Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ từ Phật Tử khi nghe Pháp thoại “Gương Đại Hiếu của Tôn Giả Xá Lợi Phất” do TT Thích Nguyên Tạng chủ giảng qua hệ thống Zoom online ngày 6/8/2022 theo chương trình của Tổng Vụ Hoằng pháp và Giáo dục GHPGVNTN Hải ngoại tại Úc Châu và Tân Tây Lan.

07/08/202206:22(Xem: 3281)
Cảm nghĩ từ Phật Tử khi nghe Pháp thoại “Gương Đại Hiếu của Tôn Giả Xá Lợi Phất” do TT Thích Nguyên Tạng chủ giảng qua hệ thống Zoom online ngày 6/8/2022 theo chương trình của Tổng Vụ Hoằng pháp và Giáo dục GHPGVNTN Hải ngoại tại Úc Châu và Tân Tây Lan.


tt nguyen tang

Cảm
nghĩ từ Phật Tử khi nghe Pháp thoại “Gương Đại Hiếu của Tôn Giả Xá Lợi Phất” do TT Thích Nguyên Tạng chủ giảng qua hệ thống Zoom online ngày 6/8/2022 theo chương trình của Tổng Vụ Hoằng pháp và Giáo dục GHPGVNTN Hải ngoại tại Úc Châu và Tân Tây Lan.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

 

Kính bạch Chư Tôn Thiền  Đức Tăng Ni

Kính thưa các đạo hữu gần xa khắp nơi tham dự buổi pháp thoại này,

 

Con kính xin phép được bày tỏ cảm nghĩ của mình sau khi được nghe một bài pháp thoại thật tuyệt vời kể về gương đại hiếu sáng ngời của Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta), bậc trí tuệ và hiếu thảo vẹn toàn đã tìm cách cứu mẫu thân khi mẹ Ngài còn sống khác với gương  hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên do cứu độ mẹ thoát khỏi địa ngục khi bà vừa qua đời, và cũng chính hạnh nguyện này đã làm duyên khởi cho thắng hội Vu Lan.

 

Con cũng nhân dịp này kính xin tán thán các tự viện tại hải ngoại trong suốt nhiều năm qua đã giữ vững truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam qua lễ hội Vu Lan Báo Hiếu được biểu hiện bằng một tấm lòng hiếu kính của những người con hướng về Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ, nhờ vậy mà  trong suốt mùa Vu Lan Lễ Hội, chúng Phật Tử thường tụ họp về ngôi chùa gần nhà mình để thọ trì kinh Vu lan và Kinh Địa Tạng từ mùng 1 đến Rằm tháng Bảy âm lịch để cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà, Song đường, Phu Mẫu đã qua vắng sớm vãng sanh và Cha Mẹ hiện tiền được vui khỏe, bình yên, tăng phúc lộc.

 

Hơn thế nữa năm nay theo quy trình kế hoạch của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo dục của Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN tại Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan nhiêm kỳ 2022-2026 bắt đầu từ 30/7/2022 mỗi tháng  sẽ có 4  pháp thoại được chủ giảng vào ngày thứ bảy cuối tuần và bài pháp thoại thứ 2 do TT Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư Ký Giáo Hội Thích Nguyên Tạng chủ giảng với đề tài trên  rẩt phù hợp trong mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu vì như chúng ta đã biết Đạo Phật là Đạo Hiếu.  Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nhưng ít ai biết được rằng nếu  nói về hạnh hiếu thì Ngài Xá Lợi Phất đệ nhất đại đệ tử của Đức Phật về Trí Tuệ lại là người vẹn tròn đại hiếu.

Nào, kính mời cùng lắng động tâm tư và nghe lại tích truyện đã được Giảng Sư với biện tài nhạo thuyết  giải đáp thắc mắc của MC Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên khi dẫn nhập chương trình tối nay.

Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà La Môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi, vốn thông minh và có biệt tài hùng biện hằng mong con trai của mình sẽ trở thành một đại luận sư lỗi lạc bậc nhất đương thời. Xá-lợi-phất sanh trong gia đình Bà-la-môn, thân phụ Đề-xá là luận sư nổi danh trong giáo đoàn Bà-la-môn. Thân mẫu khi mang thai Ngài, trí tuệ trội vượt hơn mọi phụ nữ tầm thường (Theo truyền thuyết đó là do ảnh hưởng của thai nhi).

Em trai thân mẫu là Câu-hy-la, cũng rất giỏi nghị luận, nhưng mỗi khi cùng với bà chị đàm đạo, đều bị cạn lời bí lối, chẳng dám cầm cự phải thoái lui. Ông xấu hổ rời nhà ra đi, biết rằng đứa bé trong bụng chị mình ngày sau sẽ là một người đại trí tuệ, nếu tự mình không tiến hơn, mai sau cậu chẳng bằng cháu, thiên hạ sẽ cười cho thối óc. Do đó, ông đi khắp nơi tìm thầy học hỏi, nghiên cứu miệt mài đến nỗi móng tay ra dài mà không dám nghỉ để cắt. Người đương thời đặt cho ông danh hiệu là Trường Trảo Phạm Chí (Sau này khi Xá-lợi-phất quy y Phật, ông cũng quy y theo làm Sa-môn). Và sau đó Ngài Trường Trảo Phạm Chí đã lên núi dể học lại các bộ kinh Vệ Đà.

Giảng Sư đã giải thích thật rộng rãi về ý nghĩa Kinh Vệ Đà như sau: Kinh Vệ-đà, hay Phệ-đà  xem như là cỗi gốc của giới Bà La Môn và là suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ. Véda có nghĩa là "tri thức". Trong kinh có những bản tụng ca để ca ngợi các vị thần, như thần lửa, thần núi, thần sông... Phần lớn ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu nhiệm của cuộc sống Toàn thể bộ kinh được hợp lại từ nhiều phần gọi là sambitâ, gồm bốn tạng

Rig Véda: thi tụng cái biết, bao gồm gần mười quyển, với 1028 tụng ca mà bài cổ nhất có từ thế kỷ 15 trước Công nguyên và những bài gần nhất cũng khoảng thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Những vị thần được ca tụng nhiều nhất là Indra, Varuna và Agni.

Sâma Véda: ca vịnh thần chú, gồm 585 khổ thơ, tương ứng với các giai điệu được dùng trong những tụng ca hiến tế (hymmes des sacrifices).

Yayur Véda: là một chuỗi các công thức hàm chứa những nghi lễ khác nhau (nghi lễ dâng trăng tròn, trăng mới, nghi lễ dâng các vong nhân, dâng thần lửa, dâng bốn mùa..)

Atharva Véda: triển khai ý nghĩa ba bộ kinh kia - gồm các bài thuyết giáo, có nội dung thiết thực và triết học. Các bài thuyết giáo chứa đựng thông điệp tâm linh căn bản của Ấn Độ giáo Atharva Véda được lấy tên từ các vị tư tế xưa chuyên lo việc cúng thần lửa, gọi là các Atharvan, gồm những câu phù chú ma thuật và những phù chú trừ ma yểm quỷ.

Trong phần Rig Véda, người ta nhắc đến những con người tự coi là "vượt lên trên cõi trần" (được gọi là các yogin, du-già sư). Khi uống một thứ nước gây say là soma, họ khổ luyện và tự thôi miên và gây nên trạng thái xuất thần và lên đồng. Khi đó, họ tự coi là những người thần thánh nhập vào họ và họ tin rằng mình được ban cho những quyền lực thiên nhiên.

Tư tưởng chủ yếu của Vệ Đà được biến đổi từ Đa thần qua Nhất thần, từ Nhất thần sang lãnh vực Triết học ngang qua ba thời đại: Vệ Đà Thiên Thư (Veda), Phạm thư (Brahman) và Áo nghĩa thư (Upanishad).

