Phật giáo Bhutan Kỷ niệm Ngày quốc tế Hổ
qua Báo cáo sự Gia tăng Số lượng của Hổ hoang dã
(Buddhist Bhutan Celebrates International Tiger Day by Reporting a Jump in Wild Tiger Population)
Nổi tiếng vì đã ưu tiên Chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) hơn là tính hám lợi vì lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản phóng túng, Vương quốc Phật giáo Bhutan, nép mình trên cao nguyên trong bầu không khí hiếm có của phía đông Hymalaya, cũng đang có những bước tiến trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã. Báo cáo lần thứ tư về việc Khảo sát Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan, gần đây Trung tâm Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan hợp tác với Chính phủ Bhutan công bố trùng với Ngày quốc tế về bảo tồn hổ, cho thế số lượng hổ hoang dã của Vương quốc Phật giáo này sẽ tăng 27% kể từ báo cáo trước đó vào năm 2015, mang lại thống kê chính thức mới nhất ở Vương quốc Phật giáo Bhutan ước tính có khoảng 131 con hổ trưởng thành.
Ngày quốc tế về bảo tồn hổ hay còn gọi là Ngày quốc tế Hổ là ngày 29 tháng 7 hàng năm, bắt đầu từ năm 2010 được quốc tế chính thức công bố là ngày Quốc tế về Bảo tồn loài hổ. Ngày này được ghi nhận để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về việc bảo tồn sự sống còn cho loài hổ vốn đang đứng bên bờ tuyệt chủng do sự săn bắn hổ trái phép quá mức. Khi 13 quốc gia có nhiều hổ cùng nhau cam kết thúc đẩy quần thể của các loài thú hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
“Những phát hiện từ cuộc khảo sát toàn quốc đã xác nhận rằng Vương quốc Phật giáo Bhutan hiện có 131 con hổ trong tự nhiên, với mật độ tổng thể là 0,23 con hổ trên 100 km2. Đây là mức tăng hơn 27% so với dân số cơ bản là 103 cá thể vào năm 2015,” Bộ Lâm nghiệp và Dịch vụ Công viên trực thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên Vương quốc Phật giáo Bhutan, cho biết trong một thông báo “Sự gia tăng quần thể hổ cho thấy sự thành công trong các nỗ lực bảo tồn của Vương quốc Phật giáo Bhutan – cam kết của họ đối với Chương trình Phục hồi Hổ Toàn cầu, nhằm duy trì quần thể hổ khả thi. Hơn nữa, mục tiêu tăng 27% số lượng hổ theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp trước đây và các cột mốc bảo tồn Rừng và Bhutan vì Bảo hộ Sự sống cũng đạt được.” (Bhutan Foundation)
Tổng cộng có 13 quốc gia còng lại có hổ sinh sống – các quốc gia có môi trường sống tự nhiên của hổ: Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nga, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (Wide Fund For Nature – WWF),* các nghiên cứu đã cho thấy rằng mặc dù gần đây có những thành công trong việc cải thiện số lượng hổ, nhưng sự suy giảm ở các khu bảo tồn vẫn là một rủi ro lớn –
“Hơn 50% tổng số cảnh quan của Vương quốc Phật giáo Bhutan được tuyên bố là khu vực được bảo vệ. Điều này, kết hợp với nhiệm vụ hiến định là duy trì ít nhất 60% độ che phủ rừng vĩnh viễn, mang lại một trong những hy vọng tốt nhất để duy trì quần thể hổ khả thi trong tự nhiên,” Bhutan Foundation tổ chức hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan, cho biết. “Vương quốc Phật giáo Bhutan là môi trường sống độc đáo của loài hổ, vì các tuyến đường đi bộ nổi tiếng của loài này trải dài khắp đất nước, từ các khu vực rừng cận nhiệt đới vùng đất thấp cho đến các khu rừng cận núi cao đóng băng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi độ cao nhất được ghi nhận đối với hổ trên thế giới là ở Vương quốc Phật giáo Bhutan với độ cao 4.400 mét so với mực nước biển trong Công viên trăm năm Wangchuck (công viên quốc gia lớn nhất của Bhutan và có diện tích 4.914 km2). Với độ cao đáng kinh ngạc này, Vương quốc Phật giáo Bhutan cũng là nơi duy nhất có thể tìm thấy Báo tuyết (Snow Leopard) và Hổ trong cùng một cảnh quan.” (Bhutan Foundation)
Theo khảo sát của Vương quốc Phật giáo Bhutan tiết lộ cho biết, Hổ đã được nhìn thấy ở tám khu vực được bảo vệ và chín phân khu rừng, trong cuộc khảo sát với thời gian một năm. Ba trăm cán bộ Lâm nghiệp từ 10 khu bảo tồn và 14 bộ phận lãnh thổ đã tham gia vào công việc này. Tổng cộng 184 trạm camera có diện tích 26.075 km2 cũng cho thấy 4 trong số 5 con hổ cái cùng với đàn con bị bắt trong bẫy ảnh ở độ cao hơn 2.500 mét so với mực nước biển.
