Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Hóa và Di Sản Văn Hóa Asean, Giữ Gìn Quá Khứ cho Tương Lai (Asean Culture and Heritage; Preserving the Past for Future)

30/10/202411:11(Xem: 839)
Văn Hóa và Di Sản Văn Hóa Asean, Giữ Gìn Quá Khứ cho Tương Lai (Asean Culture and Heritage; Preserving the Past for Future)

THAM LUẬN HỘI THẢO QUỐC TẾ SSEASR LẦN THỨ 7 VÙNG ASEAN
VÀ NAM Á
NƠI GIAO HÒA CỦA VĂN HÓA VÀ PHẬT GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á



Đề tài:
VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA ASEAN;  GIỮ GÌN QUÁ KHỨ CHO TƯƠNG LAI

(Asean Culture and Heritage; Preserving the Past for Future)

NNC THÍCH TRÍ BỬU*

          Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam – Hiệp hội Nam và Đông Nam Á nghiên cứu  về Văn hóa và Tôn giáo phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế SSEARS lần thứ 7, từ ngày 09 đến 11.7.2017 tại Pháp Viện Minh Đăng Quang, TP.Hồ Chí Minh “VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA ASEAN; GIỮ GÌN QUÁ KHỨ CHO TƯƠNG LAI” (Asean Culture and Heritage; Preserving the Past for Future).

          Nhà thơ Rasul Gamzatov của Nga đã viết trong cuốn “Dagestan của tôi” một câu được đưa lên tầm thành ngữ: “Nếu anh bắn vào qua khứ bằng súng lục, tương lai sẽ sẽ đáp trả anh bằng đại bác”. Câu nói như một triết lý luôn nhắc nhở mọi người hãy giữ gìn văn hóa và di sản văn hóa qua khứ cho tương lai…

          Phát biểu nhân dịp Cộng đồng ASEAN chính thức được hình thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Chúng ta vui mừng chào đón sự ra đời Cộng đồng ASEAN của hơn 600 triệu người dân với các nền kinh tế năng động có tổng GDP đạt 2.600 tỷ đô la Mỹ và là một cộng dồng văn hóa đa dạng, giàu bản sắc và truyền thống”. Giấc mơ và ý tưởng về một cộng đồng “sông núi không còn ngăn cách và gắn kết chúng ta trong hợp tác và hữu nghị” như Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 giờ đã trở thành hiện thực.

          A.- NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA:

          1.- Khái niệm về văn hóa:

          Văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa  khác nhau về Văn hóa.

          Năm 1952  A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical  review of concept and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa), trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp…

          Ở Việt Nam, Văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về việc ăn ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là Văn hóa…”.

          2.- Di sản văn hóa:

          Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật.), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cành quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

          Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Để phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

          Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Luật này quy định  về di sản văn hóa.

          B. THỂ LOẠI DI SẢN VĂN HÓA:

          Bảng khái quát Di sản thế giới:

 

Tự nhiên

Văn hóa

Hổn hợp

Tổng số

Số quốc gia  trong khu vực

Châu Phi

37

45

5

90

33

Các nước Ả Rập

5

73

3

81

18

Châu Á – Thái Bình Dương

62

173

12

247

34

Châu Âu – Bắc Mỹ

62

426

10

499

50

Mỹ LaTinh- Caribe

37

96

5

138

27

Di sản chung

13

16

2

31

52

Tổng số

203

814

35

1052

165

 

          C. NHỮNG BIÊN PHÁP GIỮ GIN VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA:

          1.C.- Biện pháp hành chính:

          Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001, của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chương III: Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa.

