Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường thuật nhanh buổi thuyết linh và chủ giảng bài Pháp thoại về “Hiếu Đạo” của TT. Thích Viên Trí được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom của Tổng vụ Hoằng Pháp- Giáo Dục của GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan ngày 20/7/2022.

21/08/202207:53(Xem: 2190)
Tường thuật nhanh buổi thuyết linh và chủ giảng bài Pháp thoại về “Hiếu Đạo” của TT. Thích Viên Trí được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom của Tổng vụ Hoằng Pháp- Giáo Dục của GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan ngày 20/7/2022.


tt vien tri

Tường thuật nhanh buổi thuyết linh và chủ giảng bài Pháp thoại về “Hiếu Đạo” của TT. Thích Viên Trí được trực tiếp livestream và trên hệ thống Zoom của Tổng vụ Hoằng Pháp- Giáo Dục của GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan ngày 20/7/2022.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni,
Kính thưa quý đạo hữu gần xa đã và không tham dự buổi pháp thoại.
Có lẽ Melbourne có nhiều tự viện quá, và các chùa lại vẫn phải tổ chức vào thứ bảy hay chủ nhật cho các đại lễ như Vu Lan và Phật Đản cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của nhiều Phật tử nên vẫn có nhiều trùng hợp xảy ra về Phật Sự.

Đó cũng là lý do mà hôm nay chương trình hoằng pháp có nhiều thay đổi vào giờ chót mà con vẫn chưa được biết dù trên Facebook của Trang Hoằng Pháp Giáo Dục đã loan báo có sự thay đổi chương trình từ 5.00pm do TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên phát đi.

Hơn thế nữa, từ lâu đạo tràng Quảng Đức vẫn chờ thông báo từ TT Tổng Thư ký Hội đồng điều hành Thích Nguyên Tạng như một sự bảo đảm nên hầu hết Phật Tử hơi chủ quan trong đó có con (nhưng thật ra hôm nay TT Tổng Thư Ký lại bận Phật Sự tại Tasmania) thế là mãi đến 6:40 pm chúng con mới vào zoom mà tưởng là còn sớm …..dù zoom đã mở từ 6 giờ rồi và trên màn ảnh số người tham dự gần 20 người.

Tuy nhiên hôm nay zoom kỹ thuật lại hơi trục trặc như lời ghi nhận từ Tổng vụ trưởng Thích Đạo Nguyên kiêm điều hợp viên chương trình và có lẽ phương tiện tại chùa Huệ Quang có giới hạn và buổi lễ cúng chư hương linh không thể kéo dài hơn nên buổi giảng cũng kết thúc nhanh và không có câu hỏi gì để vấn đáp được vì vậy số người tham dự đến giờ phút chót buổi đã vắng nhiều ….so với ba buổi trước và chắc chắn người nghe cũng thu nhận ít kết quả hơn dù hôm nay đã có sự hiện diện đặc biệt của TT Thích Đạo Quang từ Canada (đã tranh thủ tham dự với thời gian khác biệt gần 18 tiếng do múi giờ). Đây cũng là một kinh nghiệm cho ban tổ chức.

Phần thì Microphone có lẽ đặt sát quá nên thính chúng cũng không nghe được rõ lắm dù hết sức chú ý lắng tâm. Kính xin phép cho con ghi lại tường thuật một cách vắn tắt buổi giảng với tất cả sự trung thực.

Và xin được ghi chú chỉ là một bài tường thuật chứ không phải là cảm nghĩ của một người học pháp, kính mong được sự thông cảm của quý chư Tôn Đức và quý đạo hữu.
Kính trân trọng,
Cũng như bao lời khai thị của nhiều quý Thượng Toạ và Đại Đức trong những lần cúng chư hương linh được ký gửi tại chùa, TT Toạ Viên Trí đã nhắn gửi về những cảnh giới mà có thể chư hương linh sẽ được hướng về tuỳ thuộc vào những mầm nhân đã được gieo trồng quá khứ và được tiếp tục thọ nhận quả ấy.

