Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài cảm nghĩ về Bản Di Chúc của HT Thích Như Điển

12/07/202205:35(Xem: 3187)
Vài cảm nghĩ về Bản Di Chúc của HT Thích Như Điển

di chuc-ht nhu dien (26)
Vài cảm nghĩ về Bản Di Chúc

của HT Thích Như Điển

 

 

  • Phù Vân

 

     Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác. Chúng tôi có phần ngạc nhiên, năm nay theo Thư mời Sinh nhật của Hòa Thượng lại có thêm mục công bố nội dung bản Di Chúc của Hòa Thượng Phương Trượng. Lễ Sinh nhật thì chúng Phật tử đều có thể tham dự; nhưng công bố Di Chúc của Hòa Thượng có liên quan về Truyền thừa và phương pháp tu học của môn phái, theo thiển nghĩ của chúng tôi, thì chỉ có thành phần Chư Tôn Đức Tăng Ni đệ tử của Hòa Thượng tham dự là cần thiết mà thôi.

     Thế nhưng trong buổi lễ lúc 11 giờ 15 phút ngày 28.6.2022, Hòa Thượng đã tuyên đọc bản Di Chúc đầu tiên được lập ngày 17 tháng 10 năm 2007 và bản Di Chúc lần thứ hai, có chút ít điều chỉnh, được lập ngày 8 tháng 8 năm 2008. Cả hai bản Di Chúc này đều viết bằng tiếng Đức, có hai đệ tử làm nhân chứng và được công chứng tại văn phòng Chưởng Khế (Notar) và Tòa Án Hannover. 

 

     Chúng tôi xin tóm lược nội dung của Chúc Thư gồm có những điểm chính như sau:

     1.- Chùa Viên Giác tại Hannover cũng như các tự viện khác ở Đức, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Nga… thuộc phái Thiền Chúc Thánh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam; nhưng lại chuyên về pháp môn Tịnh Độ hơn là về Thiền hay về Mật.

     2.- Chùa Viên Giác tinh chuyên hai thời công phu sáng chiều và hành trì 4 quyển  Luật Tiểu và Luật Đại  theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam.

     3.- Chùa Viên Giác chủ trương hành trì theo Pháp Tu Lạy Phật- mỗi chữ kinh một lạy, để sám hối tội căn trong nhiều đời nhiều kiếp. Hòa Thượng mong mỏi chư Tăng, Ni, Phật tử tiếp tục giữ truyền thống này khi Hòa Thượng không còn trên cõi đời này. 

     4.- Vị trụ trì chùa Viên Giác phải là chư Tăng chứ không phải là chư Ni; về sở học và sở tu phải có bằng cấp Phật học hay các phân khoa khác tối thiểu phải tương đương với cấp Cử nhân… Khi còn sinh tiền Hòa Thượng là người công cử trụ trì và khi Hòa Thượng viên tịch thì lấy pháp lý là Chi Bộ để điều hành Phật sự. Người được ủy truyền trong việc liên hệ với các cơ quan chính quyền, nhà thương hay ngân hàng do ĐĐ Thích Hạnh Giới đảm nhiệm.

     5.- Gia đình hay thân nhân của Hòa Thượng không ai có quyền đòi hỏi về quyền lợi thừa hưởng tài chánh của Tam Bảo, dầu đứng dưới tên của Hòa Thượng.

     6.- Sách vở của Hòa Thượng đã viết và dịch từ ngôn ngữ khác ra tiếng Việt đều không giữ bản quyền. Trong tương lai nếu ai muốn xiển dương Phật pháp đều được phép ấn hành vì mục đích chung, chứ không vì tư lợi riêng là được.

     7.- Những món nợ dưới tên của Hòa Thượng mượn cho chùa Viên Giác thì người kế tục trụ trì tiếp tục lấy từ tiền bảo hiểm để trả cho chủ nợ. Ngoài ra số tiền của chùa Viên Giác cho các chùa tại Pháp và một số chùa khác trên thế giới, cũng như cho một số cá nhân mượn thì các đệ tử của Hòa Thượng có quyền đòi lại để lo cho chùa Viên Giác.

     8.- Chùa Viên Giác là ngôi Tổ Đình của môn phái Chúc Thánh tại Đức cũng là trụ sở của Chi Bộ Giáo Hội PGVNTN tại Đức và một số cơ sở liên hệ khác tại Đức cũng như các nơi khác là cơ sở chung của Giáo Hội tại Đức, chứ không phải là tài sản riêng của bất cứ một vị nào.

