Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về công cuộc hoằng pháp tại hải ngoại

10/04/201318:48(Xem: 3866)
Nghĩ về công cuộc hoằng pháp tại hải ngoại

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2011

Nghĩ về công cuộc hoằng pháp tại hải ngoại

Huỳnh Kim Quang

Nguồn: Huỳnh Kim Quang

Nếu Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại có thể thực hiện thành công một đội ngũ vài chục vị tăng, ni trẻ cho công cuộc hoằng pháp như vậy là điều mà người phật tử Việt Nam đang mong chờ. Đó là thành tựu của bước đầu đầy khó khăn. Nhưng khi bước đầu đã qua được thì tương lai sẽ có nhiều thuận duyên và tươi sáng hơn.
Khi một bệnh nhân trải qua cơn thập tử nhất sinh, nhưng nhờ gặp thầy và thuốc hay mà bình phục hay bệnh tình thuyên giảm, thì điều chắc chắn là người bệnh nhân đó nếu có dịp rất muốn giới thiệu, tiến cử thầy thuốc và phương thuốc đó cho những người khác. Tương tự như vậy, người Phật tử một khi đã cảm ứng được ân đức và diệu lực bất khả tư nghì của Chánh Pháp đức Phật thì không một ai mà không muốn đem Chánh Pháp đó đến cho mọi người. Đó là chí nguyện hoằng dương Chánh Pháp của tất cả người con Phật, xuất gia và tại gia. Việc đó được xem như là việc nhà: “Hoằng pháp vi gia vụ.”
Hoằng pháp được thực hiện qua nhiều sắc thái và cấp độ đa dạng. Một người sống đúng lời Phật dạy, ứng dụng một cách hiệu quả Chánh Pháp, thì bản thân người đó đã đóng góp một cách thực sự cho công cuộc hoằng pháp. Tại sao? Bởi vì qua người đó, người khác thấy, hiểu và tin rằng giáo pháp của đức Phật quả tình mang lại lợi lạc cho con người. Do đó, những người chung quanh sẽ phát khởi tín tâm đối với Phật Pháp. Đó là cách hoằng pháp trong phạm vi nhỏ nhất, trong sắc thái thầm lặng nhất. Tuy nhiên, nó lại là cái nền tảng không thể thiếu ở bất cứ người con Phật nào khi có ý nguyện đem giáo pháp đức Phật truyền bá cho tha nhân. Nó là cái vốn liếng ắt có và đủ để mọi công cuộc hoằng pháp được thực hiện trên mọi cấp độ, mọi bình diện.
Hoằng pháp trên bình diện rộng hơn là có chủ đích đem Phật Pháp truyền trao cho người khác, cho nhóm người nào đó, hay cho cộng đồng xã hội. Trên bình diện này, đòi hỏi người sắm vai trò hoằng pháp phải có một số kiến thức về Phật Pháp và thế học, một số kỹ năng, một số phương tiện và quan trọng hơn cả là nguyện lực bố thí Chánh Pháp vô giá.
Hơn ba thập niên có mặt tại hải ngoại, trên một địa bàn địa lý rộng lớn hầu như khắp các châu lục, từ Âu sang Á, từ Úc sang Mỹ, người phật tử Việt Nam đã làm được gì cho công cuộc hoằng pháp? Câu hỏi đặt ra không phải là vấn nạn mang tâm trạng ngờ vực mà là tạo cơ hội cho một sự nhìn lại đối với sứ mệnh lớn lao này.
Câu trả lời chắc chắn nhanh và dứt khoát không cần suy nghĩ, rằng suốt ba thập niên qua người phật tử Việt Nam tại hải ngoại đã thật sự có nỗ lực và có thành tựu trong công cuộc hoằng dương Chánh pháp của Phật đà.
Quả thật vậy, nếu không có thành tựu trong công cuộc hoằng pháp thì ngày nay làm gì có hàng trăm ngôi chùa, Phật học viện, tu viện, cơ sở văn hóa Phật giáo Việt Nam có mặt khắp nơi trên thế giới. Tại các chùa, hàng tuần, hàng tháng đều có các buổi giảng Phật pháp, các khóa tu Bát Quan Trai, Niệm Phật, tụng Kinh, bái sám, hành trì, v.v… Hàng năm các cộng đồng, các giáo hội Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đều tổ chức các buổi lễ đặc biệt vào các ngày lễ lớn như Tết, Phật Đản, Vu Lan, v.v… Tại Châu Âu, khóa tu học Phật Pháp hàng năm quy tụ đến năm, bảy trăm tăng, ni và phật tử tham dự. Đây là một thành tựu rất đáng khích lệ.
