Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông Bạch Vu Lan PL 2563 (2019) của Giáo Hội Âu Châu

09/08/201906:19(Xem: 3796)
Thông Bạch Vu Lan PL 2563 (2019) của Giáo Hội Âu Châu

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU
LA CONGRÉGATION BOUDDHIQUE VIETNAMIENNE UNIFIÉE EN EUROPE
THE UNIFIED VIETNAMESE BUDDHIST CONGREGATION IN EUROPE
 
Chùa Association Bouddhique Khánh Anh

Evry, 06/08/2019



muc-kien-lien-04
THÔNG BẠCH

ĐẠI LỄ VU LAN BÁO HIẾU PL 2563 - 2019

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính gởi chư Tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng Ni

Kính gởi toàn thể nam nữ Phật tử Cư Sĩ Đồng Bào Đồng Hương

Kính thưa quý vị.

Tăng Ni Phật Tử Âu Châu vừa Kết thúc Khoá Tu Học Phật Pháp Truyền Thống kỳ 31 - 2019 tại thành phố Dinant nước Bỉ, với năng lượng giai đại hoan hỷ, với sự thành tựu viên mãn trong tinh thần Tứ Chúng Đồng Tu. Cũng vừa đúng thời điểm Mùa Vu Lan Hiếu Hạnh thêm một lần trở về với vạn vật vũ trụ. Đặc biệt tâm thức chúng hữu tình nhân loại. Bởi lẽ, cây có cội, nước có nguồn thì con người ai ai cũng có Ông Bà Cha Mẹ.

Cha sánh với Thái sơn

Mẹ giống như biển cả.

Thái Sơn hùng vĩ ngăn phong chắn bão của cuộc đời

Biển cả bao la dung nạp tất cả vạn vật không phân biệt.

Tấm lòng Cha bao la là điểm tựa vững chắc của đời con

Vòng tay Mẹ nhỏ nhắn vỗ về ôm trọn cả đời con.

Tình Cha là thế

Nghĩa Mẹ là vậy.

Phận làm Con nào quên được !

Dù bạn được sanh ra và lớn lên ở bất kỳ xứ sở nào chăng nữa !

Dù hấp thụ văn hoá Đông hay Tây, Nam hay Bắc, thì chân lý công Cha nghĩa Mẹ vốn đồng một Thể.

Kính thưa quý vị,

Nói đến hai chữ báo hiếu, phải nghĩ tưởng trọn cả một đời.Sao lại chỉ có tháng bảy? Bởi lẽ do:

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,

Toát hơi may lạnh buốt xương khô

Não người thay buổi chiều Thu,

Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...

Nào là mưa dầm, mây xám giăng ngang, lá vàng rơi rụng, nên khiến lòng người đã chạnh càng thêm chạnh buồn thương nhớ tiếc.

Lòng nào lòng chẳng thiết tha

Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.

Trong trường dạ tối tăm trời đất,

Có khôn thiêng phảng phất u minh

Thương thay thập loại chúng sinh

Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người…

Lại nữa do năng lực Giới Thể Châu Viên, của hàng Trưởng Tử Như Lai sau ba tháng An Cư thúc liễm thân tâm trang nghiêm thanh tịnh. Đồng thời cũng là vì vâng lời Phật dạy :

Đến Rằm tháng Bảy mỗi năm,

Sau khi kiết hạ chư Tăng tựu về.

Chính ngày ấy Phật Đà hoan hỷ,…

Đặng cầu nguyện song đường trường thọ,

Chẳng ốm đau cũng chẳng khổ chi,

Cùng cầu thất thế đồng thì,

Lìa nơi ngạ quỷ sanh về nhơn thiên.

Hơn nữa, vì nhân duyên nghiệp báo của con người không đủ phước lành để hằng ngày nghĩ tưởng về Ông Bà Cha Mẹ.

Bởi lẽ, do bận rộn về đời sống hiện tại. Nào là vì sự nghiệp danh vọng địa vị. Nào là vì tiền tài vật chất. Nào là vì bổn phận vợ chồng con cái. Nào là vì những cuộc bang giao đối đãi với đời, v.v… Những thứ ấy hằng ngày bao bọc phủ kín đời ta.