     9.- Khi Hòa Thượng có bệnh duyên mà phải sống đời sống thực vật, thì xin dừng ngay thức ăn trong vòng nhiều ngày để Hòa Thượng ra đi thanh thản; không cần phải nói câu: “còn nước còn tát“. Nhục thân của Hòa Thượng sẽ được hỏa thiêu; sau khi thiêu xong, xin chia ra làm năm (5) hủ đựng tro. Nơi nào thuận duyên thì mang về thờ tự hay xây tháp, hoặc rải xuống sông, biển v.v... là tùy theo nhân duyên. Khi Hòa Thượng vĩnh viễn ra đi Giáo Hội PGVNTN Âu Châu và Đức Quốc sẽ là Ban Tổ Chức, tử đệ xuất gia chỉ lo vấn đề tứ sự cúng dường và các nghi lễ do Môn Phái Chúc Thánh cử hành.

   

di chuc-ht nhu dien (27)

Hòa Thượng Phương Trượng đọc Di Chúc




  Trên đây là 9 điểm chính yếu được Hòa Thượng ghi trong bản Di Chúc. Nếu sau nầy có gì cần thêm bớt Hòa Thượng sẽ làm tờ Di Chúc khác.

 

     Trong phần đóng góp ý kiến, Thượng Tọa Hạnh Bảo, đệ tử của Hòa Thượng, trình bày rằng Sư Phụ có nhiều đệ tử xuất gia Đông-Tây-Nam-Bắc (Đông Âu-Tây Đức-Người miền Nam-Người miền Bắc) mà sao qua các đời trụ trì chùa Viên Giác Sư Phụ đều chọn toàn là người Tây (quý Thầy Hạnh Tấn, Hạnh Giới, Hạnh Bổn, Hạnh Định đều là thuyền nhân miền Nam định cư tại Tây Đức). Trong bản Di Chúc không thấy Sư Phụ ghi rõ thêm một số điều kiện thì lỡ sau này khi Sư Phụ viên tịch thì e rằng không tránh khỏi có sự phân hóa giữa huynh, đệ, tỷ, muội; hay có thể phân chia vùng miền…

     Hòa Thượng ân cần nhắc lại điều thứ 4 của bản Di Chúc và giải thích thêm, vị thế của chùa Viên Giác luôn giữ phần quan trọng, từ trước vốn là cơ sở của Giáo Hội PGVNTN Đức, nay lại là cơ sở chính của Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời của Giáo Hội PGVNTN Quốc Nội và Hải Ngoại. Vì vậy, vị trụ trì chùa Viên Giác phải là vị Thầy có đạo hạnh và có học vị cao, biết nhiều ngoại ngữ để giao dịch với cơ quan chính quyền bản xứ hay để đón tiếp các phái đoàn quốc tế. Vị nào có khả năng và tư cách thì vị ấy được công cử, không nhất thiết phải là Đông-Tây hay Nam-Bắc.

     Chúng tôi còn nhớ chủ trương của Hòa Thượng, ngay từ ban đầu Hòa Thượng nhận thấy đệ tử nào có khả năng học vấn, thì Hòa Thượng tạo điều kiện gởi đi học hay tu học ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ… cũng như Hòa Thượng đã cấp học bổng cho các Tăng Ni Việt Nam từ các nước khác, nhằm đào tạo Tăng Ni tài giỏi trở về phục vụ cho quốc độ của họ. Những đệ tử khác cũng được Hòa Thượng cử nhiệm đi làm trụ trì tại các chùa hay tu viện ở các nơi; hoặc ở lại chùa phụ giúp cho vị trụ trì như đảm trách Trang nhà Viên Giác, hay làm Tri Sự trông coi mọi việc trong chùa… Dù ở nơi nào, ở vị trí nào quý Thầy Cô đều có thể phục vụ đạo pháp, hộ trì Tam Bảo, độ trì cho chúng sanh được cả. Chúng tôi nghĩ, quý Thầy Cô đã vượt qua vòng chấp ngã; đã biết sống hòa hợp Tăng đoàn, sống trong lục hòa, sẽ không có sự tranh chấp, phân hóa…

     Có lẽ sự quan tâm lớn của huynh, đệ, tỷ, muội là khi Sư Phụ không còn trên cõi đời này thì việc chọn vị trụ trì cho Tổ Đình Viên Giác sẽ là vấn đề nan giải. Theo thiển ý, trước khi mãn nhiệm Ban Chấp Hành của Chi Bộ GHPGVNTN Đức sẽ gởi Thư Mời đến tất cả Tăng Ni của các chùa, tự viện họp lại để bầu vị trụ trì chùa Viên Giác đúng theo những yếu tố đã được ghi trong Bản Di Chúc và Bản Nội Quy của Chi Bộ để bầu lại Ban Chấp hành mới, trong đó vị tân trụ trì Viên Giác là Chi Bộ Trưởng. Phương thức bầu cử này có tính dân chủ, hợp tình, hợp lý và chắc chắn mọi người sẽ hài lòng hoan hỷ.