          Điều 17

          Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu   di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

          2.C.- Tập hợp sức mạnh toàn dân Giữ gìn Văn hóa và Di sản Văn hóa

          Kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh kháng chiến cứu quốc đã khẳng định “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

          Trong nhiều năm qua chúng ta  đã đạt được  nhiều thành tựu quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở những quy mô khác nhau. Tuy nhiên, thực tiễn đời sống văn hóa cho thấy trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cũng nổi lên một số hiện tượng đáng quan tâm. Đó là tình trạng xâm hại, phá hoại di tích, lấy cắp cổ vật và đồ thờ tự trong đền, chùa…Mặc dù toàn xã hội  và ngành văn hóa thông tin đã có nhiều giải pháp ngăn chặn, can thiệp, song rõ ràng đây vẫn là những vấn đề thách thức đang đặt ra cho tòn xã hội trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản săc dân tộc…

3.C.- NHỮNG ĐỀ XUẤT:                                                                                   1.3,- Đẩy mạnh việc hợp tác giao lưu quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước và toàn nhân dân, trên cơ sở kiên định đường lối phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.

          2.3.- Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục tập quán của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…

          3.3.- Bảo đảm giũ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, ơhast huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo, thủy chung của dân tộc…, xóa bỏ hủ tục phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân. tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư…

          D.- LỜI KẾT:

          Vì sao phải giữ gìn di sản văn hóa? Thế nào giũ gìn quá khứ cho tương lai?

           Tóm lại, văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng… Mỗi chúng ta hãy giữ gìn văn hóa và di sản văn hóa cho tương lai… Nhà thơ Rasul Gamzatov của Nga đã từng viết trong cuốn “Dagestan của tôi” một câu được đưa lên tầm thành ngũ: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ đáp trả anh bằng đại bác”.

 Câu nói như một triết lý  luôn nhắc nhở mọi người hãy giữ gìn văn hóa di sản văn hóa quá khứ cho tương lai./-

------

Tài liệu tham khảo:

1.- Luật Di sản văn hóa 2001

2.-Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, trong bối cảnh toàn cầu hóa (Cao Anh- Liên Hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)

3.- Bản sắc văn hóa ASEAN (Thanh Hòa)

4.- Dagestan của tôi (Rusul Gamzatov)

-*Tác giả: NNC Thích Trí Bửu- Cử Nhân Văn chương, Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN, Nguyên Ủy viên BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa. ĐT. 0983482817

 

 

