Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ ơi, đừng đi nhé!

10/04/201319:35(Xem: 4093)
Mẹ ơi, đừng đi nhé!

mevacongai_dich2
Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Mẹ ơi, đừng đi nhé!

Người dịch: Quảng Tịnh Kim Phương

Nguồn: Nguyên tác tiếng Anh: Mamie Amato Weiss

Lời người dịch: Những cơn mưa cứ chợt đến chợt đi trong mùa đông giá lạnh, nhưng đối với QT những cơn mưa rã rít, cái lạnh của mùa đông lại là dấu hiệu của một mùa Vu Lan sắp đến, mùa Vu Lan ấm áp tình thương, mùa của bao dung và độ lượng, mùa Vu Lan nhắc nhớ ân nghĩa sinh thành, mùa báo hiệu kết thúc mùa An Cư… Một mẫu chuyện ngắn trong cuốn sách tiếng Anh mà QT tình cờ đọc ở thư viện đã làm QT cảm động và muốn chia sẻ với mọi người. Mẫu chuyện cảm động không phải là một câu chuyện lâm ly bi đát dễ làm ta rơi lệ, không phải là một câu chuyện hay, hấp dẫn lôi cuốn làm cho ta thích thú từ đầu đến cuối mà chính là tình cảm thiêng liêng giữa Mẹ và con mà đôi khi giữa cuộc sống bận rộn thường nhật ở xứ lạ quê người làm chúng ta không cảm nhận được những tình cảm thật đơn giản nhưng rất sâu sắc đang hiện hữu trong đời…. Một ánh mắt, một nụ cười, một lời an ủi,…không là gì nhưng lại có một ý nghĩa lớn lao khi người cần đến người, khi người với người đến với nhau bằng tấm lòng thương yêu và rộng mở. QT xin mến tặng đến tất cả và ước nguyện tất cả chúng ta hưởng một mùa Vu Lan ấm áp bên Ba Mẹ, gia đình và những người thân thương cho dù là bây giờ hay mãi mãi…

Mẹ ơi, đừng đi nhé!




