Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùm Thơ Mùa Vu Lan

17/08/202112:39(Xem: 7767)
Chùm Thơ Mùa Vu Lan

CHÙM THƠ MÙA VU LAN

Chùm Thơ Mùa Vu Lan 1


THU VỀ
 
Mây chiều tháng bảy lập lờ trôi,
Góc nhỏ đêm về vẫn lặng côi…
Quạnh quẽ Người xa niềm khó đổi,
Trầm tư dạ não cảnh hoang bồi.
Quê nghèo mấy thuở thầm bao nỗi,
Gạo hẫm nhiêu lần khổ khúc nôi.
Mãi hỏi chưa đền… xua thế vội!
Khi nào đáp trọn! … cả đời tôi…
 
Chùm Thơ Mùa Vu Lan 2

NỖI NÀO VƠI
 
Thu về nhớ Mẹ chẳng hề vơi,
Lấy đức thầm gieo giữa cảnh đời.
Cũng khó sai lầm ham mối lợi,
Chưa từng giận dữ để tình lơi.
Dù đang thiếu, chữa than sầu hởi!
Dẫu vẫn nghèo, chùn xót khổ ơi?
Trách nhiệm gia nương nên sống bởi,
Giờ đây cháu chắt thấm ơn Người.
 
 
THÁNG BẢY VỀ
 
Mây mùa tháng bảy nỗi tuôn về
Vắng Mẹ trong đời cảnh mãi thê
Những buổi chiều lên ngồi tựa ghế
Bao thời ngày lụn lội triền khê
Gian nan ngẫm cả chưa hề kể
Lận đận suy cùng chữa trách chê
Vạn chuyện nơi người không khó dễ
Hằng nương lối xóm nhận thân kề
 
 Chùm Thơ Mùa Vu Lan 3

TRƯA HÈ
 
Thương Người gánh đậu giữa hè trưa!
Lận đận truân chuyên nói chẳng vừa.
Lại nhẫn duyên hờn nên khổ tựa,
Còn mang kiếp nợ lấy đau lừa.
Bình thường cuộc sống không niềm vữa,
Nghiệt ngã trần gian vốn phận thừa.
Giã biệt đời nầy qui Phật cửa,
Bao giờ trả hết những ân xưa…
 
XA NGƯỜI
 
Xa Người mãi mãi cháu con trông!
Dưỡng dục ân thâm quặn nỗi lòng.
Hạ trắng khoai ngô quang gánh lộng,
Đông buồn ruộng rẫy tấm lưng cong.
Tiêu điều bốn vách nhà đang hổng,
Vắng lặng tứ phương dáng vẫn không.
Cũng ngẫm duyên xưa nay nghiệp cộng,
Nhưng rồi lại quạnh ẳm niềm hong.
 
8/2021
Minh Đạo



facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4747)
Trong Phật giáo, ngày Vu Lan - Rằm Tháng Bảy là ngày lễ báo hiếu, tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành, và cũng đã trở thành ngày truyền thống báo hiếu của dân tộc Việt Nam hiện nay. Đến ngày Vu Lan, ai nấy đều sắm sửa hương hoa tưởng nhớ ông bà cha mẹ. Mặc dù sinh hoạt của ngày này vẫn còn mang hình thức lễ nghi tôn giáo, nhưng đó là ngày gợi nhớ về bổn phận làm con làm cháu đối với ông bà cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 4510)
Đức Phật dạy, được sinh làm người là một phước báu lớn. Bởi vì trong muôn loài, con người có nhiều tình thương yêu, hiểu biết hơn các loài khác. Đức Khổng Tử nói: Nhân chi sơ, tính bản thiện - Mỗi em bé sinh ra đều có tính thiện. Em bé lớn lên thành người tốt hay xấu đều tùy thuộc vào môi trường xã hội, sự giáo dục của gia đình và học đường.
10/04/2013(Xem: 4626)
Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là đôi bạn tâm giao, thời niên thiếu cùng học đạo Bà La Môn, vì không tìm được chân lý ở đạo này nên cả hai ông đồng quy y Phật giáo. Chỉ 7 ngày sau quy y Phật, Mục Kiền Liên đắc quả A La Hán, được Thế Tôn khen là thần thông đệ nhất trong hàng mười đại đệ tử lớn của Phật.
10/04/2013(Xem: 8114)
Trung nguyên ngày hội vọng Vu lan Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn Những ai là kẻ mang ơn nặng Đều vận lòng thành đón Vu lan.
10/04/2013(Xem: 4898)
Trên hàng loạt những thềm đá ở ngọn núi Tohamsan rậm rạp cây xanh, ngôi chùa Bulguksa (có nghĩa là Đất Phước) mọc lên an nhiên như mặc thị một niềm tin sấu sắc về miền đất hiếu sinh an lành, như để hiện diện hết sức tinh tế về một nền nghệ thuật Phật giáo của một dân tộc…
10/04/2013(Xem: 4772)
Văn bút "Bông hồng cài áo" của thượng tọa Thích Nhất Hạnh, trở thành một kiệt tác và được truyền thừa rộng rãi ở Việt Nam. Cho tới ngày nay, đã hơn 20 năm, chưa có một bản văn nào nói về mẹ được mọi giới ưa chuộng, hoặc thay thế được. Lời lẽ trong bài "Bông hồng cài áo", không phải súc tích ở lời văn chải chuốt, triết lý cầu kỳ. Sở dĩ, được mến mộ, vì bản văn vừa khế lý lẫn khế cơ. Đạo hiếu là đạo của con người và ai cũng muốn trả ơn cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 4608)
Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng bảy, khi trời đất chuyển sang thu, thì trong mỗi trái tim của người con Phật xuất gia thường in đậm bằng 2 dấu ấn. Đó là ngày lễ Tự tứ, kết thúc 3 tháng An cư kiết hạ và dịp lễ báo hiếu đối với ân đức sinh thành. Nói đến sự báo hiếu, chúng ta không thể không nhớ đến hình ảnh hiếu thảo chấn động thiên địa của tôn giả Đại hiếu Mục-kiền-liên.
10/04/2013(Xem: 5204)
Rất phổ biến là các huyền thoại khai nguyên tộc người, những sáng thế luận của các tôn giáo đều giống nhau ở chỗ sáng tạo ra một cặp nam nữ đầu tiên ở buổi hồng hoang xa xăm của lịch sử. Một người đàn ông, một người đàn bà và con cái của họ là hình ảnh của tế bào gia đình nguyên sơ mà ngày nay, trong xã hội hiện đại, đang trở thành mô hình thời thượng. Thật ra, trong lịch sử chúng ta đều biết cấu trúc gia đình có những quy mô lớn hơn: bầy đàn, thị tộc, bộ lạc, tông tộc, cộng đồng làng xóm…
10/04/2013(Xem: 4093)
Thầy kính thương của con ! Thấm thoát mà ngày tháng qua mau , con đi xa đã gần ba tháng và một mùa hạ nữa cũng sắp đi qua . Trời vào thu thật buồn , nắng hiu hắt, gió heo may báo hiệu lễ Vu Lan đã về . Tâm trạng của đứa con xa nhà nào có khác gì một kẻ mồ côi, chiều xuống sao nghe lòng buồn chi lạ!
10/04/2013(Xem: 4592)
Boong boong… Hỡi hồn hoang Trong chiều vàng màu lửa Tàn tạ tiêu điều Trong một kiếp cô liêu !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]