Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình yêu chân thật

10/04/201320:13(Xem: 4320)
Tình yêu chân thật

hoa_hongTuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Tình yêu chân thật

Thích Huệ Giáo

Nguồn: Thích Huệ Giáo

Bạn đã từng hỏi tôi: giữa cuộc đời này có tình yêu chân thật hay không? Câu hỏi quá sức hóc búa này, không phải khó đối với riêng tôi, mà khó trả lời cho rất nhiều người trong từng thời đại. Vì đây chính nội dung câu hỏi mang đầy tính thời sự và nhạy cảm của nhiều giới, mọi lứa tuổi.
Tôi chỉ trả lời với bạn trong phạm vi suy nghĩ của mình. Có tình yêu chân thật chứ. Việc cho rằng, có hay không có nó không nằm trong câu hỏi và câu trả lời của lý thuyết, ngôn ngữ; chúng ta sẽ khó tìm ra một câu trả lời dứt khoát, bởi chính chúng luôn di chuyễn theo nhiều chiều ngược lại. Theo tôi, sẽ có một câu trả lời là chính trong thái độ sống, trong hành động của mỗi con người sẽ thay ta trả lời câu hỏi lớn lao đó. Tình yêu sẽ theo dòng suy nghĩ của mỗi con người để cuối cùng trở thành chân thật hay giả dối.
Một cách được học, tôi nói tình yêu chân thật theo lời của đức Phật dạy, trước nhất tình yêu ấy phải được đốt lên trong những trái tim thật sự yêu thương và biết cởi trói lòng yêu thương ấy hết khả năng của nó. Bởi vì, chỉ có trái tim yêu thương được rộng mở thì bạn và tôi mới có đủ sức để đối diện, để tháo gỡ được những vướng mắc, mâu thuẫn, xung đột và mới đủ ý thức tha thứ cho nhau nhiều lỗi lầm, mới đủ khả năng để dập tắt sự ích kỷ hiện hữu trong tình yêu thương ấy. Có như vậy, bạn và tôi mới tỉnh táo thấy được đâu là sự thật của vị ngọt tình yêu, là bước đi và sự rung động của trái tim, vừa huyền bí và cũng quá nhiều sỗ sàng, đã vượt quá khỏi hàng rào của ý thức. Có như vậy, bạn và tôi mới thấy được trái tim của mình và tâm tình người mình yêu thương. Chân thật hay giả dối, chúng ta cần phải bình tâm lắng nghe tiếng nói của trái tim dưới sự buông xả của ý thức linh mẫn.
Ngược lại, bạn phải ý thức rằng, bạn còn rất nhiều tánh xấu trong cuộc sống tình yêu chứ, nào: ghen tuông, tham lam, ích kỷ, giận hờn, cố chấp và nhất là chỉ sống trong thế giới của thức vọng tưởng xa rời thực tế. Tại sao vậy, không chỉ riêng bạn và tôi mà hầu hết trong mỗi chúng ta đang đối diện với chúng. Bởi vì, lòng ích kỷ (Ngã sở) là một trong những thuộc tính của con người, của tình yêu. Từ lòng ích kỷ xuất phát, bạn và tôi yêu nhau rồi chăm sóc lẫn nhau, rồi ghen tuông, cố chấp và cố nắm bắt những gì chỉ có lợi cho mình nhưng làm tổn hại đến người khác, cũng phát xuất từ thuộc tính này.
Sự thèm khát dục vọng ảo tưởng đã chế ngự quá lớn trong trái tim của mình, khiến cho chúng ta không nhận thấy được vị ngọt giả dối trong tình yêu và cứ thế, chúng ta không dám nhìn nhận sự thật, từ đó tình yêu thuở đầu nó đã là một sự kết hợp ảo tưởng, lại được phủ lên lớp sơn tự ngã bao phủ và nuôi dưỡng chúng lớn lên trong từng ngày.
Như vậy, chân thật hay giả dối là do thái độ sống sai khác của mỗi con người mà có sai khác. Lẽ tất nhiên, bạn và tôi không thể gạt bỏ hết đường đi của trái tim, vì nhiều lúc những đường đi chi li, ngóc ngách ấy làm cho trái tim sinh động hơn, mầu nhiệm hơn. Tuy nhiên, nhận thức được bản chất của tình yêu và cộng thêm một chút lượng thứ nữa, bạn và tôi và tất cả trong chúng ta sẽ say đắm và yêu thương nhiều hơn nữa. Từ đó, tình yêu sẽ thật sự vi diệu.
Tình yêu là một báu vật kỳ lạ, xuất hiện từ thuở vừa có trời đất và con người, cũng dễ nắm giữ và cũng dễ dàng đánh mất nó. Tình yêu thuở ban đầu cũng không chứa đựng màu sắc đau khổ hay hạnh phúc, chân thật hay giả dối khoảng cách này dài ngắn tùy thuộc vào nhận thức của mỗi con người. Có quá nhiều người hạnh phúc với tình yêu mà mình đã xây dựng và cũng khá nhiều người đau khổ bởi chúng.
Như thế, bạn có thấy nó hệ trọng lắm không, lá thư viết ngắn này chỉ là một vài dòng trong toàn tập đồ sộ nói về tình yêu thôi bạn nhỉ?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2011(Xem: 4916)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
02/08/2011(Xem: 4304)
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
02/08/2011(Xem: 5203)
Ba đã ra đi rất tuyệt vời, khiến con cảm thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và hiểu rõ mình cần chuẩn bị tư lương cho tôt trước khi xác thân tan rã. Ba ơi!
01/08/2011(Xem: 11568)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
01/08/2011(Xem: 5047)
Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếp là âm thanh của một tràng tiếng chân...
01/08/2011(Xem: 13967)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
01/08/2011(Xem: 6631)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng ta là Phật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
31/07/2011(Xem: 5267)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
31/07/2011(Xem: 5874)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
31/07/2011(Xem: 12902)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]