Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số

10/04/201319:23(Xem: 4868)
Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2010

Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số

Tâm Nguyên PMT

Nguồn: Tâm Nguyên PMT

Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.


Người thợ điện này cho biết cha mẹ như là "thần" đối với anh, và anh tình nguyện cống hiến cuộc đời còn lại phục vụ họ.
"Rất nhiều bạn trẻ không hiểu được ý nghĩa của cha mẹ trong cuộc đời. Tôi gánh cha mẹ trên vai để tỏ lòng kính trọng với họ vì họ đã đem tôi đến với thế giới này. Họ là Thần của tôi", Kumar nói với tờ Hindustan Times.
Ông Lala Ram 95 tuổi và bà vợ 80 tuổi rất cảm kích tấm lòng của con trai vì anh đã giúp họ thực hiện ước nguyện được tắm nước thánh sông Hằng ở Haridwar, bang Uttar Pradesh, sau đó còn cõng họ về nhà ở thủ đô Delhi.
Kumar bị ấn tượng bởi câu chuyện thời thơ ấu do bà nội kể lại. "Nó khiến chúng tôi ngạc nhiên khi nói về kế hoạch sẽ gánh cha mẹ trên vai của mình. Chúng tôi cố gắng khuyên con không nên làm nhiệm vụ khó khăn đó, nhưng nó rất cương quyết và quỳ xuống xin phép", mẹ anh tâm sự.
Bất chấp trời mưa to, đường sá nham nhở, bị sưng và trợt ở cổ, vai, Kumar vẫn vượt qua quãng đường khoảng 25-30 km mỗi ngày khi gánh cùng lúc cả cha lẫn mẹ trên vai, nặng khoảng 115 kg.
"Họ chỉ ngừng lại để ăn uống - những bữa ăn đã được dân làng ủng hộ và chuẩn bị sẵn", một người cho biết.
Cứ sau mỗi bữa ăn, cả nhà lại dừng ở bên đường, rửa ráy và tiếp tục hành trình đến Delhi. Mỗi lần dừng lại, Kumar đều quỳ chạm vào chân cha mẹ và nhận lời chúc phúc của họ.
Hàng ngàn người dân đã đến để nhận lời chúc phúc của cha mẹ Kumar khi câu chuyện của họ lan đi nhanh chóng từ làng này đến làng khác.
T. An
http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/08/3BA1EEB4/