     Ngoài ra bên Ni cũng có vài ý kiến, Ni Sư Minh Hiếu xác định chư Ni hứa chắc chắn bất cứ lúc nào cũng hoan hỷ phối hợp hành động cùng với chư Tăng. Sư Bà Diệu Phước cũng đề nghị khi quý Thầy do nhân duyên nhận thí phát xuất gia cho một nữ đệ tử, rồi gởi qua cho Chư Ni giáo dưỡng thì tâm trạng chung của Sa Di Ni này thường „thân ở chùa Ni mà tâm lại hướng về chùa Sư Phụ“, nên thân tâm không ổn định để tu học. Do vậy Sư Bà và Ni Sư Minh Hiếu đề nghị, chư Tăng chỉ nhận quy y cho nữ thí chủ, còn thí phát xuất gia xin chuyển cho chư Ni phụ trách, vì vấn đề giới luật Ni – đặc biệt là Sa Di Ni không thể ở chung với chùa Tăng được.

     Tiếp theo Hòa Thượng công bố quyết định cử Đại Đức Thích Hạnh Giới có trách nhiệm quan hệ giải quyết mọi vấn đề liên quan về pháp lý (hành chánh, tài chánh, luật pháp) đối với các cơ quan chính quyền liên hệ bởi Đại Đức Hạnh Giới đã rành rõi mọi thủ tục sau 10 năm trụ trì chùa Viên Giác. Với cơ quan công quyền họ chỉ dùng lý chứ không dùng tình huynh hay đệ, tỷ hay muội được. Những điểm này Hòa Thượng đã ghi rõ bên di chúc bằng tiếng Đức có Chưởng Khế và Tòa Án công chứng rồi. Hòa Thượng nhắc Thầy Hạnh Giới (trách nhiệm pháp lý) và Thầy Hạnh Định (trụ trì chùa Viên Giác) sau buổi lễ gặp Hòa Thượng để Hòa Thượng cho biết số tài khoản riêng và tài sản của Giáo Hội PGVNTN Đức Quốc.

 

     Sau cùng, chúng tôi không nghe ai có ý kiến về điều thứ 3 trong bản Di Chúc về „Pháp môn lạy Phật – mỗi chữ một lạy“ của chùa Viên Giác mà Hòa Thượng mong mỏi Chư Tôn Đức Tăng Ni của các chùa hay tự viện khác tiếp tục noi theo để pháp môn tu tập này trở thành „truyền thống“ tại Đức! Theo chúng tôi biết, chỉ có chùa Viên Giác từ mấy mươi năm qua đã hành trì liên tục pháp môn này, còn các chùa hay tu viện khác thì chúng tôi ít nghe nhắc đến!

     Trong điểm thứ 9, Hòa Thượng có ghi rõ khi Hòa Thượng có bệnh duyên phải sống đời thực vật thì xin chấm dứt dùng thức ăn hay các phương thức duy trì dưỡng sinh nhân tạo khác để kéo dài sự sống, vì chấm dứt cuộc sống vô tri vô giác là phương cách tốt nhất để giải thoát cho bản thân, cho thân nhân.

     Về cuộc sống thế tục, chúng tôi cũng đã chuẩn bị xong bản „Ủy Thác của Bệnh nhân“ bằng tiếng Việt và tiếng Đức „Patientenverfügung“. Bản này có nội dung là khi phải sống cuộc sống thực vật, chúng tôi mong muốn được ra đi trong nhân phẩm. Bác sĩ, điều dưỡng viên và thân nhân không áp dụng và duy trì dưỡng sinh nhân tạo, không áp dụng các phương pháp hồi sinh cấp cứu để kéo dài và duy trì mạng sống. Trong hai bản Ủy Thác này, tiếng Việt và tiếng Đức, các con của chúng tôi đều đồng ý ký tên để khỏi tranh cãi sau này và bác sĩ cũng không bị rắc rối về vấn đề pháp lý. Cẩn thận hơn, chúng ta có thể đến cầu chứng tại văn phòng Chưởng Khế.

     Sau buổi lễ chúng tôi nghĩ, những lời giải thích của Hòa Thượng Phương Trượng cũng đã giải tỏa được một số thắc mắc hay thầm trách rằng Hòa Thượng là người trọng bằng cấp, phân biệt Đông-Tây-Nam-Bắc. Còn đối với những người không bao giờ hài lòng với hoàn cảnh hiện tại, vốn có tánh kiêu mạn, luôn mang tâm phân biệt, tranh giành được thua thường rì rầm, nhỏ to, than phiền, trách cứ nhằm hạ phẩm hạnh và uy tín của kẻ khác. Là người, dù Tăng hay tục, chúng ta cũng nên quán chiếu tự tâm, ý thức trách nhiệm của mình để không gây ra phân hóa nội bộ Tăng đoàn và quần chúng Phật tử.