Do những yếu tố trên, mà các bậc Thánh Tiên Hiền Triết Việt Nam đã hoà hợp cùng đạo lý hiếu hạnh là tối thiện của Phật giáo đã chọn tháng bảy mưa ngâu, tạo duyên lành cho con cháu, có cơ hội nghĩ tưởng về công Cha nghĩa Mẹ sanh thành giáo dưỡng.

Hơn nữa, năng lực Thánh Phàm cùng một thời xứ phát ra hạnh Hiếu, dễ chiêu cảm đến đất trời thiêng liêng, kẻ còn người mất dễ giao thoa thông thấu.

Tất cả các bậc Thánh, phàm,

Đồng lòng thọ lãnh bát cơm lục hoà.

Hiện tiền phụ mẫu của người,

Bà con quyến thuộc thảy đều nhờ ơn.

Tam đồ khổ chắc rằng ra khỏi,

Cảnh thanh nhàn hưởng thọ tự nhiên.

Tiến sâu thêm một bước, thì hạnh Hiếu theo quan điểm của Đạo Phật, không chỉ có Ông Bà Cha Mẹ hiện đời. Mà còn nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ xa xôi. Ai cũng có thể đã từng là Cha Mẹ của chúng ta.

Do đó, nếu hằng ngày chúng ta nghĩ tưởng đến Ông Bà Cha Mẹ, thì cũng chỉ nghĩ đến hiện đời mà thôi và sự báo đáp cũng chỉ trong đời hiện tại.

Cho nên tháng Bảy, là tháng nghĩ tưởng đến Ông Bà Cha Mẹ nhiều đời nhiều kiếp và rộng ra cho đến toàn thể chúng sanh trong sáu nẽo sanh tử luân hồi.

Luân hồi sanh tử tử sanh,

Lục thân đời trước thi hài còn đây.

Ta lễ bái kính người tiền bối

Và ngậm ngùi vì nhớ kiếp xưa.

Hoặc giả là :

Như cha mẹ bảy đời quá vãng,

Sẽ hoá sanh về cõi Thiên cung.

Từ sự báo hiếu này, mà lòng Từ Bi tăng trưởng, không phân nhân ngã oán thân. Tình thương cuộc đời được lan toả và thấm nhuần vào trong từng hạt bụi cây lá lẫn con người. Hiếu như vậy sẽ là năng lực chiêu cảm cùng tất cả mọi loài vạn vật. Hiếu như vậy, sẽ không có tiếng kêu thương bi thảm của những thân phận rơi vào hoàn cảnh bị kẻ mạnh bức hiếp. Hiếu như vậy, thế giới sẽ không còn những thế lực tham tàn bạo ác gây khổ đau cho nhân loại. Hiếu như vậy, sẽ đưa nhân loại đến thế giới đại đồng tịnh lạc hạnh phúc. Vì lẽ, Hạnh Hiếu là một kho tàng chứa nhóm nhân phước đức. Cho nên kết quả, không có ai hơn ai, không ai phải rơi vào hoàn cảnh khổ đau nghèo hèn. Cộng đồng nhân loại sẽ dừng lại tất cả những tệ nạn bất an, những gian ác tị hiềm không xuất hiện.

Nếu còn một niệm tư riêng ái ngã, thì Hiếu không trọn vẹn đúng nghĩa. Hiếu còn có năng lực thấy ra Vô Ngã và Vị Tha, cũng đồng nghĩa Từ Bi và Trí Tuệ. Cho nên nói Tâm Hiếu tức Tâm Phật, Hạnh Hiếu tức Hạnh Phật.

Kính thưa quý vị,

Mùa Vu Lan trở về, là cơ duyên khơi dậy, chủng tánh Từ Bi tăng trưởng và hoạt động, là mùa vun bồi đức hiếu sanh cho muôn loài vạn vật, là mùa cứu chúng sanh đang chịu cái khổ đau treo ngược, là mùa để tâm thức con người được thăng hoa và trở về với chính mình đúng nghĩa.

