Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Ý "Đại Lễ Vu Lan" Trong Truyền Thống Pháp Hội Phật Giáo Bắc Truyền - Thích Tâm Mãn

10/08/201101:14(Xem: 4492)
Lược Ý "Đại Lễ Vu Lan" Trong Truyền Thống Pháp Hội Phật Giáo Bắc Truyền - Thích Tâm Mãn

tuyentapvulan-03

LƯỢC Ý "ĐẠI LỄ VU LAN"
TRONG TRUYỀN THỐNG PHÁP HỘI PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

Thích Tâm Mãn


Chứngđược sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.

vulan1Đại Lễ Vu Lan tiếng Phạn là Ullambana, Đông độ phiên âm là Ô lam bà noa, còn gọi là Vu Lan Bồn. Phiêm âm chữ Ullam là “Vu Lan” có nghĩa là “Đảo huyền” treo ngược, chử bana là “Bồn” có nghĩa là “Cứu” chỉ cho vật dụng dùng để cứu giúp, cho nên danh xưng Vu Lan Bồn có nghĩa là Cứu đảo huyền, cứu giúp thoát khỏi nổi khổ bị treo ngược.

Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu đảo huyền, Cứu đảo huyền được hiểu theo nghĩa, là phương pháp cứu giúp tất cả các loài quỷ đói thoát khỏi những nổi thống khổ bị đảo ngược, như thân thể có hình dáng thô, xấu, ác khác lạ với loài người, các cơ quan nội tạng ngược với các chức năng vốn có của nó như cổ thì bằng cây kim, bụng thì to như trống, và có những cách thức ăn uống vô cùng khó khăn thống khổ, muốn ăn cũng không cách nào nuốt được thức ăn, muốn uống thì cũng không sao uống được nước, lúc nào cũng bị lửa đói khát thiêu đốt, khi ăn thức ăn biến thành lửa, vì vậy nổi thống khổ vô cùng, cho nên cứuđảo huyền là cứu cái khổ của những gì ngược lại với bình thường, cũng không khác với cái khổ của người bị treo ngược.

Trong truyện Mục Liên Giải Cứu Mẫu Ách chép:“Có một vị Tăng tên là Mục Liên, pháp lực quảng đại, mẹ của Ngài bị đọaxuống địa ngục là ngạ quỷ, khi ăn thức ăn đều biến thành lửa, đói khác vô cùng. Mục Liên không có phương pháp nào để cứu ách nạn cho mẹ, đến Phật cầu xin chỉ giúp, Đức Phật vì Mục Liên nói pháp Vu Lan Bồn để cứu mẹ thoát khổ...”.

Khởi nguyên của Đại lễ Vu La Bồn là căn cứ theo Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn chính là từ thuyết về Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả, là một trong mười vị đại đệ tử của Phật. Khi chứng đắc được lục thần thông, vì nhớ tưởng đến người mẹ quá cố của mình, nên đã dùng thần thông huệ nhãn nhìn khắp các cõi, trên đến các tầng trời, dướiqua hết các tầng địa ngục, thì thấy mẹ mình bị sanh làm ngạ quỷ đói khát khổ sở, do bởi các nghiệp ác chính bà đã tạo nên, vì vậy Ngài vận thần thông đi vào địa ngục đem cơm đến cho mẹ mình, nhưng mẹ Ngài ăn không được vì tất cả thực phẩm đều biến thành lửa. Ngài Mục Kiền Liên vềbạch Phật, Phật thuyết pháp Vu Lan Bồn và Phật Giáo có lễ hội Vu Lan bắt nguồn từ đó.

