Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ ơi, đừng đi nhé!

10/04/201319:35(Xem: 4089)
Mẹ ơi, đừng đi nhé!

mevacongai_dich2
Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Mẹ ơi, đừng đi nhé!

Người dịch: Quảng Tịnh Kim Phương

Nguồn: Nguyên tác tiếng Anh: Mamie Amato Weiss

Lời người dịch: Những cơn mưa cứ chợt đến chợt đi trong mùa đông giá lạnh, nhưng đối với QT những cơn mưa rã rít, cái lạnh của mùa đông lại là dấu hiệu của một mùa Vu Lan sắp đến, mùa Vu Lan ấm áp tình thương, mùa của bao dung và độ lượng, mùa Vu Lan nhắc nhớ ân nghĩa sinh thành, mùa báo hiệu kết thúc mùa An Cư… Một mẫu chuyện ngắn trong cuốn sách tiếng Anh mà QT tình cờ đọc ở thư viện đã làm QT cảm động và muốn chia sẻ với mọi người. Mẫu chuyện cảm động không phải là một câu chuyện lâm ly bi đát dễ làm ta rơi lệ, không phải là một câu chuyện hay, hấp dẫn lôi cuốn làm cho ta thích thú từ đầu đến cuối mà chính là tình cảm thiêng liêng giữa Mẹ và con mà đôi khi giữa cuộc sống bận rộn thường nhật ở xứ lạ quê người làm chúng ta không cảm nhận được những tình cảm thật đơn giản nhưng rất sâu sắc đang hiện hữu trong đời…. Một ánh mắt, một nụ cười, một lời an ủi,…không là gì nhưng lại có một ý nghĩa lớn lao khi người cần đến người, khi người với người đến với nhau bằng tấm lòng thương yêu và rộng mở. QT xin mến tặng đến tất cả và ước nguyện tất cả chúng ta hưởng một mùa Vu Lan ấm áp bên Ba Mẹ, gia đình và những người thân thương cho dù là bây giờ hay mãi mãi…

Mẹ ơi, đừng đi nhé!




