Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình yêu chân thật

10/04/201320:13(Xem: 4224)
Tình yêu chân thật

hoa_hongTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tình yêu chân thật

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Bạn đã từng hỏi tôi: giữa cuộc đời này có tình yêu chân thật hay không? Câu hỏi quá sức hóc búa này, không phải khó đối với riêng tôi, mà khó trả lời cho rất nhiều người trong từng thời đại. Vì đây chính nội dung câu hỏi mang đầy tính thời sự và nhạy cảm của nhiều giới, mọi lứa tuổi.
Tôi chỉ trả lời với bạn trong phạm vi suy nghĩ của mình. Có tình yêu chân thật chứ. Việc cho rằng, có hay không có nó không nằm trong câu hỏi và câu trả lời của lý thuyết, ngôn ngữ; chúng ta sẽ khó tìm ra một câu trả lời dứt khoát, bởi chính chúng luôn di chuyễn theo nhiều chiều ngược lại. Theo tôi, sẽ có một câu trả lời là chính trong thái độ sống, trong hành động của mỗi con người sẽ thay ta trả lời câu hỏi lớn lao đó. Tình yêu sẽ theo dòng suy nghĩ của mỗi con người để cuối cùng trở thành chân thật hay giả dối.
Một cách được học, tôi nói tình yêu chân thật theo lời của đức Phật dạy, trước nhất tình yêu ấy phải được đốt lên trong những trái tim thật sự yêu thương và biết cởi trói lòng yêu thương ấy hết khả năng của nó. Bởi vì, chỉ có trái tim yêu thương được rộng mở thì bạn và tôi mới có đủ sức để đối diện, để tháo gỡ được những vướng mắc, mâu thuẫn, xung đột và mới đủ ý thức tha thứ cho nhau nhiều lỗi lầm, mới đủ khả năng để dập tắt sự ích kỷ hiện hữu trong tình yêu thương ấy. Có như vậy, bạn và tôi mới tỉnh táo thấy được đâu là sự thật của vị ngọt tình yêu, là bước đi và sự rung động của trái tim, vừa huyền bí và cũng quá nhiều sỗ sàng, đã vượt quá khỏi hàng rào của ý thức. Có như vậy, bạn và tôi mới thấy được trái tim của mình và tâm tình người mình yêu thương. Chân thật hay giả dối, chúng ta cần phải bình tâm lắng nghe tiếng nói của trái tim dưới sự buông xả của ý thức linh mẫn.
Ngược lại, bạn phải ý thức rằng, bạn còn rất nhiều tánh xấu trong cuộc sống tình yêu chứ, nào: ghen tuông, tham lam, ích kỷ, giận hờn, cố chấp và nhất là chỉ sống trong thế giới của thức vọng tưởng xa rời thực tế. Tại sao vậy, không chỉ riêng bạn và tôi mà hầu hết trong mỗi chúng ta đang đối diện với chúng. Bởi vì, lòng ích kỷ (Ngã sở) là một trong những thuộc tính của con người, của tình yêu. Từ lòng ích kỷ xuất phát, bạn và tôi yêu nhau rồi chăm sóc lẫn nhau, rồi ghen tuông, cố chấp và cố nắm bắt những gì chỉ có lợi cho mình nhưng làm tổn hại đến người khác, cũng phát xuất từ thuộc tính này.
Sự thèm khát dục vọng ảo tưởng đã chế ngự quá lớn trong trái tim của mình, khiến cho chúng ta không nhận thấy được vị ngọt giả dối trong tình yêu và cứ thế, chúng ta không dám nhìn nhận sự thật, từ đó tình yêu thuở đầu nó đã là một sự kết hợp ảo tưởng, lại được phủ lên lớp sơn tự ngã bao phủ và nuôi dưỡng chúng lớn lên trong từng ngày.
Như vậy, chân thật hay giả dối là do thái độ sống sai khác của mỗi con người mà có sai khác. Lẽ tất nhiên, bạn và tôi không thể gạt bỏ hết đường đi của trái tim, vì nhiều lúc những đường đi chi li, ngóc ngách ấy làm cho trái tim sinh động hơn, mầu nhiệm hơn. Tuy nhiên, nhận thức được bản chất của tình yêu và cộng thêm một chút lượng thứ nữa, bạn và tôi và tất cả trong chúng ta sẽ say đắm và yêu thương nhiều hơn nữa. Từ đó, tình yêu sẽ thật sự vi diệu.
Tình yêu là một báu vật kỳ lạ, xuất hiện từ thuở vừa có trời đất và con người, cũng dễ nắm giữ và cũng dễ dàng đánh mất nó. Tình yêu thuở ban đầu cũng không chứa đựng màu sắc đau khổ hay hạnh phúc, chân thật hay giả dối khoảng cách này dài ngắn tùy thuộc vào nhận thức của mỗi con người. Có quá nhiều người hạnh phúc với tình yêu mà mình đã xây dựng và cũng khá nhiều người đau khổ bởi chúng.
Như thế, bạn có thấy nó hệ trọng lắm không, lá thư viết ngắn này chỉ là một vài dòng trong toàn tập đồ sộ nói về tình yêu thôi bạn nhỉ?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 4037)
LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?
11/08/2011(Xem: 4070)
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỷ, sinh về thiên giới.
11/08/2011(Xem: 4185)
T rước 1975, nơi thị xã Nguyên ở, hằng năm cứ vào đầu tháng 7 âm lịch, trên các góc đường của ngã tư lại thấy xuất hiện các anh chị trong Gia Đình Phật Tử làm công tác cài hoa lên áo cho dân phố, nhân mùa Vu Lan về.
11/08/2011(Xem: 7170)
Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã được dạy dỗ từ tấm bé: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
10/08/2011(Xem: 9138)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
10/08/2011(Xem: 4521)
Chứng được sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.
09/08/2011(Xem: 5701)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 8315)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 7234)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
09/08/2011(Xem: 10822)
“Ầu ơ…….. Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi, Khó đi Mẹ dắt con đi Con đi trường học, Mẹ đi trường đời” Đó là lời hát ru con mà tôi thường hò để dỗ con vào giấc ngủ trong những ngày tháng khi chúng còn trẻ thơ và rồi ngày mỗi ngày lời ru ấy thấm dần, thấm dần đến tận tâm can của tôi! Tôi thật sự đã ngỡ ngàng và bàng hoàng khi phát hiện ra sự khác biệt qúa chênh lệch giữa “Trường học” và “Trường đời”. Có lẽ chỉ những người có thiên chức làm mẹ mới hiểu được rạch ròi về vạn lần đắng cay của “trường đời”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]