Đã biết vậy, tại sao còn nêu ra câu hỏi làm gì? Vì có thành tựu nhưng chưa đúng mức, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, chưa mở rộng địa bàn khả thi và quan trọng hơn nữa còn để nhiều chỗ trống cho tương lai. Xin trình bày một số sự kiện như sau.
1. Công cuộc hoằng pháp lâu nay mới chỉ chú trọng đến đối tượng là những người lớn mà chưa thật sự nhắm đến đối tượng là tuổi trẻ trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Có thể có người nghĩ rằng, tại Việt Nam từ trước tới nay vẫn vậy, nhưng số lượng phật tử cũng đâu có thuyên giảm từ thế hệ này sang thế hệ khác, tuổi trẻ rồi mai mốt lớn lên cũng sẽ giống như thế hệ cha ông là về chùa, theo Phật.
Thực tế ở hải ngoại khác xa hơn ở Việt Nam. Tại Việt Nam, trong bối cảnh đất nước và xã hội với truyền thống văn hóa và đạo Phật ăn sâu vào lòng người, cho nên chuyện theo Phật gia truyền là điều dễ xảy ra. Tuy nhiên, ngay cả tại Việt Nam hiện nay cũng không hoàn toàn như vậy, huống gì ở hải ngoại. Tại hải ngoại, tuổi trẻ lớn lên trong môi trường học đường và văn hóa Âu Mỹ, một nền văn hóa trong đó đạo Phật mới chỉ ở vị thế rất nhỏ, rất yếu, rất mờ nhạt, nên việc không theo đạo Phật của ông bà, cha mẹ là điều rất dễ xảy ra. Muốn cảm hóa tuổi trẻ thì phải có phương thức thực tế và thích hợp. Chẳng hạn:
- Trước hết phải nâng tuổi trẻ lên thành đối tượng truyền bá thực sự quan trọng như đối với thế hệ người lớn. Không xem tuổi trẻ như là đối tượng chính thức và quan trọng để cảm hóa thì có nghĩa là bỏ quên một thế hệ. Việc này sẽ dẫn đến khoảng trống không thể bù đắp được trong tương lai. Kinh nghiệm của Phật Giáo Nhật Bản tại tiểu bang Hawaii cho thấy rõ điều này. Thế hệ đầu tiên của người Nhật đến định cư tại Hawaii chỉ nhắm vào việc duy trì và phát triển văn hóa Nhật Bản và Phật Giáo Nhật trong thế hệ những người lớn tuổi. Chùa chiền mọc lên khắp nơi, phật tử lớn tuổi đi chùa rất đông. Nhưng rồi sau đó, đến thế hệ thứ 2, tình trạng hoàn toàn khác hẳn, nghĩa là tệ hại đến thảm thương, vì chùa chiền không ai đến, thế hệ thứ hai của người Nhật không biết Phật Pháp là gì. Ngày nay, tại Hawaii nhiều chùa Nhật đã phải bán đi, hay cống hiến cho các tổ chức công ích sử dụng làm nơi sinh hoạt xã hội.
- Phải truyền bá Chánh pháp bằng ngôn ngữ mà tuổi trẻ sử dụng thường ngày, đó là Anh ngữ.
- Do đó, từ kinh điển, giáo lý và thuyết giảng đều phải dùng tiếng Anh, tiếng Mỹ.
- Phải lắng nghe và tìm hiểu tuổi trẻ muốn gì, bắng cách nào dễ cảm thông, cảm hóa họ.
- Và do đó, cần phải có đội ngũ nhân sự đáp ứng đầy đủ các điều kiện kể trên để thi hành công tác truyền bá Phật Pháp cho tuổi trẻ.