Tôi vẫn nhớ mãi hồi còn bé tí, tôi vẫn thường hay đeo mẹ suốt ngày. Tôi nghe mẹ kể lại hồi tôi cỡ ba, bốn tuổi, mỗi khi mẹ chuẩn bị đi làm thì tôi lại hai tay quàng cổ mẹ và van xin: “Mẹ ơi, đừng đi nhé!”. Và đương nhiên là mỗi lần như vậy mẹ lại vỗ về là bà sẽ về nhanh, nhưng đối với tôi một phút trôi qua sao mà dài đăng đẳng đến thế. Khi vỗ về tôi không được, mẹ lại quay sang dụ khị tôi bằng trò cũ: “Con gái của mẹ, mẹ phải đi làm kiếm tiền và mua đồ chơi cho con nhé!” Người anh trai của tôi mà nghe đến đồ chơi thì xoa đôi bàn tay nhỏ sung sướng gào rú lên. Nhưng còn tôi thì khác, duy chỉ có mẹ là quan trọng nhất trong đời và là người làm cho tôi vui thôi.
Ngồi nhớ lại tôi thật cám ơn mẹ đã nghĩ hưu sớm để ở với tôi (Tôi thích thú với ý nghĩ mẹ nghỉ làm sớm là vì đòi hỏi dai dẳng của tôi). Đã bao năm trôi qua nhưng tình thương yêu, lòng kiên nhẫn và những lời dạy dỗ của mẹ đã mang đến cho tôi nhiều hạnh phúc. Cho dù bây giờ tôi đã có ba đứa con gái nhưng trong sâu thẫm tôi vẫn xúc động về mối tình cảm yêu thương đặc biệt rất thiêng liêng, không thể diễn đạt bằng lời vẫn hiện hữu giữa mẹ và con gái của mình.
Mùa hè vừa qua khi mẹ tôi vào độ tuổi bảy mươi ba bất ngờ phải cần phẫu thuật nông tim. Lần cuối trước đó khi mẹ tôi phải nhập viện là lần sinh tôi ra khi bà bốn mươi sáu tuổi. Mẹ tôi bị suy tim và thở phải cần bình dưỡng khí oxy. Van tim của bà bị hẹp và bà còn bị chứng phình động mạch chủ. Dù tôi không phải là bác sĩ, nhưng tôi biết rằng chỉ có phẫu thuật thì mẹ mới có thể sống còn. Tôi nhanh chóng tìm hiểu quá trình trước và sau khi mổ như thế nào, nhưng tôi phải mạnh mẽ để lo cho mẹ như bà đã từng lo cho tôi khi còn nhỏ.
Cả tuần trước khi giải phẫu, lúc nào tôi cũng ở cạnh mẹ; thậm chí tôi xin được phép ngủ cùng phòng với bà. Đó là một khoảng thời gian rất đặc biệt cho mẹ con tôi. Chúng tôi ngồi ôn lại kỷ niệm về gia đình, đặc biệt là tám đứa cháu tuyệt vời, vừa tâm sự với nhau vừa ngắm nhìn mặt trời mọc và hoàng hôn trên chiếc cầu George Washington. Những ngọn đèn trên cầu chiếu sáng rực rỡ như những viên kim cương vào ban tối, nó tỏa sáng xa đến nổi như muốn chạm phải khi nhìn ra từ cửa sổ phòng của mẹ. Khi ngày giải phẫu đến gần kề, tim tôi thầm bảo mình phải cổ vũ tinh thần cho mẹ và làm cho mẹ yên lòng để đương đầu với cuộc giải phẫu quan trọng này.
Cuối cùng rồi cũng đến ngày phẫu thuật. Chúng tôi đã ôm hôn, an ủi và cổ vũ mẹ từ căn phòng của bà qua đến hành lang, vào thang máy và vào tới phòng đợi giải phẫu.
Khi đến nơi thì chúng tôi mới biết mình đang ở phòng chờ đợi. Cũng giống như bao gia đình khác ở chung quanh, chúng tôi chia sẻ với nhau sự đồng cảm khi nhìn đồng hồ chờ đợi. Cứ mỗi khi nhóm bác sĩ giải phẫu bước vô, thời gian dường như ngừng lại. Mỗi gia đình đều hiện lên sự mệt mỏi, căng thẳng chờ đợi cũng như trong thân tâm đều lặng lẽ cầu nguyện khi chúng tôi ngồi tụm lại gần nhau trong thế giới nhỏ bé của mình, ngồi ở ghế bành, ngồi quanh bàn uống cà phê, nói chuyện, đọc sách, ngủ, chờ đợi… chỉ biết chờ đợi… để chỉ mong nghe được những lời: “Mọi thứ đều ổn”.