 
hoi thao van hoa (1)hoi thao van hoa (2)hoi thao van hoa (3)hoi thao van hoa (4)hoi thao van hoa (5)hoi thao van hoa (6)hoi thao van hoa (7)hoi thao van hoa (8)hoi thao van hoa (9)hoi thao van hoa (10)hoi thao van hoa (11)hoi thao van hoa (12)hoi thao van hoa (13)hoi thao van hoa (14)hoi thao van hoa (16)hoi thao van hoa (18)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5478)
Vu-Lan lại về. Vu-Lan về với người con Phật. Đặc biệt với người con Phật tha hương, những người con thảo cháu hiền còn nghĩ đến ân sâu nghĩa nặng của mẹ cha, thì nỗi nhớ niềm thương trong mùa Vu-Lan lại càng thắm thiết hơn bao giờ! Nhưng Vu-Lan mang ý nghĩa gì?
11/04/2013(Xem: 4822)
Rằm tháng bảy đối với đạo Phật mang ý nghĩa đặc thù, tưởng cũng nên lược nêu ra đây vài đặc điểm: 1) Ngày tự tứ: Khi đức Phật còn ở đời, ngày ngày Ngài đi hoằng pháp khắp đó đây, nhưng đến mùa mưa từ khoảng rằm tháng tư đến rằm tháng bảy, trong suốt thời gian ba tháng mùa hạ nầy, đức Phật và hàng đệ tử xuất gia đều tập trung ở một chỗ chuyên tâm tu học không ra ngoài.....
11/04/2013(Xem: 4875)
Nói đến Vu-Lan là nói đến hiếu. Nói đến hiếu, người ta liên tưởng đến hình ảnh ngài Mục-Kiền-Liên bưng bát cơm dâng mẹ, cơm hóa thành lửa. Sau đó cầu xin Phật chỉ dạy phương pháp báo hiếu, tôn-giả Mục-Kiền-Liên vâng theo lời Phật dạy thực hành cứu được mẹ là bà Thanh-Đề thoát kiếp ngạ quỷ đói khát khổ đau. Nên Vu-Lan mang ý nghĩa giải-đảo-huyền, tức là cứu tội khổ bị treo ngược.
11/04/2013(Xem: 4931)
Cha mẹ là nguồn sống của con. Người sống trên đời ai mà không do từ cha mẹ sanh thành, ai mà không được cha mẹ nuôi nấng lớn khôn? Cha mẹ đã trải dài năm tháng tốn hao biết bao là tâm huyết tiền của để lo cho con ăn ngon mặc đẹp mạnh khỏe nên người. Cha mẹ đã ngày đêm nhọc nhằn cưu mang quên ăn bỏ ngủ để vỗ về săn sóc con.
11/04/2013(Xem: 4900)
Hằng năm đến rằm tháng bảy, không ai bảo ai, mọi người đều cảm thấy nơi lòng sống dậy nỗi nhớ niềm thương, tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ, làng nước quê hương, nhớ thương đến những ân nhân thương thân xa cách.
11/04/2013(Xem: 6429)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, đó đây những người con thảo cháu hiền, tự nhiên cảm thấy lòng bâng khuâng se thắt, man mác nỗi nhớ niềm thương. Lòng thương nhớ cha mẹ, thân bằng quyến thuộc hiện còn trên dương thế. Nỗi tiếc thương ông bà cha mẹ anh em đã qua đời. Để cho nỗi lòng thương nhớ được phần nào thâm trầm êm dịu, những người con thảo cháu hiền dâng trọn nén tâm hương khấn nguyện trong chiều thu Vu-lan thắng hội.
11/04/2013(Xem: 5043)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy không ai bảo ai, thiên hạ đều biết đó là mùa Vu-Lan báo hiếu. Dù cho người đang sống ở chân trời góc biển, tha hương lưu lạc phương nào, hễ mỗi khi tiết trời thu về, là biết sắp đến rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu, tự nhiên cảm thấy lòng nao nao bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, quê nhà, làng nước và những người thương thân.
11/04/2013(Xem: 4732)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, dù những ai đó có đang sống ở nơi xa xăm chân trời gốc biển nào đi nữa, không ai bảo ai, nhưng mọi người con thảo cháu hiền đều cùng chung dòng tâm tưởng cảm thấy lòng mình nao nao se thắt trào dâng nỗi niềm bùi ngùi thương nhớ mẹ cha, nhớ nơi chôn nhau cắt rún, nhớ làng nước, nhớ nơi tiếng khóc chào đời. Không ai bảo ai, nhưng mọi cõi lòng con thảo cháu hiền đều tự biết mùa thu về, rằm tháng bảy, ngày Vu-Lan báo hiếu đến.
11/04/2013(Xem: 4834)
Mỗi năm đến rằm tháng bảy, mọi người con thảo cháu hiền không ai bảo ai, tự nhiên cảm thấy lòng mình lâng lâng nỗi niềm bâng khuâng tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ. Đặc biệt là những vùng khí hậu bốn mùa rõ rệt, khi lá thu vàng lác đác nhẹ rơi, lại càng khơi dậy lòng người cái cảnh sanh ly tử biệt, nỗi nhớ niềm thương.
11/04/2013(Xem: 5506)
Hôm nay chúng ta đang ở trong mùa Vu-Lan, mùa lá vàng rụng về cội, mùa khói hương mù sương nghi ngút quyện lấy lời nguyện cầu mang đến thế giới tâm linh, thế giới vô hình u hoài mầu nhiệm của các bậc ân đức sanh thành quá cố. Mỗi lần Vu-Lan đến khiến cho lòng người con thảo cháu hiền sống dậy nỗi nhớ niềm thương, mong được gần gũi với cha mẹ cùng những người thương thân ân đức của mình. Vu-Lan có nghĩa là giải-đảo-huyền, tức là giải cứu tội nhân bị khốn khổ được giải thoát an vui.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]