2. Công cuộc hoằng pháp lâu nay mới chỉ nhắm đến cộng đồng người Việt tại hải ngoại mà chưa thật sự nhắm đến đối tượng là những người dân bản xứ tại các quốc gia mà người phật tử Việt Nam đang có mặt. Nói như vậy, không có nghĩa là cho rằng việc lấy đối tượng là cộng đồng người Việt tại hải ngoại là sai. Tuyệt đối không phải vậy. Cộng đồng người Việt tại hải ngoại là đối tượng rất quan trọng cho công tác hoằng pháp, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển của Phật Giáo Việt Nam tại xứ người thì đây là lực lượng nòng cốt để hỗ trợ cho mọi Phật sự. Tuy nhiên, điều muốn nói ở đây là không thể chỉ xem có cộng đồng người Việt là đối tượng duy nhất cho công cuộc hoằng pháp mà cần quan tâm đến những đối tượng khác, không kém phần quan trọng trong giai đoạn lâu dài về sau.
Tại sao phải nhắm vào người dân bản xứ? Vì nơi nào người phật tử Việt Nam có mặt để thi hành công tác hoằng pháp người dân ở đó đều phải được xem là đối tượng để giới thiệu Phật Pháp đến cho họ. Giống như chư Tổ ngày xưa từ Ân Độ đến Việt Nam, đến Trung Quốc đều nhắm vào đối tượng là người dân bản xứ để cảm hóa. Về lâu về dài đây mới là mục tiêu quan trọng mà người phật tử Việt Nam tại hải ngoại cần phải nhắm đến. Bởi vì, ngay cả với con em người Việt hải ngoại chỉ trong một hai thế hệ tới đây họ sẽ đương nhiên trở thành là dân bản xứ chính tông. Không chuẩn bị công cuộc truyền bá Phật pháp cho dân bản xứ thì sẽ truyền bá cho ai? Kinh nghiệm của cộng đồng Phật Giáo Trung Hoa tại miền bắc California là một bài học không thể quên. Vì khi người Trung Hoa sang định cư tại San Francisco vào giữa thế kỷ 19, họ đem theo Phật Giáo vào đó và phát triển rất mạnh. Nhưng vì chỉ chú trọng đến việc truyền bá cho người Trung Hoa ở thế hệ lớn tuổi, cho nên càng về sau các thế hệ con em đã không còn giữ được tín tâm đối với Phật pháp, họ bỏ chùa, bỏ đạo Phật.
Để truyền bá cho dân bản xứ một tôn giáo mới như đạo Phật thì người Việt hải ngoại phải có chuẩn bị. Chuẩn bị điều gì?
3. Giới thiệu nền Phật Giáo Việt Nam một cách rộng rãi và làm sao tạo được sự chú ý của quần chúng bản xứ, của thế giới Tây phương về Phật Giáo Việt Nam.
Kinh nghiệm bài học hoằng pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma, của các thiền sư Nhật Bản và gần đây của Thiền sư Nhất Hạnh, cho thấy rằng, bước đầu tiên trong công cuộc hoằng pháp tại các nước phương Tây là phải mở cuộc vận động quảng bá sâu rộng nền Phật Giáo Việt Nam, làm cho người dân tại các nước này nghe đến, biết đến, và chú ý đến Phật Giáo Việt Nam. Con đường hữu hiệu nhất là bằng sách vở, báo chí và truyền thông đại chúng, dĩ nhiên bằng Anh ngữ. Tức là Phật Giáo Việt Nam phải có một lực lượng hoằng pháp chuyên trách sáng tác hoặc phiên dịch các tác phẩm nổi tiếng của Phật Giáo Việt Nam để phổ biến trong các thị trường văn hóa Âu Mỹ. Một khi người dân bản xứ chưa biết Phật Giáo Việt Nam là gì thì khó mà cảm hóa được họ. Khi họ đã biết đến rồi thì đội ngũ hoằng pháp tinh nhuệ mới có thể thực hiện thành công sứ mệnh hoằng pháp.
4. Cả ba điều vừa nói ở trên đều có thể thực hiện được nếu Phật Giáo Việt Nam thành công một điều kiện tối quan trọng này, đó là đào luyện nhân sự hoằng pháp cho Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.