Khoảng bốn giờ kế tiếp, chúng tôi đứng ngồi không yên và cuối cùng thì gặp được vị bác sĩ phẫu thuật cho mẹ. Chúng tôi chăm chú nghe khi bác sĩ trình bày ca phẫu thuật đã tiến hành tốt đẹp như dự định. “Bà cụ sẽ được đưa về phòng hồi sức trong chốc lát”, ông trấn an chúng tôi. “Bây giờ thì đợi gọi nhé!” Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm và ngồi ngã người ra phía sau ghế. Bây giờ thì chỉ có đợi thôi, tôi thầm nghĩ khi liếc nhìn những cái điện thoại trên tường, mỗi cái đều được ghi tên các phân khoa khác nhau. Những cái điện thoại này bây giờ là những sợi dây ràng buộc với những người thân thương của chúng tôi. Khi chuông điện thoại reo lên, phá tan sự yên lặng trong phòng đợi khi ai gần đó bắt nhanh điện thoại rồi gọi tên của một gia đình. Điều này có nghĩa là khi người thân đã ở phòng hồi sức và chúng tôi có thể thăm “Năm phút mỗi một giờ”. Chúng tôi thấp thỏm chờ đợi khi nghe lần lượt hết tên người này đến tên người khác được gọi. Hai giờ đồng hồ trôi qua mà vẫn chưa nghe tên mẹ tôi. Có chuyện gì xảy ra chăng? Tôi thầm tự hỏi khi đi đứng không yên như trông chờ sinh con vậy. Cuối cùng thì tôi điện tới phòng hồi sức và chỉ biết được là mẹ chưa được đưa về đây. Một thoáng sợ hãi làm tôi không tự chủ được.
Cuối cùng vào lúc ba giờ rưỡi chiều, chúng tôi được thông báo là đã xảy ra những biến chứng khi gần kết thúc ca mổ và các bác sĩ đã phải phẫu chuyển hướng mạch máu lần thứ ba. Cái ý nghĩ mất mẹ làm tôi chới với. Tôi cảm thấy nghẹt thở. Tôi khóc sụt sùi. Đây là cái ngày tệ nhất trong đời tôi!
Thời gian tưởng như là vô tận, nhưng cuối cùng tên chúng tôi cũng được gọi lên sau mười tiếng rưỡi đồng hồ chờ đợi, chúng tôi nhanh chân đến phòng chăm sóc đặc biệt. Tôi đứng như hóa đá ở cửa vào, sợ hãi khi nhìn thấy thân thể yếu đuối được nối với nhiều máy móc như thế. Những người mẹ không bao giờ bị khuất phục, tôi tự nói với mình và bước đến gần, cố gắng ngăn những dòng nước mắt. Sau phẫu thuật thật không dễ dàng cho gia đình bệnh nhân chút nào cho dù đã được giải thích những gì có thể xảy ra, nhưng không ai trông mong thấy người thân của mình trong tình trạng như thế này. Khi chúng tôi rời phòng, tôi đã hôn lên trán mẹ và thì thầm: “Con thương mẹ lắm!”
Sáng hôm sau khi cô y tá kéo màn cửa, mẹ tôi đã thức giấc. Mắt mẹ bắt gặp ánh mắt tôi. Mẹ muốn nói điều gì nhưng không thể được vì cổ họng đang được nối với một cái ống. Chúng tôi nói với mẹ là mẹ đã cố gắng thật nhiều trong suốt ca phẫu thuật và mọi thứ đều ổn, vì vậy bây giờ mẹ cần nghỉ ngơi thật nhiều. Sau năm phút, cô y tá nhắc chúng tôi giờ thăm đã hết và chúng tôi có thể quay trở lại trong vòng một tiếng nữa. Khi chúng tôi rời phòng, mẹ ra hiệu cần một cây viết. Với liều lượng thuốc mê ngày hôm qua tôi không tin là mẹ có đủ sức để viết. Tôi nhìn mẹ cố gắng từ từ nắn nót từng chữ một hàng chữ: “Con ơi, đừng đi nhé!”
Tôi nhẹ nhàng nâng tờ giấy cho cô y tá xem, chúng tôi nhìn nhau mĩm cười và nhìn mẹ tôi. Và cũng từ giây phút đó, cô y tá đã cho phép tôi mỗi ngày được ở với mẹ như ý muốn. Tôi có thể cảm nhận rằng cô y tá đã hiểu được tình cảm đặc biệt giữa mẹ con chúng tôi mà không thể nào diễn đạt bằng lời. Ngày theo ngày, mẹ tôi đã khỏe mạnh nhiều. Một sự hồi phục thật đáng ngạc nhiên!
Khoảng một tháng sau, khi tôi đang chùi cuốn sổ bỏ túi, một mảnh giấy nhỏ rớt lên kệ. Khi mở tấm giấy ra, tôi mỉm cười và nước mắt trào ra khi đọc hàng chữ ngọt ngào đã được cẩn thận viết trên tấm giấy nhỏ: “Con ơi, đừng đi nhé!”. Hàng chữ đó sẽ mãi mãi ở trong tim tôi, trân quý mối tình cảm đặc biệt mà mẹ con tôi đã chia sẻ với nhau. Tôi nhận ra rằng lời thỉnh cầu tuy đơn giản nhưng rất sâu sắc xoay vần như tôi đã từng tôn trọng đáp ứng thỉnh cầu cấp bách và da diết của mẹ cũng giống như mẹ đã từng đáp ứng cho tôi khi còn bé.