Kính thưa quý vị,
Đang trong Mùa Vu Lan, được gọi là Mùa Báo Hiếu của những con nhà Phật tử. Vonga chuyển vào diễn đàn để chia sẻ với mọi người câu chuyện này thật là cảm động.
Riêng tôi, rất cảm ơn vonga.
Ngẫm lại, từ một vài mẫu chuyện được nghe biết rải rác đó đây trên mọi quốc gia, chủng tộc, và mọi miền đất nước của xứ Việt Nam, khi đã có những người bất hiếu với cha mẹ nghĩ thật là não lòng. Ví dụ, một vài chuyện sau đây mà tôi muốn kể:
- Có những trường hợp, con cái từ nhà quê lên tỉnh lỵ hoặc thủ đô làm ăn. Sau khi bám trụ, "giao lưu", quan hệ một vài dịch vụ, một vài đối tượng mà họ nghĩ rằng sẽ nâng cao được mức độ trong bối cảnh văn minh giàu có. Bất chợt, có một ngày, mẹ già vì nhớ con, nên bà đã không ngại đường sá bao xa, đi xe lây lất đến cỡ nào. Từ sáng tinh sương đến khi hoàng hôn tắt nắng, qua bao nỗi nhọc nhằn, mồ hôi đượm trán trong mùa hè nắng gắt mỗi khi gió Nam Lào băn ngang dãy Trường Sơn Trung Việt, bà mới tìm đến tận chỗ thăm con. Thế nhưng, vì nó chưa đạt thành chí nguyện, nên nó rất ngại những cặp mắt chung quanh nhìn thấy rằng nó đang có một mẹ già ăn mặc trên người bộ đồ bà ba có hàng trăm nếp gấp. Các bạn biết sao không? Vừa thấy mẹ, nó liền kêu "thím", rồi vội vã dẫn "thím" của nó ra một "quán cốc" ở vĩa hè bên phố xá phồn hoa diễm lệ. Nó mua cho "thím" một đĩa cơm tấm với một ly trà đá. Dặn dò bà gì đó không biết (...). Chỉ trên đưới một tiếng đồng hồ, một lần nữa, nó vội vã kêu một chiếc xe xích lô đạp đưa ngay bà "thím" ra bến xe liên tỉnh để trở lại chốn quê nhà mà xưa kia, thuở còn bé thơ, nó lao người trong đêm bên bờ giậu để bắt đom đóm bỏ vào trong chai.
- Thứ hai là một câu chuyện thật khủng khiếp, nhưng có thật. Chỉ tiếc một điều là người viết không thể nêu tên, vì đã có pháp luật giải quyết đâu vào đó. Đây là chuyện một cô con gái ruột cùng chàng rể của người cha. Cô con gái cưng yêu thuở nào, mỗi khi cha về từ trên đồi nương rẫy, chưa cần tắm rửa, liệng chiếc nón lá xuống sân, ông vừa bồng đứa con gái cưng vừa nói ngọng: "Ây nà ứa con rái ràng của ba đó". Chao ôi, vậy mà khi lấy chồng, chỉ có hai chỉ vàng của cha già mà đứa con gái cưng đã nhẫn tâm a tòng cùng chàng rể (chồng của nó!) đành đoạn giết cha già nhằm chỉ cướp lấy số vàng như vậy mà ông đã dành dụm từ những gánh khoai từ khoai mỡ trong suốt buổi bình sinh. Tạm như thế là đủ lắm rồi! Tôi không kể nữa.
Nếu bảo phải trả hiếu thì thực ra, đối với công ơn cha mẹ thì sẽ không bao giờ cùng. Chúng ta chỉ có thể làm gì với tất cả lòng thành, biết tri ân qua thể cách phụng dưỡng và nguyện cầu mà mình có thể.
Văn hóa, phong tục, đạo lý nào cũng không thể được xem là văn minh, nếu chúng ta vô tâm, nếu chúng ta không những đã không phụng dưỡng mà còn hất hủi cha hoặc mẹ phải không các bạn?!.
Kính chúc toàn thể quý vị trong diễn đàn, mọi người được hưởng trọn vẹn một mùa Vu Lan tròn đầy ý nghĩa.
Phật lịch 2554 (ngày 7.8.2010).
Kính,
Tâm Nguyên PMT



