Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sổ tức niệm Phật

10/04/201320:17(Xem: 5106)
Sổ tức niệm Phật

phatadidaTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Sổ tức niệm Phật

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Con đường đi đến mục đích tối hậu của đạo Phật là Giải thoát và Giác ngộ thì có rất nhiều, điều này rất hữu ích và thiết thực trong bối cảnh đa dạng về nghiệp cảm và sự sai khác về chủng tánh của chúng sanh. Đức Phật với suối nguồn tuệ giác, ngài đã quan sát đầy đủ mọi căn cơ của chúng sanh mà dùng nhiều phương tiện để hóa độ, phù hợp với mọi tâm bệnh như vị lương y giỏi dựa theo bệnh mà cho thuốc. Sổ tức -Niệm Phật là một trong vô lượng pháp môn để người Phật tử có thể nương vào để có thể giải trừ được Tham- Sân- Si từ nhiều đời, thành tựu được giải thoát, chấm dứt mọi phiền não trói buộc chúng ta trong luân hồi sinh tử trên căn bản của Giới-Định -Tuệ.
Trong ba món vô lậu học Giới Định Tuệ, thì Định được xem là mấu chốt, chiếm vị trí quan trọng để thành tựu những chi phần còn lại. Sổ tức có thể được xem là phương pháp ban đầu để cột tâm, trụ ý và dễ dàng đi vào thiền định. Niệm Phật cũng là một phương pháp hướng tâm về một chỗ (Nhất tâm bất loạn). Những phương pháp này được xem là phù hợp với nhiều lứa tuổi, mọi trình độ và ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể thực tập được mà không cần phải có thời gian để chuẩn bị sửa soạn nhiều và công năng trị tâm tán loạn lại khá hiệu quả.

I/ Sổ Tức:

a.Định nghĩa: Sổ tức hay còn gọi là Quán sổ tức nghĩa là quán từng hơi thở và đếm hơi thở.
b.Phương pháp: Theo dõi hơi thở ra vào một cách nhẹ nhàng, chậm rãi và thong thả trong sự chú ý, đếm từng hơi thở từ 1 đến 10 và ngược lại. Cách theo dõi hơi thở này, mục đích là để kiểm soát và đối trị với tâm thường xuyên tán loạn, chạy theo trần cảnh của chúng ta. Do đó, trong khi đếm hơi thở nếu bị lộn xộn thì không nên cố gắng để nhớ là mình đang đếm đến số mấy, hoặc nghi ngờø mình đếm không chính xác thì bắt đầu đếm lại từ đầu một cách rõ ràng.
c. Trước khi sổ tức:
-Điều hòa ăn uống: Luôn luôn giữ một trạng thái thân thể ổn định nghĩa là không nên ăn quá no, cũng không nên thực tập lúc quá đói, không ăn những thức ăn làm cho thân thể trở nên trì trệ, mệt mỏi khó tiêu, sình hơi, ợ, hoặc dùng những thức ăn có nhiều kích thích tố, hoặc uống những loại thuốc gây dễ buồn ngủ trước khi vào thực tập. Như vậy dễ gây mất tập trung và thời gian thực tập sẽ không được kéo dài lâu.
-Điều hoà thân thể: Có nhiều cách ngồi, tuỳ theo mỗi người mà cách ngồi có khác nhau, hoặc là kiết già, bán già, hoặc ngồi theo cách riêng mỗi người miễn là cảm thấy thoải mái, có thể ngồi thực tập được lâu, tuy nhiên chú ý đừng dễ dãi quá mức sẽ dẫn đến biếng nhác. Ngồi theo kiết già là ngồi để chân mặt trên bắp vế chân trái, bàn chân trái trên bắp vế chân mặt, phương pháp ngồi này sẽ khó tập cho nhiều người, nhưng nếu thực tập được sẽ ngồi được lâu. Ngồi bán già là ngồi để chân mặt trên bắp vế chân trái (hoặc ngược lại ).Trước khi ngồi thực tập cần nên tắm rữa sạch sẽ để tránh tình trạng ngứa ngáy, áo quần gọn gàng thật thoải mái không nên bận đồ quá sát, chật trội, dễ gây khó chịu. Tay thì để hai ngón cái chạm vào nhau và để trên lòng bàn chân. Lưng giữ tư thế thăng bằng, đừng khom lưng quá, mặt thì hướng thẳng phía trước, mắt hơi nhìn xuống (nhìn sống mũi của mình) và khép lại vừa không thấy ánh sáng bên ngoài. Nên uốn thân hình ra sau và hai bên vài lần để lấy thế thân bằng, tạo cho thân ngồi được vững vàng như núi.
-Điều hoà hơi thở: Khi ngồi vừa thẳng chưa nhắm mắt, nên hít không khí vào bằng mũi thở ra bằng miệng, thở chậm rãi, không vội vã và thở nhiều lần như vậy, sau đó mới vào phép đếm hơi thở. Trước khi đếm hơi thở cần kiểm soát lại hơi thở của mình đã nhẹ nhàng, đừng thở có tiếng động, không bực tức, tắc ngẽn, đứt quảng, thở một cách thông suốt.
-Chổ ngồi thực tập: Thông thường khi thực tập ngồi quán sổ tức (hoặc ngồi thiền), hành giả cần có bồ đoàn để tạo thêm sự cân bằng cho tư thế, tuy nhiên điều này sẽ không cần cho nhiều người. Cần nên tìm chổ ngồi cho thoáng mát, yên tĩnh, ít người, hoặc không có người cho những người mới thực tập, ánh sáng vừa đủ, không sáng quá cũng không nên tối quá.
d- Cách đối trị: Thông thường khi thực tập hành giả sẽ đón nhận nhiều chướng ngại có thể xảy ra, từ thân hoặc từ tâm.
- Nếu tinh thần rơi vào trạng thái mê ngủ thì nên dồn sức tập trung hơn nữa, để tâm chú ý vào sóng mũi của mình, hoặc buồn ngủ quá sức thì cần nên đứng dậy đi thư giản, rữa mặt lấy lại tỉnh táo. Hoặc tâm tán loạn thì để tâm nơi rốn mà chú ý, hoặc nhận "biết" những gì đang xãy ra nơi tâm, chú ý chỉ là điều gì chứ không phải là nội dung của nó, và trở lại đếm hơi thở.
-Khi thấy ngực hơi tức, đầu hơi nặng đó là trạng thái căng thẳng, cần nên buông xã tâm trí, không bám víu tập trung thêm và phải trở lại nhẹ nhàng trong hơi thở. Buông thả giống như chúng ta buông bỏ những số đếm sai trái và bắt đầu thực tập lại từ đầu.
-Trong khi ngồi, nếu thấy cảnh giới lạ cho đến cảnh Phật, hay có những niềm hạnh phúc, đã xảy ra trong quá khứ, trong cuộc đời của mình không nên để tâm nương vào đó, bởi vì những hiện tượng ấy điều là những chướng ngại cho sự phát triển trí tuệ, không phải là phép tu của Phật giáo. Sự an lạc, khinh an chỉ xảy ra khi tâm trong trạng thái dứt bỏ các vọng niệm.
e- Thời gian: Làm việc gì cũng vậy đòi hỏi cần có kiên trì, nhẫn nại thì mới có kết quả thiết thực. Ví dụ như chúng ta học ngoại ngữ, nếu học mà không đều đặn, thường xuyên mỗi ngày thì việc học ngoại ngữ sẽ không có kết quả. Việc tu hành là việc khó, do đó cần phải nổ lực hơn nữa. Thường thì thời gian buổi sáng sớm là thời gian tốt nhất để thực tập, tuy nhiên tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi người chọn cho mình một thời gian thích hợp. Mới ban đầu thực tập không nên thực tập quá lâu, chỉ cần mười phút, mười lăm phút và sau đó tăng dần nữa giờ và một giờ cho đến 2-3 giờ , vì ban đầu mà tập lâu quá dễ sanh chán nãn, bỏ cuộc. Sau buổi tập nào thấy thân tâm nhẹ nhàng, tinh thần hưng phấn, có nghĩa là buổi tập đó có kết quả.
g-Thái độ: Tu tập tỉnh tọa nhất là tu tập thiền định Phật giáo, mục đích hiện tại là để có sự an lạc tự thân, và cuối cùng là vược qua khỏi sợ hãi của hoàn cảnh và đạt được trí tuệ-giải thoát. Thiền định Phật giáo không phải thực tập để đạt đến mục đích nào khác, không phải để tăng trưởng bản ngã, cũng không phải để khoe khoang sự chứng đắc thần thông ..v.v Như vậy, không cần thiết phải khoe khoang, tự ca ngợi mình. Vì tất cả những ý niệm ấy là tà kiến.
Lưu ý: Phương pháp thiền định hay tỉnh tọa là phương pháp kiểm soát tâm trong ý nghĩa sơ đẳng, do đó khi thấy tâm có gì thay đổi hay vướng kẹt cần nên chia sẽ với người có kinh nghiệm tu tập. Tốt nhất khi chúng ta muốn thực tập pháp môn này trước hết phải hiểu rõ lý thuyết và tìm Thầy bạn bên cạnh để thực tập ban đầu. Phương pháp sổ tức là một trong những phương pháp cơ bản để tu tập thiền định Phật giáo như là phương pháp Quán tưởng, quán tánh, quán tượng. Phép quán thì có Quán sổ tức, Quán nhân duyên, Quán từ bi, Quán bất tịnh và Quán giới phân biệt (Ngũ đình tâm quán) hoặc quán Tứ Niệm xứ, Quán Vô Lượng thọ..v.v. Khi quán sổ tức một cách nhuần nhuyễn rồi thì có thể đi vào thực tập từng phép quán khác, tức có thể dễ dàng đi vào thực tập thiền định.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể áp dụng phương pháp niệm Phật để thay thế cho pháp Sổ tức.