Tôi vẫn nhớ mãi hồi còn bé tí, tôi vẫn thường hay đeo mẹ suốt ngày. Tôi nghe mẹ kể lại hồi tôi cỡ ba, bốn tuổi, mỗi khi mẹ chuẩn bị đi làm thì tôi lại hai tay quàng cổ mẹ và van xin: “Mẹ ơi, đừng đi nhé!”. Và đương nhiên là mỗi lần như vậy mẹ lại vỗ về là bà sẽ về nhanh, nhưng đối với tôi một phút trôi qua sao mà dài đăng đẳng đến thế. Khi vỗ về tôi không được, mẹ lại quay sang dụ khị tôi bằng trò cũ: “Con gái của mẹ, mẹ phải đi làm kiếm tiền và mua đồ chơi cho con nhé!” Người anh trai của tôi mà nghe đến đồ chơi thì xoa đôi bàn tay nhỏ sung sướng gào rú lên. Nhưng còn tôi thì khác, duy chỉ có mẹ là quan trọng nhất trong đời và là người làm cho tôi vui thôi.
Ngồi nhớ lại tôi thật cám ơn mẹ đã nghĩ hưu sớm để ở với tôi (Tôi thích thú với ý nghĩ mẹ nghỉ làm sớm là vì đòi hỏi dai dẳng của tôi). Đã bao năm trôi qua nhưng tình thương yêu, lòng kiên nhẫn và những lời dạy dỗ của mẹ đã mang đến cho tôi nhiều hạnh phúc. Cho dù bây giờ tôi đã có ba đứa con gái nhưng trong sâu thẫm tôi vẫn xúc động về mối tình cảm yêu thương đặc biệt rất thiêng liêng, không thể diễn đạt bằng lời vẫn hiện hữu giữa mẹ và con gái của mình.
Mùa hè vừa qua khi mẹ tôi vào độ tuổi bảy mươi ba bất ngờ phải cần phẫu thuật nông tim. Lần cuối trước đó khi mẹ tôi phải nhập viện là lần sinh tôi ra khi bà bốn mươi sáu tuổi. Mẹ tôi bị suy tim và thở phải cần bình dưỡng khí oxy. Van tim của bà bị hẹp và bà còn bị chứng phình động mạch chủ. Dù tôi không phải là bác sĩ, nhưng tôi biết rằng chỉ có phẫu thuật thì mẹ mới có thể sống còn. Tôi nhanh chóng tìm hiểu quá trình trước và sau khi mổ như thế nào, nhưng tôi phải mạnh mẽ để lo cho mẹ như bà đã từng lo cho tôi khi còn nhỏ.
Cả tuần trước khi giải phẫu, lúc nào tôi cũng ở cạnh mẹ; thậm chí tôi xin được phép ngủ cùng phòng với bà. Đó là một khoảng thời gian rất đặc biệt cho mẹ con tôi. Chúng tôi ngồi ôn lại kỷ niệm về gia đình, đặc biệt là tám đứa cháu tuyệt vời, vừa tâm sự với nhau vừa ngắm nhìn mặt trời mọc và hoàng hôn trên chiếc cầu George Washington. Những ngọn đèn trên cầu chiếu sáng rực rỡ như những viên kim cương vào ban tối, nó tỏa sáng xa đến nổi như muốn chạm phải khi nhìn ra từ cửa sổ phòng của mẹ. Khi ngày giải phẫu đến gần kề, tim tôi thầm bảo mình phải cổ vũ tinh thần cho mẹ và làm cho mẹ yên lòng để đương đầu với cuộc giải phẫu quan trọng này.
Cuối cùng rồi cũng đến ngày phẫu thuật. Chúng tôi đã ôm hôn, an ủi và cổ vũ mẹ từ căn phòng của bà qua đến hành lang, vào thang máy và vào tới phòng đợi giải phẫu.
Khi đến nơi thì chúng tôi mới biết mình đang ở phòng chờ đợi. Cũng giống như bao gia đình khác ở chung quanh, chúng tôi chia sẻ với nhau sự đồng cảm khi nhìn đồng hồ chờ đợi. Cứ mỗi khi nhóm bác sĩ giải phẫu bước vô, thời gian dường như ngừng lại. Mỗi gia đình đều hiện lên sự mệt mỏi, căng thẳng chờ đợi cũng như trong thân tâm đều lặng lẽ cầu nguyện khi chúng tôi ngồi tụm lại gần nhau trong thế giới nhỏ bé của mình, ngồi ở ghế bành, ngồi quanh bàn uống cà phê, nói chuyện, đọc sách, ngủ, chờ đợi… chỉ biết chờ đợi… để chỉ mong nghe được những lời: “Mọi thứ đều ổn”.