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4225)
Cứ mỗi lần mùa hiếu hạnh trở về là mỗi lần gợi lên trong mỗi chúng ta cảm xúc trào dâng về mẹ và cha. Vu Lan báo hiếu đã nghiễm nhiên trở thành lễ hội văn hóa của cả dân tộc, lễ hội văn hóa của tình người, của lòng từ bi ban vui và cứu khổ. Có thể nói, ngày lễ Vu Lan có tác dụng rất lớn đến quan điểm về cuộc sống của nhân sinh.
10/04/2013(Xem: 4200)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời trải dài xuống, cho đến hôm nay. Trong lòng nao nao, nhiều cảm khái, xúc động. Thật sự, có được thân người rất là khó và tự nhiên, lại nghĩ nhiều đến công ơn sinh thành, dưỡng dục cưu mang của cha mẹ…
10/04/2013(Xem: 5108)
Mẹ tôi có ba người con : Con trai lớn là Huỳnh lê Tiến, cô gái út là Huỳnh thị Mỹ Dung, tức văn sĩ Huỳnh Dung, và chúng tôi là Huỳnh trung Chánh. Trong ba anh em, nếu kể đến lòng hiếu thảo và thương yêu mãnh liệt có lẽ tôi không sánh bằng anh em tôi, nhưng tôi là đứa con có cơ duyên gần gũi với bà, chia sẽ đắng cay với bà vào những giây phút hiểm nguy trên cuộc đời như lần đi xuồng chèo trên giòng Cửu Long giữa cơn binh lửa từ Trà Vinh về Cao Lãnh năm 1945, lần gay go vượt biển đến trại tị nạn Mã Lai năm1977......
10/04/2013(Xem: 4375)
Qua khoảng thời gian dài suy nghĩ đắn đo, Mẹ quyết định rời chốn cũ theo về cùng em gái. Có lẽ tình thương dành cho người còn lại, vẫn nặng hơn người miên viễn cách xa. Mẹ vốn yếu mà không đuối, vì có niềm vui khi sống một mình, không bám víu, trông chờ từ con cháu. Nhưng ngoài những ngày an vui, bình lặng, còn có nhiều ngày thân chẳng chiều tâm.
10/04/2013(Xem: 4574)
Sau ngày cha mất, lũ con chợt khám phá ra tình mẹ dành cho cha quá đậm. Như cây cổ thụ xum xuê một ngày bật gốc, để lại người nép bóng phận đời chới với. Ngày ngày đưa tay quơ tìm giữa khoảng không còn lại. "Má bầy trẻ" và "ba thằng Đ" là cách xưng hô hàng ngày. Có lần giữa bữa ăn, em gái út tinh nghịch hỏi: Hồi mới gặp, ba má gọi nhau bằng gì?
10/04/2013(Xem: 5067)
Người đàn ông lạ ở tuổi trung niên có chiếc hoa trắng cài trên áo nhìn Lam chăm chú và khó hiểu. Lam rụt rè nhìn lại cười xã giao rồi quay đi, thầm nghĩ: "Lạ lắm, người này ta đã gặp ở đâu rồi ?”.Cố moi ký ức nhưng Lam không nhớ nổi, lúc này đây, dường như Lam chỉ còn nhớ đến sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” trong tâm tưởng thôi...........
10/04/2013(Xem: 4704)
Tuntu mỉm cười một mình với đôi mắt rực sáng. Sau đêm nay, nó sẽ được chấp thuận trở thành một chiến binh. Ngồi dựa lưng phía sau lều, nó nhìn bao quát về cánh phụ nữ của bộ tộc đang bận rộn chuẩn bị bữa ăn chiều. Vài cô gái già vừa làm, vừa hát vừa tám chuyện. Mùi hương dễ chịu của đất và củi đốt tràn ngập không gian. Tuntu thấy hạnh phúc và hoàn toàn mãn nguyện.
10/04/2013(Xem: 4064)
"Mẹ sẽ không quên mang theo cái cối xay khoai chứ mẹ?" Tôi hỏi qua điện thoại sau khi thông báo với mẹ tôi phải chuẩn bị đi mổ vú. Ngay ở cái tuổi tám mươi hai và một khoảng cách xa ba ngàn dặm, mẹ vẫn biết tôi muốn nói gì: món xúp khoai tây nghiền.
10/04/2013(Xem: 4601)
Sau khi mẹ tôi qua đời, bố tôi đã rất cố gắng để chứng tỏ mình vẫn mạnh khỏe và năng nổ. Khi thời tiết chưa chuyển sang lạnh giá, mỗi buổi sáng, ông bơi một mạch quanh hồ. Mỗi ngày - bất kể ông cảm thấy cơ thể như thế nào- ông bơi nhiều hơn ngày hôm trước một vòng, chỉ để chứng tỏ rằng mình luôn luôn có khả năng tiến tới. Cứ mỗi vài ngày ông lại báo cáo một kỷ lục bơi mới cho tôi với giọng đầy tự hào. Tôi sẽ thiệt thà trả lời "Chao ôi, Bố, con không biết là con có thể bơi nhiều như vậy không nữa!"
10/04/2013(Xem: 4305)
“Mẹ kể cho con nghe về mẹ khi mẹ bằng tuổi con đi” Tôi nài mẹ một buổi chiều sau khi từ trường trở về nhà. Mẹ ngừng khâu ngước lên nhìn, chừng như ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi. Một lúc khá lâu, bà trả lời. “Mẹ không bao giờ giống như con. Mẹ không bao giờ mơ trở thành luật sư, giáo sư hay bất cứ một thứ gì khác hơn là một người vợ, một người mẹ, một người bà. Mẹ là đứa con lớn nhất trong mười hai đứa, và mỗi một giây phút thức giấc là đầy ắp công việc với trách nhiệm để duy trì cho gia đình có cái ăn cái mặc. .......
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]