Trong Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn chép:“Ta Từng Nghe Lời Tạc Như Vầy: Một thuở nọ Thế Tôn an trụ, Xá Vệ thành Kỳ Thụ Viên trung, Mục Liên mới đặng lục thông.....Làm con hiếu hạnh vi tiên, bèn dùng huệ nhãn dưới trên kiếm tầm, thấy vong mẫu sanh làm ngạ quỉ....Mục Liên thấy vậy bi ai, biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm, lo phẩm vật đem dâng từ mẫu. Thấy cơm mẹ rất lo âu .....Sợ chúng ma cướp giựt của bà, Cơm chưa đưa đến miệng đà, hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu...”

Theo lời Phật dạy cho Ngài Mục Kiền Liêntrong Kinh Vu Lan về phương pháp cứu mẹ, có chép: “này Mục Liên ngày 15tháng 7 là ngày Phật hoan hỷ, cũng là ngày Tự tứ của chư Tăng, nên đem thức ăn nước uống đựng trong bình bát cúng dường chư Tăng và Tam Bảo, trượng thừa đại từ bi lực, oai thần công đức lực của Tam Bảo, có thể cứuđộ được cha mẹ đời này và cũng có thể cứu độ cha mẹ bảy đời trước...”

Phương pháp cứu mẹ mà Đức Phật dạy cho Ngài Mục liên trở thành nghi thức cúng dường trai Tăng nhân ngày Tự Tứ, được gọi là pháp “Vu Lan” và bình bát để vật thực cúng dường cho chư Tăng chính là “Bồn” vật để trợ duyên cho pháp cứu tế, nên gọi đủ là PhápVu Lan Bồn.

Đại lễ Vu Lan còn được coi là Đại Lễ BáoHiếu, tất cả ai là đệ tử Phật nên phải học theo hạnh hiếu của Tôn Giả Mục Kiền Liên, cho nên Lễ Vu Lan tháng bảy cũng được coi là mùa báo hiếutrong Đạo Phật. Trong Kinh Vu Lan Phật dạy: “Là đệ tử Phật, nên tu hạnh hiếu thuận, trong từng niệm luôn nghĩ đến cha mẹ, cho đến cha mẹ trong bảy đời, mỗi năm đến rằm tháng bảy nếu muốn báo đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ, nên làm pháp Vu Lan Bồn để cúng dường Phậtvà Tăng, lấy công đức đó hồi hướng công ơn sanh thành dưỡng dục của chamẹ vậy…”

Đại Lễ Vu Lan Bồn có từ thời Đức Phật còn tại thế, vì căn cứ vào Kinh Vu Lan và Ngài Mục Kiền Liên là thủy tổ của Pháp hội này, và cũng là người tổ chức Pháp hội này trước nhất. Pháphội Vu Lan với tính chất đề cao tinh thần đạo đức hiếu hạnh và phương pháp cứu độ cho các hương linh thoát khỏi khổ não địa ngục của mình, rấthợp với thuần phong mỹ tục của Ấn Độ đã nhanh chóng được lan truyền cũng như phát triển trong xã hội lúc bấy giờ.

Theo Kinh Đại Bồn Tịnh Độ chép:“Vua Tần Bà Sa La, Trưởng Giả Tu Đạt cùng với Phu Nhân Mạc Lợi đều y theo lời dạy của Phật trong Kinh Vu Lan Bồn làm 500 cái bồn bằng vàng cúng dường Phật cùng Chúng Tăng, để cầu nguyện diệt trừ tội chướng của cha mẹ trong bảy đời…”. Phật Giáo Đông lai, Kinh Vu Lan Bồn cũng được Ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào thời Tây Tấn, và một lần nữa Đạo Hiếu của Phật Giáo lại thịnh hành ở Đông Phương.

Hiếu đạo ở Đông Phương là một chuẩn mực đạo đức của xã hội rất được coi trọng, nhưng chỉ dừng lại ở hiếu thuận với cha mẹ còn tại thế, còn như cha mẹ đã mất hoặc là bảy đời phụ mẫu thì chưa có phương pháp để báo đáp đền ơn, chính vì vậy tư tưởng cũng như phương pháp báo hiếu của Đạo Phật đã giải quyết vấn đề nan giải này,và rất nhanh chóng được chấp nhận và phổ biến rộng rãi trong khắp các tầng lớp xã hội Đông Phương.