Theo kiến thức Vệ Đà, âm thanh Vệ Đà được chia là bốn phần chỉ được liễu đạt bởi các giáo sĩ Ấn giáo “thông thái” nhất mà thôi. Lý do là vì ba trong bốn phần nầy đã được tìm ẩn ở chính bên trong mọi sinh vật và chỉ có phần thứ tư là được thể hiện tự bên ngoài, như kinh đã nói. Chính phần âm vận Vệ Đà thứ tư nầy, được gọi là vaikhari, rất khó hiểu cho người bình thường. Ông Srila Visvanatha Cakravathi Thakura giải thích những phần nầy như sau: Phần âm vận prana Vệ Đà, gọi là pana, nằm trong kinh adharacakra; phần tinh thần, được biết dưới pasyanti, nằm ở vùng rốn, trên manipuraka-cakra; phần thông minh, được biết dưới tên madhyama, nằm ở vùng trái tim, trong khu anahata-cakra. Sau hết, phần thể hiện cảm giác âm vận Vệ Đà được gọi là vaikhari. Phần âm vận Vệ Đà nầy là ananta-para, vì nó thu gồm toàn bộ năng lượng của vũ trụ và bao quát hơn cả vũ trụ nữa và vì vậy không thể chia cắt bởi thời gian hay không gian.

Giảng Sư đã kể về sự thông minh có thể nói là thần đồng về Ngài Xá Lợi Phất qua câu chuyện tiếp theo:

Vào năm tám tuổi, Xá-lợi-phất đã có thể giải suốt mọi thư tịch. Thời ấy, trong nước Ma-kiệt-đà, có hai anh em trưởng giả, anh tên Cát-lợi, em tên A-già-la, mở tiệc đãi đằng vua quan, thái tử, các vị luận sư… ca vũ nhạc kịch, luận cổ bàn kim. Đại hội quy định, ai ngồi theo chỗ đó, chỉ có cậu bé Xá-lợi-phất trèo lên bảo tọa của luận sư cao tột, bên cạnh không người nào dám ngồi, mà chẳng hề sợ sệt. Ban đầu, mấy ông đại luận sư cho đó là một tên thiếu niên vô tri, không thèm đếm xỉa đến, sai các đệ tử nhỏ tuổi đến thù đáp, nhưng gặp Xá-lợi-phất lời lẽ khúc chiết, nghĩa lý thích hợp, làm kinh ngạc bốn phía. Lúc ấy các đại luận sư mới khâm phục, khen ngợi rối rít, quốc vương cũng đẹp dạ, đem luôn một thôn trang phong tặng Xá-lợi-phất.Ấu thơ tám tuổi đã xuất đầu lộ diện trong trường hợp như thế, phụ thân tuy nổi danh học giả, cũng tự cảm nhận: Thông minh tài trí của mình không bằng cậu con yêu

Ấy thế mà lớn lên, Xá Lợi Phất lại rủ bỏ tất cả để đi theo Sa môn Cù Đàm (Phật Thích Ca), trở thành trợ thủ đắc lực của Thế Tôn, lại dùng tài trí của mình quy thuận rất nhiều Bà La môn theo Phật giáo. Mặc dù rất thương và tôn trọng quyết định của con nhưng sự kiện Xá Lợi Phất xuất gia đầu Phật đã khiến bà Xá Lợi thất vọng, đau buồn và không hề có thiện cảm với Tăng đoàn. Bà Rupasari không tin Đức Phật. Bà đem lòng kính ngưỡng, tôn thờ các đấng Phạm Thiên.

 Theo bà, chỉ có các vị này mới là vĩ đại nhất và sau khi xuất gia chứng quả A La Hán rồi, tôn giả Xá Lợi Phất biết rất rõ điều ấy. Ngài muốn trở về để thức tỉnh và chuyển hóa mẹ lắm, nhưng vì nhân duyên chưa chín muồi nên đành phải chờ, Vì thế, Tôn giả Xá Lợi Phất đã xin Đức Phật cho phép được trở lại quê nhà trước là để hóa độ cho thân mẫu rồi mới nhập vào cõi Niết Bàn tịch diệt