Một cuộc khảo sát 68.854 đêm bẫy đã thu được 6.611 ảnh tĩnh và 59 video về hổ do các trạm camera này ghi lại, trong đó 4.934 ảnh và 43 video được sử dụng làm cơ sở cho hồ sơ bắt giữ. Các hình ảnh đã bị loại bỏ do chất lượng kém. Không thể xác định được từng cá thể hổ từ hai bẫy ảnh và vì thế có 182 trạm camera được sử dụng để phân tích số lượng hổ. Hổ con không được đưa vào phân tích.
“Đặc biệt đáng chú ý là tình hình ở Vườn Quốc gia Hoàng gia Manas, nơi hổ không chỉ tăng lên mà còn gấp đôi,” Bhutan Foundation chia sẻ trong một thông báo mà Buddhistdoor Global có được. “Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không phải là không có phức tạp. Số lượng hổ ngày càng tăng chắc chắn đã làm gia tăng xung đột giữa con người và động vật hoang dã, chủ yếu thông qua việc ăn thịt vật nuôi – một vấn đề có những hậu quả sâu rộng, ảnh hưởng đến cả sinh kế của nông dân địa phương và sự an toàn của quần thể hổ.”
“Nhận thấy vấn đề phức tạp này, Bhutan Foundation phối hợp với Trung tâm Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan, đang thực hiện các bước để giảm thiểu tác động đối với cộng đồng địa phương,” Bhutan Foundation lưu ý. “Chúng tôi đang hỗ trợ một sáng kiến nhằm đảm bảo cho nông dân khỏi thiệt hại về vật nuôi, một biện pháp can thiệp nhằm duy trì sự cân bằng giữa hoạt động của con người và bảo tồn động vật hoang dã.” (Bhutan Foundation)
Ban đầu được thành lập vào năm 1986 và hoạt động trở lại vào năm 2002, Bhutan Foundation hoạt động thông qua các văn phòng ở thủ đô Thimphu, Vương quốc Phật giáo Bhutan và Washington, D.C., với sứ mệnh đã nêu là “Hỗ trợ người dân Bhutan phát huy hết tiềm năng của họ bằng cách phát triển năng lực địa phương và tạo điều kiện hỗ trợ toàn cầu”. Bhutan Foundation vận hành bốn chương trình tập trung vào: bảo tồn môi trường; phát triển bền vững; bảo tồn văn hoá; và quản trị tốt, nhằm mục đích phục vụ người dân Bhutan sống và chia sẻ nguyên tắc "Tổng Hạnh phúc quốc gia" (Gross National Happiness, GNH) thông qua đào tạo và tiếp cận với chuyên môn toàn cầu, công nghệ mới và tài nguyên.
