Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những mùa Vu Lan - 1996

11/04/201312:04(Xem: 4826)
Những mùa Vu Lan - 1996

Những mùa Vu Lan

Thay Lời Tựa

Thích Đức Niệm

Nguồn: Thích Đức Niệm

Ta hiện hữu trên cõi đời này do nghiệp duyên đưa đẩy. Nghiệp là năng lực dẫn dắt ta đi theo nghiệp nhân mà ta đã tạo để rồi kết hợp với người hữu duyên hình thành thân này trong hoàn cảnh xứng hợp.
Thân này có và được tồn tại phải nhờ đến nhiều yếu tố của thế gian, mà trực tiếp là cha mẹ cưu mang chắt chiu chăm sóc. Mà phải nào chỉ có săn sóc hình hài ta thôi đâu, đến cả tâm trí hiểu biết cũng thường hằng trực tiếp nhờ cha mẹ giáo dưỡng mà thành. Đích thực cha mẹ là nơi đã tạo ra chúng ta. Không có cha mẹ thì không có ta. Nếu cha mẹ không muốn ta ra đời, không có thiện tâm để ta sống, thì ta cũng không thể tồn tại hiện hữu được. Thế nên cha mẹ là đấng nắn tạo ra đời con, là giòng suối ngọt để con giải khát, là bóng mát trời nắng hạ, là bát cơm thơm ngon, và còn biết bao chất liệu ân tình chứa chan qua tiếng hát lời khuyên bằng dòng nước mắt yêu thương, bằng nụ cười hiền dịu an ủi vỗ về trải dài tháng năm, bằng tâm tình tha thiết trao trọn cho con.
Do vậy, các bậc thánh hiền cổ đức mà nhứt là đức Phật Thích-Ca đều khuyên ta phải ghi nhớ ân cha mẹ để lo báo đền. Bất cứ đạo lý nhân bản nào cũng đề cao đạo hiếu, phụng thờ cha mẹ. Kinh sách Thánh Hiền nói: “Thiên kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên”. Bởi lẽ, có hiếu là có nghĩa, có trung, có tín, có thành. Nếu không có lòng hiếu kính cha mẹ thì là bất hiếu. Bất hiếu sẽ đưa đến bất nghĩa, bất trung, bất tín, bất thành!
Sống ở đời muốn được an lành hạnh phúc, thành danh vinh hiển mà không lấy hiếu đạo làm đầu để làm nền tảng tiến thân thì tự đào sâu hố thẳm bất hạnh, ô danh tiếng đồn. Người còn có lương tâm không thể nào phủ nhận ân đức sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Thực tế và rõ ràng là mẹ mang nặng đẻ đau cưu mang ẵm bồng săn sóc. Cha ngày ngày làm việc cực nhọc để kiếm tiền nuôi con khôn lớn. Cha mẹ đã kiên nhẫn cực khổ ngày đêm nuôi dưỡng dạy dỗ vỗ về khuyên nhủ trải suốt bao tháng năm, con