     Chúng tôi mạo muội ghi lại những cảm nghĩ riêng tư, nếu có điều gì bất kính hay khiếm khuyết, xin thành tâm sám hối.

     Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

Phù Vân

(30.6.2022)

 

    Chi chú: Chi tiết về lễ Thọ Sa Di của chú Đồng Kiên/Thông Định ở Phần Lan và lễ thọ Sa Di Ni của cô Đồng Nghiêm/Thông Nghiêm ở Pháp (từ 9 giờ) và sau cùng là buổi tiệc sinh nhật của Hòa Thượng (từ 12 giờ) quý độc giả có thể tìm đọc thêm trong Tin Phật Sự do Hoa Lan Thiện Giới ghi.

  

    

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2025(Xem: 680)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
20/12/2024(Xem: 587)
Đây là lần đầu tiên quý Huynh trưởng cao cấp của tổ chức GĐPT Việt Nam tại Hải ngoại có cơ hội tiếp cận, thăm hỏi với Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ. Cuộc hầu chuyện này xảy ra vào ngày 29 tháng 4, 2021 lúc 8:30PM trên hệ thống Zoom. Sau đó chúng tôi đã gởi đến toàn thể quý Ban Hướng Dẫn các cấp Hải Ngoại và Quốc Gia và những Huynh trưởng có thẩm quyền; sau một thời gian dài im lặng, chúng tôi, vì lợi ích chung của số đông và nhiều người cũng như để tưởng nhớ và biết ơn tình thương bao la của Thầy nói riêng và của Giáo Hội nói chung dành cho tổ chức GĐPT Việt Nam trong và ngoài nước, nên xin mạo muội chia sẻ chung cho đại chúng và quý hàng huynh trưởng các cấp, và xin tóm lược lại những ý chính của cuộc hầu chuyện và lời dặn dò của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ:
22/10/2024(Xem: 2177)
Sang năm 2025 chúng tôi dự định sẽ tổ chức một chương trình chỉ thuần hoằng pháp trong vòng hơn 2 tháng kể từ ngày 26.2 đến ngày 6.5.2025 như chương trình đính kèm. Kính mong chư Tôn Đức và Quý Vị tiếp tục trợ duyên cũng như tham gia để chuyến đi sắp tới nầy được thành công viên mãn.
18/10/2024(Xem: 693)
Trong chuyến công tác của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (Hà Nội), phái đoàn đã đến viếng thăm Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (HĐGPTƯ VTT GHPGVNTN) vào lúc 11h15 ngày 12/09/2024, tại Chùa Từ Hiếu, quận 8, Sài Gòn, Văn phòng Viện Tăng thống. Phái đoàn Đại sứ quán Hoa Kỳ có sự hiện diện: – Bà Amy Patel, Tham tán Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (Hà Nội), – Ông Rustum Nyquist, Viên chức Chính trị Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, – Cô Nhã Phương, Thông dịch viên. Thừa ủy nhiệm của Hòa thượng Chánh Thư ký Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống và HĐGPTƯ VTT GHPGVNTN, chư tôn đức đã hoan hỷ tiếp đoàn:
05/10/2024(Xem: 1141)
HT Thích Như Điển: xây dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc và đào tạo tăng ni sinh tại hải ngoại
04/10/2024(Xem: 3442)
Talk show: Đi Tu Để Làm Gì ? (Sean Le, Channel Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn: HT Thích Như Điển)
25/08/2024(Xem: 576)
Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng vào thứ Sáu, kể từ khi cuộc phẫu thuật thay khớp đầu gối vào tháng 6, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về việc cuộc sống lưu vong đã mang lại nhận thức về Tây Tạng và Phật giáo cho khán giả toàn cầu ra sao. "Nếu không phải là người tỵ nạn, thì có lẽ tôi đang ngồi trên pháp tòa cao ở Lhasa, Tây Tạng", nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng nói với hơn 100 người Tây Tạng và những người chúc phúc khác, đã tề tựu ở Thư Viện Và Trung Tâm Học Tập Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama Library and Learning Center) ở Ithaca, New York.
29/06/2024(Xem: 3674)
Tôi rất hân hạnh viết đôi lời giới thiệu cho cuốn sách có tựa đề ‘Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka’ (Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka) của Ni sư Tiến sĩ TN Giới Hương. Đây là một tác phẩm truyền cảm hứng tâm đạo và được đánh giá cao sau khi Ni sư đã thực hiện hai chuyến hành hương đến Sri Lanka năm 2016 và 2023.
21/06/2024(Xem: 2627)
Khóa An Cư Kiết Hạ PL 2568 và Đại Hội 2024 của GHPGVNTN Hoa Kỳ tại Tu Viện Đại Bi, Cali, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]