Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỷ niệm ngắm Trăng Trung Thu trong đời tôi

18/09/201906:04(Xem: 4456)
Kỷ niệm ngắm Trăng Trung Thu trong đời tôi
tet trung thu


KỶ NIỆM NGẮM TRĂNG TRUNG THU TRONG ĐỜI TÔI. 




Tks Facebook nhắc lại kỷ niệm đẹp 5 năm trước!
Trung thu năm nay tôi về quê cũ, nông thôn bây giờ cũng đường nhựa, bê tông, đèn điện sáng trưng nhưng mới 10 giờ đêm mà nhà nhà đóng cửa im ngủ. Tôi lặng lẽ mở cửa cổng đi thơ thẩn ra bờ sông, ngồi ngắm trăng trung thu tròn vành vạnh thật bình yên thanh tịnh.
Lòng tôi bồi hồi nhớ những mùa trung thu thơ ấu xưa của tôi sau năm 1954 ở miền Nam sao vui thế! Không những bọn trẻ con làng xóm nghèo quê tôi ban ngày được ăn cổ mừng trung thu bằng tiệc mặn mà làng thôn nào cũng mổ trâu bò heo thết đãi thiếu nhi và đến tối khi trăng lên còn đươc các anh chị thanh niên tổ chức cho các em thiếu nhi rước đèn trung thu thật rộn rã các ngã đường xóm làng rồi với biết bao trò chơi tuổi thơ đong đầy kỷ niệm...! Trung thu làng quê bây giờ đời sống có khá hơn, nhưng các cháu đón trung thu sao mà nghèo nàn và buồn hiu hắt quá! Người chị chủ nhà tôi về tá túc mấy hôm nay là CB phụ nữ xã, đã huy động quyên góp tiền mua được 50 xuất phần quà đơn sơ vài cái bánh kẹo gọi là, rồi người nhà các cháu đi nhận thay, vì các cháu bận đi học! Chẳng ai tổ chức cỗ trung thu cũng như cho các cháu đi rước đèn trung thu! Đêm trăng trung thu của các cháu bây giờ đâu còn niềm vui tuổi thơ, nghĩ mà thương!
Tôi lại nhớ những quản đời tôi đã từng sống được ngắm trăng trung thu thanh tịnh thú vị và hình tượng trăng bàng bạc trong thơ tôi.
Tôi nhớ thời tuổi  mới lớn thuở học trường tỉnh lỵ, dù trong chiến tranh nhưng tuổi học trò vô tư sống mộng mơ, năm học lớp Đệ Tứ tôi đã hẹn hò người yêu trong đêm trăng thu trên đầu cầu Sông Vệ...làm sao quên...! Rồi khi học thi Tú Tài cả bọn trai gái đúng ngày rằm cùng đi xe đạp lên chùa Thiên Ấn trên núi cao để xin thẻ xăm, xin lộc chùa với tiếng nói cười rộn rã...và đêm trung thu đàn hát dưới ánh trăng vang lừng cả khu nhà trọ. Ngày ấy, tôi làm chủ bút tờ báo học trò TUỔI XANH với những bài thơ văn thơm mùi mực trên giấy vở học trò như lưu bút ngày xanh được chuyền tay nhau đọc rộng rãi, cũng có số đặc biệt Tết Trung Thu nên có điểm đọc thơ văn giới thiệu trong đêm trung thu vui biết chừng nào! 
Tôi nhớ những mùa trăng trung thu trên cao nguyên Lâm Viên, tôi lên Đà Lạt học ĐH rồi ra đi dạy học ở phố núi sương mù mộng mơ, có biết bao đêm trăng thu huyền diệu cùng lên đồi Cù ôm trăng lối cỏ sương... mà cảm xúc còn ngân vang trong hồn khi tôi làm bài thơ ĐÊM TRĂNG NGỦ TRÊN ĐỒI CÙ ĐÀ LẠT...
Ôi làm sao tôi có thể quên thời trai trẻ sống lang bạt kỳ hồ thuở ấy về Cần Thơ, trong một đêm trăng cùng ngồi uống rượu với vài người bạn thơ, đến lúc ngà ngà bạn xô tôi ngã té xuống bến Ninh Kiều ướt như con chuột lột "cho Thi sĩ ôm trăng cùng chết theo Thi tiên Lý Bạch!" rồi cả cười vang dậy cả bến sông trăng...! Người ngã té xuống sông chưa chết trôi theo trăng mà bạn đã về thiên cổ theo Thi tiên Lý Bạch đã tự bao giờ!
Sau 1975 tôi có gia đình và sống trôi giạt...từng bồng con ngắm trăng trung thu hết ở núi rừng Long Khánh Đồng Nai rồi lên rẻo cao nguyên B´lao Bảo Lộc Lâm Đồng. Bài thơ ĐÊM TRĂNG LEO LÊN MÁI CHÙA (Đã đăng Tạp chí TƯ TƯỞNG của ĐH Vạn Hạnh SG năm 1970) tôi làm tại chùa Bảo Lộc thời trai trẻ sống lang bạc như định mệnh đời tôi, mà sau nầy tôi đã về sống nơi đất Vương triều cương thổ ấy một thời gian dài cùng sương khói xứ Thượng và trăng thu trên đỉnh núi Đại Bình hòa quyện cùng tiếng chuông chùa Phước Huệ (Chùa Bảo Lộc ngày xưa) ngân vang xa xa như dãi lụa vàng thật tình tứ biết bao!
Tháp núi Đại Bình đỉnh tỏa trăng
Chuông mây Phước Huệ lụa ngân vàng 
Đất vương triều xưa hồ soi bóng 
Nam Phương ơi! Tóc gió mơ màng... 
Rồi tôi chuyển gia đình về Sài Gòn tìm ánh sáng cho con, hai con gái chăm ngoan, được vào học trường chuyên TP rồi đều đỗ dược sĩ loại giỏi, ra đời làm việc giỏi giang, cho tôi một sân thượng để ngắm trăng...cho ra đời TRĂNG LÕA THỂ, ĐÊM TRĂNG HUYỀN MỘNG TÌNH YÊU HOA THIÊN SỨ, PHƯỢNG HOÀNG LỬA MỘNG SIÊU TRĂNG GIỮA MÙA MƯA SAO BĂNG...
Nhưng ấn tượng nhứt trong những năm tuổi đã lục tuần của tôi là ngắm trăng trung thu ở Úc châu! Giữa bầu không xứ Melbourne thanh khiết thinh lặng huyền diệu bóng trăng tròn hiền dịu như được choàng chiếc khăn voan sương mỏng mảnh thật huyền ảo! Đêm ngắm trăng lần đầu tiên xứ Úc châu ấy dù trời đã khuya lạnh giá, tôi vẫn gọi cho người bạn thơ Diệu Đế ở Sydney, bạn bất ngờ trong cơn ngái ngủ, nhưng rồi cả hai lại thao thức cùng nhau nói về thơ trăng, chập chờn nhớ về trăng Đà Lạt trong sương mờ huyền ảo ngày nào và ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ của Thi sĩ Hàn Mặc Tử... Một đêm trăng thu xứ Úc châu thú vị biết bao!
Ôi! Những mùa trăng trung thu huyền diệu đã qua trong cuộc đời tôi...! Làm sao tôi có thể quên!
Đêm trăng trung thu năm này tôi lặng lẽ một mình ngắm trăng nơi bờ nam con sông Vệ quê nhà cố quận dấu yêu mà lòng bồi hồi nhớ những mùa trăng trung thu đã qua trong 0
Cam quýt lấp ló đầu sân
Hoa quỳnh hoa sứ tần ngần lệ sương...
Rồi nhớ về kỷ niệm thời ấu thơ với trò chơi ngựa tàu cau và ra bầu lấy đất sét nặn thành con tu huýt:
Thương con đường đất chân trần
Mùa mo cau rụng kéo vang xóm nghèo
Ngày xanh bắt trẻ đồng reo
Con tu huýt thổi hồn theo bóng chiều...
Và soi rọi hồn mình giữa Thiên Nhiên vẫn hồn nhiên trong sáng như thời tuổi mộng mơ sống vô tư:
Vườn xưa trăng lạnh hàng cau
Hồn tôi vẫn sáng nguyên màu trăng xưa!
Mùa trăng trung thu năm nay tôi tuổi lục tuần ngắm trăng giải lụa vàng trên soi bắp ven bờ sông mà lòng thương nhớ khôn nguôi tuổi thơ ngày nào :
Trăng thu ơi dải bờ sông
Tuổi thơ tóc mộ cánh đồng thời gian!
Viết dưới trăng trung thu tại làng quê Đức Nhuận, Mộ Đức, Quảng Ngãi năm 2014.
TRẦN THOẠI NGUYÊN