mới được lớn khôn hiểu đời. Điều hiển nhiên thế đó! Ấy vậy mà có kẻ cuồng tín cho rằng thần linh thượng đế sanh tạo ra mình, nên chẳng cần phụng thờ cha mẹ. Lại có kẻ điên rồ mê dại nghe theo tà nhơn ác đảng đem cha mẹ ra tố khổ, cho đó là hành động theo tư tưởng tiến bộ, đỉnh cao trí tuệ của loài người! Thảo nào Đức Phật huyền ký: Vào thời mạt pháp cách Như Lai diệt độ lâu xa, có hạng tà nhơn giả chánh nhơn thuyết chánh pháp, mạo xưng là Phật, Bồ Tát hiện thân để mê hoặc lòng người. Lại có kẻ tự xưng là tăng, nhưng không thọ trì giới pháp, thích làm những điều danh lợi thế gian. Trong hàng Phật tử có những kẻ hình người tâm ma thích phá rối Tam Bảo, mưu toan chiếm đoạt quyền hành thao túng cửa Phật. Nhân gian phát sanh nhiều thứ đạo tặc lập bè kết đảng phá hại chánh pháp, hãm hại người hiền, huỷ hoại Phật tượng, chùa viện, luân thường đạo lý, ưa thích tạo hận thù hãm hại lẫn nhau, lấy đó làm vui. Đồng thời xuất hiện những bệnh hoạn ngặt nghèo, tai ương khủng khiếp, mà con người vẫn thản nhiên vui với kiếp sống mong manh bất ổn đó.!
Ta thử định thần lắng lòng tự hỏi lời Phật huyền ký có đúng chăng? Và vì đâu nhân loại ngày một phát minh tiến bộ mà lòng người không được an lành theo nhịp độ của sự tiến bộ văn minh đó? Trái lại càng lúc đời sống con người càng bất ổn, tâm thần nhiều lo âu, vẻ đẹp thiên nhiên mất dần và thu hẹp. Phải chăng con người chỉ dong ruổi theo vật chất mà quên mất phần tinh thần trau dồi đạo đức?
Đức Phật dạy: “Lấy ân báo oán, oán tự tiêu diệt. Lấy oán báo oán, oán thêm chất chồng”. Đối với bổn Phật, đức Phật dạy: “Trên đền trả bốn ân lớn, dưới cứu giúp ba đường khổ”. Bất cứ người Phật tử chân chánh nào cũng ghi tâm tạc dạ điều này, mà đặc biệt là hiếu kính cha mẹ.
Như vậy, Phật giáo tuy hướng đạo con người tiến lên Phật đạo giác ngộ giải thoát để được sống an vui trong cảnh giới Cực-Lạc Niết-Bàn, nhưng đồng thời ngay trong hiện đời, đức Phật dạy phải hoàn thành nhân đạo hiếu nghĩa.
Sách đây ghi lại dấu vết cõi lòng cảm xúc của người con không còn gần cha mẹ, người dân xa quê hương trong hoàn cảnh đau thương của đất nước, dòng tâm tư xúc động mỗi độ Vu Lan về.