Điều kiện này cho đến nay hình như Phật GiáoViệt Nam vẫn chưa có chuẩn bị được gì, ngoài một số tăng, ni tại một ít ngôi chùa tự nguyện và âm thầm thực hiện công tác hoằng pháp diễn giảng và hướng dẫn cho trẻ em và người dân bản xứ bằng tiếng Mỹ. Ngay cả những trường hợp quý giá như vậy vẫn chưa được phổ cập sâu rộng để khích lệ những vị khác cùng thực hiện theo.
Để thực hiện điều này, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại cần có kế hoạch đào tạo nhân sự hoằng pháp đủ sức đáp ứng với nhu cầu hoằng pháp cho tuổi trẻ và người dân bản xứ.
Trước mắt, chư tôn đức Tăng, Ni trưởng thượng trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại cần để tâm đến các tăng ni trẻ nào đã học xong, hay còn đang đi học, chọn lọc một số vị có học, có hạnh, có khả năng và khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các vị tăng, ni trẻ này hoạt động trong lãnh vực hoằng pháp. Chẳng hạn:
- tổ chức các buổi sinh hoạt tuổi trẻ để các vị này hướng dẫn, giảng dạy,
- khuyến khích các vị này sáng tác bằng tiếng Anh,
- ấn hành tạp chí Phật Giáo Anh Ngữ để tạo môi trường cho thế hệ tăng, ni trẻ phát huy khả năng,
- dần dần hỗ trợ việc phiên dịch kinh sách Phật Giáo Việt Nam sang tiếng Anh để phổ biến trong giới trẻ và trong cộng đồng người bản xứ.
Chỉ cần thực hiện được ở bước đầu năm, ba vị là sẽ tạo khích lệ rất lớn cho kế hoạch dài hạn về sau. Số lượng tăng, ni trẻ đã học xong các chương trình tiến sĩ, cao học, cử nhân tại hải ngoại không phải ít. Đây là vốn liếng căn bản và thực tế nhất để thực hiện công cuộc hoằng pháp đối với tuổi trẻ và người bản xứ.
Kế đến, kế hoạch lâu dài là các chùa, các tổ chức Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại cần khuyến khích và hỗ trợ tinh thần lẫn tài chánh để cho các tăng, ni trẻ phát tâm theo đuổi con đường phục vụ hoằng pháp bằng bước đi đầu tiên là theo học cho đến nơi đến chốn các trường đại học, vừa thu thập kiến thức Phật học và thế học, văn hóa, vừa có vốn liếng Anh ngữ -- nói, đọc, viết -- thông thạo. Mỗi chùa có thể bảo trợ cho một vị tăng, ni trẻ, hoặc là đệ tử hoặc là chúng tăng, ni từ một chùa khác, một nơi khác gửi tới.
Tất nhiên, điều chúng ta cần ý thức rằng, không phải ai cũng có thể trở thành một đức Đạt Lai Lạt Ma, một Thiền sư Nhất Hạnh cả. Số vị có uy tín lớn trên trường quốc tế như vậy xưa nay không thể có nhiều. Nhưng điều mà chúng ta có thể nhắm đến là chư vị tăng, ni có khả năng và thích hợp để làm công tác hoằng pháp đủ sức hướng dẫn, diễn giảng Phật pháp cho các trẻ em trong cộng đồng người Việt cũng như cho người dân bản xứ. Mỗi vị tùy theo khả năng có thể hướng dẫn năm mười hay vài chục người sao cho có hiệu quả, đã là thành tựu đáng trân quý.
Nếu Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại có thể thực hiện thành công một đội ngũ vài chục vị tăng, ni trẻ cho công cuộc hoằng pháp như vậy là điều mà người phật tử Việt Nam đang mong chờ. Đó là thành tựu của bước đầu đầy khó khăn. Nhưng khi bước đầu đã qua được thì tương lai sẽ có nhiều thuận duyên và tươi sáng hơn.
Cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đã sẵn sàng chưa cho sứ mệnh hoằng pháp lâu dài như vậy? Nếu chưa thì chờ đến bao giờ?

