Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế giới hoan ca

10/04/201320:13(Xem: 3365)
Thế giới hoan ca

Phat_Thich_Ca_10Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Thế giới hoan ca

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Hạnh phúc thay chư Phật ra đời!
Xã hội Ấn Độ thời Đức Phật đản sinh, nằm trong một trạng thái đen tối và nhiều đau khổ. Sự u ám đó không phải phát sinh đơn thuần từ nghèo đói, bệnh tật mà chính là sự bế tắc từ tư tưởng con người. Biết bao học thuyết được dựng lên nhằm góp phần xóa tan nỗi khó khăn này bởi những nhà tư tưởng, tôn giáo, đạo học, tuy nhiên vẫn không chữa được căn bệnh mà con người đang vướng phải trong tâm thức của họ. Đó là sự bế tắc trong suy nghĩ, cuộc sống và trong thế giới con người họ đang cố vươn lên để tự khẳng định lấy mình, và trong hoài niệm một cõi hạnh phúc trần gian, chứ chưa nói đến một cõi thiên đường nào đó xa xôi.
Trước khi thái tử Tất Đạt Đa đản sinh và cho đến hôm nay, nền văn minh Ấn Độ vẫn được xem là một trong những chiếc nôi tạo nên nền văn minh của nhân loại. Nơi đây, một thời đã có rất nhiều triết thuyết đua nhau trổ hoa như vườn hoa đầy màu sắc, xuất hiện nhiều nhân vật lỗi lạc, minh triết làm tấm gương cho loài người soi rọi. Thế mà, cũng chính nơi đây, sự không bình đẳng trong giai cấp, giàu nghèo, địa vị, sang hèn, đen trắng có một khoảng cách quá lớn. Những hệ tư tưởng đó đã không mang lại nhiều ích lợi cho con người, không tháo gỡ được nỗi bất an trong cuộc sống, ngược lại những đau khổ, cuồng loạn cứ như bị chồng chất. Những hệ tư tưởng ấy được Đức Phật diễn tả đầy màu sắc bao gồm sáu phái triết học và những tôn giáo khác. Vậy mà, không có một sự đóng góp nào trong niềm khát vọng và ước mơ của con người, đó là được sống hạnh phúc bởi tạo dựng một thế giới hòa bình, xây dựng một đời sống an lạc và thịnh vượng là một niềm khát khao muôn thuở của nhân loại.
Đức Phật ra đời, những lời dạy của Ngài phải chăng là lời giải đáp cho sự tìm kiếm và trao chìa khóa để con người mở tung cánh cửa cuộc đời để thực hiện ước mơ của mình, tạo dựng một thế giới an bình cho nội tâm và ngoại cảnh.
Thật vậy, Đức Phật đã từng tuyên bố: "Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, máu cùng đỏ". Một lời tuyên bố như một sự khẳng định minh triết, một bản tâm ca đời sống của nhân loại. Vì con người không nhận chân được lòng tự quyết của chính mình và đã phủ nhận tánh linh cao thượng của người khác. Dẫu biết rằng, ai cũng có Phật tánh và ai cũng đều có thể trở nên cao thượng. Cao thượng hay thấp hèn, tất cả đều do quyết định của chính mỗi người. Không một Thượng đế ban phát, không một thần linh đặt để và không một thế lực bên ngoài nào có thể tạo ra sức mạnh cao hạ cho người khác, và cuối cùng không có một quyền năng siêu nhiên nào có thể mang lại hạnh phúc hay đau khổ cho loài người. "Chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm và chỉ có ta làm cho ta trong sạch" và "chỉ có ta làm cho ta hạnh phúc hay đau khổ".
Lời minh triết của Đức Phật đã tháo gỡ mọi xiềng xích, phá tung mọi ràng buộc, vướng kẹt của con người, tháo gỡ một hệ thống mà tư tưởng nội dung hàm ý Thượng đế là trên hết, thần linh là sáng tạo và cao cả.