Tuy lời khai thị có đổi khác chút ít nhưng cùng chung một ý nghĩa là “ dù cho có hương linh đã thăng thiên hay có những hương linh mới xa rời Ta Bà cõi tạm vài tuần thôi (nơi mà họ gởi thân sanh tử trăm năm) thì hãy nhớ rằng Cực Lạc quê hương, là chốn an dưỡng Niết Bàn muôn thuở.
Và Giảng Sư cũng nhấn mạnh đến cơ hội lễ Vu Lan báo Hiếu (ngày Phật hoan hỷ) để nhắc lại nguồn gốc câu chuyện báo hiếu của Đức Mục kiền Liên Bồ Tát để cúng dường Tam Bảo hầu báo ân Cửu Huyền thất tổ, phụ mẫu đã cho ta tấm thân cuộc sống …
“ Vong linh hỡi! Hãy nên ghi nhớ, sống trên đời có được bao lâu, mới xuân xanh thoáng đã bạc đầu, rồi lại đến quan khâu một nấm.
Hôm nay, vong linh đã mãn duyên phần, ấy cũng là lẽ tự nhiên như ngày có tối sáng, có đến ắt có đi. Mong vong linh đừng luyến lưu chi trần cảnh.
Cũng như cái xác thân tứ đại: đất, nước, gió, lửa này chỉ là cái giả thân do tinh cha huyết mẹ hợp thành; còn gia đình, thân quyến … cũng đều là mối duyên nợ tiền khiên, đừng vương vấn mà đoạ vào cảnh khổ.
Định luật vô thường vong linh hãy nhớ. Muôn việc hồng trần đều ở mấy tất hơi. Hơi thở dứt thì cuộc đời chấm dứt. Cái thân này ta còn không giữ được thì có sá gì của cải, tài vật, gia đình.
Khuyên vong linh hãy mau mau niệm Phật, niệm kinh, giữ định tâm quán chiếu cuộc đời, hướng lòng thành tưởng Phật không lơi, hầu siêu thoát, vãng sanh tịnh độ.”
Và qua những lời khai thị này chắc chắn ….cùng tiếng niệm kinh sẽ tỉnh  giấc mê trần, xa lìa đường dữ, không còn tham đắm theo cảnh sắc phàm, quay về nẻo đạo, quy y Tam Bảo, thoát khỏi u đồ, vãng sanh cõi tịnh.
Và cũng với lời khai thị này “Âm siêu dương thới” cũng đều được lợi lạc khi biết rằng : “cái thân vật chất nầy dù đã mất nhưng nghiệp thức vẫn còn”. Và hiểu ràng chính dòng nghiệp thức nầy sẽ dẫn dắt chúng ta luân hồi tái sanh trong sáu nẻo mà thôi. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị cho mình hành trang thiện nghiệp, vốn liếng viễn ly, để khi vô thường bất ngờ ập đến chúng ta không hoảng sợ kinh hoàng và sẽ không bị đọa vào trong cảnh khổ.
Thế nhưng, từ vô thuỷ kiếp cho đến ngày nay, do tham-sân-si mà chúng ta tạo biết bao tội nghiệp về thân khẩu ý. Đến lúc mất thân nầy rồi thì duyên nghiệp ấy vẫn phải đeo mang và quả báo ứng hẳn là gánh chịu.
Giữa vòng trần thế chơi vơi biển sầu.
Dù là kẻ sang giàu quyền tước
Hay nghèo hèn mạt nhược như nhau
Đều cùng chung một nỗi đau
Vì duyên, vì nợ xiết bao buộc ràng.
Khi thân tứ đại rã rời khi ra đi, ai ai cũng không thể mang theo một thứ gì dù nghiệp lực do gieo nhơn nhiễm trước vọng tình….
Bả vinh hoa nô nức bước vào
Mặc cơn sóng dậy ba đào
Ôm mùi phú quí lộn nhào tử sanh.
Cái thân này có gì bền chắc mà ham
Rõ ràng muôn việc cõi trần
Chết rồi tay trắng có mang được gì?
Vậy giờ đây hãy suy nghĩ lại
Quyết vượt qua cửa ải trầm luân
Một lòng theo Phật tu thân
Rèn tâm sửa tánh lần lần thoát ra.
Cõi Ta Bà chỉ là quán trọ
Chúng sanh là lữ khách bộ hành
Theo dòng sanh tử lộn quanh
Bỏ quên xứ sở an thân Niết bàn.
Bài khai thị cũng nhắc đến tám khổ của thế gian từ Tứ Diệu Đế và những công đức mà hương linh đã tạo để không vào trong ba đường ác đạo ( địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh)
Giảng Sư đã nguyện cho tất cả muôn loài hiểu sâu lý tánh, dứt sạch oan khiên, lên bờ giác ngộ. Đời đời, kiếp kiếp sanh vào những nơi có Phật pháp, gặp được minh sư, chánh tín tu hành, hằng ngày sống an vui trong Chánh niệm bằng những lời nhắn nhủ rằng:
“Xả tâm tưởng gom thâu từ trước
Diệt tham sân si bước lỡ lầm
Chuyên lòng niệm Phật định tâm
Hãy gấp niệm Di Đà Phật hiệu
Định tâm thần quán chiếu đừng quên
Bồ đề quả Phật quyết lên
An vui vĩnh kiếp giác tâm tròn đầy.