Khoảng bốn giờ kế tiếp, chúng tôi đứng ngồi không yên và cuối cùng thì gặp được vị bác sĩ phẫu thuật cho mẹ. Chúng tôi chăm chú nghe khi bác sĩ trình bày ca phẫu thuật đã tiến hành tốt đẹp như dự định. “Bà cụ sẽ được đưa về phòng hồi sức trong chốc lát”, ông trấn an chúng tôi. “Bây giờ thì đợi gọi nhé!” Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm và ngồi ngã người ra phía sau ghế. Bây giờ thì chỉ có đợi thôi, tôi thầm nghĩ khi liếc nhìn những cái điện thoại trên tường, mỗi cái đều được ghi tên các phân khoa khác nhau. Những cái điện thoại này bây giờ là những sợi dây ràng buộc với những người thân thương của chúng tôi. Khi chuông điện thoại reo lên, phá tan sự yên lặng trong phòng đợi khi ai gần đó bắt nhanh điện thoại rồi gọi tên của một gia đình. Điều này có nghĩa là khi người thân đã ở phòng hồi sức và chúng tôi có thể thăm “Năm phút mỗi một giờ”. Chúng tôi thấp thỏm chờ đợi khi nghe lần lượt hết tên người này đến tên người khác được gọi. Hai giờ đồng hồ trôi qua mà vẫn chưa nghe tên mẹ tôi. Có chuyện gì xảy ra chăng? Tôi thầm tự hỏi khi đi đứng không yên như trông chờ sinh con vậy. Cuối cùng thì tôi điện tới phòng hồi sức và chỉ biết được là mẹ chưa được đưa về đây. Một thoáng sợ hãi làm tôi không tự chủ được.
Cuối cùng vào lúc ba giờ rưỡi chiều, chúng tôi được thông báo là đã xảy ra những biến chứng khi gần kết thúc ca mổ và các bác sĩ đã phải phẫu chuyển hướng mạch máu lần thứ ba. Cái ý nghĩ mất mẹ làm tôi chới với. Tôi cảm thấy nghẹt thở. Tôi khóc sụt sùi. Đây là cái ngày tệ nhất trong đời tôi!
Thời gian tưởng như là vô tận, nhưng cuối cùng tên chúng tôi cũng được gọi lên sau mười tiếng rưỡi đồng hồ chờ đợi, chúng tôi nhanh chân đến phòng chăm sóc đặc biệt. Tôi đứng như hóa đá ở cửa vào, sợ hãi khi nhìn thấy thân thể yếu đuối được nối với nhiều máy móc như thế. Những người mẹ không bao giờ bị khuất phục, tôi tự nói với mình và bước đến gần, cố gắng ngăn những dòng nước mắt. Sau phẫu thuật thật không dễ dàng cho gia đình bệnh nhân chút nào cho dù đã được giải thích những gì có thể xảy ra, nhưng không ai trông mong thấy người thân của mình trong tình trạng như thế này. Khi chúng tôi rời phòng, tôi đã hôn lên trán mẹ và thì thầm: “Con thương mẹ lắm!”
Sáng hôm sau khi cô y tá kéo màn cửa, mẹ tôi đã thức giấc. Mắt mẹ bắt gặp ánh mắt tôi. Mẹ muốn nói điều gì nhưng không thể được vì cổ họng đang được nối với một cái ống. Chúng tôi nói với mẹ là mẹ đã cố gắng thật nhiều trong suốt ca phẫu thuật và mọi thứ đều ổn, vì vậy bây giờ mẹ cần nghỉ ngơi thật nhiều. Sau năm phút, cô y tá nhắc chúng tôi giờ thăm đã hết và chúng tôi có thể quay trở lại trong vòng một tiếng nữa. Khi chúng tôi rời phòng, mẹ ra hiệu cần một cây viết. Với liều lượng thuốc mê ngày hôm qua tôi không tin là mẹ có đủ sức để viết. Tôi nhìn mẹ cố gắng từ từ nắn nót từng chữ một hàng chữ: “Con ơi, đừng đi nhé!”
Tôi nhẹ nhàng nâng tờ giấy cho cô y tá xem, chúng tôi nhìn nhau mĩm cười và nhìn mẹ tôi. Và cũng từ giây phút đó, cô y tá đã cho phép tôi mỗi ngày được ở với mẹ như ý muốn. Tôi có thể cảm nhận rằng cô y tá đã hiểu được tình cảm đặc biệt giữa mẹ con chúng tôi mà không thể nào diễn đạt bằng lời. Ngày theo ngày, mẹ tôi đã khỏe mạnh nhiều. Một sự hồi phục thật đáng ngạc nhiên!
Khoảng một tháng sau, khi tôi đang chùi cuốn sổ bỏ túi, một mảnh giấy nhỏ rớt lên kệ. Khi mở tấm giấy ra, tôi mỉm cười và nước mắt trào ra khi đọc hàng chữ ngọt ngào đã được cẩn thận viết trên tấm giấy nhỏ: “Con ơi, đừng đi nhé!”. Hàng chữ đó sẽ mãi mãi ở trong tim tôi, trân quý mối tình cảm đặc biệt mà mẹ con tôi đã chia sẻ với nhau. Tôi nhận ra rằng lời thỉnh cầu tuy đơn giản nhưng rất sâu sắc xoay vần như tôi đã từng tôn trọng đáp ứng thỉnh cầu cấp bách và da diết của mẹ cũng giống như mẹ đã từng đáp ứng cho tôi khi còn bé.