Từ hệ tư tưởng "thần thánh" này bao phủ, con người cảm nhận mình trở nên nhỏ bé, và càng nhỏ bé thì hạnh phúc hay đau khổ - những vấn đề lớn của cuộc đời, con người không thể giải quyết được. Và cuối cùng là sự an phận, trong sự đen tối và tủi nhục, bởi sự thật thần thánh và Thượng đế không hề có sức mạnh, phép mầu như con người tưởng tượng ra.
Sự ra đời của Đức Phật đáp ứng được ước mơ của con người thời đại ấy và cho đến hôm nay, về sau, Ngài đã mang đến cho chúng ta một thông điệp an bình là cho đến khi nào con người còn biết rằng trong ta và trong mỗi người đều có sức mạnh chuyển hóa. Chuyển hóa từ sự nhận thức tầm thường của dục vọng, từ sự tham muốn thúc đẩy của dục ái, và từ sự tham muốn dứt khoát xả bỏ tư duy giữa cái ta và cái của ta, thì lúc ấy con người đã nắm lấy được thông điệp của Ngài và đi đến bên bờ hạnh phúc.
Đức Phật đã dạy cho chúng ta rằng, từ sự nhận thức và hành động có chủ đích của chúng ta trong hiện tại cũng như trong quá khứ như thế nào thì cánh cửa hạnh phúc hay đau khổ sẽ đón nhận chúng ta như thế đó. Chẳng một ai khác có thể cho chúng ta và nhận lãnh cho chúng ta điều này, đừng bao giờ hão huyền, lầm lẫn. Xác định vững chắc như thế, thì chúng ta đã thấy được một thế giới mà trong đó tâm tưởng và hình hài của chúng ta được xây dựng một cách hoàn hảo, hay bóp nát chính từ ngay chúng ta chứ không ai khác.
Bản An bình ca được thâu tóm như một lời minh triết của Đức Phật trao đến lòai người, đã làm bùng nổ, tan vỡ một hệ tư tưởng ràng buộc đã ăn sâu trong tâm trí của con người, và đã đưa chính họ vào ngõ cụt, không cửa thoát trong vòng tròn ưu phiền của đời sống và luân hồi sinh tử. Sự giải thoát ra khỏi hệ lụy của một hệ tư tưởng thần thánh đã mang đến nhiều hạnh phúc cho nhân loại, không những ở trước ngay thời điểm Đức Phật đản sinh, của những người con Ấn Độ thầm lặng mà cho đến tất cả mọi người trên thế giới bất kể đó là nam hay nữ, màu da, giai cấp và địa vị ngày hôm nay. Nếu chúng ta hiểu biết về sự bình đẳng, và mang chúng sống trong thế giới tương quan tương duyên này thì một điều chắc chắn hiện ra là không có sự đau khổ dằn vặt, mâu thuẫn giữa con người và con người với nhau.
Nhận thức được sự cao quý từ bên trong con người, sự bình đẳng đã có của mỗi người, quyền được sống ấm no, quyền được tái tạo gia đình và xã hội, quyền được cất lên tiếng nói tự đáy lòng thì chúng ta sẽ thấy được sự tham sống và mưu cầu hạnh phúc của kẻ khác, chiến tranh sẽ chấm dứt, khát vọng làm não hại con người sẽ được loại trừ, và tình yêu thương đồng loại sẽ được tăng trưởng.
Tình yêu thương đồng loại là một thuộc tính luôn có trong trái tim của con người, nó đồng hành với sự căm thù, và vô số thuộc tính khác, tuy nhiên con người không dám mạnh dạn loại bỏ những thuộc tính tiêu cực và phát triển sự yêu thương đó. Ngược lại, con người lại mong muốn trong ý thức hay vô tình gây tai họa cho đồng loại, muốn cường bá và muốn hơn thua cao hạ để khẳng định cái ta, một cái ta ảo ảnh mà cứ lầm tưởng đó là sự thật, và đó là trên hết. Nhưng thật sự, cái ta con người vin vào ấy chính là tập hợp của vọng tưởng điên đảo tạo thành, của kết tinh sự tham lam, sân hận, tập khí của ngu si, kiêu hãnh dựng nên để rồi chúng ta lầm lẫn bám víu vào chúng làm đời sống thật của mình để cuối cùng làm đau khổ cho nhau, cho đồng loại cộng tồn.