Khi được tin Xá Lợi Phất cùng tùy tùng hơn 500 vị tỳ kheo sắp trở về nhà, bà Xá Lợi vẫn hờ hững. Dù bấy giờ, danh tiếng và oai đức của Xá Lợi Phất đã lẫy lừng khắp thiên hạ nhưng trong lòng bà thì Xá Lợi Phất luôn bé nhỏ và ngay cả Thế Tôn cũng bình thường không thể sánh với đấng Phạm Thiên vĩ đại mà bấy lâu bà vẫn tôn thờ.

tt nguyen tang-xa loi phat-4
tt nguyen tang-xa loi phat-3
tt nguyen tang-xa loi phattt nguyen tang-xa loi phat-2

tt nguyen tang (1)tt nguyen tang (2)tt nguyen tang (3)tt nguyen tang (4)tt nguyen tang (5)tt nguyen tang (6)tt nguyen tang (7)



Cuộc trùng phùng của tình mẫu tử sau hơn mấy mươi năm xa cách chưa được bao lâu thì Tôn giả Xá Lợi Phất  thị hiện bị bịnh kiết lỵ thì bà Xá Lợi tỏ ra rất lo lắng, bồn chồn. Có bà mẹ nào mà không khỏi lo lắng cho con! Ôi Trái tim của mẹ dù con mình đã trưởng thành và cũng không cần biết con mình đã bao nhiêu tuổi! Đêm ấy bà thao thức mãi, không thể nào chợp mắt được.

Bà Xá Lợi lò dò đến thăm con thì bỗng lóa mắt như lạc vào thế giới của thiên thần. Trong căn phòng của tôn giả Xá Lợi Phất ngập tràn ánh sáng vơi vô số chư thiên hào quang rực rỡ vây quanh. Không chỉ một mà nhiều đoàn thiên thần đến thăm tôn giả Xá Lợi Phất làm cho bà Xá Lợi ngạc nhiên và mừng rỡ vô cùng. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời bà được chứng kiến cảnh huy hoàng, tráng lệ ấy.

Khi vị trời có hào quang và dung sắc sáng chói nhất cùng tùy tùng ra đi, bà Xá Lợi liền xin phép thị giả Thuần Đà vào thăm tôn giả Xá Lợi Phất. Bà ta ngạc nhiên đến cùng cực khi biết các phái đoàn thiên thần đến thăm con bà lần lượt là Tứ Đại Thiên Vương, Đế Thích và cả Đại Phạm Thiên, đấng toàn năng mà bà hằng quy kính, tôn thờ.

Một thoáng suy tư, bà Xá Lợi nghĩ rằng nếu con của ta mà có oai lực lớn đến trời người đều cung kính như vậy thì Đấng Thế Tôn oai lực vĩ đại đến dường nào. Nghĩ đến đây, bà Xá Lợi cảm nhận một niềm hỷ lạc tràn ngập châu thân, tinh thần thư thái vô cùng, niềm tịnh tín nơi Thế Tôn trong bà bừng phát. Nhân đó, tôn giả Xá Lợi Phất tuần tự giải thích và xưng tán công đức siêu tuyệt của Thế Tôn qua các phương diện giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến.

Thật diệu kỳ, khi pháp thoại vừa chấm dứt thì bà Xá Lợi thành tựu Pháp nhãn thanh tịnh, tin tưởng bất động vào Thế Tôn, chứng đắc sơ quả Tu Đà Hoàn.nghĩa là đã diệt được 3 phần kiết sử là Thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Cũng cần biết thêm Tu Đà Hoàn là  một trong  bốn quả Thanh văn, bốn quả Thánh gồm Sơ quả Tu-đà-hoàn (Dự lưu, Thất lai), Nhị quả Tư-đà-hàm (Nhất lai), Tam quả A-na-hàm (Bất lai), Tứ quả A-la-hán (Vô sinh).

Thế là tôn giả Xá Lợi Phất đã làm tròn bổn phận hiếu đạo của người xuất gia. Tuy không sớm thăm tối viếng, cung phụng ngon ngọt, nhưng đã giúp mẹ thoát được lưới mê, bước vào dòng Thánh, phúc lạc muôn đời.