Melbourne, Vu Lan 2010
Quảng Tịnh Kim Phương dịch từ tài liệu tiếng Anh: "Don't go" Mamie Amato Weiss. Chicken Soup for the Soul Celebrating Mothers and Daughters", 2007 John T, Canfield and Hansen and Hansen LLC, Health Communications, Florida, USA


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4575)
Từ cõi vô minh lặn lội sáu lần gá thân vào mẹ giọt máu lớn dần em bé ngo nghoe
10/04/2013(Xem: 4652)
Mỗi năm trong Đạo Phật có một mùa Dù hôm nay hay đã tự ngàn xưa Muôn phương khắp hướng lớn nhỏ cùng về An trụ tại một nơi gọi là An Cư Kiết Hạ
10/04/2013(Xem: 4407)
Ai tu cũng muốn thoát “trần ai” Há dễ trông mong tựa bảo đài Thập nhị nhân duyên thường ám ảnh Tứ đề diệu đế hiểu còn sai
10/04/2013(Xem: 5567)
Thượng Tọa Boddhi Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, Cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 4964)
Chùa Pháp Bảo mấy hôm nay bổng trở nên nhộn nhịp hơn mọi khi. Những sinh hoạt tu học sáng chiều sáu thời của 10 ngày An Cư đã khiến ngôi già lam này thật ấm cúng. An cư năm nay đông đảo hơn những năm trước. Nhìn danh sách chư Tăng Ni dán trên tường dài thường thược ai cũng vui. Thuần Tánh, một Sa Di còn khá trẻ lần đầu tiên được may mắn thầy cho đi tham dự khóa an cư này.
10/04/2013(Xem: 4387)
Dấn bước vào đời như đi trong biển mộng, xô đẩy, dằn co, nắm níu và để rồi không có gì tồn tại vĩnh viễn. Thành trụ hoại không… như lớp sóng vô thường, nhưng chư Phật vì lòng thương, nguyện lớn vẫn đi trong huyễn mộng để đưa bàn tay nâng đở sinh linh, như tấm lòng của bà mẹ ôm con vào lòng.
10/04/2013(Xem: 4443)
Gọi Hoa Từ, không gọi đủ Hoa Từ Bi, là hàm nghĩa khiêm nhu, khiêm hạ .Chư Phật, chư đại bồ tát, bản nguyện diệu lực đại tự tại của các Ngài gồm thâu trọn đủ cả bi lẫn từ. Chúng con thực tập hành trì sớm nay, một chút từ - hiểu rằng trong từ có chút bi. Ngày mai chúng con thể hiện một chút bi – và tự hiểu trong bi có chút từ. Nghiệm ra, chính tính cách khiêm nhu giúp Hoa Từ bớt tự kiêu tự mãn, thấy cái ngã phàm phu của mình nhỏ đi chút xíu…thế nên chúng con chỉ dám nói Hoa Từ:
10/04/2013(Xem: 4578)
Hiếu đi học về, mồ hôi nhễ nhãi vì nắng. Nó nhảy phóc ra khỏi chiếc xe buýt nhà trường và chạy nhanh về nhà. Nó biết rằng ngày hôm nay mẹ của nó nghỉ làm, và đang mong đợi nó đi học về. Bà Linda Smith, mẹ nuôi của nó, dáng người mảnh khảnh, rất đẹp, đang ngồi trong phòng ăn tính toán sổ sách. Thấy Hiếu về bà mừng rỡ gấp cuốn sổ, chạy lại ôm Hiếu vào lòng.
10/04/2013(Xem: 5076)
Bỗng dưng ! tôi chợt muốn viết về Mẹ. Vu vơ ? Ừ thì vu vơ, chứ biết viết gì, nói gì ? Nếu có gì để viết, để nói, thì thiên hạ đã nói giùm tôi hết rồi. Còn tôi, mỗi chữ "con thương Mẹ" tôi cũng chưa một lần nói ra được, nữa là ...
10/04/2013(Xem: 5743)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]