Huệ dịch từ tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83) với sự kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 1359)
Ngàn người đến nghe Thượng tọa Thích Pháp Hòa giảng pháp tại chùa Đức Viên, San Jose, Hoa Kỳ. Nhân mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2024, Phật lịch 2568; Thượng tọa Thích Pháp Hòa, trụ trì tu viện Trúc Lâm và tu viện Tây Thiên (Canada) đã đến thăm và thuyết giảng tại chùa Đức Viên, thành phố San Jose, tiểu bang California (Hoa Kỳ) vào chiều thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2024.
28/08/2024(Xem: 1728)
Thưa đại chúng, câu kinh này là nói rõ về Sự Tịnh Độ, tức là cung cấp cho chúng ta một địa chỉ rõ ràng về cõi giới vật chất Tịnh Độ cách đây hơn mười muôn ức cõi Phật. Và cũng ngay trong câu kinh này, cũng nói về Lý Tịnh Độ, Tịnh Độ ngay tại tâm của mình, nếu hành giả vượt qua được mười kiết sử trọn vẹn: 1/Thân kiến 2/ Hoài nghi 3/ Giới cấm thủ 4/Tham (cõi dục) 5/ Sân hận 6/ Tham đắm vào cõi sắc 7/Tham đắm vào cõi vô sắc 8/Kiêu Mạn 9/Trạo cử vi tế 10/Vô minh (si vi tế)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]