Trộm nghĩ chắc hẵn 39 người tham dự hôm nay đều đồng ý rằng bài pháp thoại thật tuyệt vời, rất nhiều chi tiết hữu ích nhưng chỉ kéo dài đúng 60 phút và cũng như MC Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên đã nhận xét, cô đã nghe như xem một chuyện cổ tích được quay thành phim vì những hình ảnh sống động quá, và cô Diệu Quyền / Sydney cũng ca ngơi và tri ân Giảng Sư đã cống hiến chi tiết về Ngài Xá Lợi Phất thật quá đầy đủ nhưng vì được TT Tổng Vụ Trưởng Hoàng Pháp& Giáo Dục khuyến khích nên có nhiều câu hỏi cần được đặt ra để buổi pháp thoại được nhiều lợi lạc

Vì thế sau khi giải lao và được Phật tử Nguyên Quảng Hương (đạo tràng Quảng Đức) cúng dường bài hát về Mẹ với tựa đề “ Mẹ ơi, chín tháng mười ngày”đầy ý nghĩa,   Phật tử Đồng Thọ Tháp/Nam Úc đã kính xin Giảng Sư giải thích thêm về Giới cấm thủ và Phật Tử Tịnh Liên/giáo viên tại Melbourne đã xin TT Giảng Sư giải thích sâu về Thân Kiến và nhờ đó thính chúng đã nghe được thêm về những mẫu chuyện về cách nhập thất của Tây Tạng để được chuyển hóa kiếp này và tái sinh như trường hợp công chúa Nga Zena đã  được Lạt Ma Yeshe chỉ dạy.

Kính xin phép ghi lai lời giải thích về Giới Cấm Thủ và Thân Kiến mà con rất tâm đắc như sau:

-Thân kiến có thể tạm gọi là: Sống trên đời, người ta khổ vì chấp thân là của ta, gặp hoàn cảnh khó khăn, gặp việc khó khăn, gặp khí hậu thời tiết, bệnh tật khó khăn là ta đi tìm cách tránh né cho khỏe thân hơn, tức là chấp ngã.

Tu hành là phải xả tâm; diệt ngã, ly dục, ly ác pháp quá khó khăn, khiến cho thân tâm phải mệt nhọc từng phút, từng giây, để chiến đấu làm chủ đời sống của mình. Hàng ngày phải chuyên cần tu tập pháp hướng tâm: “Tâm như cục đất, lìa tham, sân, si hết” thì thân kiến mới dứt.

 -Giới cấm thủ bảo thủ cái thấy về giới phải giữ. Cố bảo thủ cái thấy phải giữ giới mà không biết là giới đó có đem lại lợi ích hay không. Thí dụ giữ giới không nói láo, nên lúc nào cũng nói thật, nhưng không biết lợi hại của lời nói thật và dối, nên khi kẻ cướp nó hỏi cái gì thì cũng nói thật để nó làm hại người khác. Vậy là giới cấm thủ là một sai lầm từ cái thấy giữ giới mà không nhiêu ích hữu tình. Giới cấm thủ là đè nén và có cái thấy bị đè nén. Do vậy sự đè nén của giới cấm thủ đưa đến cái thấy bị đè nén do giữ giới. Cái đè nén này là sở tri chuớng có hại. Giới của Phật dạy là có động cơ của tình thương và vì sự lợi ích và hiểu biết của các chúng sanh. Vì vậy giới của Phật tử không do đè nén và đàn áp tao thành tri kiến ức chế. Có cái thấy ức chế khi giữ giới là giới cấm thủ kiến

Lời kết:

 

Chữ  Hiếu được xem là nền tảng của đạo đức. Trong gia đình, hiếu được thể hiện qua các hành vi ứng xử đạo đức của con cái đối với cha mẹ, ông bà. Đối với gia tộc, hiếu biểu hiện qua việc con cháu quy tụ về để tưởng nhớ ông bà tổ tiên nhân ngày giỗ hay lễ lớn của gia tộc. Ngoài phạm vi gia đình và dòng họ, hiếu được luật hóa thành các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Hiếu trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhân cách con người cũng như địa vị trong xã hội.