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2021(Xem: 7076)
Mùa Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với những người con Phật trên toàn thế giới nói chung và tại Úc Châu nói riêng, trong lúc nạn dịch Covid vẫn còn đang tiếp tục hoành hành khắp nơi, gây bao cảnh đau thương tang tóc, kéo dài hơn 1 năm, nên mọi sinh hoạt xã hội vẫn chưa được trở lại bình thường. Tại tiểu bang Victoria của chúng ta lúc này tuy mức độ lây lan đã giảm thiểu, nhưng vẫn còn áp dụng biện pháp giãn cách để ngăn chận sự lây nhiễm của Corona Virus. Do vậy, số Phật tử đến chùa sinh hoạt vẫn còn hạn chế. Nhưng dù thế nào, cứ đến mùa Vu lan thì trong tận thâm tâm của người con Phật, đều bồi hồi nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của hai đấng từ phụ, đã một đời nhọc nhằn, gian khổ vì sự lớn khôn và trưởng thành của đàn con. Công cha núi cả sánh nào Bể sâu đức mẹ biết sao đo lường Dù cho báo đáp nhiều phương Cũng không trả hết công ơn song đường.
01/08/2021(Xem: 2206)
Nước Mỹ vừa trải qua 17 tháng bị phong tỏa và được mở cửa trở lại tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên đất nước này vẫn chưa hoàn toàn trở lại mọi sinh hoạt như xưa. Tâm lý khủng hoảng và sợ hãi vẫn còn đọng lại nơi người dân. Chùa viện Phật giáo cũng chịu đựng nhiều khó khăn suốt mùa đại dịch, đặc biệt các ngôi chùa đang xây dựng hay mới thành lập trong giai đoạn này. Giáo Hội xin cung thỉnh tất cả liệt quí vị dành một phút nhất tâm chú nguyện và chia sẻ nỗi đau thương lớn lao này, trong đó có quê hương Việt nam. Giáo hội xin cảm niệm công đức của toàn thể Tăng Ni và Phật tử đã nhẫn chịu suốt mùa dịch của thế kỷ. Đối diện với sợ hãi, tang thương và khốn đốn của cuộc sống hiện nay, xin chúng ta cùng suy nghiệm:
01/08/2021(Xem: 4241)
Điều quan tâm lo lắng nhất hiện nay của cả thế giới nhân loại, là sự kiện virus biến thể từ virus Corona Vũ Hán (Covid-19) biến dạng qua virus Delta và Delta +. Tuy rằng hiện tình tại Âu Châu đã và đang phục hồi nhịp độ sinh hoạt trở lại bình thường trên mọi khía cạnh của cuộc sống nhân sinh xã hội. Nhưng các nhà chức trách cơ quan y tế, chính phủ quốc gia, cũng không tránh khỏi lo âu, nếu virus Delta và Delta+ bùng phát tại Âu Châu. Nhìn theo định lý Nghiệp duyên, thì đây là một hệ quả, mà cả cộng đồng nhân loại đang gánh chịu. Đức Phật dạy : Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Nghĩa là muốn biết đời trước đã tạo nhân gì, thì hãy xem kết quả đời nay mình đang thọ nhận. May mắn thay ! Dù ít dù nhiều nhân loại vẫn luôn hướng đến chân thiện mỹ với niềm tin riêng của tự thân và đã góp phần hỗ trợ trong công cuộc chống đại dịch. Những nhà Dịch Tễ học đã kịp thời phát minh những loại tiêm chủng ngừa virus lây nhiễm, nhờ vậy hiện tình có phần giảm thiểu bùng phát.
01/08/2021(Xem: 6924)
Thế giới đang trong thời kỳ hỗn loạn bất an, nào động đất, sóng thần, cháy rừng, lại đại dịch Covid-19, đang hoành hành và diễn biến phức tạp, khiến mọi người trên khắp hoàn vũ hoang mang và lo sợ. Theo thuyết duyên khởi Đức Thế Tôn dạy: “Do cái này có nên cái kia có. Cái này không, cái kia không. Cái này sinh, cái kia sinh. Cái này diệt, cái kia diệt”. Vì con người thời 4.0 này quá nóng lòng đạt cho kỳ được những phát triển khoa học, kỹ thuật hiện đại, đầy đủ phương tiện để khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó nhu cầu hưởng thụ vật chất quá cao, nhất là ăn uống và du lịch, cùng mọi tiện nghi, của cải vật chất cũng thi đua sản xuất; các hãng xưởng khai thác hết công suất, đặc biệt là các trại chăn nuôi và nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đã làm tận diệt màu xanh cây cỏ, thay vào đó là những khí độc hại thải vào không khí, biển cả khiến bầu trời bị đục mờ, bầu khí quyển và môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
25/07/2021(Xem: 3124)
TƯỞNG ĐẾN ÂN MỤC KIỀN LIÊN ÂN thâm phụ mẫu sánh bằng non ĐẠI đức Mục Liên giữ vẹn tròn HIẾU thảo bát cơm dâng đến mẹ MỤC thân thấu tỏ nỗi lòng con KIỀN tâm cố giữ niềm trung hiếu LIÊN kết gắng gìn dạ sắt son BỒ phổ độ sanh tròn bổn nguyện TÁT lai vĩnh kiếp tiếng thơm còn!