Melbourne, Vu Lan 2010
Quảng Tịnh Kim Phương dịch từ tài liệu tiếng Anh: "Don't go" Mamie Amato Weiss. Chicken Soup for the Soul Celebrating Mothers and Daughters", 2007 John T, Canfield and Hansen and Hansen LLC, Health Communications, Florida, USA


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4871)
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 4679)
Vào buổi chiều mùa hè, một người đàn ông đi cùng một cậu trai; hai người khách đặc biệt ấy xuất hiện trước một nhà hàng. Nhìn họ biết là hai cha con. Người cha mù lòa được đứa con cẩn thận nắm lấy tay trái dắt vào nhà hàng. Cậu trai còn rất trẻ, chỉ khoảng 17 tuổi, ăn mặc rất đúng thời trang, có vẻ như là một học sinh trung học
10/04/2013(Xem: 4843)
Mới đây, những hình ảnh về một con khỉ mẹ ở Ấn Độ đã không quản nguy hiểm lao mình ra đường để cứu đứa con chuẩn bị rơi vào miệng một con chó dữ đã khiến nhiều người không khỏi thán phục.
10/04/2013(Xem: 8210)
Văn như thị, Nhứt thời Phật tại Xá Vệ Quốc. Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên. Đại Mục Kiền Liên, Thỉ đắc lục thông, Dục độ phụ mẫu, Báo nhủ bộ chi ân. Tức dĩ đạo nhãn, Quán thị thế gian, Kiến kỳ vong mẫu, Sanh ngạ quỷ trung, Bất kiến ẩm thực,
10/04/2013(Xem: 4941)
Một gia đình có tiếng ở Mequen đã mất đứa con trai 25 tuổi (tên Arun Gopal Ratnam) vào ngày 4 Tháng Sáu vì bị lửa cháy.
10/04/2013(Xem: 4817)
Vóc dáng đấng cha lành còn đó, hình ảnh pháp hội Linh Sơn như vẫn còn hiện hữu theo dấu chân hàng trưởng tử Như Lai kế thừa đạo pháp. Dù Đức Phật đã thị tịch cách nay 2553 năm, nhưng những lời giáo huấn của Ngài qua pháp âm vẫn còn vang vọng đâu đây để cho tứ chúng đệ tử hành trì tu tập đạo giải thoát, đạo nhân thừa mà hiếu đạo là nền tảng của cổ kim, con người không thể thiếu sót hay thờ ơ được.
10/04/2013(Xem: 4345)
Rằm tháng bảy, Vu Lan không còn là ngày lễ dành riêng cho những người Phật tử, mà dường như nó đã trở thành một ngày lễ truyền thống mà mọi người con nước việt cần tưởng niệm Tri Ân và Báo Hiếu. Con được nuôi dưỡng bằng một tình thương không bờ bến. Con là người được cha mẹ ban ân Nếu không có cha mẹ thì chúng ta không có mặt trên cuộc đời này, thế nhưng, đôi khi có những người con vô tình đánh mất cái tình cảm thiêng liêng yêu quí nhất mà chúng ta dành cho cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 4983)
Trước Phật đài Tam Bảo chứng minh. Trong bửu điện trang nghiêm thanh tịnh. Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội thập phần viên mãn. Mùa Báo Hiếu thiêng liêng lan tỏa khắp mười phương. Chắc chắn ba ngàn thế giới lay chuyển sáu lần rung động. Chắc chắn mười tám tầng địa ngục sẽ được mở toang. Bởi công ơn Cha Mẹ là một sự hiện hữu nhiệm mầu, tình thương Cha Mẹ là tất cả đất trời cao rộng, ngân hà xao xuyến, vũ trụ nao nao, trăng sao vằng vặc. Là con hiền cháu thảo, ai ai cũng lặng yên, ai ai cũng trầm lắng, để nghe trong sâu thẳm tâm hồn tiếng nói dâng lên cho Cha, dâng lên cho Mẹ trong giờ phút trang trọng này đây.
10/04/2013(Xem: 4510)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người, đã chấm dứt cuộc sống và chỉ còn vỏn vẹn đêm nay, hương linh lưu lại dưới mái ấm gia đình để rồi mai nay, tất cả nội ngoại con cháu xa gần sẽ chính thức đưa hương linh về nơi an nghỉ cuối cùng trên miền đất của dương thế, một phút chia tay ngìn thu vĩnh biệt. Trước giờ phút âm dương hai ngã, trong cảnh kẻ ở người đi, đất khuất đây còn,.......
10/04/2013(Xem: 4054)
Mỗi rằm tháng bảy vào thắng hội Vu Lan hầu như chùa nào cũng tụng kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Kinh Vu Lan, Sám Vu Lan để nhớ đến công hạnh của tôn giả Mục Kiền Liên hiếu thảo với thân mẫu quá vãng và bảy đời cha mẹ quá khứ. Ngài đã vâng lời Phật dạy cúng dường trai tăng, cầu thập phương thường trụ Tam bảo gia hộ cho thân mẫu buông xả lòng tham, sân, si, ích kỷ, độc ác và được nhẹ nhàng siêu sanh tịnh độ. Từ đó, tôn giả được tôn vinh như một tấm gương sáng về hạnh Đại hiếu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]