Hoa Kỳ, Vu Lan 2540-1996
THÍCH ĐỨC NIỆM



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2022(Xem: 2505)
Thính chúng tham dự trực tiếp sẽ ngưỡng mộ tinh thần phục vụ hoằng pháp độ sinh của TT Giảng Sư Thích Tâm Minh khi được biết TT Thích Tâm Minh vừa trở lại Sydney sau chuyến Phật Sự tham dự tang lễ Ni Sư Thích Nữ Chân Duyên ( Sư Mẫu (Cố Vấn chùa Phật Quang vùng Footscray thuộc thành phố Melbourne do Ni Sư Thích Nữ Chân Kim trụ trì) mà giờ hỏa táng và thỉnh Giác Linh an vị vừa kết thúc lúc hai giờ chiều hôm nay, thế nên TT Tổng vụ trưởng Thích Đạo Nguyên đã có đôi lần sợ Ngài Tâm Minh mệt nên muốn chấm dứt sớm hơn trong ngày đầu tiên theo giờ quy định.
30/07/2022(Xem: 3732)
An Cư Kiết Hạ mỗi hàng năm Pháp Phật chế ra nhất nhất hoằng Bất luận Nam Truyền hay Bắc Hệ Giới trường tổ chức thật trang nghiêm
30/07/2022(Xem: 1788)
Vu Lan tháng bảy đã về rồi Cách trở muôn trùng dáng Mẹ tôi Đức hạnh Người gieo nguyền chẳng đổi Từ bi kẻ nhận rõ luôn bồi Nuôi mầm sữa ngọt kề bao nỗi Dạy nghĩa quê nghèo vẹn chiếc nôi Cháu chắt ngày sau khuyên chớ lỗi Không vì chuyện thế bạc tình lôi.
29/07/2022(Xem: 1742)
Em cài áo, vàng y hoa Hồng thắm, Dâng mẹ hiền,muôn thửa nghĩa sanh cao. Dâng Cha Yêu, nghiêm nghị giữa bao điều. Lòng Hiếu hạnh, sáng ngời ánh trăng sao.
28/07/2022(Xem: 1750)
Năm tháng qua đi biết nói gì, Đem lòng học hỏi đạo từ bi Xa rời khổ não tâm hân lạc Thực tập vui tươi ý giải nghi Gắng bỏ xan tham hành hỷ xả Xua trừ phẫn hận gở sân si Vun bồi định tuệ nuôi mầm sống Khổ tận cam lai hẵn có khi
28/07/2022(Xem: 2296)
1. Không thể trả ơn (Tăng Chi Bộ Kinh Nikàya, Chương 2) 2. Cha Mẹ là “Phật” (Kinh Tâm Địa Quán) 3. Cha Mẹ là “Phạm Thiên” (Tăng Chi Bộ Kinh Nikàya, Chương 3 Người con hiếu được sinh thiên) 4. Diệu hạnh hiếu kính Cha Mẹ (Tiểu Bộ Kinh Nikàya. Kinh Tập_Sutta Nipata. Chương II. Kệ 404_ Người con hiếu được sinh thiên) 5. Lành thay hiếu kính Cha Mẹ (Tương Ưng Bộ, Tương Ưng Bà La Môn, Phẩm Cư Sĩ, Phần Màtaposaka_ Người con hiếu được sinh thiên) 6. Phụng dưỡng Cha Mẹ với Từ tâm (Tiểu Bộ Kinh, Chuyện tiền thân số 532, Kệ 90-93_ Người con hiếu được sinh thiên) 7. Điềm Lành (Tiểu Bộ Kinh. Tiểu Tụng. V. Kinh Điềm Lành, Kệ 5) 8. Hiếu hạnh cảm đến trời đất (Khế Kinh)
25/07/2022(Xem: 3102)
Thư Mời Tham Dự Đại Lễ Vu Lan Bao Hiếu Pl 2566 (2022) tại Tu Viện An Lạc, California, Hoa Kỳ
22/07/2022(Xem: 1559)
Dường như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Dường như thông điệp thiện chân Tim hồng mầu nhiệm mẹ phân thân vào Cho đêm vằng vặc trăng sao Cho ngày biển rộng non cao vô bờ.
22/07/2022(Xem: 2770)
Vì cảm niệm ân sâu nghĩa nặng của Mẹ Cha nên Tôn giả Mục Kiền Liên, một đại đệ tử của Đức Phật, sau khi tu tập và chứng đắc đạo quả A La Hán. Khởi đầu công cuộc hoằng pháp lợi sanh của một người xuất gia, Ngài đi tìm Mẹ để báo hiếu và cứu khổ. Mẹ của Ngài là bà Thanh Đề đang bị thọ quả báo trong A Tỳ địa ngục, do lúc sinh tiền Thân mẫu Thanh Đề vì niềm tin dị biệt đã đem lời phỉ báng Phật, hủy nhục Tăng, khinh khi nói xấu người chân chánh xuất gia tu hành, mưu toan hãm hại thanh danh của Tăng chúng, làm cho người khác mất chánh tín đối với Tam Bảo. Vì vậy mà nhân quả luân hồi, phải nhận lấy sự báo ứng không sao tránh khỏi. Duyên khởi truyền thống Vu lan trong Phật Giáo cũng từ sự kiện lịch sử này.
20/07/2022(Xem: 3421)
Thông Báo Thay Thư Mời Tham Dự Lễ Vu Lan Pl 2566 tại Tu Viện Quảng Đức (Chủ Nhật 7/8/2022)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567