25/07/2021(Xem: 3005)
Điều quan tâm lo lắng nhất hiện nay của cả thế giới nhân loại, là sự kiện virus biến thể từ virus Corona Vũ Hán (Covid-19) biến dạng qua virus Delta và Delta +. Tuy rằng hiện tình tại Âu Châu đã và đang phục hồi nhịp độ sinh hoạt trở lại bình thường trên mọi khía cạnh của cuộc sống nhân sinh xã hội. Nhưng các nhà chức trách cơ quan y tế, chính phủ quốc gia, cũng không tránh khỏi lo âu, nếu virus Delta và Delta+ bùng phát tại Âu Châu. Nhìn theo định lý Nghiệp duyên, thì đây là một hệ quả, mà cả cộng đồng nhân loại đang gánh chịu. Đức Phật dạy : Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Nghĩa là muốn biết đời trước đã tạo nhân gì, thì hãy xem kết quả đời nay mình đang thọ nhận. May mắn thay ! Dù ít dù nhiều nhân loại vẫn luôn hướng đến chân thiện mỹ với niềm tin riêng của tự thân và đã góp phần hỗ trợ trong công cuộc chống đại dịch. Những nhà Dịch Tễ học đã kịp thời phát minh những loại tiêm chủng ngừa virus lây nhiễm, nhờ vậy hiện tình có phần giảm thiểu bùng phát.
23/07/2021(Xem: 2014)
Câu ca dao được trao truyền từ hàng ngàn năm ấy, cho chúng ta thấy một nền tảng văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Tình nghĩa hiếu trung được đặt tuyệt đối lên hàng đầu trong tư tưởng và giữa trái tim. Đọc lại cho nhau nghe câu ca dao ấy hôm nay chính là để chúng ta cùng niệm nhớ ân đức sanh thành của Cha mẹ, thắp sáng tâm linh ta ý thức tình nghĩa và hạnh phúc giữa cuộc đời mà ta đang có. Tượng cha, thân trúc thẳng Hình mẹ, nhánh mai gầy Trúc mai cùng sóng sánh Bát thơ con thêm đầy.
24/06/2021(Xem: 2091)
Hằng ngày tưởng nhớ Song Thân Tuy đà xa vắng cận gần tâm tư Vẫn nghe tiếng nói bây chừ Lời khuyên an ủi con thư thới niềm Cha thời khuất núi nhiều niên Mẹ còn gánh vác truân chuyên lo tròn Một thân nuôi dạy các con Hết con tới cháu sắc son Mẹ Hiền
22/06/2021(Xem: 2250)
Mỗi từng giây tâm thức Nghĩ thương tưởng mẹ cha Nắng mưa trăm khổ cực Tình thương hoài ngân nga. Mỗi ngày mỗi Vu Lan Mỗi công ơn trời bể Mỗi viên dung nguyện thệ Cha mẹ hằng bảo ban.
11/10/2020(Xem: 3425)
Nói đến lễ Vu Lan thì ai cũng biết đó là mùa báo hiếu, đề cao, tưởng nhớ công ơn sinh thành của bậc cha mẹ nhất là mẹ. Có nhắc nữa chỉ phiền lòng quí bạn, than: “Khổ lắm, biết rồi, nói mãi„ nên trong bài này tôi không nhắc nữa, vì khi Quí bạn đọc bài này, Quí bạn đã là người con hiếu thảo nên mới quan tâm về lễ Vu Lan. Tuy nhiên, vì Quí bạn không tham dự nên tôi mới kể bạn nghe những diễn tiến tại Tu viện Viên Đức trong dịp lễ giữa mùa dịch bịnh còn đang hoành hành này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567