Do vậy, nhân Mùa Vu Lan Hiếu Hạnh, Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, chuyển tải Bức Thông Điệp Hiếu Hạnh của Đức Thích Ca Văn đã thực hành ba đại a-tăng-kỳ kiếp, đến với toàn thể Tăng Ni Phật Tử, Tự Viện Gia Gia thảy đồng quy hướng, đồng thực hiện hiếu hạnh, tạo ra năng lực cảm giao với đất trời sanh chúng ba cõi sáu đường.

Thay mặt, Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu châu, kính khánh tuế chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ, Ni Trưởng, Ni Sư, chư Đại Đức Tăng Ni tăng thêm một Hạ Lạp, cũng là tăng thêm Đạo Mầu Vi Diệu. Nguyện chúc quý Ngài Tăng Ni pháp thể thường an, phước trí hằng minh, chu viên sứ mệnh Trưởng Tử Như Lai.

Kính chúc toàn thể nam nữ cư sĩ Phật tử, đồng bào đồng hương, một mùa Vu Lan Báo Hiếu tăng trưởng phước đức, gia đình đoàn viên, thuận hoà an lạc.

Nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo gia hộ cho toàn địa cầu thảy đều hưởng trọn hoà bình an lạc, bởi năng lực Hiếu Hạnh toả sáng nhân sinh.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát ma ha tát.

TM. Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu.

Đệ Nhất Chủ Tịch                                                        Đệ Nhị Chủ Tịch

Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt                                 Hòa Thượng Thích Như Điển

8 Rue François Mauriac. 91000 Evry. France. Tél : + 33.1.64.93.55.56 - + 33.7.70.07.33.99. E-mail : [email protected]

 



 


muc-kien-lien

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU

LA CONGRÉGATION BOUDDHIQUE VIETNAMIENNE UNIFIÉE EN EUROPE

THE UNIFIED VIETNAMESE BUDDHIST CONGREGATION IN EUROPE

 Chùa Association Bouddhique Khánh Anh

Evry, 06/08/2019

COMMUNIQUE

DU 2563ème ÉVÉNEMENT D’ULLAMANA-PIÉTÉ FILIALE 2019

 

Namo Shakyamuni Bouddha

 

Chers Très Vénérables, Vénérables et membres du Sangha

Cher fidèles bouddhistes, compatriotes et amis,

Les membres du Sangha européen vient de clôturer le 31ème séminaire des bouddhistes à Dinant en Belgique avec joie et rigueur en accomplissant pleinement la pratique collective de la voie du BouddhaC’est juste au moment où la saison d’Ullambana-Piété Filiale annonce son nouveau retour dans la nature universelle et surtout dans le cœur des êtres humains. Puisque les arbres poussent de leurs racines et les eaux coulent de leurs sources, les êtres humains doivent avoir certainement leurs ancêtres.

Un père est comme une montagne

Et une mère est comme un océan.

La montagne est si grandiose pour empêcher les tempêtes

L’océan est si bienveillant pour tolérer toutes choses sans égards.

Le cœur d’un père est le point d’appui solide d’un enfant,

Les petits bras d’une mère recouvrent entièrement sa vie.

Tel est l’amour d’un père

Telle est la gratitude d’une mère.

En tant qu’enfant, vous ne les oublierez jamais !

Que vous soyez né et ayez grandi dans n'importe quel pays !

Que vous vous inspiriez dans la culture orientale ou occidentale, la reconnaissance envers votre père et votre mère restera toujours une vérité originelle.

Mesdames et Messieurs,

En disant de deux mots « piété filiale », nous devons en penser tout au long de notre vie. Mais pourquoi on en parle seulement en période du septième mois lunaire ? Cela est à cause de :

Les pluies torrentielles tombent au septième mois,

Sur un tas d'os secs et froids

Un soir automnal nous rend mélancolique

Des roseaux gris desséchées et les feuilles jaunes tombées ...

Une pluie sans cesse, des bandes de nuages gris, les feuilles jaunes tombées, cela rend les gens plus triste, plus mélancolique.

Tout cœur se bat avec instance

Non seulement sur la terre, mais aussi en enfer

Dans l’obscurité totale,

Ils espèrent de trouver un peu de lumière

Que c’est pitoyable ! Les êtres seuls et sensibles

Les esprits errants qui cherchent un chemin...