Hương linh quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng sẽ được tiếp độ bởi Đức Phật A Di Đà và Đức Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Đại Thế Chí Bồ Tát.
Cũng như trong Qua câu mở đầu trong tập truyện thơ dân gian “Nam Hải Quan Âm” đã nói lên điều đó:
“Chơn như Đạo Phật rất mầu,
Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân
Hiếu là độ được song thân,
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài.
Trên thời hiếu báo sanh thành,
Dưới thời nhân cứu chúng sanh Ta bà”


tt vien tri-4tt vien tri-2tt vien tri


Sau đó buổi thuyết linh cũng vừa bị nhiễu sóng và sau một chút gián đoạn Giảng Sư đã chuyển sang bài pháp thoại về Hiếu Đạo như sau :
Dù xuất gia từ nhỏ tuy không nên không có thời giờ để trọn vẹn báo hiếu , nhưng nhờ có mỗi mùa Vu Lan đến… Giảng Sư có được nhân duyên chia sẻ về Hiếu dưỡng, Hiếu tâm, Hiếu đạo …
Sau đó Giảng Sư kể lại mẫu chuyện Đức Mục Liền Liên được sự chỉ dạy của Đức Phật để cứu mẹ Thanh Đề trong ngày Phật hoan hỷ (chư Tăng Tự tứ).
Trong quan niệm của Phật giáo, hiếu đạo cũng được đề cao. Đức Phật luôn dạy rằng, con người cần ăn ở hiền lành, tu nhân, tích đức, cứu khổ, cứu nạn; những việc làm xuất phát từ lòng hiếu thảo, mang lại lợi ích thiết thực cho cha mẹ trong hiện tại và tương lai. Bất hiếu là tội lớn nhất trong hành vi, lẽ sống của mỗi con người. Người nào chẳng đối xử tốt với cha mẹ của họ, thì khó có thể sống tốt, sống thiện với người khác được; bất hiếu thì cũng bất nhân.
Đó là lý do ngày Vu Lan chúng ta làm mọi công đức lành, hồi hướng cho  cha mẹ nhiều đời quá khứ và hiện tại được an vui, phúc lạc
Giảng Sư đã nhắc đến nếu mình không tu tập , thất bại trong cuộc sống và hôn nhân không biết cách giáo hoá dạy dỗ con cháu thì đâu có thể đùng thân giáo để biểu lộ sự báo hiếu của mình chỉ khi nào mình có đủ sức mạnh và niềm tin trong Đạo Phật mới có thể chuyển hoá phần tâm linh của cha mẹ (đó mới là quan trọng) .
Giảng Sư cũng nhắc đến vòng luân hồi sanh tử mà chúng sanh đã trôi lăn trong nhiều đời nhiều kiếp, “tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung”, chịu nhiều khổ đau, do vô minh che đậy tánh giác mà tạo nghiệp thọ quả, không biết lúc nào ra khỏi. Trong vòng luân hồi sanh tử đó, chúng ta thọ ơn cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, tính không thể hết. Giảng sư lại nhắc đến một trong hạnh hiếu thảo của người con cần nhất đó là hạnh nhẫn nhục và từ bi trí tuệ
Giảng Sư đã đưa ra một thí dụ về một bà mẹ có đến 5,7 người con mà lúc về già không thể sống chung với bất cứ đứa con trai hay một đứa con gái nào và rốt cuộc phải vào nhà dưỡng lão.
Giảng Sư cũng nhắc đến tại sao cha lại thương con gái và mẹ đặc biệt thương con trai nhiều hơn và nhân đó cũng nhấn mạnh đến vai trò của người dâu và con rễ, nếu hai vợ chồng đều là Phật tử …xin hãy xem cha mẹ hai bên đều là cha mẹ ruột mình nghĩa là phải trọn lòng hiếu dưỡng và hiếu tâm.
Và điều TT quan tâm nhất trong xã hội hiện nay là nếu không hướng dẫn con cái bằng chữ Hiếu của đạo Phật một cách thật kỹ lưỡng chu đáo bằng một chân tình và trí tuệ như câu chuyện một vị Thánh chưa bao giờ khóc lúc còn trẻ dù bị đánh nhiều roi từ bà mẹ thế mà đã rơi lệ khi mẹ đã già yếu chỉ đánh được một roi thôi. Vì vậy Giảng sư khuyên rằng trong ngày lễ Vu Lan này đừng đi hết chùa này sang chùa khác để được cài hoa hồng trên áo hãy trở về bên Mẹ để …
 