Đại Lễ Vu Lan Bồn được truyền vào Đông Độ và được tổ chức quy mô lần đầu tiên chính là Vua Lương Võ Đế, vị Vua Phật Tử có thể nói thuần thành và có công nhất trong việc hoằng truyền các Pháp Hội trong Phật Giáo Bắc Truyền. Trong sách Phật Tổ Thống Kỷ quyển 37chép: “Niên hiệu Đại Đồng thứ 4, Vua đến chùa Đồng Thái thiết lễ Trai Tăng Vu Lan Bồn.”.

Pháp Hội Vu Lan Bồn tại Đông Độ được tổ chức như thế nào thì trong sách Thích Thị Lục Thiếpcó chép: “Vua Lương Võ Đế cứ mỗi khi đến ngày 15 tháng 7, đều dùng bồn đựng các thứ cúng dường, đem cúng cho các chùa. Từ đó về sau, dần dần trở thành phong tục, các vua quan đời sau, cho đến thứ dân đều tuân theolời Phật dạy, hưng khởi Pháp Hội Vu Lan Bồn để báo đáp ân của cha mẹ...”. Trong sách Pháp Uyển Châu Lâm chép: “các chùa lớn trong nước đều có tổ chức Hội Vu Lan Bồn... tín chúng quan quyền chođến thứ dân, đến chùa đựng vật thực trong bồn hiến lễ báo hiếu rất đông.... thời Đường lễ Vu Lan rất được trọng thị.”.

Việt Nam Phật Giáo được truyền vào rất sớm và đạo đức của người Việt nam xem Hiếu Đạo là một chuẩn mực đạo đức của cuộc sống, cho nên Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu của Phật Giáo được truyền vào Việt Nam, được dân tộc Việt Nam tín sùng và phát triển rộng rãi từ dân gian cho đến triều đình từ rất sớm là việc không có gì phải bàn cải,nhưng có những bằng chứng của sử liệu ghi chép về việc tổ chức đại lễ này, thì phải cho đến thời kỳ Lý Trần trở đi, nước nhà được độc lập mới có những tài liệu như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Châu Bản Triều Nguyễn .v.v… đề cập và ghi chép.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, kỷ nhà Lý chép:“Mùa thu tháng bảy năm Mậu Tuất (1118) tiết Trung Nguyên, vua Lý Nhân Tông bày cổ bàn, nhân vì lễ Vu Lan Bồn, cầu siêu cho Linh Nhân Hoàng thái hậu.”. Đến đời vua Lý Thần Tông đại lễ Vu Lan Bồn trở thành quốc lễcủa triều đình các quan phải chúc mừng, mà theo tinh thần nhà Phật ăn chay tịnh tâm để cầu nguyện cho nên triều đình không bày yến tiệc.

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cóđoạn chép: “Tháng Bảy tiết Trung Nguyên, năm Mậu Thân (1128) Niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất. Vua Thần Tông ngự điện Thiên An, các quan dâng biểu chúc mừng, nhân lễ Vu Lan Bồn, thiết lễ cầu siêu báo hiếu cho vua Nhân Tông, nên không bày yến tiệc”.

Triều Lý rồi đến triều Trần Phật Giáo được coi như là Quốc Giáo, việc hằng năm mở hội Vu Lan Bồn báo hiếu siêuđộ đã trở thành thông lệ và là một phong tục đẹp trong đời sống văn hóađạo đức “uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam”, đến triều Hậu Lê, mộttriều đình “trọng Nho bài Phật” nhưng lễ hội Vu Lan vẫn được tổ chức, qua đó cho thấy đại lễ Vu Lan báo hiếu không còn là lễ hội riêng của Phật Giáo nữa mà đã hòa mình vào mỹ tục đạo đức Việt trở thành lễ hội của dân tộc Việt Nam.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cóđoạn chép: “Mùa thu ngày 15 thánh 7 năm Giáp Dần (1434) niên hiệu ThiệuBình thứ nhất, Vua Lê Thái Tông mở hội Vu Lan, tha cho 50 người tù nhâncó tội nhẹ, cúng dường 220 quan tiền, cho các sư tụng Kinh...”.