Vì không nhận thấy được lòng yêu thương vô bờ bến có sẵn bên trong của chúng ta, do đó chúng ta cứ sẵn sàng sử dụng mặt tiêu cực của tâm để gây chiến và phá hủy, trong đó môi trường, sự an sinh xã hội, sự nghèo đói lan tràn, đầy dẫy bệnh tật là hệ quả kéo theo bắt nguồn từ việc sử dụng mặt trái tiêu cực của mỗi con người. Và cuối cùng đã đưa thế giới chúng ta đang sống đến ngõ cụt trong sự bất an vẫn là bất an.
Cho đến khi nào con người biết vận dụng triệt để sự bình đẳng và lòng yêu thương này trong cái nhìn thật sâu sắc, có tư duy trong hành động dưới sự giám sát của tâm thức an tĩnh, bất hại trong cuộc sống ở đó là một sự tương quan của đồng loại không thể tách rời hay lọai trừ, thì lúc ấy ước mơ của con người được sống trong một thế giới thịnh vượng, hòa bình mới có thể khả dĩ được kiến tạo. Còn ngược lại, chúng ta chỉ tạo thêm nhiều đau khổ với nhau. Sự rêu rao hòa bình chỉ nằm trong sách vở, tâm tưởng và nằm trên bàn tròn của những kẻ tham vọng không bao giờ được hành động, có chăng là tấm lòng của những người được học những bài học tình thương sâu sắc, và ý thức được sự sinh tồn-yên ổn không bệnh tật, di căn của nhân lọai trong thế giới hiện tại và cho lớp người mai sau, mà họ đã quên mình xông pha vào chốn nguy hiểm, trong đó mạng sống chỉ là tơ chỉ.
Kỷ niệm ngày Phật đản sinh, chúng ta hãy cùng nhau đọc lại Thông điệp An bình của Đức Phật, và hãy hành động đưa thông điệp này vào trong mỗi con người, gia đình, quốc gia, và hãy làm cho thông điệp ấy được sáng tỏ như là cương lĩnh sống và hành động của tất cả mọi người, thì chúng ta sẽ thấy rằng trí tuệ siêu tuyệt của Đức Phật xuyên suốt thời gian đã đi cùng với ước mơ muôn thưở của loài người.
Nơi đây, thế giới sẽ cất tiếng vang ca lời hạnh phúc, yêu thương mà Đức Phật, một vị Thầy dẫn đường đã chỉ cho chúng ta thấy được cách đây hơn 2.500 trước, cho đến thời điểm này lời dạy ấy càng vang vọng trầm hùng đến độ nào, con người vẫn còn khao khát ước mơ đến chúng và luôn mong mỏi cho tất cả mọi người thực hiện chúng. Đây mới chính là niềm vui lớn, một niềm hạnh phúc cao cả chân thật vì chính chúng không bị chi phối bởi dục vọng của chúng ta. Niềm vui Đức Phật đản sinh. Niềm vui ánh sáng của Ngài đến với nhân loại. Niềm vui có những người luôn âm thầm thực hiện chúng. Niềm vui chúng ta biết nghĩ và biết biết sống trong tình thương không biên giới vô giai cấp. Một niềm vui xuất phát trong tâm thế bình đẳng.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2010(Xem: 4185)
Hôm đó chúng tôi hẹn nhau ở một bến taxi để cùng đi dự một dạ hội lớn ở nhà hát Bastille Ba Lê. Đây là một buổi trình diễn của nhóm bà Pina Bausch, rất nổi tiếng. Bọn tôi người nào cũng áo quần bảnh bao. Các ông thì côm-pờ-lê đen, cờ-ra-vát, có người còn đeo nơ. Các bà các cô thì áo dài lộng lẫy, trang sức sang trọng, nước hoa thơm lừng. Chúng tôi ha hả cười nói ồn ào vì lâu rồi mới có dịp gặp nhau đông như vậy.
24/09/2010(Xem: 8571)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
22/09/2010(Xem: 9209)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
09/09/2010(Xem: 5049)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
10/08/2010(Xem: 4403)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và Giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.
06/08/2010(Xem: 6198)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 7205)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 7302)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567