Rồi một chiều nào đó
Anh về nhìn mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với mẹ rằng mẹ ơi!
Mẹ ơi! Mẹ có biết hay không?
Biết gì? Biết là, biết là con thương mẹ không
Đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đoá hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em hãy cùng tôi vui sướng đi….
(lời thơ tuyệt vời của “Bông Hồng cài áo” đó HT Thích Nhất Hạnh để lại cho đời)
Dù biết rằng sau những ngày ngược xuôi giữa dòng đời, chúng ta đã về chùa tìm lại sự bình an, thảnh thơi, vững chãi trong đời sống tâm linh. Về chùa đã gặp được thầy bạn cùng trao đổi đạo lý, kinh nghiệm tu hành, nghe tiếng kệ lời kinh ngân vang để rồi từ đó chúng ta mới thấy  giá trị đích thực của đời sống tinh thần, tìm lại chút hơi ấm bên những người thân thương nhất mà không biết bao giờ mình có thể gặp lại trong nhiều kiếp tới …
Lời kết:
Kính bạch Giảng Sư, con rất tâm đắc khi hiểu được rằng hiếu đạo là một trong những chuẩn mực đạo đức căn bản của xã hội loài người. Dầu loài người có văn minh đến đâu, hiếu đạo vẫn không bị xem là “lỗi thời”  mà luôn được tôn vinh và ca ngợi qua tất cả mọi thời đại, mọi xã hội. Và cũng như Ngài biết bao thế hệ 4X, 5 X ngày nay đều ưu tư nhất về sự tiếp nối của một truyền thống báo ân Cửu Huyền thất tổ,đa sanh phụ mẫu khi thế hệ sau là cháu nội cháu ngoại mình không còn biết gì đến tổ tông, dòng giống .
Như vậy Hiếu Đạo trong Đạo Phật không chỉ là mến yêu, cung kính, vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống và thờ phụng, tưởng nhớ khi cha mẹ đã qua đời, mà còn là việc hướng cha mẹ đến với điều thiện lành, xa lánh điều xấu ác, và bản thân người con cũng phải sống tốt để cha mẹ vui lòng.
Đức Phật dạy muốn đáp đền công ơn cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn: “Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ buổi sớm mai thọ trì Tam quy Ngũ giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng của cha mẹ cũng gọi là tạm đền” (Kinh Hiếu tử). “Những ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào lòng tin. Những ai có cha mẹ theo ác giới, khuyến khích cha mẹ an trú vào thiện giới. Những ai có cha mẹ xan tham thì khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào bố thí. Những ai có cha mẹ theo ác trí tuệ thì khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào trí tuệ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, thì các người con đó đã làm đủ và đã trả ơn đủ cho cha mẹ”