Do đó, đạo Nho xem hiếu là căn bản của đức. Và tóm gọn trong ba điều: đại hiếu là tôn kính cha mẹ, thứ đến là không làm gì gây tai tiếng cho cha mẹ, sau cùng là nuôi dưỡng cha mẹ và phải sinh con để nối dòng (Hiếu hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳ thứ phất nhục, kỳ thứ năng dưỡng.

Nhưng theo đạo Phật, có hiếu với cha mẹ không chỉ bằng cách cung cấp vật chất mà còn phải hướng cha mẹ đến với thiện pháp nếu cha mẹ chưa biết thiện pháp. Đức Phật dạy trong kinh Tăng chi, “Này các Tỳ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, thì khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới thì khuyến khích, hướng dẫn an trú vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, thì khuyến khích, hướng dẫn an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, thì khuyến khích, an trú vào trí tuệ, cho đến như vậy, này các Tỳ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha”. Như vậy, đối với đạo Phật   đại hiếu của người con đối với cha mẹ được biểu hiện qua phương diện hướng dẫn cha mẹ tu tập thiện pháp đưa đến giải thoát khổ đau. Để làm được điều đó, trước hết người con phải là người đã và đang thực hành thiện pháp. Nghĩa là người con phải có đức tin vào Tam bảo, phải thực hành thiện pháp, phải có bố thí, và có tu tập trí tuệ.

Tôn Giả Xá Lợi Phất với tuệ giác siêu việt: (Ngài là đệ tử thượng thủ của đức Thế Tôn, là bậc trưởng lão trong hàng Tỳ-kheo, vị kiến trúc sư đã xây dựng Tịnh xá Kỳ Viên Cấp Cô Độc và Ngài  là tướng quân lãnh đạo trong công tác hóa đạo) khi thấy mẹ chưa tin Tam Bảo, tu theo ngoại đạo, có những tâm hành sai quấy, bất thiện với Đức Phật và Chư Tăng…, Ngài đã khéo dùng pháp phương tiện, khiến cho mẹ tin kính Tam Bảo, quay về với Chánh Pháp, xa rời xấu ác, nuôi dưỡng thiện tâm và cuối cùng được dự vào dòng Thánh.

 

Thiết nghĩ, những người con chúng ta khi cha mẹ còn sống, chúng ta nên noi gương hiếu hạnh của Tôn giả Xá Lợi Phất, nếu chưa được một trăm phần, chúng ta cũng cố gắng đôi mươi phần.

 

Nghĩa là: Nếu cha mẹ chưa tin Tam Bảo, nên khuyến khích cha mẹ đến với Phật, Pháp, Tăng. Cha mẹ bị tà kiến, ta nên hướng cha mẹ đến chánh kiến. Cha mẹ còn nhiều tâm hành tiêu cực, bất thiện, chúng ta nên giúp cha mẹ làm các việc lành, tránh xa điều ác…, để cha mẹ hiện đời sống an vui hạnh phúc, khi mãn phần, sanh về cảnh giới an lạc tốt đẹp, không bị đọa lạc vào ba đường khổ.

Còn nếu như cha mẹ đã qua đời, chúng ta nên gieo trồng các phước lành, siêng năng tu tập, đem phước đức và công đức của mình hồi hướng về cha mẹ, cầu nguyện cho song thân sớm nương từ lực Chư Phật mà thức tâm tỉnh giác, chuyển mê khai ngộ, sinh về cõi lành an vui. Được như vậy, là chúng ta đã đáp đền phần nào thâm ân dưỡng dục trong muôn một đối với song đường.

 

Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo, tuệ giác của Tôn giả Xá Lợi Phất soi sáng, gia hộ cho hết thảy chúng ta luôn biết sống hiếu hạnh, tâm hiếu mỗi ngày một tăng trưởng, để hiện tại sống an vui, tương lai sáng lạn và tốt đẹp.