II/ Niệm Phật:

Có hai phương pháp Niệm Phật: Trì danh và Quán niệm. Chủ đích là chuyển đổi tà niệm thành chánh niệm, ác cảnh thành thiện cảnh, dứt sạch các vọng tưởng, thấy được thực tướng của vạn pháp.
Trì danh tức là niệm chuyên một danh hiệu đức Phật hoặc là danh hiệu một vị Bồ tát nào đó, ví như danh hiệu đức Phật A Di Đà. Nam Mô A Di Đà Phật hoặc là Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Sáu chữ hoặc bảy chữ cho rõ ràng, liên tục không nên để tạp niệm xen vào. Có thể niệm bất cứ lúc nào, trong mọi tư thế, lúc ngồi xe, lúc quét nhà..v.v..
Quán niệm tức là nhớ nghĩ đến một đức Phật, nhớ nghĩ đến đức tính cao đẹp của Ngài, tưởng đức Phật đang đứng trước mặt mình, tưởng đến 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Ngài.
A-Những Pháp niệm Phật:
1-Sổ châu niệm Phật: Niệm một danh hiệu, lần một hạt chuổi, chuyên tâm không để vọng niệm xen vào, niệm bao nhiêu chuổi tuỳ theo khả năng, tâm phát nguyện.
2-Truy đảnh niệm Phật: Chữ này liền với chữ kia cho đến khi hết thời gian mình đã định. Chú tâm liên tục không ngưng nghĩ.
3-Phản văn niệm Phật: Khi miệng niệm Phật thì tai chú ý đến tiếng niệm Phật của mình mà theo dõi, dù niệm lớn hay niệm nhỏ. Chủ đích là để ngăn ngừa ý tưởng, vọng niệm bên ngoài xen lẫn vào.
4-Ban châu niệm Phật: Vừa đi vừa niệm, hoặc đi kinh hành trong điện Phật, hoặc đi bách bộ trong sân, cũng có thể đang đi trên đường.
5-Chuyên niệm niệm Phật: Niệm liên tục, luôn ngày lẫn đêm, bất cứ ở đâu, chổ nào hể tâm vọng động là niệm,nhớ nghĩ là niệm. Ban đầu dùng phương pháp truy đảnh, sau đó là phương pháp quán tưởng cho đến khi nhất tâm bất loạn.
B-Cách thức niệm Phật:
1-Cao Thanh niệm Phật : Niệm lớn tiếng, tụng theo nhịp mõ.
2-Đê thanh niệm Phật: Chỉ niệm vừa mình nghe, không lớn tiếng phù hợp cho vừa niệm vừa quán.
3-Mật niệm niệm Phật: Không niệm có tiếng như 2 cách trên , ở đây chỉ niệm Phật bằng trí, áp dụng lúc đi ngoài đường hoặc lúc đang ngồi làm việc.
4-Sổ thập niệm Phật: Phối hợp 2 phương pháp Sổ tức và Niệm Phật. Một hơi thở ra một niệm Phật và hơi thở vào một niệm Phật.
C-Thực tướng niệm Phật:
Thật tướng niệm Phật tức là niệm Phật có phối hợp với chơn tâm vì tất cả các pháp đều do tâm sanh (Nhứt thiết duy tâm tạo). Do đó niệm Phật là tìm hiểu chánh lý và thông đạt thật tướng của sự vật. Thật tướng là ly tướng là không có bám vào tướng nào hết mà sanh tâm (Kinh Kim Cương). Phật và chúng sanh đều không ngoài tự tâm, mê là chúng sanh và Phật là ngộ. Niệm Phật chính là thấy được giác tánh của mình, ngoài giác tánh ấy không còn đức Phật nào để niệm.
Niệm Phật đến chổ nhất tâm chính là chổ không còn phân biệt, thuần diệu, thuần tịnh, lúc ấy Ta và Phật không hai không khác. Không thấy có phiền não để trừ, chúng sanh nào để độ, pháp môn nào để tu và Phật đạo nào để thành.
Sổ tức và Niệm Phật là hai phương pháp cơ bản , là nấc thang ban đầu để đi sâu vào định tĩnh và để đạt được giải thoát, phù hợp với nhiều căn cơ và nhiều hoàn cảnh. Khi chúng ta chuyên tâm thực tập và thực hành đúng pháp thì ích lợi sẽ thấy rõ trong từng giờ thực tập và trong đời sống của chúng ta, hướng đến là dứt trừ vọng tưởng, phiền não cuối cùng là giác ngộ -giải thoát.