Đối với đạo Phật, những việc làm xuất phát từ lòng hiếu thảo mang lại lợi ích thiết thực cho cha mẹ trong hiện tại và tương lai mới chính là hiếu tối thượng.
Báo hiếu cha mẹ chỉ dừng lại ở phương diện vật chất thôi chưa đủ, theo Phật giáo phương diện tinh thần rất mực quan trọng. Vì sao? Vì cho dù chăm lo cho cha mẹ đến hết mực không bằng khuyến hóa cha mẹ kính tin Tam Bảo và an trú vào các thiện pháp
Phật giáo đưa ra ba cấp độ, thứ nhất cung phụng đồ ăn ngon ngọt, cho cha mẹ khỏi đói rét thì gọi là tiểu hiếu; thứ hai, làm rạng rỡ tông môn, khiến cho cha mẹ vui vẻ, thơm lây gọi là trung hiếu; thứ ba hướng dẫn cha mẹ quy hướng chính tín, xa lìa phiền não thoát vòng sanh tử, dứt khổ trong tam đồ gọi là đại hiếu
Kính đa tạ Giảng Sư đã lồng trong bài pháp thoại chữ hiếu theo đạo Phật có tầm nhìn xa hơn, vì nó không chỉ dạy con người đền trả công ơn cha mẹ đầy đủ về vật chất và tinh thần mà còn hướng cha mẹ đến con đường giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, đoạn tận mọi khổ đau ngay trong đời sống hiện tại và mãi mãi về sau. Hãy làm tròn bổn phận của người con hiếu theo tinh thần Phật giáo. Có như thế mới mong đền đáp ân đức lớn lao của hai đấng sanh thành một cách đầy đủ và trọn vẹn.

tt dao nguyen



Và phải chăng Hiếu hạnh là yếu tố định hình cho đời sống luân lý đạo đức, mang lại bình an, hạnh phúc, góp phần ổn định trật tự, an ninh xã hội???
Hiếu Đạo là cội nguồn của mọi yêu thương. Cho nên đạo Hiếu sẽ trường tồn, làm nên giá trị của đạo lý Việt Nam, bởi vì gia đình là sức mạnh của một nền tảng tâm linh đó chính là chữ “Hiếu”.
Con cũng suy tư thêm về lời của giảng Sư khi nói rằng vào mùa Vu Lan này hãy dùng “một giọt nước mắt chảy lên và một giọt nước mắt chảy xuống”….
Kính đa tạ Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục đã miệt mài nỗ lực tiếp tục trao đổi những buổi pháp thoại hữu ích cho những người con Phật
Kính chúc Giảng Sư TT Thích Viên Trí và Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên được pháp thể khinh an, pháp duyên vô ngại
Kính trân trọng

Con cũng kính mượn những vần thơ sưu tầm trên mạng không rõ tác giả để kết thúc bài tường thuật này 
Chắp tay ta thắp hương trầm
Cầu cho Cha Mẹ thân tâm an nhàn
Con xin lo lắng mọi đàng
Hai vai con gánh, hai hàng Mẹ Cha
Thương Cha kính Mẹ tuổi già
Một lòng phụng dưỡng để mà đáp ân.
Xin người trong cõi hồng trần
Thương yêu Cha Mẹ đừng chần chừ thêm
Mẹ Cha như ngọn đèn đêm
Hắt hiu trước gió yếu mềm lung lay…
Công Cha nghĩa Mẹ cao dày…
Nhớ nên… Báo đáp… Những ngày… Còn đây
 