De même, grâce à la vigueur des membres du Sangha et celle des disciples de Tathagata, après leur retraite de trois mois pour purifier leur esprit et leur corps afin de les rendre plus sereins en pratiquant les paroles du Bouddha :

En période de pleine lune du septième mois de chaque année,

Le Sangha se réunissait après la saison de retraite

Ce jour-là, Bouddha était heureux ...

Pour souhaiter aux parents une longévité,

Pas de maladie ni aucune souffrance,

Prier aussi pour les autres esprits

Quitter le monde affamé et renaître dans un monde meilleur.

De plus, à cause de notre karma qui n’est pas une bénédiction suffisante pour nous permettre à contempler tous les jours la bienveillance des parents. Car nous sommes toujours très occupée. Notre gloire et notre carrière. Notre argent et notre bien. Nos devoirs familiaux et nos les affaires. Nos relations et nos entourages etc. Toutes ces choses ont envahi tous les jours notre vie.

En raison des facteurs susmentionnés, les patriarches et les sages vietnamiens ont adhéré à la vertu de la piété filiale, la plus suprême de la doctrine bouddhiste, ils ont choisi ainsi la saison de pluie au septième mois, pour que les enfants aient l’occasion de témoigner leur profonde gratitude envers leurs parents et leurs ancêtres.

De plus, les forces collectives générées simultanément par l’ensemble de la communauté vont émaner la vertu de la piété filiale et créer ainsi un lien plus harmonieux entre la nature, les personnes vivantes et les morts.

Tous les êtres, saints ou hommes

Reçoivent et partagent le même bol de riz

Nos parents dans cette vie

A qui nous sommes tous reconnaissants

Qu’ils s’échappent des trois mondes de souffrance,

Et seront dans un monde paisible à grande longévité.

Allant plus loin, au point de vue du bouddhisme, la piété filiale ne considère pas seulement les parents dans cette vie actuelle mais aussi ceux dans de nombreuses vies antécédentes. De ce fait, tout le monde aurait pu être notre parent.

Par conséquent, si nous pensons à nos parents tous les jours, nous ne pensons qu'à la vie et la reconnaissance n’est que dans la vie actuelle.

Donc, au 7ème mois de l’année, c’est le moment pour penser aux parents et aux grands-parents dans de nombreuses vies, et dans un sens plus large, à tous les êtres vivants dans les six mondes de la naissance et de la mort.

La naissance, la mort et la renaissance

Ce cadavre-ci aurait pu être un de nos proches

Nous nous inclinons devant

Et nous nous attendrissons sur les vies passées.

Ou bien encore :

En tant que parents ayant déjà sept vies dans le passé

Seront nés à nouveau dans les royaumes célestes.

De cette piété filiale, la compassion va grandir et non pas la haine. L'amour de la vie se répand et s'imprègne dans chaque poussière, dans chaque feuille et en même temps dans chaque personne. Une telle piété filiale sera la force pour sympathiser toutes les espèces de la nature. Avec une telle piété filiale, il n'y aura pas de cris souffrants des personnes qui sont tombées dans les situations défavorables. Avec une telle piété filiale, le monde n'aura plus les pouvoirs du mal pour créer la souffrance à l'humanité. Cette piété filiale amènera l'humanité dans un monde d'une grande félicité. Pour cette raison, la piété filiale est un trésor contenant de mérites et de vertus. En conséquence, personne n'est supérieure à l’autre, personne ne doit tomber dans une situation misérable. La communauté humaine mettra fin à toutes les insécurités, malsaines, haines et discriminations.

S’il existe une pensée égoïste, alors la piété filiale n’aura plus de sens. La piété filiale a également la capacité de comprendre l’impersonnalité et l’altruiste, ce qui a le même sens que la compassion et la sagesse. Ainsi, on dit que l’esprit de la piété filiale est celui du Bouddha, que la vertu de la piété filiale est celle du Bouddha.

Mesdames et Messieurs.