Tài liệu tham khảo

Thích Nhất hạnh, Trái Tim Của Bụt. Nxb Lá bối, 1997.
Minh Châu-Thiên Ân-Chơn Trí-Đức Tâm, Phật Pháp, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997.
H.T. Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, Thành hội Phật giáp Tp. Hồ Chí Minh ấn hành, quyển I-II-III.1992.
Gia Đình Phật tử Việt Nam, Tài liệu tu học Bậc Kiên. Ban hướng dẫn trung ương GĐPTVN.PL: 2545-2001.
Câu hỏi tìm tòi- suy nghĩ:
1-Quán sổ tức là gì? Khi thực tập quán sổ tức cần phải chuẩn bị những gì?
2-Niệm Phật là gì? Có bao nhiêu cách niệm Phật?
3- Làm thế nào để áp dụng 2 phương pháp này trong cùng một lúc?
4-Thực hành hai phương pháp này thế nào cho đúng nghĩa, đúng pháp?
5- Nói lên vai trò quan trọng của hai phương pháp này trong Phật giáo?


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 10932)
“Ầu ơ…….. Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi, Khó đi Mẹ dắt con đi Con đi trường học, Mẹ đi trường đời” Đó là lời hát ru con mà tôi thường hò để dỗ con vào giấc ngủ trong những ngày tháng khi chúng còn trẻ thơ và rồi ngày mỗi ngày lời ru ấy thấm dần, thấm dần đến tận tâm can của tôi! Tôi thật sự đã ngỡ ngàng và bàng hoàng khi phát hiện ra sự khác biệt qúa chênh lệch giữa “Trường học” và “Trường đời”. Có lẽ chỉ những người có thiên chức làm mẹ mới hiểu được rạch ròi về vạn lần đắng cay của “trường đời”.
09/08/2011(Xem: 8138)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
09/08/2011(Xem: 5859)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
08/08/2011(Xem: 5302)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
08/08/2011(Xem: 8587)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
08/08/2011(Xem: 4820)
Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết.
07/08/2011(Xem: 6862)
Kinh Vu Lan thuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi...
06/08/2011(Xem: 6534)
Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh.
06/08/2011(Xem: 6457)
Audio: Chữ Hiếu Trong Đạo Phật
05/08/2011(Xem: 10812)
Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]