Và “Nếu có người đối xử không tốt với con, đừng thèm để tâm cho mất thì giờ. Trong cuộc đời này không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con hết, ngoại trừ cha và mẹ của con.”
—- “Mẹ là người có thể thay thế tất cả những ai khác, nhưng không có ai có thể thay được vị trí của mẹ.


-Hoàng hôn dần tắt nhạt mầu
Mình con đất khách dãi dầu gió sương
Cô đơn trải gọt đêm trường
Sướng sa đêm lạnh nhớ thương quê nhà
Đêm đêm nhớ bóng mẹ cha
Đời người viễn xứ phôi pha tháng ngày
 

Xứ người con gánh đắng cay
Bao năm mòn mỏi ngày ngày sầu vương
Thương Cha cách biệt dặm đường
Giờ đây hai ngả âm dương xa vời
Mình con vò võ xứ xa
Thân trai bươn chải hải hà quan san
Chịu bao tủi cực gian nan
Chưa ngày báo hiếu song thân sinh thành
Hương thơ dâng kính nghiêng mình
Cầu cho Cha Mẹ hiển linh niết bàn....


Nam Mô A Di Đà Phật .
Melbourne 21/8/2022
Huệ Hương




*****************************

Những bài liên quan:

 

* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục 

1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh

2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)
3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)

4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)

5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)
6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)

7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)
8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)

9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)

10/ Bồ Tát Giới (Đức Trưởng Lão HT Thích Bảo Lạc)

11/ Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất" (HT Thích Như Điển)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2023(Xem: 4746)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức, thân mẫu chúng con khi sinh tiền dốc lòng vun trồng cội phúc, gieo nhân chí thiện cần mẫn cực nhọc lo lắng cho chúng con. Nhớ lại những khi răn bảo dặn dò, những lúc nhọc nhằn nuôi dưỡng. Nhưng hởi ôi ! Ân sâu chưa trả, nghĩa nặng chưa đền mà ngày nay người đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nhớ thương cho con cháu. Thật: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, Con muốn phụng dưỡng mà Cha Mẹ đã khuất bóng.
13/09/2023(Xem: 1380)
Chùa An Lạc tọa lạc tại số 5249 30th Street, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Chùa được thành lập vào năm 1979. Ngôi chùa uy nghiêm, khang trang, mang vẻ đẹp kiến trúc phương Đông ngày nay được xây dựng vào ngày 19/6/2004. Chùa có diện tích gần 3 mẫu Anh. Chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội … của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại thành phố Indianapolis.
11/09/2023(Xem: 3087)
Con ơi mẹ chẳng cần chi Mong con ứng xử những khi mẹ còn Cho đúng bổn phận làm con Là gương sáng để con soi con vào Cho dù sức khỏe thế nào
10/09/2023(Xem: 908)
Hạnh Nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát qua lời thuyết giảng của HT. Thích Phật Đạo
10/09/2023(Xem: 1043)
Talk Show: Vu Lan Mùa Hiếu Đạo 2023 tại Đài Pháp Ấm Phật Giáo Toàn Cầu
10/09/2023(Xem: 1002)
Nhạc phẩm: Bông Hồng Cài Áo (3 tiếng hát của HT Thông Hải, TT Châu Thiện, CS Thùy Linh)
10/09/2023(Xem: 969)
Đôi Bàn Tay Mẹ | Thuỳ Linh | Sáng tác và Trình bày
10/09/2023(Xem: 902)
Mẹ Tôi | Thuỳ Linh Phổ Nhạc Từ Thơ Của HT. Thích Quảng Thanh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567