La saison d’Ullambana se renouvelle. C’est une occasion de réveiller, de développer et de dynamiser nos semences de compassion. C’est une saison propice à tous pour cultiver la vertu de la piété filiale. C’est une saison pour sauver les êtres qui sont en train de souffrir. C’est une saison pour que notre esprit soit sublimé et retrouve son véritable sens.

C'est pourquoi, à l'occasion de la saison d’Ullambana-Piété Filiale, le Conseil exécutif de Congrégation Bouddhique Vietnamienne Unifiée en Europe a transmis ce message du Bouddha Shakyamuni sur la piété filiale à tous les membres du Sangha, vivant en monastères ou en familles, pour que nous pratiquions ensemble et dans le même sens les vertus de la piété filiale afin de générer ainsi une harmonie communiquant entre la nature et tous les êtres vivants.

Au nom du Conseil exécutif de la Congrégation Bouddhique Vietnamienne Unifiée en Europe, nous souhaitons respectueusement aux membres du Sangha, l’accroissement des années de pratique du bouddhisme, la longévité et la réalisation de l’Eveil.

Nous souhaitons à tous les bouddhistes et les compatriotes ainsi qu’à votre famille, une saison d’Ullambana-Piété Filiale avec beaucoup de bénédiction, de prospérité, de paix et de bonheur.

Espérons que la bienveillance des Trois Joyaux protège le monde entier, lui apporte pleinement la paix et le bonheur grâce à la force et l’illumination de la piété filiale.

Namo Bodhisattva Mahãmaudgalyãyana de la Grande Piété filiale

Au nom du Conseil exécutif de Congrégation Bouddhique Vietnamienne Unifiée en Europe

Le Premier Président                                                                     Le Deuxième Président

Très Grand Vénérable Thích Tánh Thiệt                         Très Grand Vénérable Thích Như Điển

8 rue François Mauriac. 91000 Evry. France. Tél : + 33.1.64.93.55.56 - + 33.7.70.07.33.99. E-mail : [email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5663)
Đức Phật có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ, Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v... Bậc Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải là danh xưng của đức Phật Thích Ca.
08/04/2013(Xem: 20558)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 13585)
Con vẫn luôn nhớ lời Mẹ kể, lúc con còn bập bẹ trong nôi, từng giọt sữa ngọt từ tim Mẹ đã rót sang môi con, từng giọng hát ru ngọt ngào của Mẹ đã rót vào tâm hồn con. Thế là con đã thiếp ngủ đi trong tình thương cao vời đó. Khi con đầy tuổi, ôi! còn nụ cười nào đẹp hơn nụ cười của Mẹ ở phút giay nhìn con chập chững những bước đầu tiên!
08/04/2013(Xem: 4672)
Tinh thần “hoằng pháp vị gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài” là trách nhiệm chung không chỉ người xuất gia mà ngay cả người tại gia cùng cộng hành xây dựng để góp phần làm cho vườn hoa giác ngộ ngày thêm đơm bông kết . . .
08/04/2013(Xem: 9494)
Tổng cộng 4 tuyển tập - Mỗi tuyển tập gồm 10 bài
05/04/2013(Xem: 27557)
Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt.
01/04/2013(Xem: 4621)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa: Thứ nhất, ngày Phật hoan hỷ. Ngày rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, Chúng Tỷ-kheo là
29/03/2013(Xem: 7553)
Gần cả tuần này nhiều bài báo tiếng Thái và tiếng Anh dấy lên tin đồn về Hậu thân của Steve Jobs; nguyên do b ởi ông Tony Tseung, m ột kỹ sư công ty Apple hỏi về việc tái sinh của Steve Jobs v ới Sư Phrathepyanmahamuni, Vi ện trưởng tu viện Wat Phra Dhammakaya, Thái Lan, v ị sư có kinh nghiệ m thâm niên tu thi ền đị nh . Người dịch xin dịch lại toàn bộ nguyên văn bài trình bày c ủa Sư Phrathepyanmahamuni nói v ề vi ệc đ ã th ấ y đượ c đờ i s ố ng m ớ i c ủ a Steve Jobs cho Sinh viên c ũ ng nh ư ông Tseung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]