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 8330)
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng: "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung. Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
10/08/2011(Xem: 3797)
Chứng được sáu phép thần thông, nhớ mẹ Mục Liên Tôn Giả xuống A Tỳ tìm cứu mẫu thân. Phật dạy nương oai thần Tự Tứ, thiết trai cúng dường, đảo huyền thọ khổ chúng sanh được siêu thoát. Lại một lần nữa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với người con Phật trên khắp năm châu bốn bể, tâm hiếu nguyện cầu lan tỏa bao trùm cả đại địa thời không.
09/08/2011(Xem: 5123)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng Tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, chúng thừa đương Phật pháp để truyền bá giáo hóa cho chúng sinh, chúng mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian, chúng mà trong ba tháng an cư kiết hạ đã viên măn và kết thúc vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Thông thường, khi chư Tăng thọ giới pháp xong là tu niệm
09/08/2011(Xem: 6998)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
09/08/2011(Xem: 5823)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
09/08/2011(Xem: 10078)
“Ầu ơ…….. Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi, Khó đi Mẹ dắt con đi Con đi trường học, Mẹ đi trường đời” Đó là lời hát ru con mà tôi thường hò để dỗ con vào giấc ngủ trong những ngày tháng khi chúng còn trẻ thơ và rồi ngày mỗi ngày lời ru ấy thấm dần, thấm dần đến tận tâm can của tôi! Tôi thật sự đã ngỡ ngàng và bàng hoàng khi phát hiện ra sự khác biệt qúa chênh lệch giữa “Trường học” và “Trường đời”. Có lẽ chỉ những người có thiên chức làm mẹ mới hiểu được rạch ròi về vạn lần đắng cay của “trường đời”.
09/08/2011(Xem: 6569)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
09/08/2011(Xem: 5021)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
08/08/2011(Xem: 4272)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
08/08/2011(Xem: 6486)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567