“Hổ đóng vai trò quan trọng trong văn hoá và tôn giáo của người dân Vương quốc Phật giáo Bhutan. Dorje Dro-lo của Bhutan là một biểu hiện phẫn nộ được gọi là “Diamond Guts”, vào thế kỷ thứ tám, Đức Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), còn được gọi là Guru Rinpoche (Liên Sư), một Đại sư Ấn Độ, sống cùng thời vua Tây Tạng Trisong Detsen (755-797). Ngài truyền Phật giáo sang Tây Tạng và sáng lập tông Ninh Mã, Ngài đến từ Singye Dzong, một thị trấn ở quận Luentse ở miền đông Bhutan, Ngài cỡi hổ bay, được cho là phối ngẫu của Nibni Trasgu Khydron, đến, đến Paro Taktsang (tạm dịch là Hang Cọp), miền tây Bhutan,” cuộc khảo sát quần thể hổ lưu ý. “Người ta tin rằng Guru và Khandro của Ngài đã thiền định trong một hang động nơi có tu viện chính ngày nay và địa điểm này cực kỳ linh thiêng đối với các Phật tử trên khắp thế giới cho đến tận ngày nay.” (Bhutan Foundation)
Địa danh heo hút trên cao nguyên, không giáp biển và nằm trong vùng không khí trong lành hiếm có ở phía đông dãy Hymalaya, Vương quốc Phật giáo Bhutan, bị kẹp giữa hai cường quốc kinh tế và chính trị Ấn Độ và Trung Hoa, là quốc gia Phật giáo Kim Cương thừa cuối cùng còn sót lại trên thế giới. Truyền thống tâm linh cổ đại đã ăn sâu vào chính ý thức và văn hoá của vùng đất xa xôi này, nơi đã phát triển rực rỡ với một lịch sử không gián đoạn bắt nguồn từ việc du nhập từ Tây Tạng bởi Đạo sư Liên Hoa Sinh vĩ đại (པད་མ་འབྱུང་གནས་, Padmasambhava), một Đại sư Ấn Độ, sống cùng thời vua Tây Tạng Trisong Detsen (755-797). Sư truyền Phật giáo sang Tây Tạng và sáng lập tông Ninh Mã, một trong bốn tông phái lớn của Tây Tạng và được các đệ tử gọi là "Phật thứ hai."
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) có trụ sở tại Washington, DC, gần 75% dân số Vương quốc Phậg giáo Bhutan với khoảng 770.000 người là Phật tử, với người là tín đồ đạo Hindu chiếm đa số trong 25% còn lại. Hầu hết các Phật tử Bhutan theo Truyền thống Drukpa Kagyu (phái Mũ Đỏ) hoặc các trường phái Ninh Mã, Phật giáo Kim Cương thừa. Vương quốc Phật giáo Bhutan đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên với tư cách là một chế độ quân chủ lập hiến vào năm 2008.
* Trước đây là Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, mặc dù danh xưng này vẫn được sử dụng tại Hoa Kỳ và Canada.
Tác giả:Cư sĩ Craig Lewis
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global
Cư sĩ Craig Lewis là một nhà khảo sát dân số, ông trưởng thành trong một gia đình gốc Scotland ở miền nam nước Anh, trước khi bắt đầu đối kháng lại mọi lời khuyên để tìm kiếm ánh sáng trí tuệ ở những nơi xa xôi, thay vì ở yên và quán chiếu nội tâm. Sau nhiều lần tiếp cận Phật pháp với tư cách là một nhà báo ở các nước Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và khắp châu Á, cuối cùng ông đã tìm được nơi nương tựa với tư cách là biên tập viên cao cấp của Buddhistdoor Global (BDG).
Cư sĩ Craig Lewis cũng là một người đam mê leo núi vượt suối băng rừng và nhiếp ảnh gia, tìm thấy nguồn cảm hứng đặc biệt trong các dân tộc, nền văn hoá và biểu hiện Phật giáo của dãy Hymalaya. Trong chuyên mục của ông cho BDG, “Chasing Light,” Cư sĩ Craig Lewis tìm cách ghi lại những cuộc gặp gỡ, trải nghiệm và sự hiển linh xuất phát từ con đường chập chững và chập chững từng bước chân an lạc của chính ông ấy để hướng tới sự giải thoát.