Đến triều nhà Nguyễn Đại Lễ Vu Lan Bồn được tổ chức không đơn thuần chỉ là lễ hội báo hiếu, cầu siêu cho cửu huyền thất tổ của nhân dân, Phật tử, mà đã trở thành lễ hội của Quốc Giacầu siêu cho chư anh linh chiến sĩ vì nước quên mình và do triều đình đứng ra tổ chức.

Trong Châu bản triều Nguyễn cóđoạn chép: “Tháng 7 năm Ất Mùi (1835), vua Minh Mạng mở đại trai đàn VuLan rất lớn ở chùa Thiên Mụ. Nhà vua giao cho Hà Tôn Quyền và Hoàng Quýnh chịu trách nhiệm tổ chức, Bùi Văn Huyến làm đổng lý trai đàn. Trong kỳ đàn tràng lớn này, vua Minh Mạng đích thân lên chùa Thiên Mụ dựlễ. Vua làm nhiều bài thơ sai đem dán ở điện Phật và các đàn Thủy lục. Trai đàn cử hành được một tuần. Được tin quân triều đình chiếm lại được thành Phiên An (thành Gia Định), vua ra lệnh cho viết linh vị các tướng sĩ và biền binh bị mất trong cuộc đánh dẹp, cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, để làm lễ cầu siêu.”.

Truyền thống nhân lễ hội Vu Lan triều đình làm lễ kỳ siêu cho chiến sĩ anh linh “Vị quốc vong thân trở thành một trong những đại lễ quan trọng của triều đình nhà Nguyễn. Trong sách cũng có đoạn chép: “Năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị cho mở trai đàn bạt độ ở chùa Thiên Mụ, cầu siêu cho tướng sĩ trận vong trong cuộc chiếntranh ở Trấn Tây Thành (Campuchia)”.

Năm Mậu Dần vua Tự Đức cũng tổ chức lễ cầu siêu cho chư anh linh chiến sĩ nhân lễ Vu Lan. Trong sách có đoạn chép: “Mậu Dần, năm Tự Đức thứ 31 (1878), vào rằm tháng 7, vua thiết lễ Vu Lan Bồn rất lớn ở chùa Thiên Mụ. Bộ Lễ tâu vua: “Theo lệ đã đến kỳ mởđại trai đàn để chúc thọ nhà vua. Vua Tự Đức bảo: “Chúc một người sống lâu không bằng cứu vớt một người chết oan”.

vulan4

Sau đó vua ra lệnh triệu tập chư Tăng từtrong Nam ra tới Quảng Bình về kinh đô, lên chùa Thiên Mụ mở hội Vu Lanbạt độ và vua ra lệnh cho các quan ở Thừa Thiên lấy ngày Trung nguyên tức ngày rằm tháng 7 năm đó, khai kinh phổ tế các tướng sĩ trận vong khắp cả Trung Nam Bắc kể từ năm Tự Đức nguyên niên đến lúc đó (1848- 1878)”.

Vu Lan Bồn với những tính chất đặc trưngcủa mình, cho nên hết đời này đến thời đại khác, không phân thời kỳ không kể chế độ, đại lễ Vu Lan vẫn được cử hành, vì dù thế nào đi nữa thì tâm hiếu của con người chỉ là một và lòng biết ơn và báo ơn của con người thì không hai, chính vì vậy mà nguồn sống của Vu Lan vững chải đếnnhư vậy.

Đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền Liên Tôn Giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của Đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân”, đã là người Phật tử ai cũng phải biết nhớ ân đền đáp, vì vậy mọi người muốn báo ân cha mẹ nên cúng dường Vu Lan, để hồi hướng cho cha mẹ siêu thoát. Đất Nước nhớ ân những người vì tổ quốc đã hy sinh nên thiết lễ Vu Lan để cầu nguyện chư anh linh được về cảnh Phật.v.v…Vu Lan Bồn là một pháp hội thù thắng và có tính phổ cập nhất trong Phật Giáo và có sự ảnh hưởng rất lớn về văn hóa sống,đạo đức làm người trong xã hội Việt Nam.

Theo dòng lịch sử đất nước thạnh suy, suy thạnh, Phật Giáo cũng theo vận nước bao lần hưng phế, nhưng Đại Lễ Vu Lan Bồn Báo Hiếu thì chưa có lúc nào bị lãng quên trong tâm thức của người dân Việt. Tâm hiếu hạnh của Mục Liên tôn giả nói riêng, người dân Việt Nam, và các dân tộc trên toàn thế giới nói chung chưa có lúc nào vơi cạn, vì vậy Mùa Báo Hiếu Vu Lan trở thành bất tử, và trở thành ngày hội của tình thương, của biết ân, của báo ân, đầy đủ hạnh lành của chư Phật và đạo đức sống muôn đời của loài người.



Thích Tâm Mãn
Chùa Minh Thành Pleiku

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2011(Xem: 4209)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
12/08/2011(Xem: 4010)
LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?
11/08/2011(Xem: 4052)
Vu lan, tiếng Phạn gọi là Ullambana, còn được biết đến như là ngày lễ “Xá tội vong nhân” hay là ngày “Báo hiếu”, là một trong những lễ hội Phật giáo quan trọng của tín đồ theo đạo Phật ở Á châu. Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa, lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch. Ngày lễ Vu lan bắt nguồn từ sự tích ngài Mục Kiền Liên, một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, nhờ vào phước đức cúng dường phẩm vật lên chư Tăng trong ngày Tự tứ và sức chú nguyện của Tam bảo mà mẹ của ngài thoát được kiếp khổ ngạ quỷ, sinh về thiên giới.
11/08/2011(Xem: 4154)
T rước 1975, nơi thị xã Nguyên ở, hằng năm cứ vào đầu tháng 7 âm lịch, trên các góc đường của ngã tư lại thấy xuất hiện các anh chị trong Gia Đình Phật Tử làm công tác cài hoa lên áo cho dân phố, nhân mùa Vu Lan về.
11/08/2011(Xem: 7146)
Mùa Vu lan lại trở về, gợi nhắc chúng ta nhớ đến tình thương vô bờ bến của cha mẹ đã dành cho mình. Và đối với người Việt Nam, hiếu thảo là truyền thống quý báu được đặt lên hàng đầu. Tất cả chúng ta đều nhớ như in bài học vỡ lòng đã được dạy dỗ từ tấm bé: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
10/08/2011(Xem: 9111)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
09/08/2011(Xem: 5671)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 8297)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 7183)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
09/08/2011(Xem: 10794)
“Ầu ơ…….. Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi, Khó đi Mẹ dắt con đi Con đi trường học, Mẹ đi trường đời” Đó là lời hát ru con mà tôi thường hò để dỗ con vào giấc ngủ trong những ngày tháng khi chúng còn trẻ thơ và rồi ngày mỗi ngày lời ru ấy thấm dần, thấm dần đến tận tâm can của tôi! Tôi thật sự đã ngỡ ngàng và bàng hoàng khi phát hiện ra sự khác biệt qúa chênh lệch giữa “Trường học” và “Trường đời”. Có lẽ chỉ những người có thiên chức làm mẹ mới hiểu được rạch ròi về vạn lần đắng cay của “trường đời”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]