Văn Hóa và Di Sản Văn Hóa Asean, Giữ Gìn Quá Khứ cho Tương Lai (Asean Culture and Heritage; Preserving the Past for Future)
THAM LUẬN HỘI THẢO QUỐC TẾ SSEASR LẦN THỨ 7 VÙNG ASEAN
VÀ NAM Á NƠI GIAO HÒA CỦA VĂN HÓA VÀ PHẬT GIÁO Ở ĐÔNG NAM Á
Đề tài: VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA ASEAN; GIỮ GÌN QUÁ KHỨ CHO TƯƠNG LAI
(Asean Culture and Heritage; Preserving the Past for Future)
NNC THÍCH TRÍ BỬU*
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam – Hiệp hội Nam và Đông Nam Á nghiên cứu về Văn hóa và Tôn giáo phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế SSEARS lần thứ 7, từ ngày 09 đến 11.7.2017 tại Pháp Viện Minh Đăng Quang, TP.Hồ Chí Minh “VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA ASEAN; GIỮ GÌN QUÁ KHỨ CHO TƯƠNG LAI” (Asean Culture and Heritage; Preserving the Past for Future).
Nhà thơ Rasul Gamzatov của Nga đã viết trong cuốn “Dagestan của tôi” một câu được đưa lên tầm thành ngữ: “Nếu anh bắn vào qua khứ bằng súng lục, tương lai sẽ sẽ đáp trả anh bằng đại bác”. Câu nói như một triết lý luôn nhắc nhở mọi người hãy giữ gìn văn hóa và di sản văn hóa qua khứ cho tương lai…
Phát biểu nhân dịp Cộng đồng ASEAN chính thức được hình thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Chúng ta vui mừng chào đón sự ra đời Cộng đồng ASEAN của hơn 600 triệu người dân với các nền kinh tế năng động có tổng GDP đạt 2.600 tỷ đô la Mỹ và là một cộng dồng văn hóa đa dạng, giàu bản sắc và truyền thống”. Giấc mơ và ý tưởng về một cộng đồng “sông núi không còn ngăn cách và gắn kết chúng ta trong hợp tác và hữu nghị” như Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 giờ đã trở thành hiện thực.
A.- NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA:
1.- Khái niệm về văn hóa:
Văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa.
Năm 1952 A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa), trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp…
Ở Việt Nam, Văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về việc ăn ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là Văn hóa…”.
2.- Di sản văn hóa:
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật.), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cành quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Để phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Luật này quy định về di sản văn hóa.
B. THỂ LOẠI DI SẢN VĂN HÓA:
Bảng khái quát Di sản thế giới:
|
Tự nhiên |
Văn hóa |
Hổn hợp |
Tổng số |
Số quốc gia trong khu vực |
Châu Phi |
37 |
45 |
5 |
90 |
33 |
Các nước Ả Rập |
5 |
73 |
3 |
81 |
18 |
Châu Á – Thái Bình Dương |
62 |
173 |
12 |
247 |
34 |
Châu Âu – Bắc Mỹ |
62 |
426 |
10 |
499 |
50 |
Mỹ LaTinh- Caribe |
37 |
96 |
5 |
138 |
27 |
Di sản chung |
13 |
16 |
2 |
31 |
52 |
Tổng số |
203 |
814 |
35 |
1052 |
165 |
C. NHỮNG BIÊN PHÁP GIỮ GIN VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA:
1.C.- Biện pháp hành chính:
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001, của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chương III: Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa.
Điều 17
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2.C.- Tập hợp sức mạnh toàn dân Giữ gìn Văn hóa và Di sản Văn hóa
Kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh kháng chiến cứu quốc đã khẳng định “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Trong nhiều năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở những quy mô khác nhau. Tuy nhiên, thực tiễn đời sống văn hóa cho thấy trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cũng nổi lên một số hiện tượng đáng quan tâm. Đó là tình trạng xâm hại, phá hoại di tích, lấy cắp cổ vật và đồ thờ tự trong đền, chùa…Mặc dù toàn xã hội và ngành văn hóa thông tin đã có nhiều giải pháp ngăn chặn, can thiệp, song rõ ràng đây vẫn là những vấn đề thách thức đang đặt ra cho tòn xã hội trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản săc dân tộc…
3.C.- NHỮNG ĐỀ XUẤT: 1.3,- Đẩy mạnh việc hợp tác giao lưu quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước và toàn nhân dân, trên cơ sở kiên định đường lối phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.
2.3.- Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục tập quán của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…
3.3.- Bảo đảm giũ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, ơhast huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo, thủy chung của dân tộc…, xóa bỏ hủ tục phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân. tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư…
D.- LỜI KẾT:
Vì sao phải giữ gìn di sản văn hóa? Thế nào giũ gìn quá khứ cho tương lai?
Tóm lại, văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng… Mỗi chúng ta hãy giữ gìn văn hóa và di sản văn hóa cho tương lai… Nhà thơ Rasul Gamzatov của Nga đã từng viết trong cuốn “Dagestan của tôi” một câu được đưa lên tầm thành ngũ: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ đáp trả anh bằng đại bác”.
Câu nói như một triết lý luôn nhắc nhở mọi người hãy giữ gìn văn hóa di sản văn hóa quá khứ cho tương lai./-
------
Tài liệu tham khảo:
1.- Luật Di sản văn hóa 2001
2.-Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, trong bối cảnh toàn cầu hóa (Cao Anh- Liên Hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)
3.- Bản sắc văn hóa ASEAN (Thanh Hòa)
4.- Dagestan của tôi (Rusul Gamzatov)
-*Tác giả: NNC Thích Trí Bửu- Cử Nhân Văn chương, Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN, Nguyên Ủy viên BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa. ĐT. 0983482817