Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Vu Lan, gieo tình thương và lòng từ ái

05/08/202413:38(Xem: 1193)
Mùa Vu Lan, gieo tình thương và lòng từ ái

mua vu lan


Mùa Vu Lan,
gieo tình thương và lòng từ ái



Những ngày bước qua đầu tháng 7 Âm lịch, tháng của mùa Lễ Vu Lan, mùa của những tình thương, sự hiếu hạnh và lòng từ bi trong mỗi con người được lan tỏa, chia sẻ đến nhau đầy thành tâm và kính trọng.

Hôm nay là ngày mùng Một tháng Bảy, tôi rủ một người bạn cùng mình đi đến một quán ăn chay, rồi dự định sẽ đi Chùa ngay trong buổi sáng.

Tiệm ăn chay hôm nay đông khách hơn thường ngày, hai chúng tôi ngồi đợi cũng khá lâu mới đến lượt nhưng nhìn ai cũng hoan hỷ, từ tốn nhẹ nhàng, chúng tôi gọi hai bát phở chay và cùng nếm hương vị đậm đà, ngọt thanh của món phở được nấu từ rau củ. Mỗi lần ăn chay, tôi lại thấy lòng mình nhẹ nhõm, an yên, thấy cuộc sống xung quanh cũng thanh tịnh hơn nhiều, tháng Bảy này, nhiều người phát tâm tặng cơm từ thiện, rồi thì trao tặng nhiều phần quà đến những người nghèo, Chùa chiền cũng phát nguyện bằng nhiều hoạt động thiện nguyện, tổ chức nhiều chuyến hành hương để phật tử, bá tánh được cùng nhau đi đến nhiều nơi san sẻ tấm lòng.

Sau khi ăn xong, tôi và người bạn cùng nhau đi đến một ngôi Chùa thân quen tọa lạc trong một con hẻm ở quận Gò Vấp, đây là nơi tôi vẫn thường lui đến, đôi khi chỉ để nghỉ trưa trên hành lang chánh điện vào những giờ tan sở, hôm nay ngôi Chùa được trang trí nhiều dãy cờ rực rỡ, những tấm băng rôn mừng Lễ Vu Lan được treo trước cổng Chùa, làm cho những ai khi bước chân vào nơi đây đều cảm nhận một không gian thiền môn ấm cúng và đầy an lạc. Những dòng chữ viết về ngày Lễ Vu Lan đã khơi dậy một cảm xúc ấm áp và thiêng liêng về tình mẫu tử, tình thương của gia đình, đôi khi vì sự tất bật, vội vã, đã bị lãng quên.

Chúng tôi bước vào cổng Chùa, lòng thanh thản bởi không gian xanh mát của những tàng cây, những mỏi mệt, ngổn ngang đường trần như không còn vướng bận trong tâm những người bước vào nơi cửa Phật, chúng tôi đi đến từng nơi đảnh lễ và dâng nén hương cầu nguyện bình an cho mình và cho những người thân quyến. Những cảm xúc tràn về từ tâm thức, trong sâu lắng thâm trầm, tôi nghĩ về Mẹ, người đã bao năm vất vả vì mình, từ khi tôi còn nhỏ xíu cho đến bây giờ, mà nhiều khi tôi vì công việc, vì mưu sinh, hay vì vô tình không nghĩ đến.

Mùa Vu Lan về, tôi nhớ lại câu chuyện Mục Kiền Liên cứu Mẹ, câu chuyện về lòng hiếu thảo của một vị Bồ Tát, từ đó khai sinh ra ngày Lễ Vu Lan để những người con sám hối lỗi lầm, biết tỏ lòng thương kính và báo hiếu cho Cha Mẹ.

Mùa Vu Lan năm nay về trong những ngày thời tiết Sài Gòn ảm đạm và thường đổ những trận mưa bất chợt, hôm nay lễ Chùa, chúng tôi cũng gặp một cơn mưa, ngồi nơi hành lang Chánh điện tĩnh lặng, ngắm nhìn những hạt mưa buông phủ xuống những nhành cây, nghe mùi hương trầm ấm cúng, tôi thấy lòng an tịch đến diệu kỳ.

Tháng Bảy lại về trong lòng những người con, những người Phật tử ở khắp mọi miền đất nước và những nơi nào có niềm tin với Phật, mong những tấm lòng thiện nguyện sẽ chia sẻ nhiều hơn với những mảnh đời khó khăn, mong tình thương và lòng từ bi của mỗi người sẽ lan tỏa nhiều hơn như những vạt nắng đầu ngày, mang sự ấm áp giữa người với người, để hóa giải oán than, hận thù, hóa giải những gút mắc tổn thương, nhường chỗ lại cho lòng kính trọng, thương yêu và hiếu đạo.

Mùa Vu Lan tuy thâm trầm nhưng ý nghĩa, ý nghĩa về tình mẫu tử thiêng liêng, nhắc nhở chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy biết quan tâm yêu thương Cha Mẹ và hãy biết làm điều lành để gieo mầm thiện lương, bác ái, biết tri ân những điều nhân nghĩa, đó cũng là cách để chúng ta báo hiếu cho đấng sinh thành.

Vu Lan về, cũng là mùa để cầu siêu cho những người đã khuất, nguyện cầu cho họ được vãng sanh, thoát kiếp luân hồi. Đây cũng là một tập tục trong mùa Lễ Vu Lan.

Nguyện cầu cho những ai còn Cha, còn Mẹ sẽ hạnh phúc, yêu thương đóa hoa hồng đỏ và nguyện cầu cho những đấng sinh thành, dù còn hiện diện bên chúng ta hay đã ra đi, cũng sẽ thanh thản, an vui trước tấm lòng của những người con hiếu đạo!



Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liền Bồ Tát Ma Ha Tát
Tác Đại Chứng Minh
Đệ tử Võ Đào Phương Trâm
Pháp danh: An Tường Anh





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5663)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 20555)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 13585)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
08/04/2013(Xem: 4670)
Tinh thần “hoằng pháp vị gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài” là trách nhiệm chung không chỉ người xuất gia mà ngay cả người tại gia cùng cộng hành xây dựng để góp phần làm cho vườn hoa giác ngộ ngày thêm đơm bông kết . . .
08/04/2013(Xem: 9493)
Tổng cộng 4 tuyển tập - Mỗi tuyển tập gồm 10 bài
05/04/2013(Xem: 27556)
Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt.
01/04/2013(Xem: 4621)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, Chúng Tỷ-kheo là
29/03/2013(Xem: 7553)
Gần cả tuần này nhiều bài báo tiếng Thái và tiếng Anh dấy lên tin đồn về Hậu thân của Steve Jobs; nguyên do b ởi ông Tony Tseung, m ột kỹ sư công ty Apple hỏi về việc tái sinh của Steve Jobs v ới Sư Phrathepyanmahamuni, Vi ện trưởng tu viện Wat Phra Dhammakaya, Thái Lan, v ị sư có kinh nghiệ m thâm niên tu thi ền đị nh . Người dịch xin dịch lại toàn bộ nguyên văn bài trình bày c ủa Sư Phrathepyanmahamuni nói v ề vi ệc đ ã th ấ y đượ c đờ i s ố ng m ớ i c ủ a Steve Jobs cho Sinh viên c ũ ng nh ư ông Tseung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]