Kính tri ân TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng ” Thật là đại thượng duyên cho những ai tập được thói quen lắng  nghe Phật Pháp với tất cả chú tâm và đam mê thích thú  và lại được tiếp nhận những dòng pháp nhũ  ban phát từ những giảng sư biện tài nhạo thuyết .  Chắc hẵn sau mỗi bài pháp thoại một niềm hạnh phúc sẽ lan tỏa khắp châu thân và có thế nói khó tìm thấy niềm  hạnh phúc nào đến được từ bất cứ vật chất hay những giải trí bên ngoài”.

Kính chúc Giảng Sư được pháp thể khinh an và pháp duyên vô ngại để chúng con còn được nghe nhiều bài pháp thoại tuyệt vời hơn thế .

Kính chúc quý vị trong phân ban Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục được nhiều sức khỏe và thăng tiến mãi trên kế hoạch hoằng pháp như đã dự trù, cũng như sẽ thành tựu ý nguyện, đồng thời  số người tham dự  sẽ tăng lên nhiều hơn gấp ba gấp bốn lần cho mỗi tuần có pháp thoại.

Kính trân trọng,  

Kính tán thán ...

Hằng tuần pháp thoai từ Tổng Vụ Hoằng pháp,

Đã thỉnh mời nhiều Giảng Sư ưu việt  biện tài.

Nội dung phù hợp với Giáo Lý Như Lai

Cách báo ân hạnh hiếu...

Khi  cha mẹ còn sống hay đã quá vãng.

 

Kính tri ân Giảng Sư giới thiệu...

Bậc thánh tăng đại trí tuệ vẹn toàn hiếu hạnh

Giúp bồi hồi “còn mẹ” phải nhớ  điều này thôi!

Con dù lớn...

mãi trong mắt mẹ con vẫn nằm nôi !

Tình thương của Mẹ luôn tràn dâng như biển cả!

 

 Kính trân quý bài pháp thoại vi diệu khó tả,

Nguyện nghe lại nhiều lần để thâm nhập vào tâm

Không những hạnh hiếu mà còn những trọng ân

Hạnh phúc thế gian...

... được điểm tô bằng tình nghĩa và trí tuệ !

 

Huệ Hương

Melbourne 8/8/2022



*****************************




Những bài liên quan:

* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục 

1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh

2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)

3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)

4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)

5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)

6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)

7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)

8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)

9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)

10/ Bồ Tát Giới (Đức Trưởng Lão HT Thích Bảo Lạc) 

11/ Nguyên nhân và quá trình hình thành GHPGVN Thống Nhất" (HT Thích Như Điển)

12/Ngũ Giới (Sư Cô Giác Anh)

13/Tổng Quan về Kinh Bát Đại Nhân Giác (TT Thích Đạo Hiển)

14/ Thập Thiện Nghiệp Đạo (TT Thích Viên Tịnh)
15/ Bồ Tát Đạo (SC Thích Nữ Nguyên Khai)
16/Hướng dẫn nghi lễ Phật giáo (TT Thích Nhuận Chơn)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2011(Xem: 4189)
Khi chúng ta ngừng lại sự nói năng và suy nghĩ để chuyên chú vào hơi thở vào-ra, chúng ta đang an trú trong quê hương đích thực của mình...
05/08/2011(Xem: 4910)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
04/08/2011(Xem: 6380)
Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ...
03/08/2011(Xem: 4792)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
03/08/2011(Xem: 6484)
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”
03/08/2011(Xem: 5217)
Người đời thường hay bảo nhau “Cháu của bà Nội mà tội cho bà Ngoại” nhưng Mệ Nội tôi có lẽ không đủ phước báu để được hưởng cái đặc ân đó. Trái lại, Mệ đã một lòng chăm nom và dạy dỗ đàn cháu Nội trần ai khoai củ này, thật tội nghiêp!.
02/08/2011(Xem: 4844)
Bàng bạc trong kinh điển Hán tạng (H) và Pàli tạng (P) là ơn nghĩa sanh thành, thâm ân dưỡng dục, hiếu đạo trong hiện tại, hiếu đạo ở vị lai, tội báo bất hiếu...
02/08/2011(Xem: 4760)
Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất…
02/08/2011(Xem: 6090)
Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya...
02/08/2011(Xem: 4814)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]